Cân chỉnh mâm than - kinh nghiệm của một người mới chơi

Discussion in 'Nguồn phát Analog' started by ar3a, 11/4/08.

  1. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Bác khởi động dự án rồi đấy à?, ống nhôm làm tốt mà bác, lúc đầu em cũng định làm bằng ống nhôm, nhưng ống nhôm ko được anode hoá sau sẽ bị xỉn màu đi rất xấu,
    Làm bằng ống carbon cũng tốt, cơ mà ống carbon ko uốn được, chỉ làm cần thẳng thôi, muốn uốn được thì chỗ uốn lại phải dùng nhôm hoặc đồng, lại phải chắp nối...em đang chuẩn bị thay ống đồng bằng ống carbon làm cần thẳng, nhưng lại tạm dừng vì phải làm cái headshell cho cần thẳng trước đã.
    Bác làm rồi post review lên cho anh em học tập tí ạ
    P/s tiện thể bác có thể bật mí em xem
    Cụm cơ khí của cần nào ngon bổ rẻ, em làm thêm cái nữa ( bác inbox cho tiện ạ)
    Tks bác
     
  2. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Các bác có lý thuyết về việc tính điểm uốn của armwand không ạ, bác nào có chia xẻ em với ạ
    Thân,
     
  3. nguyencanh

    nguyencanh Advanced Member

    Joined:
    19/8/10
    Messages:
    346
    Likes Received:
    34
    Theo em điểm uốn của cần phụ thuộc vào độ dài của cần và góc bù offset
     
  4. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.931
    Likes Received:
    2.630
    Để trên "bàn giấy" thì nó có cách đây non thế kỷ rồi bác! Không có gì khó hiểu cả, vấn đề lớn ở đây là công nghệ vật liệu và cơ khí chính xác cơ bác! Cái này mới phân biệt original maker và DIY! :)
     
  5. nguyencanh

    nguyencanh Advanced Member

    Joined:
    19/8/10
    Messages:
    346
    Likes Received:
    34
    Dạ vậy là uốn làm sao cho đẹp và chuẩn ạh, em thấy Bác trên hỏi là tính điểm uốn của ống cần. Em thấy là ống cần cong để lắp máng thẳng và ống cần thẳng thì lắp máng cong/ lệch ạh và cuối cùng cong hay thẳng thì cũng tính đến góc bù offset angle của cần và chiều dài của cần ah, không biết em nghĩ thế có đúng không?
     
  6. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.931
    Likes Received:
    2.630
    Chuẩn bác! Nhưng theo e cần thẳng CHỈ ĐẸP, cần cong thì sẽ có nhiều cơ hội nâng cấp máng.
     
  7. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Ý em muốn hỏi ở đây là lý thuyết/công thức tính điểm uốn ạ, vị trí uốn?, góc uốn? Đương nhiên là trong công thức đó phải có các tham số là độ dài của cần, góc offset...còn việc thi công chính xác đến đâu thì ko phải là cái em hỏi ạ
    Thực tế các bác thấy đó cùng là độ dài như nhau nhưng mỗ hãng lại có điểm uốn và góc offset khác nhau và null point cũng khác nhau, không biết thế nào nhỉ?
     
  8. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.931
    Likes Received:
    2.630
    E thấy : null point chính xác đến 0.1mm! Vậy liệu "engineed by hand" liệu có thể dc như vậy không? Thứ hai về chất liệu chống nhiễm từ và sóng kết cấu vật liệu sẽ không thể tốt! Lợi bất cập hại! Diy là tốt e cũng thích nhưng mà chơi món lp này chỉ cần sai 1mm là sẽ hỏng hết toàn bộ lp chơi (mà cái này vô giá tiền nhiều lúc o phải là quan trọng nhất).
     
    dangcaonguyen likes this.
  9. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Việc căn chỉnh null point không chỉ phụ thuộc vào việc cần hãng hay cần diy mà còn phụ thuộc vào người dùng căn chỉnh overhang có chính xác hay không, cần của hãng mà chỉnh không chuẩn thì vẫn hỏng như thường,
    Trên cụ có nói là việc tính toán điểm uốn đã có trên bàn giấy non nửa thế kỷ và không có gì khó hiểu cả, vậy chắc là cụ tỏ về cái này, cụ có thể giảng giải giúp em được không ?
    Tks cụ,
     
  10. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.931
    Likes Received:
    2.630
    Chỉnh chỉ là về phía người sử dụng! Ý e là nó nằm ở phần "gia công cơ khí" bác à, dùng "tay" + "dụng cụ máy móc" kiểu DIY sẽ không thể chính xác đến mm sẽ cong vênh đa chiều (mà cái này không xác định dc" kiểu như "sai số ngẫu nhiên" ). Dù có setup cỡ nào khi cần quay từ rìa vào trong tâm sẽ bị vặn dẫn đến kim xiết rãnh lp không đều gây hại cho lp. Còn công thức mỗi hãng sẽ có 1 kiểu cần (món này nếu có catalogue theo cần sẽ có thông tin cụ thể mà) chứ không giống nhau. E không tìm hiểu (vì e không có chí lớn ạ :)), nhưng e đã xem vài catalogue theo cần thấy maker có bản vẽ tỉ mỉ từng thứ 1. Bác ưa diy thì theo e tìm và copy y chang theo 1 mẫu cần nào cụ thể, chứ không chung công thức. Chúc bác thành công, và cho e được mãn nhãn khi sp hoàn thành nhé. Tks
     
  11. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Để căn chỉnh tương đối đúng đã quá khó vì theo yêu cầu các thông số về kích thước ghi rõ đến hàng micro mét...



    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • sme.jpg
      sme.jpg
      File size:
      194,6 KB
      Views:
      58
  12. dpthu

    dpthu Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    148
    Likes Received:
    139
    Location:
    Dong Da - Hanoi
    Bác nào có tài liệu hướng dẫn chỉnh sửa hoàn chỉnh thì tốt nhỉ, món này đến giờ e vẫn mù tịt về căn chỉnh.
    Mâm nào dùng được cần rời, kim MC chẳng hạn e cũng ko phân biệt được :(
     
  13. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Những điều bác chia xẻ em đã biết ạ, em tưởng bác có tài liệu hay kiến thức về cái này nên mới hỏi bác, đương nhiên là khi em diy cần thì phải copy theo mẫu của cây cần nào đó, nhưng thông tin về điểm uốn của cần thì không có, cũng không có mẫu thực để đo, vậy mới phải hỏi xem có bác nào biết công thức tính để tìm ra điểm uốn của cây cần đó. Còn tìm catalog của cây cần đó, em tìm không ra, trang có nhiều thông tin nhất là trang vinylengine.com, nhưng trang này không cho đăng ký thành viên mới lên không download được catalog, hơn nữa em nghĩ có cataloge cũng chưa chắc đã có thông tin về điểm uốn, vì bình thường người dùng cũng chẳng quan tâm đến cái này nên nhà sx rất có thể sẽ không đưa ra thông này ra làm gì.
    Còn cần diy không bằng cần hãng, nếu nói về bí quyết gì gì thì em ko dám nói, còn nói về độ chính xác khi diy thì chưa chắc diy đã kém hãng đâu bởi trình độ và thiết bị cơ khí hiện nay có khi còn hơn cả ngày xưa, cái gì cần chính xác đương nhiên em phải nhở làm rồi. Vậy cũng cứ am tâm chiến thôi
    Cám ơn bác
     
    hhiepbi likes this.
  14. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Đúng thế bác ạ, cố gắng hết mức có thể thôi, đừng nên tuyệt đối hoá quá, mất vui bác ạ
    Cái cần diy của bác đến đâu rồi, em đã gần như diy xong cái headshell cho cần thẳng rồi.
    Thân,
     
  15. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Bác chịu khó tìm đi một tí, các topic về cái này đã có rất nhiều rồi mà bác
    Chúc vui,
     
    dpthu likes this.
  16. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam

    Em đã có vật liệu, còn chờ thêm ít hình sản phẩm của bác để có thể hạn chế các thiếu sót khi thực hiện...
    Nhờ bác cập nhật ít tấm hình.

    Tks for All.
     
    hhiepbi likes this.
  17. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Cái cần thử nghiệm đầu tiên em đã show rồi, phải cái là cần đó ống bằng đồng nên hơi nặng, em đang tính thay nó bằng ống carbon, nhưng ống carbon lại ko uốn được, vậy điểm uốn lại phải nối bằng ống đồng...hơi xấu lên cũng đang phân vân, cái cụm gốc cần đó lại ko làm cần thẳng được thế mới nghiệt, có lẽ em phải kiếm cụm gốc cần khác để làm cần thẳng
    Bác định diy theo mẫu cần nào? Nếu bác làm cần cong thì nên chọn ống nhôm là ok, ống đồng nặng bác ạ
    Thân,
     
  18. nguyencanh

    nguyencanh Advanced Member

    Joined:
    19/8/10
    Messages:
    346
    Likes Received:
    34
    Em cũng đang hoàn thiện cái cần dài 15 inch:D
     

    Attached Files:

  19. dangcaonguyen

    dangcaonguyen Advanced Member

    Joined:
    19/7/11
    Messages:
    88
    Likes Received:
    11
    Location:
    Southern California
    Đẹp quá. Cần bằng gỗ gì vậy bác. Bác nghe thử rồi cho tí nhận xét nhé.
     
  20. nguyencanh

    nguyencanh Advanced Member

    Joined:
    19/8/10
    Messages:
    346
    Likes Received:
    34
    Dạ em cũng đang hoàn thiện Bác ah, còn quả đối trọng và giá đỡ cho cụm cần nữa
     
  21. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Bác làm đẹp đấy, cái headshell bác cũng diy ạ, em hơi sợ diy cái headshell kiểu này, em diy kiểu khác.
    Bác đã tính total effective mass chưa ạ
    Theo thiển ý của em thì đấy là cái khó nhất để làm cần dài, vì cần dài eff mass nó rất lớn có khi lên đến vài chục gram, mà cố tìm ống nhẹ để giảm eff mas thì lại dễ bị rung...
     
  22. nguyencanh

    nguyencanh Advanced Member

    Joined:
    19/8/10
    Messages:
    346
    Likes Received:
    34
    Dạ cái máng em chế bằng nhôm, phần gắn bằng đồng em lấy từ đầu cái bút bi, tổng khối lượng hiệu dụng của cần em chưa tính ah vì còn tạ đối trọng em chưa làm, ống cần em làm bằng carbon, ước tình cần này trên 20g ạh, mỗi hôm rỗi làm chút, đẩy lên đây cho các Bác tham gia để lấy động lực :D
     

    Attached Files:

  23. nguyencanh

    nguyencanh Advanced Member

    Joined:
    19/8/10
    Messages:
    346
    Likes Received:
    34
    Em cập nhật thêm chút về phần máng:D
     

    Attached Files:

  24. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Bác rất sáng tạo, đáng để học tập bác, em chỉ hơi lăn tăn liệu cái góc offset đó có chính xác không mà thôi, em thì làm máng có thể chỉnh góc được để sau này khi setup sẽ set theo protractor
    à bác làm theo mẫu cần nào vậy?
     
  25. nguyencanh

    nguyencanh Advanced Member

    Joined:
    19/8/10
    Messages:
    346
    Likes Received:
    34
    Dạ cảm ơn Bác đã động viên em để em thêm động lực ah. Em tính toán cái cần em đang làm thì có các thông số như sau ah
    - Chiều dài hiệu dụng: 439mm
    - Khoảng cách từ tâm mâm đến tâm cần: 430mm
    - Khoảng cách nho ra: 9mm
    - Góc bù offset: 12,14 độ
    - Điểm rỗng Null poinst: 65,820 và 118.825 mm
    - Bán kính rãnh LP trong và ngoài 60.253mm và 142,610mm

    Tính theo LP 12 inch em thấy có mấy cái chuẩn về bán kính rãnh đĩa IEC/DIN/JIS thì trong đó họ đo bán kính rãnh bên ngoài là 146,05/146,3/146,6 mm và bán kính rãnh bên trong là 60,325/57,6/57,5 mm. theo chuẩn từng năm từ năm 1958/1964/1981.
    12 "IEC 1958 / RIAA 1963 (146,05 mm)
    12 "IEC 1964 / DIN (146,3 mm)
    12 "JIS 1981 (146,6 mm)
    IEC 1958 / RIAA 1963 (60.325 mm)
    JIS 1981 (57,6 mm)
    DIN (57,5 mm)

    Theo em thấy thì cần càng dài thì khoảng cách nhô ra (overhang) và góc bù tiếp tuyến càng bé lại và đén vô cùng thì bằng cần (Line) góc bù và overhangf bằng 0. Việc tính toán góc offset em cúng cóp nhặt cách tính trên mạng ở nhiều nguồn và thường phụ thuộc vào điểm rỗng null poinst và độ dài của cần. Điểm Null ponist thì thườn lấy theo số liệu 65,998 mm và 120,891 mm (66/120) với chuẩn bán kính rãnh đĩa 12 inch (IEC 1958)
    Mỗi hãng làm cần lại có một chuẩn riêng khi thiết kế mặc dù độ dài cần của các hãng là như nhau nhưng tính toán góc bù và overhang nhô ra lại khác nhau và các điểm null poinst cũng khác nhau, vì vậy em thấy thế này theo ý hiểu của em thôi ah vì em cũng chưa rõ chuẩn nào mới là chuẩn, LP mình chơi chủ yếu là loại 12 inch, theo trên chuẩn bán kính rãnh đĩa mà các Cụ ngày trước đo tính từ tâm thì mép trong 57 mm, mép ngoài 146 mm, thì mình cũng tính toán cần của mình chạy trong phạm vi đó (như của em 60.253mm và 142,610mm)
     

Share This Page

Loading...