Câu lạc bộ cờ tướng VNAV

Discussion in 'Bang hội / Câu lạc bộ' started by alex_ferguson, 3/3/10.

  1. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    Ờ hé ! em quên ai lại úp tướng :mrgreen:
     
  2. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    Trong giới kỳ nghệ có rất nhiều tên tuổi lớn , nhưng có lẽ Hồ Vinh Hoa là được nhắc đến nhiều nhất !

    HỒ VINH HOA VÀ TRẬN "THUẬN PHÁO XƯNG VƯƠNG"


    Đôi nét về Hồ Vinh Hoa

    - Hồ Vinh Hoa sinh năm 1945 , người thành phố Thượng Hải , là 1 thiên tài cờ tướng đích thực của kỳ nghệ Trung Hoa.

    - Hồ Vinh Hoa là người hiện đang nắm giữ kỷ lục về số lần lên ngôi quán quân Trung Quốc với 14 lần đăng quang vào các năm 1960,1962,1964,19‰65,1966,1974,1975,1977,1978,1979,1983,1985,1997 và 2000.Năm 1982 , Hồ Vinh Hoa cùng Dương Quan Lân là 2 người đầu tiên được phong danh hiệu cao nhất "Tượng kỳ đặc cấp đại sư".

    -Phong cách đánh cờ "Đa mưu thiện biến,quỷ đạo cơ binh" đến quỷ thần còn khó biết , muôn hình vạn trạng biến hoá đa đoan không biết đâu mà lần , Hồ Vinh Hoa được bình chọn là 1 trong Thập kiệt của giới cờ Trung Quốc đương đại


    [​IMG]

    Sơ lược tiểu sử


    Kỳ vương Hồ Vinh Hoa sinh năm 1945 tại Thượng Hải , quê gốc ở huyện Diêm Thành tỉnh Giang Tô , được xem như là phượng hoàng tái sinh trong giới kỳ nghệ.Theo như đánh giá chung thì Hồ Vinh Hoa là bậc kỳ tài hiếm có , khắp thiên hạ rộng lớn phải mấy trăm năm mới xuất hiện một lần.Thuở nhỏ ông theo học lão danh thủ Hà Thuận An , đến năm 15 tuổi thì đại diện cho đội Thượng Hải lần đầu góp mặt tại 1 giải đấu toàn quốc.Tại giải đấu năm đó(năm 1960),Hồ Vinh Hoa liên tiếp giành những chiến thắng kinh hoàng , làm xôn xao dư luận . Giáp mặt đệ nhất quốc thủ thời bấy giờ là Ma cờ Dương Quan Lân , mặc dù phải đi sau nhưng vơi thiên tư đĩnh ngộ , Hồ Vinh Hoa không chút bối rối đã chơi 1 trận xuất thần , thí quân vây hãm đối thủ ép đối thủ chơi đến tàn cuộc và sau cùng là giành 1 chiến thắng thuyết phục gây chân động khắp Trung Quốc . Năm đó , Hồ Vinh Hoa trở thành vị quán quân trẻ tuổi nhất trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc.

    Sự kiện này là mốc son đầu tiên trong sự nghiệp cờ tướng chói lọi của Hồ Vinh Hoa vào những năm sau đó.Từ đó trở đi cái tên Hồ Vinh Hoa trở thành cái tên đáng nhớ nhất trong giới kỳ nghệ . Từ năm 1962 cho đến 1966,ông đã 4 lần vô địch Trung Quốc . Cách mạng văn hoá (1967-1972) bùng nổ , làng cờ tạm lắng , các giải đấu bị đình trệ. Đến năm 1973 khi cờ tướng chính thức trở lại , Hồ Vinh Hoa tiếp tục bước lên ngôi cao nhất. Vinh quang nối tiếp vinh quang , cho đến cuối mùa thu năm 1979 tại Bắc Kinh , trong thế buộc phải thắng , kỳ vương Hồ Vinh Hoa đã xuất thần khí hạ gục kiện tướng Phó Quang Minh. Đây là trận Thuận pháo tranh vương vô cùng nổi tiếng được các thế hệ sau rất quan tâm và học tập. Năm đó Hồ Vinh Hoa hoàn thành bá nghiệp 10 năm , trở thành giai thoại ly kỳ nhất của cờ tướng. Người Trung Quốc gọi đó là thời kỳ Vương Hồ thập niên bá.

    Cho đến 1 năm sau khi Hồ Bắc Liễu Đại Hoa , cờ tàn luyện đến mức kinh hồn , mới lật đổ được Hồ Vinh Hoa mở đầu cho giai đoạn Chiến quốc tranh hùng vô cùng khốc liệt trong giới cờ Trung Quốc. Kể từ đây các kỳ thủ xuất sắc đua nhau xuất hiện.Giới cờ trở lên sôi động hơn bao giờ hết. Lần lượt Hồ Bắc Liễu Đại Hoa,Hà Bắc Lý Lai Quần , Quảng Đông Lữ Khâm , Giang Tô Từ Thiên Hồng và Hắc Long Giang Triệu Quốc Vinh thay nhau trở thành kỳ vương của Trung Quốc (cộng thêm cả Dương Quan Lân và Lý Nghĩa Đình trước đó hợp thành Bát đại kỳ vương danh vang lừng lẫy khắp trong và ngoài lãnh thổ đại luc Trung Hoa).Tuy gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng Hồ Vinh Hoa vẫn thể hiện được bản sắc anh hùng khi 4 lần nữa vào các năm 1983,1985,1997 và 2000 trở thành nhà vô địch của Trung Quốc. Đặc biệt vào năm 2000 khi đó Hồ Vinh Hoa đã ở tuổi 55 chính là vị quán quân cao tuổi nhất trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc.Cũng trong năm này,Hồ Vinh Hoa được UB Thể dục thể thao trung ương Trung Quốc phong tặng danh hiệu "Tân Trung Hoa kỳ đàn thập đại kiệt xuất nhân vật ". Thành phố Thượng Hải khánh thành xây mới 1 kỳ viện và lấy tên ông đặt cho kỳ viện đó,gọi là Hồ Vinh Hoa tượng kỳ học viện để ghi nhớ công trạng hiện hách trong suốt mấy chục năm chinh chiến của ông.

    Hồ Vinh Hoa là bậc đại kỳ sư của thế giới kỳ nghệ.Khai cuộc không những uyên thâm,sâu sắc mà còn có hùng tâm nắm bắt cái gốc quý khai phá những trận thức hiện đại mới rất có giá trị trong thực tiễn thi đấu. Chính Hồ Vinh Hoa với nhiều sáng tạo , cải biến của mình trong vô vàn những chiến tích lừng lẫy nam chinh bắc chiến 1 thời đã đẩy nhanh quá trình phát triển lý luận của cờ tướng hiện đại. Hồ Vinh Hoa là người đầu tiên đưa trận Phi Tượng vào thực chiến đỉnh cao , sau gắn liền với tên tuổi của ông bởi trước kia rất hiếm người khai cuộc bằng Phi Tượng. Ông cũng là người đã giành nhiều công sức chuyên tâm nghiên cứu về Phản Cung Mã viết ra Phản Cung Mã chuyên tập một thời gây ra sóng gió trong giới cờ. Cho đến nay nhiều người vẫn còn tranh cãi kịch liệt với nhau về sự lợi hại của thế trận này.Có nhiều người cho rằng nó đã hết thời và không còn đất dụng võ nhưng với nhiều tài liệu mới đây cho thấy nó vẫn được áp dụng trong thực chiến đỉnh cao của Trung Quốc và không ít người trong đó đã thành công với thế trận tâm đắc của kỳ vương họ Hồ. Sư phụ của ông,danh thủ Hà Thuận An nói "Phản Cung Mã không chống nổi pháo đầu" viết ra sách hay để lại cho đời. Hồ Vinh Hoa nói tiếp "Phản Cung Mã còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn " tự mình nghiên cứu rồi mang ra áp dụng thực tế giành nhiều chiến tích kinh hoàng trong thập niên 80 của thế kỷ trước.Giải Ngũ Dương Bôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần chiến thắng tuyệt vời của ông với Trấn Sơn Pháp Bảo này.Tuy nhiên do phong độ suy giảm Hồ Vinh Hoa cũng gặp không ít những thất bại đau đớn bởi chính thế trận này nên đời sau cho là Hà lão nói đúng bỏ không tập Phản Cung Mã nữa , thật là 1 điều đáng tiếc !!!.

    Khai cuộc đã kinh người mà trình độ chơi trung tàn cuộc của kỳ vương Hồ Vinh Hoa thì phải nói là xuất quỷ nhập thần , tài tình không thể nào tả xiết. Hồ Vinh Hoa thông mình tuyệt đỉnh , trung cuộc phát huy tối đa sự tinh tế chặt chẽ của mình , tàn cuộc đi những nước cờ có cấu tứ hay ,l ạ,độc đáo và nghệ thuật vô cùng. Hồ mưu sâu kế lạ , luôn ẩn hiện chiêu thức thần kỳ . Khai thác mọi yếu tố chiến trận kể cả tâm lý để nhập cuộc.Kỳ vương Hồ quán triệt tư duy chiến lược rõ ràng "Khai cuộc tranh tiên , trung cuộc ưu thế,tàn cuộc quyết thắng ".Ông nổi tiếng là người luôn tìm ra khe hở để tiến công trong thế trận giằng co phức tạp , hỗn độn , đa biến vạn hình. Phong cách chơi cờ ung dung,nhẹ nhàng,mang đầy trí tuệ và lòng quyết tâm. Hồ Vinh Hoa thường nói rằng dù phải đấu cờ với ai cũng luôn có cùng 1 trạng thái.Nước cờ cần thông suốt để tôn trọng đối thủ và chính mình.Cờ ông cao có lẽ vì cái tâm được tĩnh tịnh , thoát vút khỏi những vướng mắc,phức tạp đeo đẳng của chúng sinh chăng ?.Thiên hạ thích thú cách chơi của Hồ bỏ công sưu tập trăm nghìn ván đấu thực chiến lập thành sách hay,ngày đêm nghiên cứu và học tập.Trung tàn cuộc của Hồ Vinh Hoa là hình mẫu cho rất nhiều thế hệ trẻ sau này.
    (st)
     
  3. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    THUẬN PHÁO XƯNG VƯƠNG

    Đây chính là 1 trong những ván cờ Thuận Pháo nổi tiếng nhất của kỳ đàn Trung Quốc từ xưa đến nay. Ván cờ này về sau được đặt cho tên gọi là ván cờ “Thuận Pháo xưng vương” vì xuất xứ ra đời đặc biệt của nó.Tháng 9 năm 1979,Trung Quốc tổ chức Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 4 ở Bắc Kinh.Trong đó có sự góp mặt của bộ môn cờ tướng.Nội dung tranh HCV cá nhân cũng được nhất trí xem là quán quân toàn Trung Quốc trong năm đó.Giải lần đó thi đấu theo thể thức vòng tròn 9 ván.Hồ Vinh Hoa từ khi xuất hiện ở kỳ đàn Trung Quốc vào năm 1960 khi mới 15 tuổi đã làm nên nhất đại kỳ công với chiến tích đoạt được ngôi vị quán quân toàn quốc. Sau đó vinh quang nối tiếp vinh quang,tính đến trước mùa thu năm 1979 , Hồ Vinh Hoa đã 9 lần liên tục là nhà quán quân Trung Quốc. Đến với giải lần này,Hồ Vinh Hoa với tư cách là Đương kim quán quân vẫn được giới chuyên môn đánh giá cao nhất,tuy nhiên thực tế không hề diễn ra suôn sẻ cho Hồ Vinh Hoa mà trái lại đây lại là chính là giải đấu đăng quang khó khăn nhất trong sự nghiệp của ông.Thực tế là Hồ Vinh Hoa trong những vòng đầu tiên đã thi đấu không được thành công phải đến giai đoạn cuối mới bắt đầu vươn lên và đến tận những vòng đấu cuối cùng trong những giây phút quyết định , trước nghịch cảnh nguy nan đã xuất được thần chiêu tuyệt pháp,đoạt lại ngôi vương từ trên tay đối thủ,do đó mới có thể bảo toàn ngôi vị, xưng danh “Thập liên bá” cũng bắt đầu từ ván cờ nói trên.

    Năm đó , có 2 cao thủ là Phó Quang Minh của Bắc Kinh và Liễu Đại Hoa của Hồ Bắc nổi lên như 2 ngôi sao sáng nhất có khả năng đe doạ vị thế của Hồ Vinh Hoa. Trong các vòng đấu trước,Hồ Vinh Hoa đã từng chạm trán Liễu Đại Hoa, người đã 3 năm về trước tại giải cờ 4 thành phố lớn đã hạ đo ván Hồ Vinh Hoa trong 1 trận thuận pháo cực hay.Lần đối đầu này , Hồ Vinh Hoa lại tiếp tục bại trận trước Liễu Đại Hoa. Sau đó trong cuộc chiến với Vương Bỉnh Quốc của Sơn Đông , Hồ Vinh Hoa với sở trường Thuận Pháo trời ban cũng lại thất thủ. Thành ra Hồ Vinh Hoa không đứng trong nhóm dẫn đầu về sau với nhiều nỗ lực mới vươn lên bắt kịp.Trong khi đó,Phó Quang Minh lại đánh rất hay liên tục dẫn đầu toàn giải. Tính đến trước vòng thi đấu này ( vòng 8 ) ,chỉ còn có 3 người có đủ khả năng tranh chấp quán quân là Hồ , Phó và Liễu trong đó tình cảnh của Hồ là trớ trêu nhất.Vì tại cuộc quyết chiến cuối cùng mang tính quyết định , Phó Quang Minh gặp Hồ Vinh Hoa với lợi thế hơn hẳn 1 điểm (một trận thắng), đã vậy Phó Quang Minh lại được quyền đi trước. Đối với Phó mà nói chỉ cần hoà thôi là khả năng đăng quang rất lớn còn như chiến thắng thì sẽ lên ngôi luôn. Ngược lại với Hồ nếu muốn vô địch không còn con đường nào khác là phải giành chiến thắng bằng mọi giá và chờ Liễu Đại Hoa xẩy chân.


    Bắc Kinh,ngày 26/9/1979: Phó Quang Minh(Bắc Kinh) tiên bại Hồ Vinh Hoa(Thượng Hải)

    Thuận Pháo

    1.P2-5 …

    Kiện tướng Phó Quang Minh sinh năm 1945 vốn người Bắc Kinh.Năm 1964,khi mới19 tuổi, Phó Quang Minh đã đạt nhiều thành tích cao tại các giải cờ thành phố nên được đại diện cho Bắc Kinh tham gia thi đấu quốc gia. Tại giải cá nhân năm đó được tổ chức ở thành phố Hàng Châu,Phó Quang Minh lần đầu xuất hiện đã gây kinh ngạc với giới cờ khi liên tục chiến thắng 1 loạt các cao thủ như Dương Quan Lân, Sái Phúc Như, Lý Nghĩa Đình,Trần Tân Toàn và Lưu Kiếm Thanh. Về sau đứng ở vị trí thứ 7 chung cuộc.Trong lần thi đấu tại Đại hội năm 1979 đó,Phó Quang Minh thuận buồm xuôi gió liên tục dẫn đầu toàn giải và đến trận gần cuối cùng chỉ cần thủ hoà trước Hồ Vinh Hoa có thể dễ dàng lên ngôi vô địch. Phó được đi trước tự tin sử dụng Pháo đầu lâm trận.

    Giờ đến lượt Hồ Vinh Hoa đi quân.Người ta chỉ thấy Hồ lặng im,không có động thái gì.Toàn bộ người xem đều cảm thấy bất ngờ. Đối diện với 1 tình thế phức tạp chỉ có tiến không có lui này mà Hồ Vinh Hoa vẫn chỉ nhìn chằm chặp vào bàn cờ chứ không hề có phản ứng , chốc chốc lại lắc đầu ngao ngán.Chẳng lẽ Hồ lại bị sức ép đè nặng , dao động đến mức không nhấc nổi quân cờ ?.Tất cả đều cảm thấy khó hiểu bởi với 1 đại cao thủ như Hồ Vinh Hoa việc sử dụng trận thế hậu thủ thế nào là điều hoàn toàn dễ dàng mặt khác đây là trận đấu quyết định,thời gian là vàng bạc.Việc Hồ để mất quá nhiều thời gian cho nước đi đầu tiên là không thể chấp nhận được.Phải chừng hơn 10 phút sau, Hồ Vinh Hoa mới bắt đầu nhấc Pháo lộ 8 lên. P8-5 hình thành Thuận Pháo cuộc.

    Hồ Vinh Hoa ở Thượng Hải thời còn niên thiếu đã cực giỏi Thuận Pháo(phải chăng những thiên tài cờ tướng đều rất giỏi thuận pháo???),bên cạnh các môn công phu khác,Thuận Pháo là 1 trong những vũ khí quan trọng nhất mà Hồ thường dùng mỗi khi lâm trận.Trong giải Đại hội lần này,Hồ Vinh Hoa đã 3 lần dùng đến Thuận Pháo với chiến tích 2 thắng,1 thua(thắng Vương Gia Lương , Sái Phúc Như ở vòng 1,5 và thua Vương Bỉnh Quốc ở vòng 6). Đặc điểm của Thuận Pháo là tính đối công gay gắt nên nếu xét về tính cảnh đặc biệt lúc này của Hồ Vinh Hoa thì có thể thấy rằng 10 phút đầu tiên ông không đi cờ là 1 đòn tâm lý đặc biệt dành cho đối thủ , còn sử dụng Thuận Pháo quyết trận sống còn là chiến thuật hợp lý nhất đã được lựa chọn của ông.

    1…P8-5
    2.M2.3 M8.7
    3.M2.3 B7.1
    4.B7.1 P2.4

    Sau khi Hồ Vinh Hoa đi cờ làm thành Thuận Pháo,Phó Quang Minh hiểu rằng Hồ Vinh Hoa không có ý đánh cờ “phòng ngự phản công” tìm chiến thắng trong gian khổ nên đi cờ cẩn trọng,mặt khác do bỗng nhiên có lợi thế về mặt thời gian nên trong tâm lý nảy sinh tư tưởng đánh thắng để nhanh chóng đắc vị đăng quang. Trong khi đó Hồ lại xuống quân như bay với mong muốn cướp lại thời gian đã mất.Hồ trong tình thế phải thắng lại ngang nhiên không xuất xe,bay song chính Mã , mở tiếp binh 7 tiện đường chạy Pháo qua sông cướp Tốt. Thật khiến cho người xem muôn phần thích thú !

    5.M7.6 P3-8
    6.P8-7 X1-2(!)

    Đến đây,Hồ như nhảy trong vòng lửa,khó thể quay ra.Phó từ tốn lên Mã bàn hà chiếm giữ điểm cao sau lại vào Pháo thất thật chẳng thừa chẳng thiếu 1 nước đi nào.Khai cục toàn mỹ.Hồ trước sự uy hiếp của thất Pháo bên Phó lại mặc nhiên coi như chẳng thấy,nhẹ nhàng xuất quỷ môn đao.Bình X1-2 lâm trận.

    7.M7.8 P5-4
    8.B7.1 X2.6
    9.P7.3 P4.5
    10.M3/5 X9.1

    Phó nhân đà thuận lợi,nhảy Mã đạp binh lập mưu ăn không một Mã của Hồ , Hồ chấp nhận thất tiên bình Pháo chạy ra giác sĩ tránh trước. Đến đây,Phó xung tốt qua sông yểm trợ sau lên Pháo tuần hà nhử Hồ bình xe bắt Pháo thì sẽ đi T7.9 lập tức ưu thế lại phục nước cờ B7-6 chặn đường của Pháo kiêm bắt Mã,nhất cử lưỡng dụng.Tuy nhiên đối với 1 cao thủ như là Hồ Vinh Hoa chuyên dùng đòn sát thủ thì những thủ đoạn như thế khó lòng qua mắt nổi ông. Hồ lập tức đi nước cứng tiến Pháo bắt Mã gây áp lực cho Phó Quang Minh buộc Phó phải nhảy Mã về hồi cung chạy trốn.Giờ Hồ ra xe tiếp ứng , vừa kịp thời vừa chính xác. Rõ ràng,Hồ ra xe sau mà lại thành ra xe trước .Ba quân liên ứng,có thế có lực,có thể nói là trải qua giờ phút khai cục đầy khó khăn đến lúc này Hồ Vinh Hoa đã xác lập xong xuôi 1 thế trận cân bằng có xu hướng thuận lợi để làm cơ sở tranh chiến đến cùng với Phó.

    11.X9.2 X9-4
    12.B7.6 X4.3
    13.P7.3 X2/3(!)
    14.X9-7 X4/1

    Phó trong tình thế chưa thế tiến lên liền thăng xe bắt Pháo.Hồ lại bình xe giữ lại. Phó sơ tính cho rằng có thể ăn quân mới đi nước cờ vội vã B7-6 định chặn đường diệt Mã của Hồ , tuy nhiên Hồ là tay lão luyện tính được thiệt hơn cho rằng mình có thể tiên thí hậu đoạt lại chiếm tiên cơ , mới dám tiến xe ăn tốt.Chỉ chờ mỗi Phó,Pháo cưỡi đầu mã,Hồ lui xe tóm gọn .Phó sau bao khổ công mới ăn hơn 1 ngựa , nào dễ dàng buông tha,bình xe giữ chặt. Hồ thoái nốt xe nữa đã chắc chắn đoạt lại 1 quân.

    15.X2.4 X2-3
    16.P7-4 P4.1
    17.X7.4 X4-3
    18.X2-6 P4-2
    19.B9.1 …

    Trước tình thế đó,Phó cảm thấy áp lực cánh trái đã ngày một lớn dần thêm,liền thăng xe tuần hà chuẩn bị bình sang tiếp ứng.Phó cậy vào Xe mình có căn mới chuyển pháo sang ngang , chẹn chân Mã 7 đồng thời mưu tính rút về phía sau. Ai dè Hồ lại không vội ăn xe mà tiến Pháo ghim Mã buộc Phó phải bất đắc dĩ đấu xe với mình trong khi mối nguy Mã nhập cung vẫn chưa trừ hết. Sau 18 nước đi, Mã của Phó nằm im trong cung chưa thể thoát ra được. Nước thứ 19, Phó đi nước cờ chờ đợi , B9.1 tránh để Hổ quật Pháo có lợi về tàn..

    19… T7.5
    20.P4/1(!) …

    Sau một hồi giao tranh ác liệt cả 2 bên đều bị tổn thất không nhỏ,hình thế cục diện là khó phân định. Phó trong nước 19 chưa muốn vọng động đã đi nước chờ , Hồ cũng chẳng dại gì mà tiến quân khi chưa chín muồi cũng nhẹ nhàng cất Tượng lên trung phòng thủ từ xa. Giờ thì 2 bên lại bắt đầu xô xát. Nước thứ 20,Phó đi P4/1 công xe khơi mào cuộc chiến…

    20…..X3.3
    21.X6.1 X3-5
    22.X6-3 P2/6
    23.P5-4 X3-5
    24.P4.1 P7-8
    25.P7-6…

    Biết được âm mưu dụ Hồ thúc Tốt để Pháo nhảy chiếu giải cứu Mã cung.Hồ quyết phá tan âm mưu đó liền tiến xe tuyến tốt đe bắt tốt đầu. Phó cũng chẳng phải tay vừa,cũng tranh thủ hình thế nhanh chân truy bắt Binh 7 của Hồ. Hai bên thi nhau chém tốt,giờ Hồ co pháo về phòng thủ xem ra hình thế tốt hơn . Phó liền dạt Pháo đầu ra,thay đổi chiến thuật chuẩn bị tiến Pháo bắt Pháo đồng thời mở đường lên Tượng cho Mã mình chạy thoát. Sau vài nước đi Phó điều Pháo khéo léo đã bình ra công Mã đặt ra 1 bài toán khó cho Hồ suy tính.

    25…. M7/5(!?)
    26.X3.1…

    Đứng trước tình thế nguy nan bị đối phương công kích , Hồ lại chọn giải pháp mạo hiểm nhất là nhảy Mã nhập cung,xem ra vô cùng kỳ lạ. Phó Quang Minh trong cuộc giáp chiến từ đầu đến giờ chỉ vì giải mỗi nguy tiềm ẩn này mà phải tốn bao công sức nay mãi mới cởi ra được thì giờ đến lượt Hồ khi không thoáng đãng lại tự mua dây buộc mình chấp nhận nhảy Mã về chờ cho đối phương tiến đánh. Phải chăng là 1 sai lầm?.Thấy Hồ lui Mã về cung có phần bị động , Phó như trút bỏ gánh nặng liền vội tiến xe làm ngòi cho Pháo mình đánh sang cánh phải chuẩn bị lao xuống mà quấy phá.Ai ngờ ..

    26.. P2.3(!)
    27.X3/2 P8/2(!)
    28.X3-2 X3-7
    29.X2-5 P8-5

    ..đó lại là 1 âm mưu được tính toán rất kỹ của Hồ , Hồ mượn Mã về cung làm mồi nhử , chỉ đợi Phó thăng xe quá hà liền thăng Pháo mình lên chuẩn bị nhập trung công phá.Phó thấy mình đã đi hớ cảm thấy bất an vội lui xe về cản lại thì Hồ lại hiên ngang thoái tiếp Pháo kia, đến đây Phó không còn sự lựa chọn nào khác là phải đấu pháo với Hồ.Tuy không thiệt về quân lực nhưng đã bị Hồ cướp mất tiên cơ , cả 2 bên đều là có Mã nhập cung nhưng tình hình hoàn toàn khác biệt. Giờ Phó bị động còn Hồ thì lại dễ dàng đi hơn. Sau khi Phó đi X2-5 bắt tốt đầu định nhân đó chiếm lợi thì bị Hồ túm được điểm yếu bình Pháo định lấy phần hơn.

    30.T7.5 T5/7(!!)
    31.P4-9 M5.4(!)
    32.X5-6…

    Tiếp theo để giải trừ điểm yếu xe bị cầm tù,Phó buộc phải bay tượng.Giờ đến lượt Hồ đi,Hồ cũng đi 1 nước cờ có tượng.Nhưng là 1 nước cờ cao siêu và là nước cờ mang tính quyết định của ván này. Nước cờ T5/7 (!!).Cũng là đi Tượng nhưng rõ ràng có sự khác biệt ở đây nước cờ của Phó là nước cờ đối phó như việc đem nước dập lửa còn nước cờ của Hồ lại là nước cờ có tính định quốc an bang.Chiêu mở Tượng rút kiếm đâm Pháo,phục nhảy M5.6 thật sự khiến ai nấy đều cả kinh.Sau đó,khi Phó chạy Pháo rồi,Hồ được đà nhảy Mã múa đao bắt xe công sát.Giờ thì Phó chẳng còn lựa chọn nào khác liền binh xe bắt mã.Bấy giờ…

    32…X7-6(!!)
    33.P9-5 X6/3(!!!) (hậu thắng)

    …tất cả người hâm mộ đều hồi hộp chờ đợi xem ở nước cờ tiếp theo Hồ Vinh Hoa sẽ đi thế nào,phải chăng đến đây Hồ hết lực ?.Với việc Phó đưa xe truy bắt Mã Hồ , Hồ ứng phó làm sao để thuận tình thuận lý?.Chẳng phải suy nghĩ lâu,Hồ đi 1 nước cờ với tất cả hùng tâm tráng trí có thể xem như là tuyệt đỉnh công phu.X7-6 cực kỳ thú vị. Phó hoàn toàn choáng váng , liền vận Pháo nhảy vào ăn tốt giữa với mong muốn trục xuất Pháo đầu của Hồ hy vọng cứu ván tình thế.Tuy nhiên ngay sau đó Hồ đi X6/3 mà theo giới cờ Trung Quốc đã bình rằng :” Như ném một ngọn roi cắt ngang trời đất..” vô cùng tinh tế và xảo diệu. Đến đây Phó Quang Minh buông cờ chịu thua. Hồ Vinh Hoa oanh liệt trở thành người chiến thắng.Về sau, Hồ tiếp tục thắng lợi trong vòng cuối cùng,còn Liễu Đại Hoa do bất cẩn cờ tàn đã để hoà cờ nên tổng kết cuối cùng tại giải Đại hội năm đó,Hồ Vinh Hoa của Thượng Hải đoạt ngôi quán quân,Liễu Đại Hoa của Hồ Bắc đoạt ngôi Á quân còn Phó Quang Minh của Bắc Kinh đoạt ngôi Quý quân.Danh xưng “Thập liên bá” sau này của Hồ Vinh Hoa chính là được bắt đầu từ chính ván cờ “Thuận Pháo tranh vương” trong mùa thu năm 1979 kể trên. Ván cờ này sau đó được giới cờ Trung Quốc xếp vào hàng “Tượng kỳ lịch sử danh cục” để các thể hệ kỳ thủ trẻ sau này lấy đó để nghiên cứu và học tập.
    (st)

    Các bác xem ván "thuận pháo xưng vương" ở đây !
    http://maiquylan.blogspot.com/2009/01/t ... -1979.html
     
  4. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    Các kỳ thủ Hà Nội những người điển hình nhất của Làng cờ miền Bắc
    Thứ tự danh sách không có ý nghĩa từ cao xuống thấp
    1- Nguyễn Vũ Quân (Quân ngọng) Rất tiếc anh đã từ biệt cõi trần , đây là 1 mất mát rất lớn ! :(
    2- Nguyễn Anh Quân (Quân bún)
    3- Đào Cao Khoa
    4- Bùi Dương Trân
    5- Vũ Huy Cường (Cường kim liên)
    6- Nguyễn Khánh Ngọc
    7- Lại Việt Trường
    8- Phạm Quốc Hương (Hương ngỗng)
    9- Phùng Quang Điệp
    10- Lưu Khánh Thịnh (Thịnh con)
    11- Nguyễn Thành Nam
    12- Trần Trung Kiên
    13- Nguyễn Ngọc Tùng
    14- Bùi Khắc Hưởng
    15- Hoàng Văn Linh
    16- Trần Quyết Thắng
    17- Trần Thế Anh
    18- Nguyễn Hoàng Kiên (Kiên cận)
    19- Nguyễn Văn Hùng (Hùng Bệu)
    20- Phạm thanh Tùng (Tùng kều)
    21- Nguyễn Hoàng Chiến
    22- Nguyễn Trường Sơn
    23- Nguyễn Thanh Tùng (Tùngcon)
    24- ................


    *ĐÔI NÉT VỀ " ĐẶC CẤP QUỐC TẾ ĐẠI SƯ " - NGUYỄN VŨ QUÂN

    21 tuổi, vô địch toàn quốc (2004); 22 tuổi, lần đầu xuất ngoại đã đánh bại cả một dàn hảo thủ thế giới để đoạt HCĐ và trở thành đặc cấp quốc tế đại sư trẻ nhất VN trong lịch sử cờ tướng nước nhà.

    Kỳ tích đó thuộc về một chàng trai Hà Nội có cái tên Nguyễn Vũ Quân.


    4 tuổi, khi lũ bạn cùng trang lứa vẫn còn mê mải với những ôtô, máy bay, robot thì cậu bé Quân, dù cực kỳ hiếu động nhưng lại chỉ thích ngồi chầu rìa xem bố đánh cờ. Lên 5 tuổi, ông bố Nguyễn Văn Thành chính thức dạy Quân học đánh cờ chỉ để cậu bé bớt nghịch ngợm và cũng là cách giữ chân con ở nhà.

    Ai dè, sểnh một cái là cậu tót ra quán nước đầu ngõ chợ Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) nhập sới phủi của mấy ông già về hưu, mấy anh xe ôm, bốc vác mà mê mệt với những nước đi kỳ ảo của 32 quân cờ. Đam mê, lại chịu khó học hỏi nên trình độ cờ của cậu bé khiến nhiều đối thủ bề trên phải vị nể. Nhưng có lẽ tài năng của cậu mãi mãi chỉ quanh quẩn nơi sới cờ ngõ chợ nếu không có cái duyên kỳ ngộ.

    “Duyên kỳ ngộ”

    Năm 1997, cậu học trò lớp 8 Trường cấp I-II Văn Chương, Nguyễn Vũ Quân, vì nghịch ngợm và nói chuyện riêng trong giờ học nên bị cô giáo mời ra khỏi lớp. Lên tới phòng hội đồng, chưa kịp lấy giấy bút viết bản kiểm điểm, Quân thấy một nhóm người đang đỏ mặt tía tai vây quanh một bàn cờ. Chàng ta háo hức nhảy ngay vào xem rồi theo thói quen mách nước.

    Đang rèn cho đội tuyển cờ tướng của trường chuẩn bị đi thi đấu giải cấp quận, thấy cậu học trò có rất nhiều nước sáng, thầy giáo Thành liền bảo Quân vào chơi thử. Cờ đã đến tay, loáng một cái, Quân không những đã đánh te tua tất cả hạt giống của đội tuyển mà còn làm chính HLV Thành phải bỏ giáp qui hàng. Cái bản kiểm điểm về tội nghịch ngợm trong giờ học nhanh chóng được quên đi, thay vào đó Quân chính thức được ghi tên vào danh sách đội tuyển cờ tướng của trường.

    Không phụ sự trông đợi của thầy cô và bè bạn, năm ấy Quân dễ dàng đoạt luôn ngôi vô địch giải cờ tướng học sinh quận Đống Đa và thành phố Hà Nội. Với thành tích quá ư ngoạn mục ngay trong lần đầu tiên ra mắt ấy, Nguyễn Vũ Quân được tuyển thẳng vào CLB cờ tướng quận Đống Đa để ăn ngủ cùng... “xe pháo mã”.

    Phi “nhẫn” bất thành “nhân”

    14 tuổi, khi cái máu ham chơi vẫn còn chảy rần rật trong trái tim đang lớn, Quân đã trở thành VĐV chuyên nghiệp, mà lại theo đuổi môn thể thao trí óc là cờ tướng, phải ngồi cả ngày cả buổi để bóp đầu nhăn trán theo từng nước biến hóa của những quân cờ nên chân tay bứt rứt lắm. Lại nữa, do hoàn cảnh gia đình (cha mẹ đi xuất khẩu lao động khi Quân mới 7 tuổi) ba anh em trai được phó thác cho bà nội; cuộc sống phóng túng ấy đã mang đến cho Quân cái tính ngông nghênh, bất cần... Và anh chàng mang tất cả những điều “phóng khoáng” ấy vào những cuộc cờ.

    May mà có HLV Trần Viết Bảo, người thầy đã dìu dắt Quân ngay từ những bước đi chập chững vào đời VĐV chuyên nghiệp cho đến tận ngày nay, ông thương Quân như con và đáp lại, cậu học trò cưng cũng kính trọng thầy như cha. Thầy Bảo cho biết: “Quân tiếp thu nhanh, tư duy mạch lạc nên khi được huấn luyện bài bản, trình độ cứ tăng vù vù theo cấp số nhân. Nhưng anh chàng có nhược điểm là rất lười làm bài tập”.

    Để răn đe cậu trò nhỏ, ông quyết định không cho Quân tham dự giải trẻ toàn quốc năm 1998 dù khi đó anh là đương kim vô địch TP Hà Nội. Cũng chính năm đó, người bạn đồng môn Nguyễn Thành Bảo khi tham dự giải cờ tướng trẻ châu Á đã đánh bại kỳ thủ Hồng Trí (Trung Quốc) để đoạt HCV.

    Thành công của đồng đội thân thiết đã khích lệ tinh thần ham học của Quân. Anh lao vào tập luyện say mê với quyết tâm “thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li”, một khối lượng bài tập đồ sộ đã được Quân nuốt một cách mau lẹ khiến người HLV nổi tiếng “lạnh” như Trần Viết Bảo cũng phải trố mắt kinh ngạc.

    Nhưng TS vẫn cần những cú vấp để trưởng thành. Năm 1999, Quân tham dự giải cờ tướng trẻ toàn quốc và liên tiếp giành chiến thắng ở những ván đầu. Thắng lợi như chẻ tre đã làm chàng hoa cả mắt và chủ quan nên cuối cùng nhận một thất bại thảm khốc, thua cả ba ván cuối cùng nên chỉ xếp hạng tư.

    Năm sau, cũng tại giải trẻ toàn quốc, Quân lại nhanh chóng “biến” các đối thủ thành kẻ bại trận. Ván cuối gặp Lê Phan Trọng Tín, chỉ cần hòa là Quân đoạt HCV. Thắng phải thắng đẹp, việc gì phải chủ hòa, vào trận Quân xua quân ào ào xông lên tấn công và thế là rơi vào chiếc bẫy của Tín giăng sẵn. Bó tay, thúc thủ, Quân nhận HCB với nhiều cay đắng...

    Lời khuyên của người vừa là thầy, vừa được Quân coi như cha, Trần Viết Bảo: “Trong cuộc cờ cũng như trong cuộc đời, muốn cao không ai qua được chữ “nhẫn” đâu con ạ”, Quân lập tức “ngộ” ra. Quân lao vào tập luyện với sự khiêm tốn chưa bao giờ có trước đó. Để “dạn đòn” hơn, năm 2002 Quân từ biệt sư phụ, “hành tẩu giang hồ” đặng thu thập thêm những kỳ chiêu dị pháp của các cao thủ võ lâm.

    Vào ăn dầm ở dề cả năm trời tại TP.HCM, Quân háo hức tham dự hàng trăm trận, từ những cuộc đấu phủi nơi góc quán cà phê, bên hông Chợ Lớn đến những trận tỉ thí kinh thiên động địa với đặc cấp quốc tế đại sư Trềnh A Sáng. Ngày nào cũng đánh ròng rã từ 8g-22g, có lần ba ngày đêm liên tiếp Quân không về gác trọ để dồn tâm sức cho những cuộc đấu cờ...

    Diện kiến với hàng loạt cao thủ người Hoa, Quân học hỏi được vô vàn kinh nghiệm thực tế không có trong sách vở: từ chiêu giằng mã của một ẩn sĩ Chợ Lớn đến cước hoành xa của chàng cao thủ Q.3... Trở về Hà Nội, các chiêu thức học từ thực tế đã được Quân mang ra cùng với thầy Bảo mổ xẻ đến từng vân vi để thu nạp những tuyệt chiêu, tạo thành lối đánh rất sáng tạo nhưng không xa rời bài bản.

    Thành công từ khổ luyện

    Đặc cấp quốc tế đại sư Nguyễn Vũ Quân
    [​IMG]

    Nguyên Vũ Quân (thứ hai từ trái qua, hàng trên) cùng đội tuyển cờ tướng Hà Nội trong chuyến tập huấn tại Hà Bắc kỳ viện (Trung Quốc)
    Chuyến hạ sơn ấy đã cho kết quả mỹ mãn, Quân tiến bộ vượt bậc cả trình độ cờ lẫn bản lĩnh thi đấu. Không phải chờ đợi lâu, năm 2004 Quân đoạt ngôi vô địch cờ tướng toàn quốc và dễ dàng giữ vững vị trí này tới năm 2005, gây cho làng cờ một cơn choáng váng.

    Cũng trong năm 2005, Quân được cử vào đội tuyển quốc gia tham dự giải vô địch thế giới tại Paris (Pháp). Giải này diễn ra hai năm một lần, qui tụ tất cả anh hùng hào kiệt khắp năm châu bốn biển. Từ khi có giải, ba thứ hạng đầu luôn thuộc về các kỳ thủ Trung Quốc, nếu không phải người Trung Hoa đại lục thì cũng là các kỳ thủ gốc Hoa sống ở các nước khác. VN tham gia giải từ năm 1993 và thành tích đứng thứ 6 của Trềnh A Sáng là chiến công ấn tượng nhất từ trước tới đó.
    (st)
     
  5. Hai Lúa-USA

    Hai Lúa-USA Advanced Member

    Joined:
    8/2/08
    Messages:
    1.480
    Likes Received:
    23
    Ừ nước cờ chót hay quá. Phải nói suy nghĩ được nước này thì khả năng thật là siêu phàm...

    Lâu quá ko đánh cờ giờ nhìn mấy bài viết này thấy nao nao. Ngày xưa toi chỉ biết Dương Nghiem Mậu cao thủ miền Nam soạn mấy cuốn tượng kỳ dịch ra từ sách Tàu. Có ai nhớ không?
     
  6. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    Có phải cuốn này ko bác ? :D

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đây là 1 trong 3 cuốn tượng kỳ rất nổi tiếng của Vương Gia Lương gồm : Tượng kỳ tiền phong - Tượng kỳ trung phong - Tượng kỳ hậu vệ
     
  7. Mission752

    Mission752 Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.192
    Likes Received:
    20

    Khiếp, bác alex nghiên cứu ác nhỉ, em đoán bác hay đọc Tượng kỳ hậu vệ :lol: hôm nào cho em mượn cuốn Tượng kỳ tiên phong nhé :wink:
     
  8. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    Bác phải nghiên cứu Tượng kỳ trung phong mới phải chớo... :mrgreen:
    Ok thứ 7 em mang ra sân !
     
  9. thanhyk

    thanhyk Advanced Member

    Joined:
    21/2/09
    Messages:
    373
    Likes Received:
    8
    Trung Hoa có Kim Dung nổi tiếng hành văn kiếm hiệp, Việt Nam có bác Alex nổi tiếng hành văn tượng kỳ ... Em đọc bác còn hay hơn đọc truyện kiếm hiệp. Kỳ tài ... kỳ tài :)
    Bác hô hào anh em lên trang web nào về cờ để giao lưu cùng nhau đi, em cũng mê lắm. Bác hướng dẫn cách tham gia và đánh online cụ thể như thế nào nhé.
     
  10. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    Các bác có thể chơi online ở nhiều trang web , em thì đã gắn bó rất lâu với clubxiangqi.com . Đây là web cở tướng khá nổi tiếng ở VN , rất thân thiện , đăng ký nhanh chóng và hoàn toàn free , giao diện đẹp dễ nhìn , nói chung cá nhân em rất hài lòng! :D
    Nhân tiện em xin hướng dẫn đăng ký tài khoản cho 1 số bác mới làm quen với môn cờ tướng để chơi trực tuyến luôn :
    + Vào vinagames.com (là trang chủ) trong đây có rất nhiều trò chơi. Các bác vào mục Cờ tướng (clubxiangqi.com) . Ở phần đăng nhập có mục đăng ký miễn phí , nhấp chuột vào đó sẽ có phần đăng ký trương mục Các bác điền đầy đủ thông tin vào những ô trống , sau đó check hòm thư và kích hoạt tài khoản là xong. Rất dễ phải ko các bác ! :D
    *Lưu ý: Máy tính của các bác phải cài Java 5 trở lên nhé !
    Chúc các bác luôn vui ! :D
     
  11. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    KINH NGHIỆM HỌC VÀ CHƠI TRUNG CUỘC


    I .PHÂN BIỆT GIỮA CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT

    Tìm hiểu nguồn gốc thì các từ CHIẾN LƯỢC và CHIẾN THUẬT xuất phát từ những thuật ngữ quân sự của Hy Lạp có nội dung ý nghĩa như sau:
    CHIẾN LƯỢC : là nghệ thuật phối hợp tác dụng của những lực lượng quân sự để dẫn dắt một cuộc chiến tranh.
    CHIẾN THUẬT : là nghệ thuật phối hợp tác dụng của các đạo binh hoặc các vũ khí khác nhau nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong tác chiến.
    Như vậy theo nguyên gốc thì ý nghĩa của các từ chiến lược và chiến thuật có điểm giống nhau nhưng cũng có những khía cạnh khác hẳn nhau.
    Cả hai đều là nghệ thuật phối hợp nhưng một đằng nhằm dẫn dắt một cuộc chiến tranh nói chung còn một đằng nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong tác chiến.
    Vậy CHIẾN LƯỢC và CHIẾN THUẬT hiện nay ta dùng có ý nghĩa thế nào ? Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này ra sao ?
    Theo chúng tôi thì CHIẾN LƯỢC trong môn cờ là đường lối tiến hành một trận đấu. Có đường lối thì mới dẫn dắt cuộc chiến từng bước theo những phương hướng đề ra, nếu không có đường lối thì sẽ lúng túng, chẳng biết phải tiến hành ván cờ như thế nào. Nhưng đường lối là một khái niệm rất rộng và trừu tượng, bao gồm nhiều vấn đề, vì vậy để làm rõ nội dung của thuật ngữ chiến lược trong môn cờ chúng ta chỉ khoanh lại mấy vấn đề sau :
    - Một là tư tưởng chiến lược :
    Khi tiến hành một ván cờ thì tư tưởng của các đấu thủ có mấy dạng là tấn công, đối công và phòng thủ. Đó là 3 dạng tư tưởng chiến lược chính, nhưng khi thể hiện thì nó có nhiều vẻ khác nhau. Chẳng hạn, cùng là tư tưởng tấn công nhưng có người thích kiểu tấn công ồ ạt, chớp nhoáng, có người thích kiểu tấn công vây siết từ từ. Cũng là tư tưởng đối công có người chơi đối công một cách “ liều mạng ” một mất một còn nhưng cũng có người chơi đối công một cách thận trọng, dè dặt, không mạo hiểm đến mức mặc cho may rủi. Còn tư tưởng phòng ngự cũng vậy, có người phòng ngự tiêu cực, thụ động nhưng cũng có người phòng ngự tích cực, luôn tìm mọi cơ may để phản công.
    - Hai là kế hoạch chiến lược :
    Khi đã khẳng định tư tưởng chiến lược như thế nào thì phải tiến hành trận đấu theo một kế hoạch, thể hiện tư tưởng chiến lược trên. Nói kế hoạch là nói vấn đề huy động và bố trí lực lượng, xác định nhiệm vụ của từng loại binh chủng, xác định hướng tấn công hoặc phòng thủ. Dự kiến những biện pháp cụ thể phải đưa ra thực hiện. Trong giai đoạn khai cuộc thường người ta chỉ có thể đề ra một kế hoạch tổng quát nên cũng gọi đó là kế hoạch chiến lược. Sang giai doạn trung cuộc, tình hình diễn biến càng lúc càng căng thẳng, phức tạp thì kế hoạch phải được cụ thể hóa rõ ràng để giải quyết các mâu thuấn cho phù hợp và có lợi.
    - Ba là mục tiêu chiến lược :
    Song song với việc vạch một kế hoạch để tác chiến là việc xác định rõ mục tiêu. Bởi vì có xác định rõ mục tiêu thì kế hoạch mới có cơ sở để vạch cụ thể, rõ ràng. Còn xác định mục tiêu không rõ, hay không có mục tiêu cụ thể thì kế hoạch sẽ chung chung hoặc thực chất chẳng có kế hoạch gì. Nếu mục tiêu đề ra cho một giai đoạn ngắn, thì đó là mục tiêu trước mắt, còn nếu đề ra cho một giai đoạn dài, thì đó là mục tiêu chiến lược.
    - Bốn là nguyên tắc, phương châm chiến lược :
    Đây là những kinh nghiệm từ thực tiễn đấu cờ được tổng kết để người chơi học tập và vận dụng. Có những nguyên tắc chung như Tượng kỳ thập quyết ( Mười bí quyết trong chơi cờ ) nhưng cũng có những nguyên tắc nêu ra cho từng giai đoạn khai, trung, tàn cuộc rất bổ ích mà bất cứ chiến lược nào cũng cần quan tâm vận dụng. Còn phương châm cũng là những kinh nghiệm hay, được nêu ra như một loại “ kim chỉ nam “ hướng dẫn các hoạt động chiến đấu đạt kết quả. Tùy đối thủ trình độ cao, thấp cỡ nào mà đề ra phương châm cho phù hợp. Như gặp đối thủ thấp hơn thì có thể phương châm là : “ Bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, diệt gọn “ , còn gặp đối thủ cao thì có thể phương châm là : “ Thận trọng đối công, giành từng thắng lợi nhỏ, đẩy lùi địch từng bước rồi tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn “.

    Đó là mấy nội dung cốt lõi mang tính đường lối chung khi tiến hành một ván cờ. Các vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên một chiến lược tổng quát trong khai cuộc. Do đó khi viết về khai cuộc, chúng tôi từng khẳng định đó chủ yếu là vấn đề chiến lược, vì bản thân khai cuộc thể hiện đầy đủ các nội dung trên.
    Trong giai đoạn chuyển từ khai cuộc sang trung cuộc, các xung đột mâu thuẫn tăng cao thì nhiều vấn đề chiến lược nổi lên cần phải lý giải và có chủ trương giải quyết. Đó là những vấn đề như : giá trị quân, thế tốt, thế xấu, điểm yếu, khâu yếu, mối quan hệ giữa các quân, giữa lực lượng vật chất với quyền chủ động, vấn đề tấn công và phòng thủ….Nói chung những vấn đề nầy đều là những nội dung của chiến lược. Do đó có người gọi đây là những yếu tố chiến lược cũng không có gì sai.
    Còn CHIẾN THUẬT trong môn cờ là những phương pháp hoặc biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các tư tưởng, ý đồ theo kế hoạch chiến lược hoặc theo kế hoạch cụ thể đã vạch ra. Mà phương pháp hay biện pháp thì rất phong phú đa dạng, luôn gắn với việc sử dụng, điều động, bố trí phối hợp các lực lượng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chúng trong từng trận đánh. Do đó khái niệm nội dung của chiến thuật cũng rất rộng, nhưng nó cụ thể hơn. Đại thể có thể nêu một số nội dung sau đây :
    - Một là nước đi và điều quân :
    Đây là một nội dung cơ bản nhất của chiến thuật, vì có nước đi thì mới có điều quân, khi đã có điều quân thì mới thực hiện được ý đồ của đấu thủ. Xét về tính chất thì điều quân có thể là một nước tấn công hoặc là một nước phòng thủ, có thể gồm một số nước tích cực hoặc tiêu cực tùy tình hình cụ thể mà đánh giá.
    - Hai là đổi quân :
    Đổi quân là một đòn chiến thuật phổ biến trong chơi cờ. Tùy mục đích yêu cầu của việc đổi quân, người ta phân ra làm nhiều loại : đổi quân để giành nước tiên, giành lấy thế, đổi quân để lời chất hoặc lời quân, đổi quân để giải vây, để cầu hòa.
    - Ba là hi sinh quân :
    Hi sinh quân hay bỏ quân là đòn chiến thuật cũng rất phổ biến. Người ta cũng căn cứ vào mục đích ý nghĩa của hành động này để phân ra các loại : hi sinh để giành lấy thế, đoạt tiên, hi sinh để nhốt quân, giam quân, hi sinh để giải vây, hi sinh để đánh bí ….
    - Bốn là phong tỏa hoặc mở đường :
    Phong tỏa là ngăn chận việc triển khai hay điều động quân đối phương, còn mở đường là để giúp cho quân của phe mình thêm cơ động hay linh hoạt.
    - Năm là sự phối hợp các quân :
    Đây là một nội dung quan trọng trong chiến thuật, vì nếu các quân đứng riêng lẻ thì sức mạnh của chúng có thể giảm đi, ngược lại nếu chúng liên lạc nhau, phối hợp cùng nhau thì sức mạnh của chúng gia tăng rất nhiều. Từ sự phối hợp này mới có thể thực hiện các đòn đánh phối hợp với nhiều mục đích khác nhau.
    -Sáu là gia tăng hiệu năng của từng quân cờ :
    Vấn đề này liên quan đến việc điều động, bố trí quân, liên quan đến việc mở thông các đường, đến vị trí chỗ đứng, đồng thời liên quan đến cả sự phối hợp với các quân bạn. Nhưng bản thân từng quân cờ, từng binh chủng có nhiều khả năng về đòn chiến thuật cần cố gắng phát huy. Chẳng hạn nước tấn công đôi của Xe, của Pháo hay đòn đánh chĩa của Mã ; đòn phối hợp chiếu rút của Xe, Pháo hoặc Xe, Mã, các đòn ghim quân hoặc phong tỏa rất lợi hại của Xe phối hợp với Pháo….
    Đó là một số nội dung cơ bản của chiến thuật, nó thường có mối quan hệ gắn bó với nhau, diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp trên một cánh hoặc cả hai cánh. Có thể nói : Chiến thuật là sự biểu hiện cụ thể của chiến lược trong từng thời điểm một cách sinh động. Giữa chiến lược và chiến thuật có mối quan hệ mật thiết nhau đến mức chiến lược mà thiếu chiến thuật thì đường lối chiến đấu trở nên trừu tượng, ngược lại chiến thuật mà thiếu chiến lược thì như đi trong đường hầm.


    II. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUNG CUỘC

    Phân biệt giữa chiến lược và chiến thuật là để giải quyết nhận thức tư tưởng đồng thời có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn chơi cờ. Vì mọi người đều biết : cờ là một trò đấu trí, chơi phải có tính toán mưu mẹo, không thể đụng đâu đi đó, nghĩ từng nước một. Vào giai đoạn trung cuộc, tình thế phức tạp, muốn tiến hành trận đấu thuận lợi, bao giờ cũng phải có kế hoạch. Đối với người chơi giỏi thì kế hoạch từ khai cuộc đến trung cuộc được họ “nhập tâm “ đến mức chẳng cần phân tích lý luận dài dòng, vì đó cũng là kinh nghiệm của họ. Còn người chơi kém thì thường lúng túng từng hồi, từng chập, chẳng biết nên đi như thế nào cho đúng, vì họ không có kế hoạch gì. Cho nên sự khác biệt giữa người cao cờ với người chơi kém, ngoài khả năng đánh giá thế trận, còn có khả năng lập một kế hoạch cho cuộc chiến.

    Vậy xây dựng kế hoạch trung cuộc như thế nào ?

    Trước khi nêu một số kinh nghiệm để tham khảo, cần nhắc lại là : ván cờ diễn ra từ mở đầu đến kết thúc là một cuộc chiến liên tục không hề gián đoạn. Không phân chia khai, trung, tàn cuộc như ta nghiên cứu và kế hoạch trung cuộc không phải đến giai đoạn trung cuộc mới xây dựng mà đó chỉ là bước nối tiếp cụ thể hóa kế hoạch chiến lược của khai cuộc mà thôi. Với nhận thức như thế, xin nêu một vài kinh nghiệm xây dựng kế hoạch chơi trung cuộc như sau :

    1. LÝ THUYẾT RA QUÂN VẠCH SẲN KẾ HOẠCH TRUNG CUỘC :

    Nhiều nhà nghiên cứu cờ cũng như các danh thủ viết lý thuyết khai cuộc, thường đề ra chiến lược dàn quân với các kế hoạch tấn công, phòng thủ hay đối công. Do đó khi chúng ta học tập lý thuyết khai cuộc, đương nhiên chúng ta cũng tiếp thu tất cả các kế hoạch này.
    Mặc dù nói khai cuộc diễn ra trong vòng từ 8 đến 12 nước đầu tiên nhưng nhiều quyển sách nghiên cứu khai cuộc không dừng lại đó mà người ta nghiên cứu sâu đến 15 – 17 nước. Nhiều chỗ phức tạp, có nhiều phương án khác nhau cũng được người ta nghiên cứu kỹ để thấy phương án nào hay, phương án nào sai lầm hay không hiệu quả. Các phương án diễn ra từ nước thứ 8 trở đi phải được coi là các kế hoạch chơi trung cuộc. Nếu từ các nước đầu tiên đến nước thứ 8 hoặc thứ 10 là kế hoạch tổng quát thì các phương án chính là các khả năng diễn ra tiếp theo cụ thể hóa rõ hơn đường lối chiến lược này. Do đó, trước tiên chúng ta phải biết lý thuyết ra quân của từng thế trận và biết qua các phương án quan trọng, làm cơ sở đầu tiên để xây dựng kế hoạch trung cuộc.
    Chẳng hạn, trận “ Pháo đầu Xe qua hà công Bình phong Mã hiện đại “ Phương án bình Xe đè Mã đối lên Xe giữ Mã, lý thuyết chỉ dẫn cách chơi như sau :

    1. P 2-5......M 8.7
    2. M 2.3......C 7.1
    3. X 1-2......X 9-8
    4. X 2.6..... M 2.3
    5. C7.1.......P 8-9
    6. X 2-3......X 8.2

    Lên Xe giữ Mã là một nước đi mở ra một kế hoạch chiến lược hoàn toàn khác với nước 6… P 9/1 dẫn tới một kế hoạch phản công căng thẳng phức tạp khác. Ngược lại bên Tiên, nếu không đi 6. X 2-3 mà đi 6. X 2.3 đổi Xe cũng đưa đến một kế hoạch trung cuộc khác nữa.
    7. M 8.7
    Bên Tiên còn có các nước 7. C 5.1 hoặc 7. P 8-7 đều dẫn đến những tình huống đối công phức tạp, kế hoạch hai bên cũng phải khác hơn kế hoạch này.
    7…. T 3.5
    Nếu Hậu chơi 7… X 1.1 lại đưa đến tình huống phức tạp khác.
    8. M 7.6
    Trường hợp tiên chơi 8. X 9.1 thì hậu đối công bằng 8…. P 2.4 hoặc cũng cố trung lộ bằng 8… S 4.5 tạo nhiều tình huống thú vị.

    [​IMG]

    Từ kế hoạch chiến lược của Tiên chơi như trên, thế cờ đã đi dần sang trung cuộc, đòi hỏi Hậu phải chọn một trong các phương án kế hoạch sau đây :

    A. Phương án 1 :

    8………….....P 2/1
    9. P 8.4..... P 2-4
    10. X 9-8..... X 1.1
    11 M 6.5..... M 7.5
    12 P 5.4 ..... P 4-5
    13. P 5.2 ..... S 4.5
    14. X 3-7..... X 8.4
    15. P 8-1..... X 8-7
    16. P 1-3..... X 7-6
    17. X 8.3..... X 1-4
    18. C 1.1..... C 7.1
    19. M 3/5..... X 6/2
    20. M 5.7..... P 9-6
    21. S 4.5..... S 5/4

    Tiên hơn Chốt nhưng Hậu còn khả năng chống đỡ và phản công ở cánh trái.

    B. Phương án 2 :

    8…………….P 2.4
    9. C 5.1..... P 2/1
    10. M 6.7..... P 2-5
    11. M 3.5..... P 9.4
    12. P 5.2..... P 9-5
    13. C 9.1..... C 5.1
    14. X 9.3..... C 5.1
    15. P 8.2..... X 1-3
    16. P 8-5..... M 3.5
    17. C7.1..... S 4.5
    18. X 9-5..... M 5.3
    19. P 5-7

    Tiên vẫn còn chủ động nhưng Hậu chống đỡ vững.

    C. Phương án 3:

    8. ……...... S 4.5
    9. P 8-9..... P 2.4
    10. M 6.4..... X 1-4
    11. X 9-8..... P 2-4
    12. C 3.1..... C 7.1
    13. X 3-2..... X 8.1
    14. M 4.2..... P 9-8
    15. M 2/3..... M 7.8
    16. X 8.7

    Tiên vẫn còn chủ động, Hậu chơi không khéo dễ nguy.

    D. Phương án 4 :

    8…………….X 1.1
    9. P 8-7...... P 2.4
    10. C 5.1..... X 1-4
    11. X 9-8..... P 2-3
    12. M 6.5..... M 7.5
    13. C 5.1..... M 5/7
    14. X 8.7..... X 4.5
    15. X 8-7..... P 3-7
    16. C 5-4..... S 6.5
    17. P 7.4..... X 8.4
    18. X 7-9..... M 7.5
    19. P 5.5..... T 7.5
    20. X 9-5..... Tg -6
    21. X 3-5

    Tiên ưu thế thắng.

    Nói chung, trong mỗi thế trận, bên đi tiên cũng như bên đi hậu đều có nhiều phương án kế hoạch chiến lược khác nhau, đòi hỏi người chơi phải nắm vững. Lý thuyết đã tổng kết từ thực tiển để ta có cơ sở vận dụng và sáng tạo.
     
  12. Hai Lúa-USA

    Hai Lúa-USA Advanced Member

    Joined:
    8/2/08
    Messages:
    1.480
    Likes Received:
    23
    Những cuốn sá`ch đó "mới" quá bác ạ. Những sách tôi nói là hồi thập niên 70's mà đ1m học sinh lúc đó mê cờ tướng đem về nghiên cứu. Tôi có lẽ nhớ lộn tên tác giả, ông này thời 60's từng hạ các cao thủ Hongkong và Đài Loan, còn lúc đó Tàu khựa có bức tường tre không giao thiệp các nước khác nên ko ai biết Hồ Vĩnh Hoa cả. Nhưng nhìn vào cách đánh qua bài trên thì HVH thời đó có lẻ vẫn là vô địch, nước cờ biến hóa kinh thật.
     
  13. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    2. HỌC TẬP KẾ HOẠCH CHƠI TRUNG CUỘC CỦA CÁC DANH THỦ :

    Lý thuyết dù viết hay như thế nào cũng không thể phản ảnh đầy đủ thực tiễn phong phú sinh động. Do đó người chơi cờ cần sưu tập tài liệu các ván đấu của danh thủ để xem họ đã xây dựng kế hoạch chơi trung cuộc như thế nào, có điều gì khác lạ so với lý thuyết không.
    Chẳng hạn, ván cờ giữa Từ Thiên Lợi và Đới Quang Khiết chơi ngày 07-12-1958 cùng ván cờ giữa Phạm Thanh Mai với kỳ vương Đông Nam Á Lý Chí Hải chơi tại Chợ Lớn năm 1959 cho chúng ta các bài học về kế hoạch trung cuộc rất sinh động.
    Hình bên là trận đấu của các danh thủ nêu trên sau 8 nước đi.

    [​IMG]

    Bây giờ đến lượt Hậu đi, lý thuyết có nêu :
    8.……………...T 7.5
    9. X9-6……...S 6.5
    10. M 4.3…….M 2.1
    11. P 7/1……..X 1-2
    12. X 2.4……..X 2.5
    13. C 5.1 ?!......P 2.3 !

    Hai bên đối công

    Đới Quang Khiết cũng như Lý Chí Hải đi Hậu đến chỗ này không chơi theo lý thuyết là 8. …….T 7.5 mà đều đi : 8…….X 1-4 ?! . Nước sáng tạo này không được các nhà nghiên cứu đồng tình, cho là phải củng cố trung lộ mới đủ sức chống đỡ.

    Kế hoạch của Từ Thiên Lợi là tấn công cánh mặt rồi chuyển sang cánh trái, ngược lại Phạm Thanh Mai vạch kế hoạch tấn công cánh trái của đối phương, phối hợp với tấn công trung lộ. Cả hai kế hoạch đều thành công. Chúng ta xem diễn biến dưới đây :

    A. Từ Thiên Lợi – Đới Quang Khiết :

    8……............X 1-4 ?!
    9. X2.5……..T 3.5
    10. X 2-6……X 4.1
    11. M 4.6……X 8.1 ?
    ( nên 11……...P 8.5 đề nghị đổi Pháo, giải tỏa bớt áp lực của bên Tiên )
    12. X 9-2……X 8-4
    13. M 6.4……P 8-9
    14. X 2.5……P 9.4
    15. X 2-3……P 9-7
    16. X 3-2……M 7.6
    17. X 2/3 !......M 2.1
    18. P 7/1…….P 2.4
    19. P 5.4…….S 4.5
    20. C 5.1…….P 7-5
    21. P 5/3…….P 2-5
    22. C 5.1……X 4.7
    23. M 9/8……P 5/1
    24. C 5-4……Tg -4
    25. X 2/1……X 4.1
    26. Tg .1…….X 4/1
    27. Tg /1…….X 4.1
    28. Tg .1……P 5-2
    29. T 7.9…….P 2.3
    30. P 7.1

    Tiên thắng cờ tàn.

    B. Phạm Thanh Mai – Lý Chí Hải :


    8…….............X 1-4 ?!
    9. X2.6………..T7.5
    10. X9-4……….S6.5
    11. C5.1……….M2.1
    12. P7/1………..C3.1
    13. M4.3……….C3.1
    14. C5.1 !………P2.1 ?
    15. M9.7………..X4.3
    16. M7.6………..P2.6
    17. S4.5………...M1/3
    18. X4.3 ?!……..M3/5
    19. M6.8 !...........X4-3
    20. M3/5……….C5.1
    21. X4-7 !……...X3/1
    22. M8/7……….P8-9
    23. X2-3………..X8.2
    24. M7.5……….M7/8
    25. P7.6………..X8.2
    26. C3.1………..X8.2
    27. P7-1

    Tiên thắng.

    Thật ra trong cách chơi trung cuộc của các danh thủ có rất nhiều điều để học, từ kế hoạch đến các vấn đề chiến thuật, từ phương cách tấn công đến phương cách phòng thủ. Chẳng hạn ván cờ Phạm Tấn Hòa đấu với kỳ vương Hồng Kông là Lê Huệ Đông ngày 15-12-1973 tại Chợ Lớn có nhiều bài học rất bổ ích.


    Ván này Lê Huệ Đông đi tiên.


    [​IMG]



    Sau 10 nước đi hình thành thế cờ trên.
    Bây giờ đến lượt Hậu đi.
    Theo lý thuyết thì Phạm Tấn Hòa thừa biết, nếu đi :
    10.…………….X1-7
    11. T7.5 !……..X7.2
    12. P7.3………S4.5
    13. M9.8 !........T7.5
    14. P7-9………P8-5
    15. X2.9………M7/8
    16. X9-8………P5-7
    17. M8.7
    Tiên có thế công mạnh.

    Do đó Phạm Tấn Hòa đã đổi lại như sau :

    10……………..T7.5
    11. X9-8………P8.3
    12. C7.1……….X1/2

    Tiên tiến Chốt đe dọa bắt chết Xe hậu bằng P5-9 buộc Hậu phải lui Xe.

    13. C7.1……….X1.1
    14. M3.4………X1-3
    15. X8.2……….P8-5
    16. P5-2……….P5-1

    Vừa qua có nhiều phương án khác có thể chơi được, như ở nước 16, Tiên có thể :
    16. T7.5…….X9-8
    17. M9.8 để rồi 18. M4.6 tạo thế đối công phức tạp.
    Còn đối với Hậu, thực hiện nguyên tắc : phòng thủ thì cố đổi bớt quân để giảm áp lực của đối phương.

    17. T7.9……….X3/1
    18. P2.7……….C5.1
    19. X2.6……….X3-6
    20. M4/6……….S6.5
    21. M6.5……….M3.4
    22. X8-2……….X6.1
    23. C5.1……….M7.5
    24. S6.5……….M5.3

    Hậu phòng thủ vững nên Tiên dù chủ động vẫn chẳng làm được gì. Mặt khác 2 Mã bên Hậu nhảy lên tạo nhiều cơ may phản đòn.

    25. P2-1……….X8.3
    26. X2.4……….Tg-6
    27. T9.7……….M4.3
    28. X2.3……….Tg .1
    29. M5.7………Ms .5
    30. X2/1……….Tg/1
    31. X2/6……….X6-2
    32. M7.6 ?.........M3.4 !

    Khi Hậu chơi 31. …….X6-2 , Tiên vẫn nghĩ là đối phương lo chống đỡ con Mã của mình, không biết là Hậu đã có kế hoạch phản công. Đến khi Hậu đi : 32……..M3.4 thì Tiên thua tới nơi rồi.
    Bây giờ xuất Tướng có thể Tiên chết Xe :
    33. Tg -6………X2.5
    34. Tg .1………M5.3
    35. X2-7………X2-3
    36. X7.1………X3/3
    37. M6/5………X3/1
    Hậu ưu thế cờ tàn.

    Nhưng Phạm Tấn Hòa thấy kế hoạch ăn Xe như trên chưa hay nên đã đi :


    33. Tg -6………M4/5
    34. Tg -5………Mt .6
    35. X2.7……….Tg .1
    36. X2/6……….X2.5
    37. S5.6……….M5.4
    38. Tg .1………X2/1
    39. Tg .1………M4/5
    40. X2-4………S5.6
    41. S4.5……….X2/1
    42. S5.6……….M6.4
    43. Tg /1………X2.1

    Tiên đầu hàng.



    3. SO SÁNH CÁCH CHƠI KHÁC NHAU CỦA CÁC DANH THỦ :


    Trong những vấn đề trung cuộc thường có những ý kiến khác nhau giữa các danh thủ nhất là vấn đề phương án kế hoạch. Thế nhưng họ không tranh cãi nhau trên lý thuyết mà tranh cãi bằng những kiểu chơi khác nhau ngay trên bàn cờ. Do đó, nếu ta theo dõi các vấn đề liên tục và có hệ thống thì sẽ thấy những sự khác biệt này. Thông thường thì những sáng tạo mới có nhiều điều hay hơn, chính xác hơn là những kiểu chơi cũ.

    Như trận Thuận Pháo cổ điển – hệ thống Thiên Mã hành không có thời nảy sinh nhiều cuộc tranh luận xung quanh các phương án của bên tiên cũng như bên hậu. Ngày 24-11-1958 , danh thủ Dương Quan Lân và Lưu Ức Từ đã chơi một ván sôi nổi theo hệ thống này. Sau đó Hồ Vinh Hoa gặp Tôn Thọ Căn vào tháng 3 năm 1961, họ đã chơi lại ván cờ trên, nhưng Hồ Vinh Hoa đã sáng tạo nên một phương án mới rất độc đáo. Lúc này Hồ Vinh Hoa vừa tròn 16 tuổi đến Tô Châu thăm và thi đấu biểu diễn với tư cách là đương kim vô địch Trung Quốc, đã làm cho làng cờ ở đây kinh ngạc và khâm phục.

    Dương Quan Lân cũng như Hồ Vinh Hoa đều đi Tiên, còn Lưu Ức Từ và Tôn Thọ Căn đều đi Hậu. Hai ván cờ diễn ra ở hai thời điểm khác nhau nhưng họ đã chơi rất giống nhau từ nước đi đầu tiên đến nước thứ 11.

    [​IMG]


    Vì chơi Thuận Pháo nên hai bên đối công quyết liệt. Bây giờ tới Tiên đi, Tiên có nhiều kế hoạch để tấn công tiếp.

    A. Duơng Quan Lân – Lưu Ức Từ :

    12. P7-6……….P2-7
    13. X8.4……….X4-6
    14. P5.5……….T3.5
    15. T3.1……….X1-3
    16. P6-4……….T5.7
    17. X3/1……….X3.4
    18. T7.5……….X3-5
    19. M9/7………X6-3
    20. X8-7 ?.....X3/1
    21. T5.7……….X5.1
    22. T7/5……….T7.5
    23. X3/1……….X5-7
    24. T5.3……….M6.5

    Hậu ưu thế, cuối cùng đã thắng.

    B. Hồ Vinh Hoa – Tôn Thọ Căn :

    12. M9/7 !!....X4-3
    13. X8.3……….X3.1
    14. C3.1!...….T7.9
    15. X8-4………X3/3
    16. M7.8 !.....X3-4
    17. C3.1 !.....T9.7
    18. M3.2………M6.5
    19. X3.1………X1-2
    20. P5.4………S4.5
    21. X4.6 !!

    Hậu đầu hàng, vì nếu :


    21………….....Tg -6
    22. X3.2………Tg .1
    23. M2.3……...P5-7
    24. X3/2

    Ăn Pháo, Hậu không đỡ được.

    So sánh cách chơi của các danh thủ giúp chúng ta hiểu sâu nhiều phương án kế hoạch quan trọng. Như trận Pháo đầu đối Bình Phong Mã hiện đại có nhiều biến hóa rất phức tạp, nhất là khi Hậu bình Pháo đòi đổi Xe rồi thoái Pháo hăm bắt Xe.

    Chúng ta xem một số thí dụ sau :

    Hình bên dưới là trận đấu của nhiều danh thủ hay chơi, sau 12 nước đi của Tiên.

    [​IMG]


    Bây giờ đến Hậu đi.

    A. Liễu Đại Hoa – Dương Quan Lân ( ngày 16 - 12 - 1983 )

    12. …………..…P7.5
    13. X8.6………M8.6
    14. P5-3………X8.2
    15. P3.2………X8-6
    16. M7.6……..P2-1
    17. X8-7………X2.7
    18. C7.1

    Hai bên tung ra nhiều cái bẫy để dụ nhau. Vừa rồi nếu Tiên tham ăn quân, đổi lại đi :

    18. X4.2 ?.....P1-6
    19. X7.1………T3.5
    20. X7/1………P7-8, để rồi 21……….X2-6, Tiên khó chống đỡ.

    18. …………..…P7-8
    19. C7-6………P8.3
    20. M5.7………M6/4
    21. S6.5

    Tiên vẫn còn chủ động nhưng cuối cùng ván cờ hòa.

    B. Dương Quan Lân – Lưu Điện Trung ( ngày 18 - 12 - 1983 )


    12. …………..…C7.1
    13. X8.6………C7.1 ?
    14. M7.6………C7.1
    15. T3.1………T3.5
    16. X4/2………X8.3
    17. M5.7………X8-7
    18. M6.7………X7.1

    Ván cờ đến đây coi như cân bằng nhưng sau đó Hậu sai lầm nên thua cờ tàn.

    C. Dư Lý Mộc – Triệu Quốc Vinh ( ngày 14 – 08 – 1984 )

    12. …………..…C7.1
    13. X8.6………T3.5
    14. X8-7……..P2.4
    15. X7.1………P2-3
    16. X7-9………P3.3
    17. M5/7………P7.8
    18. S4.5……….M8.9
    19. P9-8……….P7-9
    20. S5.4……….X8.9
    21. Tg.1……….X8/1
    22. Tg/1……….P9/1
    23. P5.4……….X8.1
    24. Tg.1……….M9.8
    25. Tg.1……….X8-5
    26. S4/5……….C7.1

    Hậu thắng.

    4. PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA BẢN THÂN :

    Khi trình độ chúng ta tiến bộ khá thì nhất thiết phải tham gia sáng tạo nhiều phương án theo nhận định đánh giá của ta. Có thể nhiều phương án của ta không chính xác, nhưng nếu ta thử nghiệm nhiều lần thì ta càng nhận thức đầy đủ hơn thế cờ và tự loại bỏ những phương án sai lầm để giữ lại các phương án hay nhất. Có sáng tạo và thử nghiệm lựa lọc như vậy, bản thân ta mới mau tiến bộ và góp phần làm cho trò chơi ngày một phong phú hấp dẫn hơn.

    Chẳng hạn, thế trận Pháo đầu đối Bình Phong Mã hiện đại có phương án diễn biến như sau :

    01. P2-5……….M8.7
    02. M2.3………C7.1
    03. X1-2………X9-8
    04. X2.6………M2.3
    05. C7.1……….P8-9
    06. X2-3………P9/1
    07. M8.7………S4.5
    08. M7.6………P9-7
    09. X3-4………T3.5
    10. P8-7.

    [​IMG]


    Đến đây lý thuyết có nêu 2 khả năng chơi đối công của Hậu là :
    10……………...P2.4
    Hoặc là :
    10……………...X8.5
    Đồng thời lý thuyết cho rằng nếu Hậu đi :

    10……………..X1-4 ?
    11.X9-8………X4.5
    12. X8.7………X4-3
    13. P7-9………M3/4
    14. P9.4,
    Tiên ưu thế lớn.

    Thế nhưng tại giải Cờ Tướng A1 toàn thành năm 1986 diễn ra tại CLB An Đông, Trịnh Tư Dưỡng danh thủ của Quận 11 gặp cao thủ Nguyễn Văn Hiệp của huyện Bình Chánh, đã lúng túng khi đối phương sáng tạo một phương án mới trong kiểu chơi này.
    Hiệp đã đi như sau :

    10……………..X1-4
    11. X9-8………P2/1 !?
    12. M6.7………X4.7
    13. X8.2………P2-3
    14. S4.5 ??........X4-3 !
    15. X8-7………P3.2

    Hậu bắt đôi Xe, lời quân nên thắng ván cờ không khó.

    Nước sáng tạo của cao thủ Nguyễn Văn Hiệp làm chấn động làng cờ thành phố lúc bấy giờ. Ai cũng nghĩ thì ra lý thuyết nói 10………..X1-4 là sai lầm, hóa ra Hiệp đã chứng minh không sai lầm mà còn hay là đằng khác.

    Trịnh Tư Dưỡng là người thua đau nên đã dầy công nghiên cứu lại phương án này, nhờ đó một thời gian sau Dưỡng nêu ý kiến như sau : “ Lúc đó đang thi đấu quá căng nên không kịp phát hiện cái sai của đối phương. Nếu bình tĩnh thì đã nhìn ra nước đối phó tuyệt vời như sau :

    10……………X1-4
    11. X9-8……..P2/1
    12. M6.7…….X4.7
    13. X8.2……..P2-3
    14. M7.5 !.......T7.5
    15. X8.7 !

    Đến đây bên Hậu chống đỡ như thế nào cũng thất thế “

    Nêu câu chuyện này để biểu dương tinh thần sáng tạo của các đấu thủ nhưng đồng thời cũng cho thấy sự khó khăn, phức tạp trong sáng tạo.
    Chỉ mỗi một nước cờ thôi – nước 14. M7.5, thoạt trông đơn giản nhưng phải mất gần một năm sau mới tìm ra.

    5. PHẢI NHẠY BÉN NẮM LẤY NHỮNG CÁI MỚI :

    Cờ là một trò chơi luôn luôn sáng tạo và phát triển. Do đó cần để tâm theo dõi sự phát triển này để nâng cao trình độ.

    Cái mới trong cờ thì rất nhiều : có những vấn đề thuộc về chiến thuật làm phong phú thêm kiến thức về chiến thuật của ta, nhưng có những vấn đề thuộc về chiến lược cần phải đặc biệt quan tâm.

    Chẳng hạn trận “ Lên Tượng đầu “ là một chiến lược xuất quân cổ xưa ai cũng biết. Người ta đã liệt nó vào loại “ chiến lược phòng ngự, cầm cự “ tức là kiểu chơi rất thụ động. Nếu bây giờ có sửa đổi thì nó cũng chỉ phòng thủ tích cực mà thôi.

    Thế nhưng tháng 9 năm 1979, danh kỳ Hồ Vinh Hoa gặp Vương Gia Lương tại giải Đại hội Cờ Tướng lần thứ IV ở Trung Quốc đã sử dụng trận “ Lên Tượng đầu “ thành một trận tấn công rất độc đáo.
    Ván cờ diễn ra như sau:

    Hồ Vinh Hoa ( tiên ) Vương Gia Lương

    01. T3.5……….P8-6
    02. M2.3………M8.9
    03. X1-2………X9-8
    04. P2.4 !...........M2.3
    05. P8.2 !

    Khi Vương đối phó bằng nước Pháo tai Sĩ ( 01……P8-6 ) thì Hồ suy nghĩ đến 10 phút mới đi tiếp 02. M2.3 . Điều đó cho thấy Vương chuẩn bị chơi nước lạ, còn Hồ thì bị bất ngờ. Thế nhưng sau 5 nước đi của Tiên thì rõ là không phải Tiên phòng ngự mà là đang tấn công, còn Hậu mới chính là đang phòng ngự và đang gặp khó !

    05. ……………T3.5

    Hậu không thể chơi :
    05……………..T7.5 vì bị
    06. P8-1 bắt Mã, hoặc nếu :
    05……………..C3.1 thì
    06. P8-2 bắt Xe, buộc Xe Hậu cũng phải trốn vô góc.

    06. P8-2 !
    Vương Gia Lương
    [​IMG]
    Hồ Vinh Hoa

    Ai cũng nghĩ : Hậu lên Tuợng đầu thì Tiên không thể chơi P8-2, nhưng xem kỹ lại thì Tiên vẫn chơi được, vì nếu :

    06. …………….....X2.3 ăn Pháo thì :
    07. P2-9 !.......X1-2
    08. X2.6………...P2.3
    09. X2/1, tuy Hậu đổi Xe lấy 2 Pháo nhưng các quân vẫn bị uy hiếp.

    06………………...X8-9
    07. M8.7……….X1-2
    08. X9-8……….P2.4

    Nếu chịu khó đếm lại số nước đi thì Tiên chơi 8 nước, còn Hậu chỉ mới đi 6 nước, coi như “ chấp 2 nước tiên “

    09. C7.1……….X9.1
    10. S4.5……….X9-4
    11. X2-4………S4.5
    12. X4.5……….X4-2
    13. C7.1

    Tiên hi sinh Chốt với ý đồ rất rõ là : “ Bỏ con tép bắt con tôm “ tức là hăm bắt chết Pháo bên Hậu khi 13. ………..C3.1, 14. Ps-8 ! buộc Xe bên Hậu phải đổi Pháo, Mã bên Tiên. Và Hậu đã chơi như vậy.

    13…………….....C3.1
    14. Ps-8 !………Xt .4 !
    15. M7.8……….X2.5
    16. C3.1………..X2/5
    17. P2.1………...P2/2
    18. X4.1………..C3.1
    19. X8.2………..X2-4
    20. X4-3………..X4.4
    21. C3.1………..P2-7

    Tiên hi sinh Chốt để ngăn chặn Xe bên Hậu không qua được cánh mặt yếu kém của mình, đồng thời tiếp tục tập trung lực lượng để tấn công.

    22. X8-7……….C3-4
    23. X7.4………..C9.1
    24. M3.2……….C4.1
    25. C5.1………..C4-5
    26. X7/3………..C5-4 ?

    Hậu nên:
    26………………P7.2
    27. X3/3………..X4-8
    Tức là chơi “ bỏ trước, lấy sau “ có nhiều cơ may cầu hòa.

    27. X7-8………..M3.2
    28. X8.1………..M2/3
    29. C5.1 !.......C5.1
    30. M2.4………..M3/4
    31. X8.5………...S5.4
    32. M4.5………..T7.5
    33. X3-4………..C5.1
    34. X4.1………...X4-5
    35. P2.1…………M9.7
    36. P2-9…………X5-3
    37. X4/1…………M7/9
    38. P9.1…………S6.5
    39. X4-5………..M9/7
    40. X5/2

    Đen ưu thế lớn và thắng cờ tàn dễ.

    Như vậy, không thể giữ mãi nhận thức cũ, cho rằng thế trận này chỉ để phòng ngự chứ không phải tấn công. Hoặc như thế trận Đơn Đề Mã cũng vậy, trước kia là loại phòng thủ thụ động, sau này người ta nghiên cứu sửa đổi khiến nó trở thành một loại tích cực đối công. Hay như trận Bình Phong Mã hiện đại, vốn nó vừa phòng ngự vừa sẳn sàng trả đòn, nhưng các danh thủ đã không ngừng cải thiện các phương án, như phương án “ lưỡng đầu xà “ , năm 1991, người ta đã chơi theo kiểu mới như sau :

    01. P2-5…..…..M8.7
    02. M2.3…......X9-8
    03. X1-2……...C7.1
    04. X2.6……....M2.3
    05. M8.7……....C3.1
    06. X9.1……....P2.1
    07. X2/2……...T3.5
    08. C3.1……....C7.1
    09. X2-3……....M7.6
    10. X9-4……....P2.1
    11. X4-2……....X1.1

    Trước kia tới đây bên Hậu thường đi:
    11. ………….S4.5
    12. C7.1…….P2/1
    13. X2-4……M6/8
    14. X3-6……C3.1
    15. X6-7……X8.1
    16. P5-6…….X8-7
    17. T7.5…….P2/3
    18. M7.6
    Tiên vẫn chủ động.

    Hiện tại các danh thủ chuộng phương án mới này, tức là Hậu sớm hoành Xe cánh mặt.

    12. C7.1……….C3.1
    13. X3-7………X8.1
    14. X7-4………X1-6
    15. C5.1………S4.5

    [​IMG]


    Nhiều danh thủ đông tình các diễn biến như trên của Tiên cũng như của Hậu, nhưng chơi tiếp nữa thì họ có những phương án kế hoạch khác nhau. Chẳng hạn :

    A. Từ Thiên Hồng – Lâm Hoàng Mẫn

    16. M7.5……….M3.4
    17. C5.2………..M4.5
    18. M3.5……….P8-6
    19. X2.7………..X6-8
    20. X4-8……….M6.5
    21. X8.1………..M5/3
    22. X8.4………..S5/4
    23. P5.4………..S6.5
    24. S6.5 ……….X8.3

    Sau khi đổi quân thế cờ cân bằng, cuối cùng hòa.

    B. Tống Quốc Cường – Trịnh Tân Niên

    16. X2-6……….M6/8
    17. C5.1………..X6.4
    18. M3.4……….C5.1
    19. M4.3……….X8-7
    20. M3/5

    Nếu như :
    20. X6.5………..M7.8
    21. P5-3………..X7.1, tình thế phức tạp.

    20. ……………..M8.7
    21. X6-3………..M7/6 ?

    Đáng lẽ Hậu nên :
    21………………M7.6
    22. X3-4……….M6/5
    23. M7.5……….M5.3
    Để sau đó 24………..Ms.4, Hậu còn giằng co.

    22.X3.7………..M6/7
    23. M7.6………P2-4
    24. P8.4
    Tiên có các quân chiếm thế tốt nên vẫn chủ động.
     
  14. Rubik

    Rubik Advanced Member

    Joined:
    16/10/09
    Messages:
    644
    Likes Received:
    0
    Location:
    Vui đâu chầu đấy
     
  15. thoa

    thoa Advanced Member

    Joined:
    17/10/09
    Messages:
    122
    Likes Received:
    0
    Hình như Bác giới thiệu quyển sách cờ tướng trung cuộc, em nhớ minh có đọc sơ quyển này, nhưng lâu rồi, thời còn nhỏ ham đọc mà, mở manh kinh nghiệm rất nhiều
    Bác giới thiệu thêm về giá trị quân cờ để có số đo, anh em dễ định nghĩa và xác định vị trí tốt xấu trong ván cờ

    Thân

    Bao Hoa
     
  16. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    Bác tham khảo trang 1(phần khai cuộc) có nêu về giá trị , tính cơ động và vị trí tốt xấu của chúng ! :D
    Em sễ cố gắng giới thiệu từ Khai cuộc - Trung cuộc - Tàn cuộc để các bác tiện tham khảo. Trước hết là khái niệm và lý thuyết cơ bản của từng phần.
    Sau đó đến những ván cờ cụ thể của những cao thủ để giúp chúng ta hiểu rõ hơn ( Tiếc là forum mình hình như ko hỗ trợ Java , nên hình dung hơi khó )
     

    Attached Files:

  17. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    1 SỐ NGUYÊN TẮC TÀN CUỘC


    Cờ tàn là giai đoạn cuối cùng của ván cờ. Khi cuộc chiến diễn ra trên bàn cờ,lực lượng đôi bên tiêu hao dần và thế cờ được đơn giản, trận đấu đi vào giai đoạn quyết định cuối cùng, đó là tàn cuộc. Cụ thể còn lại bàn nhiều quân thì chưa có sự nhất trí rõ rệt giữa những nhà nghiên cứu lý luận về cờ, nhưng mặc nhiên người ta cũng thừa nhận mỗi bên chỉ còn 1,2 quân chiến đấu và vài con Chốt; lực lượng phòng vệ Sĩ,Tượng thì không kể, nhưng thông thường đôi bên cũng bị tổn thất ít nhiều.

    Khi sang giai đoạn tàn cuộc, mọi đấu thủ có một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần phải giải quyết là nếu đã có ưu thế về quân số hoặc về thế trận, thì phải cố gắng khai thác ưu thế đó để giành phần thắng. Nếu đối Phương chiếm ưu thế ấy,thì phải phòng thủ thật vững chắc để đưa ván cờ đến kết thúc hòa. Trong trường hợp thế cờ còn cân bằng, thì phải cố gắng giành ưu thế để rồi chuyển thành thắng lợi.

    Tàn cuộc chia làm 2 loại rõ rệt : loại nghệ thuật và loại thực dụng . Mặc dù chúng rất giống nhau nhưng mục tiêu của mỗi loại hoàn toàn khác nhau.

    Tàn cuộc nghệ thuật còn gọi là “ cờ thế ” được người ta nghiên cứu đặt ra để nhằm thưởng thức, gây bất ngờ cho người giải qua những đòn phối hợp kỳ lạ. Loại này phải là cái gì quyến rũ và phổ diễn một vẻ đẹp, trong đó có sự bất ngờ và kinh ngạc trộn lẫn với sự khâm phục óc sáng tạo của người soạn nên thế cờ. Tàn cuộc nghệ thuật phải thật đúng và chỉ được một cách giải mà thôi. Còn loại tàn cuộc thực dụng là những thế cờ căn bản được rút ra từ thực tiễn các trận đấu. Loại này khi được đưa vào sách, người ta thường loại bỏ những quân không cần thiết, vì sự hiện diện của chúng có thể làm thay đổi kết quả thế cờ.

    Mục tiêu duy nhất của loại tàn cuộc thực dụng là cho các tay cờ những nguyên tắc tổng quát dễ nhớ để họ có thể tìm thấy lối đi trong vài thế cờ căn bản. Như vậy, người chơi cờ dễ học được không sợ nhầm lẫn nếu thế cờ đưa đến tình trạng hòa hay thắng và họ sẽ học được những Phương pháp dễ nhất và an toàn nhất dễ đạt được kết quả trên. Nếu tàn cuộc thực dụng có một số cách giải khác nhau, điều đó không phải là một lỗi lầm, vì việc này sẽ giúp cho các tay cờ dễ dàng phát huy óc sáng tạo hơn.

    Tuy nhiên, qua bao thế kỷ phát triển môn cờ Tướng, hàng ngàn thế cờ tàn đã được nghiên cứu, phân tích rất tỉ mỉ. Trong những thế cờ này, phương pháp tấn công và phòng thủ tốt nhất đã được vạch ra trên cơ sở giả thiết hai bên đều chơi những nước chính xác nhất. Nhờ đó, nhiều thế cờ tàn thực dụng trở thành những bài học điển hình có thể vận dụng vào thực tiễn thi đấu mà kết quả hoàn toàn chính xác như đã được khẳng định. Do đó đối với người chơi cờ phải biết chuyển thế cờ từ trung cuộc sang một tàn cuộc có thể còn phức tạp và từ một tàn cuộc phức tạp chuyển nó về một trong những tàn cuộc điển hình đã được nghiên cứu.
    Trước khi đi sâu nghiên cứu những thế cờ cụ thể , xin nêu một số nguyên tắc cơ bản của giai đoạn cờ tàn như sau:

    1. Các quân phải đứng linh hoạt và liên hoàn :

    Thực ra đây là nguyên tắc tổng quát cần phải được quán triệt trong tất cả các giai đoạn trên ván cờ , nhưng nó đặc biệt quan trọng trong khi chuyển về tàn cuộc. Vì trong tàn cuộc số lượng quân còn lại rất ít, giá trị của mỗi quân đều tăng lên,nhất là khi chúng chiếm được những vị trí tốt. Đứng linh hoạt và liên hoàn, các quân càng tăng thêm sức mạnh, thuận lợi cho việc tấn công và phòng thủ. Còn đứng ở những chỗ kẹt hoặc tán lạc nhau thì các quân sẽ yếu đi, khó bảo vệ nhau cũng như bảo vệ cho Tướng.

    2. Triệt để giữ gìn mọi loại quân nhưng sẵn sàng hy sinh khi cần thiết:

    Sang giai đoạn cờ tàn, nếu đã chiếm ưu thế,thì nói chung là không nên đổi quân khi chưa chuyển được về thế thắng điển hình, lại càng không nên hy sinh vô lối, kể cả Chốt và Sĩ, Tượng. Nhưng khi có cơ hội do đối phương sơ hở thì phải mạnh dạn phế bỏ quân để kết thúc ván cờ nhanh chóng hơn. Ngược lại khi kém thế, trong nhiều trường hợp biết hy sinh quân đúng chỗ, đúng lúc có thể chuyển về những thế hòa điển hình.

    3. Trong tấn công phải lo phòng thủ và trong phòng thủ phải sẵn sàng phản công:

    Nói đúng nguyên tắc này không có gì mâu thuẫn vì kinh nghiệm cho thấy : say sưa tấn công không nhìn lại thế phòng thủ thường sơ hở thường bị đối phương trả đòn dễ thất bại, còn lo tự vệ chống đỡ không những nước sai lầm của đối phương để phản công, bỏ lỡ cơ may đảo ngược tình thế.

    4. Cố gắng chiếm lĩnh các trục lộ 4,5,6 nhưng không xem thường các đường ngang và các trục lộ khác:

    Khi còn ít quân, các trục lộ 4,5,6 càng trở nên quan trọng vì đó là những đường dẫn đến việc ưu hiếp Tướng đối phương. Do dó việc chiếm lĩnh các trục lộ này có ý nghĩa quyết định thắng lợi hoặc thủ hòa khi kém thế. Tuy nhiên không được xem thường các đường ngang và các trục lộ khác, kể cả các đường biên, vì chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều quân nhanh chóng để tấn công hoặc phòng thủ.

    5. Cần bảo vệ Tướng, Sĩ ,Tượng nhưng cũng cần sử dụng chúng như một lực lượng tấn công:

    Các giai đoạn trước ,Tướng,Sĩ, Tượng thường đóng vai trò thụ động, luôn luôn phải che chở,bảo vệ,(nhất là đối với Tướng). Nhưng trong giai đoạn tàn cuộc, nếu chiếm ưu thế thì cần biết sử dụng chúng như một lực lượng tấn công hoặc hỗ trợ tấn công. Có nhiều thế cờ,chính nhờ vai trò tích cực của tướng của Sĩ hoặc của Tượng đã quyết định thắng lợi. Tất nhiên nếu thế cờ kém phân hơn thì việc bảo vệ chặt chẽ Tướng,Sĩ, Tượng là một yếu tố quan trọng, đảm bảo dẫn đến thế hòa.

    6.Xác định đúng mức vai trò của Chốt trong từng thế cờ cụ thể:

    Trong khai cuộc và trung cuộc, nói chung vai trò của Chốt rất khiêm tốn, thường là quân xung kích để triển khai thế trận. Còn sang giai đoạn tàn cuộc, vai trò của Chốt tăng lên rất nhiều và trong nhiều trường hợp nó lại giữ vai trò quyết định thắng lợi hoặc góp phần quyết định thắng lợi. Đối với bên kém thế nó có khả năng góp phần tạo ra thế hòa hoặc tạo ra khả năng đánh phản đòn. Do dó cần phải dánh giá dúng mức vai trò của chúng, nhất là khi chúng đã sang sông. Có mấy điểm cần quan tâm đối với Chốt:

    - Phải cố gắng yểm trợ 1,2 Chốt sang sông và khi đã sang sông rồi thì phải tích cực bảo vệ nó.


    - Đừng bao giờ hấp tấp tiến Chốt xuống sâu, nếu không được bảo vệ và nếu chưa có kế hoạch tấn công rõ ràng.


    - Cần tính toán kỹ khả năng phối hợp giữa các quân với Chốt để kết thúc ván cờ với khả năng sử dụng Chốt là quân xung kích dánh phá hệ thống Sĩ, Tượng để trên cơ sở đó uy hiếp mạnh và giành thắng lợi ở các bước tiếp sau.


    Tóm lại, tàn cuộc rất quan trọng. Những ưu thế trong khai cuộc hoặc trung cuộc dù lớn thế nào nhưng khi chuyển sang giai đoạn cờ tàn mà không biết khai thác đề chuyển thành thắng lợi thì coi như hỏng cả. Nhiều người chơi cờ giỏi có thể không am tường mọi loại khai cuộc nhưng dứt khoát họ rất vững các " bí quyết " của mỗi loại tàn cuộc.
     
  18. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.570
    Likes Received:
    34
    Location:
    247Express
    Các kỳ thủ Hà Nội những người điển hình nhất của Làng cờ miền Bắc
    Thứ tự danh sách không có ý nghĩa từ cao xuống thấp
    1- Nguyễn Vũ Quân (Quân ngọng) Rất tiếc anh đã từ biệt cõi trần , đây là 1 mất mát rất lớn ! :(
    2- Nguyễn Anh Quân (Quân bún)
    3- Đào Cao Khoa
    4- Bùi Dương Trân
    5- Vũ Huy Cường (Cường kim liên)
    6- Nguyễn Khánh Ngọc
    7- Lại Việt Trường
    8- Phạm Quốc Hương (Hương ngỗng)
    9- Phùng Quang Điệp
    10- Lưu Khánh Thịnh (Thịnh con)
    11- Nguyễn Thành Nam

    12- Trần Trung Kiên --> Tay này tớ biết. Mà kỳ lạ ghê, cái tay a lếch này thiệt. Sách nhiều, tẩu hỏa nhập ma rồi. Tên tuổi cao thủ thuộc như cháo chảy, thế mà đánh với cái tay số 12 này xong mấy ván rồi, thua trắng bụng vẫn chưa biết tên là gì !!! :lol: :lol: :lol:
     
  19. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    Đâu ! Em biết mà :lol:
    Giới thiệu luôn : Trần Trung Kiên là kiện tướng dự bị quốc gia và là em "cọc chèo" với bác King nhà ta . :D
     
  20. 5HIEN

    5HIEN Advanced Member

    Joined:
    12/1/06
    Messages:
    1.875
    Likes Received:
    54
    Location:
    TP HCM
    Bác Alec nghiên kíu cờ sâu vậy chắc là đánh hay nha, mong chờ bác cho thêm nhiều thế cờ hay để tập tành chơi :)

    Danh sách các kỳ thủ nêu trên có tên bác khg vậy :)
     
  21. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.570
    Likes Received:
    34
    Location:
    247Express

    Lộ hết cả hàng họ. Đính chính nhé, đến hôm nay "nó" mới là cọc "CHÉO" với nhà tớ nhé. Mà vợ chồng nó chưa lại mặt nhà tớ nên cũng quên mặt rồi !!!

    Hôm nào, làm phát giải tứ hùng đi. Tớ làm ban tổ chức đê !!!
     
  22. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    Đây là danh sách top 50 kỳ thủ của HN :D
    Nếu là top 500 chắc chắn có em! :lol:
     
  23. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    Nhất định bác phải bố trí đấy ! :D
     
  24. alex_ferguson

    alex_ferguson Advanced Member

    Joined:
    7/10/08
    Messages:
    445
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hoàng Mai - Hà Nội
    :D
     
  25. ngoctieutu

    ngoctieutu Advanced Member

    Joined:
    9/12/08
    Messages:
    329
    Likes Received:
    5
    Location:
    Cắm Rút Hội Nhiều chuyện Quận. Kẹt xe Thành phố
    Sao toàn các bác Hà lội bàn cờ thế. Bác nào ở Sì gồng làm chủ xị đê.

    Em hay đánh trên Clubxiangqui, Zingplay và Vietson. Em thích Zingplay vì vào la...có người cùng đánh ngay. hehe
     

Share This Page

Loading...