Cân chỉnh mâm than - kinh nghiệm của một người mới chơi

Discussion in 'Nguồn phát Analog' started by ar3a, 11/4/08.

  1. Candino

    Candino Advanced Member

    Joined:
    18/9/07
    Messages:
    577
    Likes Received:
    26
    Location:
    GL- HN
    Hơi bị thích ý bác này, làm cho ngừoi nghèo như em thấy yên lòng. :D
     
  2. nguyencanh

    nguyencanh Advanced Member

    Joined:
    19/8/10
    Messages:
    346
    Likes Received:
    34
    Em Chào các Bác, em cũng mới chơi món kim cối này và cũng tìm kiếm trên mạng em thấy thế này ah. Khối lượng hiệu dụng của cần là không cố định, nó phụ thuộc vào khối lượng của máng, kim, ốc vít, các vật gắn thêm vào cần. Vậy khối lượng hiệu dụng của cả cái đám trên là bao nhiêu để xem có hợp với (Compliance) độ nặng nhẹ mềm cứng của kim hay không em tính theo cách này. Công thức em cóp nhặt…..

    EM=CW*[(x/el)+(x/el)^2] ^2 = (Bình phương)

    Trong đó:
    EM: Là tổng khối lượng hiệu dụng

    CW: Khối lượng của quả đối trọng (tính bằng gram)
    x: Khoảng cách từ tâm quả đối trọng đến tâm trục (pivot) của cần (tính bằng mm)
    el: Chiều dài hiệu dụng của cần (tonearm effective length) tính từ tâm trục (pivot) của cần đến đầu mũi kim (cái này xem thông số nhà sản suất cần là có). (tính bằng mm)

    Vậy với một cái đặt kim cần khi ta bắt, gắn chúng lại với nhau. Từ trạng thái cần bằng ngang của cần ta đo khoảng cách củ quả đối trọng (đo x); Cân quả đối trọng xem nặng bao nhiêu; tra chiều dài hữu dụng của cần; đưa số liệu vào công thức trên để tìm ra Tổng khối lượng hiệu dụng. Khi đã có tổng khối lượng hiệu dụng rồi thì kết hợp với bảng tính http://www.resfreq.com/resonancecalculator.html để tìm ra tầm số công hưởng. Nếu tống khối lượng của cần mà nhẹ so với yêu cầu (Compliance) của Kim hiện tại thì việc thêm khối lượng vào đầu cần và quả đối trọng cũng nên thử làm để tìm ra tần số cộng hưởng mình mong muốn chỉ cần cái trục giữa pivot nó có thể gánh được trong giới hạn cho phép.
    Em không có nhiều cần và không được thử nghiệm nhiều, mong các Bác tham khảo và tính thử trên cần của mình xem sao ah
     
  3. audioinme

    audioinme Advanced Member

    Joined:
    21/7/12
    Messages:
    2.778
    Likes Received:
    539
    Location:
    HÀ NỘI
    Bác cứ nghiên cứu bao giờ chán thì bác đọc lại lúc đó có thể bác hiểu ý em muốn viết . O dám tư vấn hoặc múa may với các cao thủ lp nhưng cá nhân mình chơi lp gần 10 năm rồi tóm lại nó chỉ đơn giản như vậy thôi . Còn chuyện muốn yêu khoa học audio thì hoàn toàn do cá nhân mỗi người . Ý cũng đã tương đối nên mình xin phép tạm dừng tại đây
     
  4. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Vâng, xin cám ơn bác
     
  5. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Cái này bác vintagetube đã post rồi
    Còn thêm miếng lót vào headshell cũng có một số bác làm rồi, cách tư duy của bác vậy là hợp lý rồi
     
  6. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Cám ơn bác vintagetube, bác audioinme và các bác đã giảng giải cho em hiểu vể mass và những vấn đề liên quan đến tonearm.
    Nhờ các bác, hôm nay em đã hoàn thành dự án mode cần 9" thành 12". Sản phẩm đầu tay nên còn một số điều chưa ưng ý nhưng em rất vui và khá bất ngờ với âm thanh nó đem lại. Tiếng bass chắc chắn rõ ràng, không gian tràn ngập âm thanh, tracking rất tốt, tĩnh, soundstage rất tốt
    Hay hơn so với với MA505.
    Tiện thể show em nó lên cho các bác coi chơi, sản phẩm đầu tay, kiến thức còn nông cạn, mong các bác góp ý ạ
    Xin cảm ơn các bác lần nữa ạ
     

    Attached Files:

  7. chauaudio

    chauaudio Advanced Member

    Joined:
    1/3/07
    Messages:
    2.510
    Likes Received:
    92
    Tonearm bằng đồng hả bác, mình làm bằng gỗ 15inch
     

    Attached Files:

  8. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Vâng, đầu tiên em làm phần thẳng bằng ống carbon, phần cong làm bằng đồng, nhưng khi lắp ráp và tính effective mass của cần thì thấy hơi nhẹ ( 7,8 gam) không hợp với cái kim của em, cái kim của em hợp với mass khoảng 14 gam, em làm bằng đồng tính ra mass là khoảng 13 gam
     
  9. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Bác làm cần thẳng đẹp thật, lúc đầu em cũng tính làm cần thẳng, cần thẳng đỡ phải uốn éo, nhưng lại mắc phải vấn đề xử lý cái phần liên quan đến headshell, điều chỉnh góc offset, điều chỉnh overhang...lên em quyết định làm cần cong
     
  10. chauaudio

    chauaudio Advanced Member

    Joined:
    1/3/07
    Messages:
    2.510
    Likes Received:
    92
    Headshell ntn chỉnh rất dễ
     

    Attached Files:

  11. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.931
    Likes Received:
    2.630
    Ntn khi thay kim lại phải 1 lần "đau mắt", thi công cần cong thì chỉ cần tính toán 1 lần, đỡ "nhức đầu hơn". Bác nhỉ.
     
  12. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Nhờ bác cho thêm thông tin: Eff mass của riêng cần chưa lắp kim, máng hay của cả kim, máng và cần là 13 g? Xin bác thông số các chi tiết của tonearm bác vừa hoàn thành:
    - thông tin về model tonearm 9" cũ dùng để nâng lên 12";
    - kích thước tấm gia trọng đồng đã tiện thêm để gắn vào dưới gia trọng cũ;
    - kích thước ống đồng đã dùng: chiều dài, đường kính, độ dày thành ống, khối lượng; vị trí điểm uốn và góc lệch sau khi uốn;
    - model của kim, máng.


    Tks for All.
     
  13. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Bác thiết kế hay quá, bác chụp cho em xin ái hình thẳng đứng từ trên xuống cái headshell, em nhìn chưa rõ cơ cấu của nó,
    Cám ơn bác
     
  14. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Cám ơn bác đã quan tâm ạ,
    Cái cần em mode dựa trên cơ sở thông tin của một tay trên forum nước ngoài, hắn bảo đây là thông số cở bản của cần sme3012 s2, bản vẽ này do hắn cung cấp, kể cả điểm uốn, chi tiết bản vẽ..cũng do hắn cấp em có điều chỉnh một chút cho phù hợp với cái armbase của em,
    2, cái cần 9" là của technics, em ko nhớ model nhưng có spec. cơ bản của nó
    3, vật liệu là ống đồng đường kính là 9,5mm, dày 0,61 mm,
    Cục tạ phụ, nặng 125 g đường kính 5cm, dày 0,75 cm, tạ chính nặng 103,5g, tổng 2 cái nặng 228,5 g
    4, efective mass(EM) được tính bao gồm cả headshell và cart , như cách tính EM của bác hướng dẫn
    Cái headshell của em nó là no name, nặng 8,7 g, còn cart là ortofon mc20 super nặng 9g, compliance là 15
    Bác xem giúp em xem nó thế nào ạ
    Nhân tiện bác cho em hỏi thêm
    Điểm uốn cần, cái này nếu không có thông tin cần định làm thì biết uốn ở điểm nào, có công thức nào tính toán điểm uốn cần không? Điểm
    Uốn khác nhau sẽ ảnh hưởng thế nào đến cân bằng động, có mối liên hệ nào giữa điểm uốn với chiều dài của cần, độ nặng của cần và các yếu tố khác...
    Vấn đề nữa là vật liệu, đồng, nhôm, inox, carbon, gỗ...ưu nhược điểm của từng loại
    Em mới làm có rất nhiều thô vụng, thậm trí ngô nghê, mong bác và các bác khác chia xẻ, góp ý ạ
    Thân,
     

    Attached Files:

  15. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Vâng, có lẽ vậy
     
  16. chauaudio

    chauaudio Advanced Member

    Joined:
    1/3/07
    Messages:
    2.510
    Likes Received:
    92
    Mình làm ntn, bệ rời thì không quan trọng cho lỗ chỉnh orvehang. Ecu bắt bằng đồng hoặc inox. Chỉ cần lới vít xoay nhẹ là chỉnh chuẩn góc tiếp tuyến với LP.
     

    Attached Files:

  17. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Với các thông số này và kết hợp các thông tin mà bác gửi kèm ảnh, có thể tính sơ bộ eff mass của hệ phải có giá trị tối thiểu 30 g chứ không phải là 13 g.


    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • sme.JPG
      sme.JPG
      File size:
      31,6 KB
      Views:
      26
    Last edited: 27/4/18
  18. nguyencanh

    nguyencanh Advanced Member

    Joined:
    19/8/10
    Messages:
    346
    Likes Received:
    34
    Em cũng thấy với chiều dài 305mm và quả đối trọng là 228g với khoảng cách của quả đối trọng em đoán khoảng 40mm tì khối lượng mass của cần là khoảng 30g, còn nếu khoảng cách dối trọng xa hơn nữa khoảng 50mm ở trạng thái cân bằng thì mass khảng 37g.
     
  19. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Eff mass em tính là 13 g là em dùng công thức tính của bác, công thức này ko tính đến khối lượng armwand, ko tính khối lượng headshell cho lên kết quả nó là 13 g.
    Bác cho em xin cái công thức bác tính vừa rồi ở cái bảng tính excell ấy ạ,
    Cám ơn bác
     
  20. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Để đơn giản xem như ống tonearm là thẳng và có khối lượng m = 40 g, một đầu ống cách trục quay a = 0 mm (ở ngay trục quay) và đầu kia cách trục quay b = 250 mm. Dùng công thức I = m.(b.b+a.a+a.b)/3 tính được I của ống tonearm. Các giá trị m, a, b có thể hiệu chỉnh chính xác hơn khi đo thực tế.

    Tương tự cho phần gia trọng, kim, máng; sau đó tính được tổng I và tìm ra eff mass của hệ.

    Xem hình thực tế tonearm mà bác đã làm thấy tỉ số eff mass của (kim+máng+cần) chia cho eff mass của riêng gia trọng chỉ tầm 4.5 có thể chưa hợp lí lắm vì thông thường tỉ số này cần trên 10 hay 20 gì đó... Em xem kĩ để sau sẽ làm một tonearm trên cơ sở như bác đã làm.

    Tks for All.
     
  21. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Cám ơn bác rất nhiều, em có chút thắc mắc là trong công thức này em ko thấy tính toán gì liên quan đến phần ống cần phía treo tạ đối trọng, theo xxx ý của em thì nó cũng có thể tham gia đến eff mass ạ
    Vấn đề eff mass của (kim+máng+cần) chia cho eff mass của riêng gia trọng chỉ tầm 4.5 có thể chưa hợp lí lắm theo em nó có lý do có thể là do em đo đạc chưa chính xác, hơn nữa cần sme 3012 có gốc cần thẳng, còn cái cần của em gốc cần nó lại khù khoằng và điều này nó làm cho việc đo đạc ko còn đúng như sme3012 nữa
    Bây giờ em sẽ thay armtube khác, em phân vân dùng nhôm đường kính 10mm dày 1 mm hay là dùng ống carbon 10mm dày 1mm, xin bác lời khuyên ạ
    Em gửi bác cái link thiết kế của cần sme, bác xem nó thế nào ạ, cám ơn bác
    https://www.lencoheaven.net/forum/index.php?topic=28639.0
     
  22. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Cám ơn bác đã chia xẻ, tuy nhiên em thấy là máng vẫn phải có rãnh để chỉnh overhang, bởi nếu bác chỉnh overhang bằng cách xê dịch armbase thì khi đó mounting distance của bác sẽ sai đi, diễn giả cái này nó hơi lằng nhằng, bác kiểm tra lại xem thế nào ạ
    Em cũng đang suy nghĩ cái thiết kế này để lắp cho cần thẳng
    Have fun,
     
  23. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    - "ko thấy tính toán gì liên quan đến phần ống cần phía treo tạ đối trọng": Bác đo thực tế và bổ sung thêm để tính;
    - thông thường vật liệu làm armtube cần bảo đảm nhẹ, cứng... nên có thể dùng ống cacbon sẽ là lựa chọn tốt;
    - có nguyên mẫu của SME, bác làm và cho nhận xét về kết quả, khó khăn... để sau này tránh được những hạn chế khi làm.


    Tks for All.
     
  24. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Vậy là phần đuôi cũng tính toán giống như ống cần phía trước phỏng ạ, phần này chắc là ước lượng thôi chứ nó gắn chặt với armbase rồi ko có cách nào tháo ra được
    Kết quả thì em cũng đã nói rồi, em chỉ bổ xung thêm là chiều nay có một bác đến nghe xong thì bảo là kết quả vượt quá mức mong đợi đối với cái tonearm technics còi, em sẽ thay armwand bằng ống carbon xem nó thê nào. Thưc tế em chưa nghe cần SME3012 s2 lên rất khó so sánh, tất nhiên là đừng bao giờ hy vọng nó hay như đồ hãng được, nhưng qua so với MA505 và đánh giá của ông bạn- một tay chơi tai đầy lông lá thì em cho là thế là thành công, ngon-bổ-rẻ
    Đối với việc thi công, lưu ý mấy điểm sau:
    - nếu bác dùng ống carbon thì phần uốn bác phải dùng ống đồng hoăc nhôm để nối vào mới uốn được, khi uốn thì luồn 2 cái lõi bằng sắt vào để ống không bị bẹp, và để trên mặt phẳng uốn cho nó khỏi cong vênh.
    - khi uốn, để góc uốn tương đối chính xác thì bác phải kẻ ra tờ bìa góc uốn đó rồi uốn theo nó, sau khi lắp vào bác làm một cái thước kiểm tra góc offset để kiểm tra và tinh chỉnh góc ofset ( như hình)
    - 2 lỗ ốc bắt headshell bác nên xẻ rãnh để sau này khi lắp headshell vào thì mình dễ chỉnh độ ngiêng của headshell, xẻ 2 cái rãnh này hơi khoai đó
    - quả tạ phụ: lắp cần mới vào, lấy tạm cái gì đó. tỷ dụ như con ốc, miếng sắt... gắn tạm vào tạ, điều chỉnh vừa ý rồi thì cân xem chúng nặng bao nhiêu để làm tạ phụ
    Thực ra mode cần thì mất nhều công là việc tính toán, cân nhắc này nọ
    Với em, do chưa có kinh nghiệm, mù tịt về lý thuyết về tonearm lên khá vất vả, còn người như bác em nghĩ chả có vấn đề gì lớn ạ
     

    Attached Files:

    TH1301 likes this.
  25. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Ống hợp kim nhôm mỏng, nhẹ, khá cứng... em chụp thử, có thể dùng thay ống đồng



    Tks for All.
     

    Attached Files:

Share This Page

Loading...