Em có cùng suy nghĩ với Bác Sanh Trang. Theo dõi topic này, em thấy cách nói mà các Bác post lên là đặc trưng của người Miền Tây đúng hơn là của người Sài Gòn. Lớn lên ở mãnh đất Sài Gòn này, ngay từ lúc bắt đầu đi học em đã được cô giáo dạy cho cách phát âm chuẩn tiếng Việt. Phân biệt rõ các âm: r-g, tr-ch, d-v-gi... Và dĩ nhiên cách phát âm này cũng trở thành giọng nói của em. Ngay cả phải nói chuẩn các từ ví dụ như: nói chuyện (chứ kg phải là nói chiện), Thanh Tuyền (chứ không phải là Thanh Tiền), Lệ Thủy (chứ khg phải Lệ Thỉ), Bạch Tuyết (chứ khg phải là Bạch Tiết) mà thói quen đa số mắc phải do kg chịu "uốn lưỡi" . Tuy nhiên, cũng có một số từ bắt đầu bằng D-V hay Gi thì em hay dùng chung là D trong nói chuyện hàng ngày để cho phù hợp với số đông (nhưng trong các buổi nói chuyện hay họp hành trịnh trong, em cũng phải phát âm đúng). Em đồng ý với các bác là người SG hay đệm từ ở cuối câu như: hé, nhen... Địa phương hóa một số từ như hông thay thế cho không (từ này hình như em thấy đa số dân Nam Bộ dùng đấy chứ). Tóm lại, em thấy giọng Sài Gòn vẫn phát âm chuẩn các chữ cái của Tiếng Việt. Chỉ có trong câu nói là có sử dụng từ ngữ địa phương thôi. Còn cách nói dzìa, ở dứ ... là cách nói của người Miền Tây thì đúng hơn (các Bác về Cần Thơ dài tới Cà Mau sẽ nghe được đặc trưng của giọng Miền Tây). Theo em, nếu muốn nghe giọng Sài Gòn chuẩn, các Bác nên nghe giọng của Nghệ sỹ Tú Trinh và giọng nữ giới thiệu đầu các băng nhạc Trường Sơn trước 75. Và còn một giọng đang phiêu bạt xứ người nữa mà em thấy giống giọng Sài Gòn đó là giọng của cô Tô Ngọc Thủy, quản lý của Trung Tâm Thúy Nga. Cô này chắc chỉ sinh ra ở Sài Gòn thôi, chứ không lớn lên ở Sài Gòn, nhưng giọng nói em thấy thật đặc trưng Sài Gòn. Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của em thôi. Có thể không phù hợp với số đông. Nếu các Bác có đọc qua thấy không đúng, vui lòng bỏ qua và xin đừng chấp nhất em nhé! Cảm ơn các Bác thật nhiều.
Về giọng chuẩn tiếng Việt, mình nghĩ giọng Hà Nội được xem là chuẩn nhất, có thể xem trên tin tức thời sự hằng ngày để đánh giá. Như bác nói giọng Sài Gòn khi nói chuyện thông thường vần V và D thường phát âm giống nhau, ngoài ra mình thấy giọng Sài Gòn không phát âm rõ các từ dấu ngã (thường phát âm giống các từ dấu hỏi)... hổng biết có nhầm không :?:
Từ "Quấm" này em thấy khoảng 20 năm về trước thì cũng có dùng đến sau này ít dần, nhưng từ này nghe có vẻ sao sao ấy, có vẻ hơi mất lịch sự.
Em đồng ý với Bác là giọng Hà Nội được xem là chuẩn nhất. Còn ý của em là giọng Sài Gòn vẫn phát âm chuẩn theo chữ cái tiếng Việt, phân biệt được rõ các âm với nhau không lẫn lộn. Bác bảo đánh giá tốt nhất là xem trên tin tức hằng ngày. Thì em cũng thế, căn cứ vào giọng đọc chuẩn của các phát thanh viên trên đài (trước giải phóng còn chuẩn hơn nữa) đúng như ý kiến của Bác Sanh Trang. Còn giọng nói hàng ngày nhiều khi người ta không muốn uốn lưỡi nhiều khi nói nên mới phát âm vần V hay D giống nhau, điều này cũng giống như người Bắc phát âm Ch-Tr, Gi-R ... Tóm lại ý của em muốn nói là giọng Sài Gòn khi nói cũng phát âm được chuẩn theo cách đọc 29 chữ cái tiếng Việt, chứ không phải nói kiểu như: con cá gô bỏ dô gỗ kêu gột gột của người Miền Tây. Chỉ có trong câu nói thường sử dụng từ đặc trưng của địa phương mà các Bác đã nói tới.
Cho Em hỏi cái từ "Quầm" này ở miền nào các bác nhỉ ?? Em thấy nó đa nghĩa ghê luôn. mà Em thấy dân Nam hay dùng từ "Quầm" này. - Ăn cũng "Quầm" .Em mới tới đó, Cậu chủ Cẩu cho cho Em "Quầm" một bụng. (Cậu chủ cho "Quầm" hỏng sao chứ Bà chủ mà cho "Quầm" là mệt luôn) - Đánh lộn cũng "Quầm". Lộn xộn tao "Quầm" cho cái bể "hộp số " (họp sọ= cái đầu). - Ấy cũng "Quầm". Nói chung "Quầm" ráo cái gì cũng "Quầm".[/quote] Cái từ này em chưa nghe bao giờ hết. Có lẽ đây là một trong những từ mới được sáng chế trong thời gian gần đây. Đây là một trong những từ nếu mà em có nghe được thì cũng không hiểu được và cũng không dám xài! [/quote] Từ này có thể là từ " quằm " ! Khác với " quầm ". Em cũng đã từng nghe qua . Nhưng ấn tượng nhất của từ này là câu : Bữa đó..... ta " quằm " con nhỏ tơi tả luôn ! :lol:[/quote] Đúng ra là chữ QUẦN (quần thảo). Người Sài Ghềnh phát âm là "wuần". ... con mẻ dữ như chằng (chằng tinh). gặp thằng cha CauYem hổng phải tai dừa, thằng chả wuần cho con mẻ 1 trận te tua luôn :lol:
Bác Mike đoán chính xác , Đà Lạt là thành phố tập trung di dân từ khắp 3 miền nên chất giọng pha trộn tổng hợp. :wink:
Dạ em đoán bừa không ngờ trúng phóc vậy, trật thì "trớt quớt" :lol: . Dựa vào kinh nghiệm số đông người Đè Lẹt làm ở chỗ em mỗi người nói 1 giọng em không biết đâu mà lần bác ạ. Thân
Hồi nhỏ dìa quê, gặp ông cậu hỏi, em trả lời " chiều con qua bển, mai lên trển, mốt vô trỏng". Đến bi giờ em dẫn còn xài mấy chử đó :lol:
Bác ra câu đố, bác Mike đoán đúng rùi thì phần thưởng là gì sao ... hổng thấy zdậy[/quote] Cám ơn bác, trong 64 dân tộc cộng bao nhiêu tỉnh thành khu vực ở VN mà em đoán trúng phóc như vậy em cũng nên tự thưởng cho mình 1 ly trà đá bác nhỉ . Còn bác Liveaudio đố thì em xin phần thưởng nhỏ thôi: Đó là 1 cặp dây loa 2m Nordost Haimdall ạ. :lol:
Thật ra phải nói là dân SG hiện nay ( vốn dĩ là di dân từ miền Bắc, Trung VN + Hoa kiều + Miên... qua hơn 300 năm ) đã tổng hợp ra một thứ ngôn ngữ độc đáo "đa- phương-ngữ" chứ Bác Nguyen. Dân SG hổng bao giờ cố chấp, cổ hũ cả , cái gì hay hay là xài, bất kể là của Tây, Tàu, Miên, Mỹ... Cái gì mần được mà có hiệu quả là mần liền :mrgreen:
-Cái này gọi là "Lẩu Thập Cẩm" sao lại là năng động? -Ai lại đi tổng hợp các kiểu "ngọng nghịu" "đả đớt" các vùng miền rồi cho là "Độc đáo"? Đó là "Độc hại".Chỉ để nhại tiếng những lúc bông đùa thư giản.Nhưng bông đùa kiểu này cũng nên thận trọng từng lúc từng nơi tránh va chạm tự ái người địa phương khác vì có câu: "Chém cha không bằng pha tiếng".
Thủ đô ở Hà Nội thì cho là giọng chuẩn là giọng Hà Nội chứ bây giờ thủ đô ở Sài Gòn thì có khi giọng chuẩn lại là giọng Sài Gòn :lol: . Giọng Hà Nội theo em chỉ là chuẩn với các bác ở Miền Bắc và bắc Trung bộ thôi chứ vào trong miền nam nói thì bà con trong này nghe hơi bị khó (em nhớ cái ngày em mới vào Sài Gòn lập nghiệp cũng khoảng năm 96 thôi mà nói chuyện với người trong này, nếu em nói đúng tốc độ bình thường thôi thì phải nói lại ít nhất là 2 lần người nghe mới hiểu mình nói gì nên sau này toàn phải nói chậm lại, riết rồi quen lun )
Ngày xưa cố đô Huế thì Huế là chuẩn, còn Ninh Bình thì Ninh Bình là chuẩn. Thực ra chuẩn mực ở đây là tính phổ cập được người dân đưa ra và đâu có ảnh hưởng lớn nhất như qua các báo đài, phát thanh viên truyền thanh truyền hình ra rả liên tục thì đó gọi là chuẩn. Tại sao Sài Gòn không giữ được chuẩn như kiểu HN vì SGN năng động có 300 năm và lai tạp quá nhiều, trong khi đó ảnh hưởng của 6 tỉnh miền Tây là rất lớn, vậy nên mới có kiểu "mai" là "mơi", "rồi" là "gồi". Hiện nay thì HN vẫn là tiếng chuẩn nhất vì sự ảnh hưởng của ngôn ngữ cho cả nước. Ngôn ngữ của 1 nước luôn theo quá trinh lịch sử, thời gian. Các bác xem phim miền bắc từ năm 54 thấy HN hồi đó nói quê lắm ạ, hôm nọ em có xem lại phim đen trắng "Em bé HN", sx năm 73 gì đó do NSND Lan Hương đóng hay quá nhưng tiếng nói nghe quê lắm ạ, tất cả các diễn viên, ko giống như ngôn ngữ HN bây giờ. Còn Saigon cũng bị lai tạp quá nhiều vì SGN chỉ là miền đất nhỏ so với 6 tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Bác hiểu sai ý em rồi. Sở dĩ em cho là SG năng động là theo như nội dung được tô đỏ ở trên. Bản thân em cho rằng giọng nói của từng vùng miền là nét đặc trưng riêng, được hình thành từ văn hóa ngàn năm + với thổ nhưỡng, sông nước địa phương mà có nên em kg bao giờ có suy nghĩ cho các giọng nói đó là ngọng nghịu hay đả đớt. Vì khg hề có ý nghĩ chê bai giọng nói của các vùng miền nên khi thấy nội dung tô đỏ mà Bác 5HIEN nói thì em lại nghĩ là SG năng động, chỉ có thế thôi. Tuy nhiên, nếu có làm Bác phật ý em cũng xin lỗi.
Ủa, em đâu có hứa treo giải thuởng cho đáp án hồi nào đâu ? :wink: Đố vui ngôn ngữ cho vui thôi mà bác . He he bác nghe mỗi người nói 1 giọng em không biết đâu mà lần, vậy mà bác cũng đoán trúng phóc, hay thiệt đó. Thật ra giọng Đà Lạt cũng có giọng chuẩn chung đặc trưng đó bác , chỉ những ai ở Đà Lạt lâu năm mới nhận ra thôi . Bác tự thưởng 1 ly trà đá đi nha . Ui cái dây bạc Nordost Heimdall đó chẳng có tác dụng quý hóa gì hết bác ơi , bọn stereophile review xạo đó , giàn system của em xài dây phơi đồ cũng hát ngon lành ve kiu luôn :wink:
Bác dùng chữ "quê" ở đây với ý gì vậy? Em nghĩ chữ xưa thì đúng hơn chứ hả bác? Theo em, trong phim cổ trang VN hay dùng ngôn ngữ "nay" quá thì mới đúng là quê ạ.
Hê hê! Có gì đâu bác. Tại em thấy chính bác bảo ngôn ngữ luôn theo quá trình lịch sử đó mà. Em thì bực nhất là phim cổ trang mà nói ngôn ngữ hiện đại nên chẳng khi nào xem phim cổ trang VN được dù có muốn tìm hiểu sử Việt thay vì TQ. Không biết do bản gốc hay do việc lồng tiếng/thuyết minh mà cả phim cổ trang Hàn cũng có dính đến chuyện này.
Tôi không hiểu cách nào là gì? -Quan điểm cá nhân tôi là tôn trọng người khác nên việc pha hay nhại tiếng chỉ để vui đùa trong chổ thâm giao thân tình và hợp hoàn cảnh để có thêm nhiều bạn ở khắp 4 phương trời.Vì vậy, dầu có thư giản ở diễn đàn này(chỗ đông người) cũng nên thận trọng. -Về văn hóa thì ngôn ngữ và chất giọng(một phần trong ngôn ngữ) các nhà ngôn ngữ học vẫn rất tôn trọng bản sắc riêng huống chi kẻ "phàm phu" như tôi? -Về âm thanh chúng ta hầu hết đều cố gắng làm sao để thưởng thức được âm thanh yêu thích nhất, đẹp nhất. Nên có thể hiểu là về mọi phương diện của cuộc sống ai cũng hướng đến những gì tiến bộ và tốt đẹp nhất thế thôi. -Về ngôn ngữ chuẩn của một quốc gia: Thông thường người ta chọn nơi thủ đô của quốc gia đó.Nên Việt Nam ta, ngôn ngữ chuẩn của Thủ đô Hà Nội cũng được coi là của Việt Nam. -Ưu điểm của chúng ta là ngôn ngữ khá thống nhất.Các vùng miền có một vài khác biệt trong "ngôn ngữ giao tiếp" nhưng đều hiểu nhau và giao tiếp với nhau dể dàng.