Trước làm bên xây lắp điện thấy thi công cọc tiếp địa mạ kẽm nhúng nóng cọc 2,5 mét. Đơn giản nhất là R2C hai cọc thì phải lâu lắm không nhớ. , món audio này thì không rõ lắm.
Cám ơn bác, em đang cho đóng tiếp địa rồi ạ. Cũng dùng cọc mạ kẽm v4, em đang lăn tăn không biết làm thế nào để bảo vệ mối nối giữa vít và dây điện khi lấp cọc đi. Lâu ngày có bị oxy hoá không vì mối nối nằm dưới đất mà.
Báo cáo anh em mình đã hoàn thành việc nối đất, hề hề... Không biết các bác cảm nhận thế nào, trước mắt em thấy sau khi nối đất ba dải bong tơi hơn, bass là là mặt sàn phòng nghe, không dịch chuyển lung tung như trước... Tạm thế đã ạ... :lol:
Chúc mừng bác! Bác có thể cho em xin thông số đo điện trở nối mát của bác được không? Em cũng đang làm cọc tiếp địa cho hệ thống âm thanh, em dùng cọc đồng vàng 2m dây nối loại dây đơn lõi đồng 1,2 ly. Em đo với dây mát của lưới điện được 40 ohm như vậy đã đạt yêu cầu chưa? Cảm ơn bác!
Em dùng 2 cọc kẽm v4 đóng sâu 2,5m, dây điện Trần phú 2 lõi, mỗi lõi nối vào 1 cọc bằng vít đồng, đầu cuối châpi lại làm 1 rồi nối vào chân ground của ổ 3 chân. Em cắm furutech e-TP60 vào ổ này. Để kiểm tra em vác đèn ngủ ra nối 1 chân phíc cắm vào cực tiếp địa, chân kia em cọ cọ cực dương vào thấy đèn sáng là em nghiệm thu thôi. Bác nào có dụng cụ mà đo đạc kiểm tra cũng tốt.
Nghe thế này là thấy yêu rồi. Quả này em cũng phải xúc tiến. Mà bác chỉ cắm một thiết bị thôi. Không biết nhiều thiết bị mà một số không có nối mát ra phích cắm và ra vỏ thì đấu kiểu gì nhỉ ?
Cọc tiếp địa Ân Độ bằng thép mạ đồng cao 2,4 mét có thể mua được ở nhiều nơi ở HN (ví dụ 184 ngõ 155 TC)!
Các Bác cho em hỏi tí: nhìn quanh nhà thì chẳng có chỗ nào để đóng cọc tiếp địa ngoài cái hố đặt cái máy bơm rộng khoảng 60x60cm, nếu em đóng ở đây thì có bị rung nhiễu gì từ cái máy bơm không ạh. Cám ơn các Bác trước nhé.
Em chẳng phải làm cọc GND bao giờ cả. Cứ cám dây vào là có GND luôn điện chả bso giờ thấy chập chờn cả lúc nào cũng đủ vol. Chẳng biết sao vậy
Em ko có đồng hồ để đo trở kháng tiếp địa, nhưng em đo áp lưới là 222V, giữa dây nóng và tiếp địa đc 218V thì có ổn ko các bác?
em cũng như bác này lắp 1 dàn karaoke gia đình để hát, nhưng trong quá trình hát thấy loa bị sôi. Em lấy 1 dây điện lõi đồng nối từ amply xuống đất thấy giảm nhưng nhưng vặn to volum lên vẫn thấy sôi bác nào xem có cách gì giúp em cho nó giảm hết sôi không. Em cảm ơn
Nếu không có điều kiện thi công cọc tiếp đất, các bác có thể chữa cháy bằng cách bắt dây nối đất vào cửa sắt của nhà. Em đã test ở tầng trệt và thấy hiệu quả rõ rệt. Trước khi làm, băng cối ù không thể nghe được. Bắt vào và nối vỏ cơ băng cối + preamp + ampli đèn, mất 100% tiếng ù, sờ vào cả 3 thiết bị không còn tê tê nữa.
Các bác cho Em hỏi: Em muốn làm tiếp địa riêng cho hệ thống nghe nhạc thì dùng dây tiếp địa lõi bao nhiêu ml? Chổ nối cọc tiếp địa với dây thì Em bắt vít rồi dùng chì hàn kín lại có được không?
Dùng chì hàn kín là quá ok rồi , còn dây lỏi thì từ 4. hoặc 6. là ngon .....nhớ kiếm dây tốt hiệu quả sẻ nâng cao
Mình không có đồng hồ đo chuyên dụng,nên toàn xài cách này. hoặc không có đồng hồ đo áp......em vẫn có cách bóng đèn tròn + đế : 1 cặp sợi dây điện đơn : 1sợi dây điện đơn : 1 đầu vào ổ điện nhà (Nóng- Line ) & 1 đầu vào đế bóng đèn sợi tiếp địa kia cũng cắm vào đế bóng đèn luôn Hể nó sáng là ăn tiền
ah vâng ,như em được biết : nhiều tay chơi audiophile, tốn kém khá bộn trong việc làm tiếp địa tới nóc. nhằm đạt cảnh giới... chuẩn tiếp địa ?!!?? mà hình như chuẩn tiếp địa này , nếu nói cá nhân nhà ai đạt được ,thì quả tình là khủng lắm ,chứ không phải chơi. Vì muốn nó đúng chuẩn ...đồng nghĩa .....nó phải đạt : Quy chuẩn kỹ thuật về tiếp đất của quốc gia. Đa số chuẩn này dành cho : bệnh viện , trạm viễn thông, trường học ,cơ quan ,xí nghiệp lớn & các trạm đo đạc ,v.v....... nói chung là quy mô. Còn đối với audio : quy chuẩn đạt chuẩn tiếp địa for audio là như nào ,quả thật em chưa biết.....
Mình cũng vậy khi chơi audio cũng chẳng biết cái quy trình nào là hay nhất , chỉ biết làm sao cho bộ dàn nó nghe lọt lổ tai của mình là ok rùi . Còn vụ tiếp đất thì nghe AE bày mua cây cọc mạ đồng dài 2m cứ thế mà đóng lút cán xuống đất ngay hồ nước ở nhà ..... và cho tới ngày nay cũng chửa biết thử nó có tiếp tốt không nửa , AE biết cách thử bóng đèn là còn cao thâm hơn mình cả khúc rồi .....
mạn bàn với các cụ: - tiếp địa có 2 loại: tiếp địa công tác và tiếp địa nảo vệ - tiếp địa bảo vệ: là loại dùng thoát điện dư, điện rò từ vỏ thiết bị xuống đất nhằm bảo vệ thiết bị và con người. Loại này phải đo được dưới 10 ohms mới đạt (hệ thống viễn thông e đo thường trên 1 ohm, nhỏ hơn 2 ôm) - hệ thống đất gnd công tác: dành cho hệ thống nguồn 1 chiều (DC) chứ k ham dùng cho audio hay nguoinf AC (cái này e đo thường 0,0- 0,5 ohm), cái này các bác k nên tìm hiểu làm gì cho nhọc bởi nó cần diện tích đất lớn trên 30m2, nhiều cọc đấu phúc liên nhau theo ma trận thiết kế, cọc toàn fi 60 sâu trên 6m - đo món này cần có máy đo chuyên dụng (e đã đo cho tay Nhandante đạt 5 ôm) chứ k phải đo kiểu bóng điện được - cọc nên dùng cọc to hoặc nhiều cọc đặt thẳng hàng hoặc đặt theo hình tam giác cách nhau trên 1m, - đổ thêm muối đồng sunfat Cu2SO4 (lâu e k nhớ công thức đúng k nữa) - hàn các đầu cọc bằng băng đồng hoặc lõi dây đồng cỡ M45- M70 - hàn dây lên phòng máy bằng loại dây đất màu vàng xanh cỡ M45 to bằng ngón tay út lên một bảng đất chính bằng đồng rồi nối đi đâu hãy nối - quan trọng là chỗ cắm cọc nó có "ướt" k, khô thì vứt đi - bắt đất vào ống nước hay dây thu lôi là 1 ý tưởng k tồi nhưng dè chừng có ngày đi đồng nát cả bộ dàn - tạm thế đã các cụ nhỉ Sent from my iPhone using Tapatalk