Cân chỉnh mâm than - kinh nghiệm của một người mới chơi

Discussion in 'Nguồn phát Analog' started by ar3a, 11/4/08.

  1. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Không có tay cần phổ thông, nên em tạm lấy tay cần Audio Technica AT1009:
    - chiều dài hiệu dụng L = 240,000 mm;
    - overhang h = 15,000 mm (khoảng cách OP từ tâm đĩa đến tâm cần l = L - h = 240 - 14 = 225 mm);
    - góc offset A = 21,500 độ.

    Tại các điểm Null Points: từ stylus S sẽ nhìn thấy đoạn thẳng OP dưới góc 90-21.5 = 68,5 độ. Do vậy, từ các thông số trên, các điểm Null Points của cần này sẽ là nghiệm của phương trình bậc hai, có các hệ số A = 1, hệ số B = 2.L.sin(A), hệ số C = h.(L+l):
    R^2 - 175,9206 R + 6975 = 0

    Hai nghiệm có giá trị tương ứng (in, out): 60,356 mm và 115,565 mm.

    Khi sử dụng tay cần này, có thể do chủ ý, hoặc do sơ suất; người dùng đặt sai giá trị overhang h dẫn đến hệ số C của phương trình trên khác đi và khi đó sẽ có 2 nghiệm khác so với nhà sản xuất AT1009.

    Em đã tính thử với SME Model 10: chuẩn overhang h = 17.8 mm (đính kèm hình).


    Em tạm hiểu là sai lệch giá trị overhang h như ví dụ trên làm xuất hiện các điểm Null Points mới của riêng người dùng và chỉ dẫn đến gia tăng góc lệch khi stylus không ở đúng vị trí Null Points mới này.


    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • 3.JPG
      3.JPG
      File size:
      30 KB
      Views:
      78
    • at1009.jpg
      at1009.jpg
      File size:
      204,9 KB
      Views:
      81
    • sk.jpg
      sk.jpg
      File size:
      48,9 KB
      Views:
      80
    Last edited: 3/8/21
    music-lover likes this.
  2. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Bác xem cái này, khá rõ và dễ hiểu.
     

    Attached Files:

    Pilab likes this.
  3. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam

    Attached Files:

    • fs 2.JPG
      fs 2.JPG
      File size:
      98,9 KB
      Views:
      53
    • fs.JPG
      fs.JPG
      File size:
      30,9 KB
      Views:
      52
  4. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Bác hiểu như lòng bàn tay...xin bái phục bác.
    Có chút thắc mắc là tại sao lạo có đến 3 cách tính null point nhỉ? Dựa trên cơ sở nào mà lại có nhiều cách tính thế bác. Thậm trí ngoài 3 cách tính đó lại còn thông số null point do nhà sx đưa ra nữa, hại não quá.
    Thân,
     
  5. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Lấy ví dụ minh họa từ tay cần AT: Hãng (nhà sản xuất) đưa ra Null Points chuẩn (Original), ngoài ra có thêm 3 cách chọn khác tương ứng các đường 1, 2, 3; trong đó 1 khá gần với chuẩn của hãng.

    Hình như, mỗi cách chọn Null Points đều có cơ sở nhất định (chỉ chú trọng độ chính xác, sai số nhỏ nhất ở một vài vùng trên đĩa hoặc phân bổ sao cho giá trị trung bình của sai số là nhỏ nhất trên toàn bộ đĩa) kiểu như:
    - chỉ chú trọng đến chất lượng khi đọc vùng trong cùng gần tâm đĩa nhất: chọn chuẩn hoặc 1;
    - chỉ chú trọng nhất đến chất lượng đọc vùng trung tâm của đĩa: chọn 3;
    - dung hòa giữa hai chú trọng trên: chọn 2;
    - ...

    Có nhiều lựa chọn Null Points cũng có thể giúp người dùng thay đổi và thiết lập để cảm nhận được bài ưa thích nhất trên đĩa đúng hoặc gần trùng với các điểm này, khi đó chất lượng phát bài ưa thích là tối ưu nhất?



    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • np.JPG
      np.JPG
      File size:
      126 KB
      Views:
      32
  6. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Cám ơn bác, có lẽ cách giải thích của bác cũng hợp lý, cho đến giờ thì cũng chưa có ai đưa ra được giải thích hợp lý hơn.
    Công thức tính null point của bác em chưa kiểm tra kỹ, nhưng áp dụng để tính cho cái cầm của em thì kết quả đúng như nhà sx đưa ra.
    Thân,
     
  7. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Như vậy trong bất cứ tình huống thừa hay thiếu overhang thì luôn có skating, tức là kim luôn bị ép về phía phải rãnh đĩa, trừ khi overhang = 0. Bác “ ngẫm” thế có phải không?
    Thân,
     
    vspvt likes this.
  8. nhkvn

    nhkvn Advanced Member

    Joined:
    13/4/06
    Messages:
    51
    Likes Received:
    37
  9. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam

    Không vẽ được hình mới cho tương đối đúng, em dùng luôn hình cũ để minh họa định tính. Theo như em thấy thì ngay cả khi chỉnh chỉnh overhang bằng 0; hình như:
    - chiều dài hiệu dụng PS đúng bằng khoảng cách từ tâm cần đến tâm đĩa PO (tam giác PSO cân, góc P nhỏ nhất, các góc O và S bằng nhau và nhỏ hơn 90 độ);
    - lực ma sát trượt FF luôn vuông góc với OS, còn phản lực FR lập với OS một góc nhỏ hơn 90 độ; nghĩa là giá hai lực này (FF và FR) không cùng nằm trên một đường thẳng. Hợp lực của chúng (chính là lực trượt FS) luôn luôn khác 0 (Điều kiện cần, đủ để hợp lực của hai lực bằng 0 là: hai lực cùng giá và cùng độ lớn);
    - stylus luôn bị ép về phía trong của rãnh ghi (phía gần tâm đĩa hơn).

    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • sk.jpg
      sk.jpg
      File size:
      50,5 KB
      Views:
      28
    Last edited: 4/8/21
  10. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Bác chuẩn, nhưng ở đây ý em muốn nói là khi overhang =0 có nghĩa là khi đó góc offeset =0 đó bác, lúc đó tonearm của bác phải là loại dài vô tận hoặc là linear tonearm 1 trong 2 trường hợp đó thì FS sẽ = 0,
    Trong trường hợp bác nói ở trên, khi overhang =0 mà bác vẫn để góc offset có giá trị khác 0 thì đương nhiên vẫn có FS, nhưng như thế thò sẽ là sai với qui tắc setup cần.
    Thân,
     
  11. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Em mượn hình vẽ có sẵn, phân tích về áp lực stylus lên thành trong (kênh trái L) và thành ngoài (kênh phải R) của rãnh ghi.

    Theo hình đính kèm thì hình như:

    1. Khi đĩa đứng yên, không có chuyển động tương đối giữa stylus và rãnh ghi, chưa có lực ma sát trượt nên không có lực trượt. Lực tì kim Fv, hướng thẳng đứng, tạm coi có giá trị 1 g. Các thành trong và thành ngoài của rãnh ghi nghiêng góc cỡ 45 độ với lực Fv này, do vậy áp lực stylus tác dụng lên các thành này là bằng nhau R = L = 0.7 g (bằng một nửa lực tì kim nhân căn 2).

    2. Khi đĩa quay ổn định, có thêm lực trượt FS (hay Fs) nằm ngang hướng về tâm đĩa. Hợp lực của Fv và Fs lúc này không còn có phương thẳng đứng nữa; chính vì vậy áp lực của stylus tác dụng lên thành trong L* sẽ lớn hơn áp lực lên thành ngoài R*. Tạm coi, Fs có giá trị cỡ 0.54 g; khi đó áp lực lên thành trong L* cỡ 1.1 g, áp lực lên thành ngoài R* cỡ 0.35 g.


    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • 1.JPG
      1.JPG
      File size:
      92,4 KB
      Views:
      26
    Last edited: 4/8/21
    music-lover likes this.
  12. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    160
    Liệu có 1 phương trình nào biểu diễn mối quan hệ giữa lực skating và các biến số: overhang, góc ofset, lực tì không bác?
     
  13. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Hình như, mối quan hệ này có thể biểu diễn được qua phương trình (em copy từ trang 53-56) của bác Kogen.

    Độ lớn lực trượt Fs thay đổi theo bán kính R với cần AT1009 (chiều dài hiệu dụng 240 mm, overhang 15 mm) với một giá trị xác định của lực tì kim có dạng như hình: Khi stylus ở mép đĩa, lực Fs lớn nhất, sau đó càng vào gần tâm Fs giảm dần đến R cỡ 85mm thì lực này nhỏ nhất; sau đó càng vào gần tâm đĩa thì lực này lại tăng dần.

    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • 1.JPG
      1.JPG
      File size:
      36,6 KB
      Views:
      34
    • 2.JPG
      2.JPG
      File size:
      10 KB
      Views:
      34
    • 3.JPG
      3.JPG
      File size:
      45,2 KB
      Views:
      34
    • Fs.JPG
      Fs.JPG
      File size:
      54 KB
      Views:
      25
    Last edited: 5/8/21
    music-lover likes this.

Share This Page

Loading...