Câu lạc bộ những người mến mộ nhạc Trịnh

Discussion in 'Âm nhạc' started by ThuyLT, 26/1/06.

  1. Bradpitt2

    Bradpitt2 Advanced Member

    Joined:
    7/12/05
    Messages:
    641
    Likes Received:
    6
    Location:
    Hố Lai
    Thái Hòa hình như là người Pháp gốc Việt thì phải, giọng mộc mạc, hợp với nhạc Trịnh Công Sơn. Em cũng có 1 album của anh này, hát rất tình cảm, đặc biệt phần bè phụ họa làm nền của một giọng nữ nghe thật tuyệt, kiểu hát bè này ít thấy ở nhạc Việt các bác hẩy... Tuy nhiên em nghe Thái hòa cũng thấy nhiều sạn, anh này hay phát âm sai chính tả nên nghe đôi lúc khó chịu. :D
     
  2. ducvu

    ducvu Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    515
    Likes Received:
    1
    Em vừa được mượn được 1 CD nhạc Trịnh theo em khá hay : Về Nơi cuối trời. Theo cảm nhận của em thì CD này được thu âm rất mộc mạc với các giọng ca Khánh Ly, Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn (track9 . Người già em bé) và một số ca sỹ khác. Không biết các bác đã nghe qua Cd này chưa cùng trao đổi và cảm nhận về CD Về nơi cuối trời
     
  3. busuavoi

    busuavoi Advanced Member

    Joined:
    24/12/05
    Messages:
    1.096
    Likes Received:
    1
    Location:
    Rừng Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

    Sorry các bác, tới hôm nay em mới quay lại chuyên mục này. CD mà bác Hamcq tặng em đúng là bản thu âm xưa, hình như là buổi diễn cho sinh viên thời ấy, khoảng năm 70 - theo ông bô, bà bô em nhận xét vì lúc ấy em chưa chào đời :) - Chỉ có cố NS Trịnh, ca sỹ Khánh Ly cùng cây đàn guitar trên sân khấu. Âm chất mộc mạc.

    Có bác nào muốn thưởng thức chất âm thu thanh xưa của nhạc Trịnh, em sẽ copy.

    Hiện em đang có vài cuốn băng cát sét nhạc Trịnh do Khánh Ly trình bày, sẽ nhờ bác ThuyLT sang ra CD hộ, nếu hay em nhân bản rộng rãi.


    To bác Viagraless: Hôm nào bác ra Hanoi vậy? Em nhờ bác chuyển giúp em mấy cuộn băng cát sét cho bác ThuyLT giúp em nhé!


    :)
     
  4. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Có bác nào biết chỗ bán CD Sơn ca 7 loại xịn không chỉ em với? (chắc do mấy bác hải ngoại làm). E toàn thấy các cửa hàng bán đĩa chép.
     
  5. haiken

    haiken Advanced Member

    Joined:
    10/1/06
    Messages:
    242
    Likes Received:
    171
    Location:
    Quan 3, TP Ho Chi Minh
    Các Bác nghe thử dùm em xem đây có phải là giọng ca Vĩnh Toàn không? Em có một đĩa toàn là giọng của ca sĩ này.(file lớn quá tải lên không được, em đã gởi vào hộp thư vnav.net.@gmail.com tên là: GIONG CA?)
     
  6. taiken

    taiken Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    362
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sai Gon
    Kính các bác!
    Em mong muốn nhờ các bác trên Forum giải nghĩa một câu trong bài "Một cõi đi về" của cố NS Trinh Công Sơn:

    [align=center]" CON TINH YÊU THƯƠNG VÔ TÌNH CHỢT GỌI
    LẠI THẤY TRONG TA HIỆN BÓNG CON NGƯỜI"
    [/align]
    Em cũng có nghe một số lời cắt nghĩa về câu hát trên nhưng thật sự em vẫn chưa cảm thấy thỏa lòng. Kính mong các bác quan tâm và có ý kiến chia sẻ!
     
  7. anhchangngongan

    anhchangngongan Advanced Member

    Joined:
    7/12/05
    Messages:
    1.753
    Likes Received:
    2
    Location:
    Bình Thạnh, SG
    Copied từ talawas.org (bị tường lửa???):

    Trần Kiêm Đoàn
    Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi

    Nhiều người đã hiểu con “tinh” yêu thương thành con “tim” yêu thương có lẽ vì chưa biết Huế...
    TM


    “Em yêu. Chiều qua, mới gặp em trên bến đò Thừa Phủ mà suốt đêm trường, một mình trong căn gác trọ, anh trăn trở hoài không không ngủ được. Anh thao thức nhớ em với cả nỗi lòng thổn thức bâng khuâng...”

    “Ui chao là lâm ly bi đát. Nì, cái đồ cu-lơ sến mô ri mi?’’

    Con Bé Tiểu Phượng ré lên hỏi con bạn Giang Tân vừa mới chuyền tay cho hắn lá thư tình chưa rõ ai là nạn nhân, ai là thủ phạm của tình yêu. Cô bé bình luận ra vẻ “đạt đạo” nhưng đôi mắt ướt vẫn dán vào cái thư tình mới bóc bì, chưa xếp nếp, rồi lên giọng đọc tiếp:

    “Sáng nay anh bị cảm lạnh vì gần nửa đêm về sáng, tình em như sóng trào thôi thúc anh khoác áo dạ ra đi. Anh đi như một chiếc bóng gầy ôm trọn tình yêu em và đếm bước qua lại trước ngõ nhà em cho đến khi trời sáng...”

    “Chu cha! Da diết đến nước nớ thì thôi hết nói năng chi nữa. Ðồ ba xạo. Mấy đêm rồi thiết quân luật, đi ra đường loạng quạng là bị hốt vô lao Thừa Phủ liền chứ đừng giả bộ tán phét.’’

    Cô bé rắn mặt nhất trong đám nữ sinh thường xuyên rủ nhau đi học, đi chung chuyến đò lần nầy lại bình luận, nhưng giọng nói bớt phần ngổ ngáo. Biết đâu, nếu lá thư tình đó gởi riêng cho cô, thì cô lại ngất xỉu không chừng. Con gái Ðồng Khánh mà. Tình cảm như hầm chông. Có khi cố dang tay quất mấy gã Quốc Học ngã nhào; nhưng lại bị phản đòn chơi mà thiệt, bị mấy tay “cứng cựa” Quốc Học quật lại ngã lăn quay là thường.

    Nhóm “Ngũ quỷ Thành Nội” gồm năm cô nương ở Nội Thành, học trường Ðồng Khánh. Có cô ra cửa Thượng Tứ, cô ra cửa Ngăn, cô ra cửa Nhà Ðồ nhưng đều phải đi qua bến đò Thừa Phủ. Năm cô lập hội nhưng chẳng có cương lĩnh, tiền đồ, lý tưởng đấu tranh vĩ đại gì ráo. Ðộng cơ sâu xa và gần nhất là vì các cô có tên cúng cơm lạ hoắc mà cũng thiệt là dễ thương, được quý ông già – chắc cũng có dây mơ rễ má với nòi nghệ sĩ – cao hứng đặt cho, họp lại thành bầy: Tiểu Phượng, Tiểu Kiều, Giang Tân, Hoắc Hương và Ðào Tơ. Tiểu Phượng là con yêu bánh nậm thủ lãnh toàn nhóm. Cô bé rất xông pha và đầy tiết tháo anh hùng Lương Sơn Bạc, nhưng cũng rất nhạy cảm và ướt át với đôi mắt đẹp và buồn rất có duyên nợ với khăn mù xoa lúc nào cũng sẵn sàng trong cặp sách.

    Che chiếc nón cho cho gió Nồm bớt cản, sợ làm lạc giọng oanh vàng, Tiểu Phượng đằng hắng giọng đọc tiếp hết phần kết luận của lá thư tình:

    “Mụ cô đứa mô đọc trộm ‘thơ’ ni,
    Tinh le dịch bọp là mi đó tề.’’

    Ðào Tơ, cô bé hiền nhất trong nhóm “Ngũ quỷ” la lên:

    “Chi lạ rứa. Thơ chi mà ‘ba de’ đội rổ rứa hè!’’

    Dòng chảy văn chương tình cảm lãng mạn bỗng đổi chiều qua khuynh hướng văn chương bình dân... Ba Giai Tú Xuất. Năm nàng Ngũ quỷ vang bóng một thời ở bến đò Thừa Phủ chột dạ, mím môi, tức anh ách cái “thằng quỷ sứ” Quốc Học nào dám chơi trội mấy bà.

    Tiểu Kiều, nhân vật thứ hai của nhóm Ngũ quỷ gầm gừ xé xác đối phương:

    “Tụi bây phải điều tra cho ra thằng ‘ác ôn’ mô dám mò... sừng mấy bà. Biết được kẻ gian rồi là trừng trị thẳng tay, không khoan hồng thương tiếc chi cả!”

    Cái giọng làm ra vẻ đanh đá Ðường Sơn Ðại Huynh không hợp lắm với khuôn mặt thon, hiền có cái mũi “đầm” thanh thoát và đôi môi nồng nồng một cơn nắng ban trưa của Tiểu Kiều.

    “Con ni đẹp thiệt tụi bây hỉ!”

    Lời bình luận thì thào của nhóm năm thằng chúng tôi đang núp trong cái mui đò hư nát bỏ hoang bên bờ sông, dưới cây cừa tán rộng phủ bóng nên chẳng có ai để ý. Thế nhưng từ trong mui đò nhìn ra thì lại thấy rõ mồn một và nghe tiếng nói léo nhéo như kê sát mang tai của bọn con gái trên bến đò.

    Thằng Vui rọm cả quỷnh, ngố nhất bọn, có tật là phải ho khèn khẹt vài cái trước khi nói. Nó tính mở miệng nói điều gì thì đã bị thằng Tường lốp tàn nhẫn đưa tay bóp cái miệng hở hang chực ho hen làm lộ bí mật của cả bọn.

    Thằng Vui rọm không còn giữ được nồi súp-de đang sôi sùng sục trong đầu hắn. Hắn hỏi ngang phè:

    “Ê, thằng Tuấn chàng trai nước Việt, mi là tác giả bức thư tình phải không đó?’’

    Tuấn tủm tỉm cười không nói gì. Hắn là đứa hiền nhất trong đám chúng tôi. Nhưng hắn phải trả thù. Lá thư tỏ tình đầu đời của Tuấn dán tem ghi địa chỉ đàng hoàng gởi cho Tiểu Kiều bị nhóm Ngũ quỷ đưa ra làm “tạp chí tình yêu” chuyền tay nhau đọc mấy tháng trước. Tuấn xin nhập bọn với bốn thằng chúng tôi để học hỏi thêm kinh nghiệm “vừa chơi, vừa học, vừa chọc, vừa vui”. Ðứa nào trong nhóm năm thằng cũng bị đặt tên kèm theo cái đuôi mô tả phẩm chất và nhân dáng của mỗi tên. Riêng Tuấn có cái tên như vậy vì nó thường đội cái nón cối làm bằng điền điển, bọc vải kaki trắng rất giống với hình ảnh của “Tuấn, chàng trai nước Việt” của Nguyễn Vỹ trong báo Phổ thông.

    Cả đám năm thằng đang ngon trớn từ vòm mui đò làm nơi trú ẩn an toàn nhìn ra hau háu thì bỗng gió nồm thổi mạnh. Cái mui đò làm bằng tranh tre đã rã rệu kêu răng rắc. Ngoài kia nhóm con gái phải tranh đấu kéo vạt áo dài trắng đang bị gió thổi tung, phủ lại cho kín đáo con nhà. Cô nữ sinh trong gió cần phải có số tay gấp đôi mới giữ lại được nón lá bay, tóc thề lộng gió, cặp sách chực rớt, vạt áo tung bay...

    Rồi... ào một cái, cơn gió giật tung mui đò để hiện nguyên hình bầy yêu quái đứng tênh hênh như trời trồng trước mặt bầy con gái. Ôi! Cái tội đàn ông lợi dụng mưa gió nhìn trộm đàn bà là một tội tày đình không tha thứ được. Nhưng quả thật là trời xanh còn có con mắt nên đã sáng tạo ra con gái Huế... dại như ếch ao. Cả bầy con gái sững hồn, sững vía khi bắt được kẻ gian phi mà không tốn một nụ cười hay tiếng hét. Cảm giác ngượng ngập “thuở ban đầu” làm cô bé nầy đẩy cô bé kia lên trước đối diện với bọn con trai cũng đang bàng hoàng giương mắt chờ sấm sét của loài yêu quái.

    “Xí! Ðồ tinh le nờ. Chun chi sau lưng tau mà phiền rứa!’’

    Một giọng phản kháng nổi lên trong hàng ngũ nữ binh đang rối loạn.

    Tiếng khác tiếp theo:

    “Quỷ nờ! Mắc chi đẩy tau lên!’’

    Phản pháo nặng kí lô hơn:

    “Toàn cái đồ tinh yêu dịch bọp mô cả. Cứ đè vai tau mà níu hoài rứa làm tau lùn hết lớn răng. Có đứng yên hết không nì.’’

    Sau lệnh của thủ lãnh Tiểu Phượng, đám con gái coi bộ tạm yên thân, nhìn quanh chờ đợi một biến cố nào đó sắp xảy ra.

    Bên phía con trai, thằng Hiền lì (vì nó tên Hiền mà lại rất lì nên được mang tên như thế) chẳng nói chẳng rằng, tách hàng ngũ anh em còn đứng trơ như phỗng đá, tiến về phía con gái. Nó làm bộ oai phong lẫm liệt bên phía đất nhà nhưng cái bộ hắn co đầu xuống hai vai khi qua đất địch thì cũng biết hắn đang run. Hắn cố lên giọng cho to và cao để giống nòi hiệp sĩ nhưng lại lạc giọng vì mất bình tĩnh:

    “Nì, rứa chớ mấy chị cần anh em ‘bà tui’ giúp chi không ạ?’’

    Bên phía hàng ngũ nam nhi có thằng lên tiếng thì thào: “Cái thằng khỉ đột ni tự nhiên khi không dẫn xác tới xưng chị, xưng em với mấy con yêu bánh nậm nớ là kể như tiêu diêu miền cực lạc rồi chớ chi nữa”. Bên ta không nghe ai lên tiếng, nhưng bên phía nữ binh đã nghe tiếng thủ lãnh lanh lảnh vang lên như tiếng kèn xung trận:

    “Cám ơn em và các em bên nớ, các chị bên ni không cần chi cả.’’

    Ðặc sứ toàn quyền họ nhà trai câm như miệng hến. Hắn dở khóc, dở cười đưa mắt nhìn phe ta và phe địch như cầu cứu, nhưng chẳng có một Triệu Tử Long hay một Tôn Ngộ Không nào chịu xông xáo giữa trận tiền cứu khổn phò nguy hắn cả. Hắn rút cổ lên hai vai lủi thủi quay về trong chiến bại.

    Thằng Tuấn chàng trai nước Việt bình luận nho nhỏ:

    “Mạ tau nói rồi, con gái Huế thiên tinh lắm. Khi ở thế bị đè hắn mềm như bún; nhưng khi hắn mà lên đè lại thì hắn dữ như bà chằn lửa.’’

    Có tiếng hỏi lại:

    “Rứa ba mạ mi thì răng, ai dữ hơn ai?’’

    Thằng Tuấn bèn nói lên một sự thật xót xa mà hắn cứ đinh ninh là một chân lý vĩnh hằng của Huế:

    “Ðồ hỏi mà xxx như bò. Cưới nhau về nhà thành vợ thành chồng rồi thì làm răng đàn bà mà thua đàn ông được. Ba tau làm giám đốc, ra ngoài thì có nhân viên tài xế, nhưng về nhà thì phải biết trung hiếu với mạ tau chớ...’’

    Thằng Hiền lì mới đi được nửa đường thì có tiếng con gái kêu giật lại:

    “Nì, ấy nớ. Khoan đã, cho nhờ chút.’’

    Thằng Hiền lì ngoái lại và mắt muốn hoa lên khi bắt gặp những cánh tay từ phía nữ binh đang vẫy nó quay lại. Hào khí của Hiền lì tự dưng về lại. Hắn cắn môi cho ướt và nhớ lại cái bản mặt mình soi gương hồi sáng đánh răng, rửa mặt cũng khá “bô” trai. Hắn không vội vàng mà lừ đừ quay lại phía nữ binh, sau khi cẩn thận quét một cái nhìn toả hào quang đắc thắng về phía bốn thằng kia đang nín thở chờ đợi. Hiền vừa đến gần, đám con gái đã nhao nhao lên hỏi:

    “Ấy có biết ai viết cái thư ba nhe ni không?’’

    Giang Tân đưa cao cái thư “tình” lên hỏi.

    Hiền lì đã lấy lại được khí thế. Hắn không còn xxx dại để xưng “chị” với đám con yêu bánh nậm nầy nữa. Hắn cũng tạm thời lấy “ấy” làm tên. Hiền lì từ tốn lên mặt hỏi lại:

    “Mấy ‘ấy’ từ từ cái đã. Ấy ni rồi tới ấy tê chớ mấy ấy cùng làm một lần thì ai chịu nổi.’’

    Ðám nữ binh nhìn nhau, không ngờ cái bóng rút vai, rút cổ hồi nãy mà bây giờ cũng lên hương gớm. Ấy Tiểu Phượng giật cái thư từ tay Giang Tân đưa ra trước mặt Hiền lì xẵng giọng:

    “Hỉ! Có ấy mô bên nớ viết thư ni không?’’

    Hiền lì biết tỏng là ai viết rồi, nhưng hắn đang ở thế trên ngựa, dại gì để cho đối phương vung kiếm. Hắn ỡm ờ nói chữ:

    “Tên ai nấy cử, chữ ai nấy đọc. Ðây chưa biết thư chi mà mấy ấy cứ hỏi dồn kiểu bề hội đồng nớ thì ai mà nói được.’’

    Tiểu Phượng giúi cái thư vào tay Hiền lì, nói:

    “Ðây, thư đó. Ấy coi đi.’’

    Thằng Hiền đọc lướt qua một lượt rồi bình luận:

    “Ðây không biết ai viết. Nhưng đứa mô viết cái thư đó rất ‘ngầu’, vừa hay vừa đúng.’’

    Cả bọn con gái lại nhao nhao phản đối. Thằng Hiền chơi kiểu kẻ cả:

    “Thư ni viết cho ai thì người đó đọc. Còn không phải thư mình mà ‘đọc lóm’ thì bị chưởi có chi mà oan. Ấy mô là chủ thư ni thì không bị chưởi. Còn tất cả mấy ấy khác đọc ké thư tình thiên hạ thì bị chưởi là đáng đời. Ðây mà như mấy ấy thì cũng phải ngậm mà nghe thôi.’’

    Như một cuộc tuẫn đạo không có giáo chủ. Mấy nàng con gái nhìn nhau tức tối. Hiền lì chờ một lát chỉ nghe tiếng: “xí”, “xà” không thành lời từ mấy cái miệng chua ngọt, nên lịch sự nói: “Mình chào mấy ấy”! Rồi chắp tay sau lưng đi về.

    Quốc Học Ðồng Khánh tôi là thế đó!

    Những trận thủy bộ giữa hai phái Ðồng Khánh và Quốc Học từng kéo dài cả trăm năm không phân thắng bại. Có khi thất bại trên chiến trường lại là thắng lợi trên tình trường. Chiến sử, tình sử, lịch sử và tiểu sử của hai ngôi trường dễ thương nầy xin dành lại cho các sử gia Quốc Học Ðồng Khánh Huế – Những lãng tử viết sử thi chỉ bằng cảm xúc trên những dòng sông vắng lặng nhất của đời mình.



    *


    Rồi những vàng xanh trắng đỏ của cột mốc thời gian từng thế hệ qua đi, qua đi. Cái còn của những ruộng xanh và nương dâu, ngày xưa và bây giờ, cũng chỉ là những ý niệm đẹp. Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm nhưng gia tài đồ sộ nhất của cái đẹp chỉ hiện hình trong 4 câu thơ “Nam quốc sơn hà”. Nguyễn Trãi như một ngọn Linh Sơn sừng sững nhưng nét đẹp không tàn phai còn mãi giữa nhân gian nầy là thư kiếm trong “Bình ngô đại cáo’’, “Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Ðạo Phật hơn 2500 qua cũng để lại một gia tài to lớn và cao viễn nhất trong một chữ: Không! Thấy được cái đẹp là thấy được bản thân của cái mà người khác không thấy và cũng cần nhắm mắt đưa chân trước những cái mà người đời thích chen chân vào để thấy.

    Với Huế, Nguyễn Du thấy “Hương Cần quan đạo liễu thanh thanh”. Và giữa Huế, cả ba trăm năm sau, gần hết một đời người, Trịnh Công Sơn mới chợt vô tình nghe được tiếng gọi của “con tinh yêu thương”. Với cảm quan nghệ thuật riêng của người viết bài nầy thì hay nhất trong dòng nhạc của Trịnh Công Sơn là bài “Một cõi đi về’’; và tài hoa nhất trong bài “Một cõi đi về’’ là hình ảnh: “Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi. Lại thấy trong ta hiện bóng con người”. Những con yêu, con tinh, con quỷ, con ranh, con yêu bánh nậm... đẹp ngời màu Huế vì bầy tinh yêu đó biết diễn tả cảm xúc bằng tia mắt “háy”, “nguýt” mạnh hơn mười lần kính chiếu yêu của Tôn Ngộ Không. Bầy yêu tinh không biết niệm chú Kim Cô như Ðường Tam Tạng nhưng biết đủ những nghiến, ngầm phản đối; biết những giận dỗi, nũng nịu thương yêu bằng vẻ đẹp nồng nàn mà kín đáo; và bằng sự sắc bén thanh xuân của Huế, của Việt Nam mà trên đất Mỹ nầy còn chi lưu dấu.

    Trái táo địa đàng đã rơi rớt hột mọc khắp cùng trái đất. Trên quê mình và những bước đi xa xứ, tôi đã gặp lại những Tiểu Phượng, Tiểu Kiều, Giang Tân... và những Hiền Lì, Vui Rọm, Tuấn chàng trai nước Việt. Tuổi xanh của những “con tinh yêu thương” đã qua đi nhưng chưa mất dấu. “Tuổi đá buồn” dài bằng tuổi chiến tranh cũng vẫn còn những trăn trở khuya khoắt. Và tuổi vàng hôm nay đang nghe bầy cháu ngoại, cháu nội nhỏ nhẻ chúc thọ ông bà.

    Chiều nay anh Trịnh Quang Hà, em ruột nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang cùng ở tại thành phố Sacramento, tiểu bang California với tôi mời thứ Bảy đến nhà riêng và nhà hàng Trung Nam Bắc vào buổi chiều để ăn giỗ lần thứ năm của bào huynh. Lời mời của Hà làm sống lại trong tôi hình ảnh “con tinh yêu thương” của người thi nhạc sĩ tài hoa mà ca từ “yêu tinh phù điêu diễm tuyệt” của anh chưa có người thay thế và có lẽ sẽ chẳng có người thay thế.

    Tôi đang ở thành phố Napa, nơi sản xuất rượu nho lớn nhất trên toàn nước Mỹ. Cuối tháng ba rồi mà trên những đồi nho vẫn còn trụi lá, gió thổi lạnh như băng. Một mình, uống một ly rượu vang không hết. Mầu rượu vang đỏ thẫm sóng sánh đơn độc giữa đêm mưa bỗng thành tím lịm. Còn nửa ly cạn hay nửa ly đầy. Nhớ con tinh yêu thương, nửa ly là cạn. Ðối bóng con người, nửa ly là đầy. Ðong giữa đời thì chỉ thấy đầy hay cạn mà đong trong tâm mới nhận hết cạn hay đầy.

    Napa, tháng 3, 2006
     
  8. busuavoi

    busuavoi Advanced Member

    Joined:
    24/12/05
    Messages:
    1.096
    Likes Received:
    1
    Location:
    Rừng Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

    Bác cho em xin 1 copy nhé!

    Thanks bác.


    :)
     
  9. pdq

    pdq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    172
    Likes Received:
    0
    Location:
    SÀI GÒN
    Các Bác cho em đăng ký một bản CD Vĩnh Toàn nhé.
    Thanks
     
  10. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    OK. Mời hai bác pdq và busuavoi rảnh thì ghé cà phê Dung trưa mai nhé.
     
  11. haiken

    haiken Advanced Member

    Joined:
    10/1/06
    Messages:
    242
    Likes Received:
    171
    Location:
    Quan 3, TP Ho Chi Minh
    Không có Bác nào nghe thử dùm em hết, buồn wá!
     
  12. pdq

    pdq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    172
    Likes Received:
    0
    Location:
    SÀI GÒN
    Em đã nghe rồi và trưa nay em ghé cafe Dung để nhận đĩa do Bác NT chép dùm. Em se nghe thêm và review lại cho Bác. Giọng Vĩnh Toàn nghe ấm và thực tuy có pha lẫn chút giọng mũi. Em nghe vậy có đúng kg các Bác?
     
  13. pdq

    pdq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    172
    Likes Received:
    0
    Location:
    SÀI GÒN
    Thanks bác NT rất nhiều.
     
  14. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Hehe, vụ lợi tý, bác Aries ơicopy cho e 1 CD cua Vĩnh Toàn nhé :D Tks.
     
  15. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    hi hi, trốn tránh tí ! CD gốc Vĩnh Toàn ở HN, của bác Hung6310i :lol:
     
  16. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Thế bác Hung6310i ơi, bác ở đâu copy cho e CD Vĩnh Toàn với :D

    Phone của em 0903267790
     
  17. busuavoi

    busuavoi Advanced Member

    Joined:
    24/12/05
    Messages:
    1.096
    Likes Received:
    1
    Location:
    Rừng Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    Sáng nay bận bịu... túi bụi nên quên mất. Sori bác A. Để mai em ghé nhà bác nhé!

    :)
     
  18. nguyenvu

    nguyenvu Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    59
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hanoi
    World Peace Music Awards, tổ chức ngày thứ bảy 25/09/2004, tại Civic Center Plaza, San Francisco.
     
  19. nguyenvu

    nguyenvu Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    59
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hanoi
    Thêm mấy ảnh thời trẻ của Nhạc sĩ
     

    Attached Files:

  20. Eva

    Eva Approved Member

    Joined:
    21/5/06
    Messages:
    8
    Likes Received:
    0
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Câu lạc bộ những người mến mộ nhạc Trị

    Chào bác Hamcq,

    Không biết bác còn nhớ em không? Đã từng gặp bác ở OUAT đấy ạ! Hồi bé thời còn... tắm mưa, em đã nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh bằng máy hát Akai của Ông cụ em. Nói đùa cho vui, mọi người bảo em hát cũng... hơi giống Khánh Ly ở cái giọng khàn, nên em tự nhận mình là... cháu Khánh Ly :lol: ! Khi nào bác ghé chỗ bác OUAT, bác gởi cho em xin CD nhé, em xin gởi lại bác ít chi phí trà nước. Cảm ơn bác nhiều!
     
  21. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Lô Thủy mới ra 1 cd hát nhạc Trịnh đó. Nghe cũng rất hay, rất nên mua. Tuy nhiên có 1, 2 bài xử lý không được tinh tế lắm.
     
  22. Ongvove

    Ongvove Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    120
    Likes Received:
    5
    Ướt mi là một nhạc phẩm khá hay của Trinh nhạc sĩ, Ơ mà sao lại không thấy mod Uotmi_01 vào sinh hoạt ở câu lạc bộ này nhỉ? Thôi thì gởi tặng các bác trong câu lạc bộ bài Ướt mi do Nguyên Khang trình bày được up load ở vnav.net@gmail.com , với phong cách khác với những người đã hát, và cũng là để nhớ ....Uotmi ..... He He He he....
     
  23. uotmi_01

    uotmi_01 Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    75
    Likes Received:
    0
    ( Gửi tặng các bạn bài viết của nhạc sỹ TCS đăng trên tạp chí Sông Hương tháng 2-1991)

    Bài Hát Đầu Tiên, Bài Hát Cuối Cùng


    Xuân Tân Mùi 1991

    Ngạn ngữ Pháp có nói rằng bất cứ cái gì bắt đầu tốt thì sẽ kết thúc tốt. Tôi không hiểu trong những địa hạt như kinh tế, xã hội, khoa học như thế nào nhưng trên lĩnh vực văn nghệ đôi khi hoặc nhiều khi nó không hoàn toàn như thế… Có không ít những trường hợp người nghệ sĩ đã khởi đầu rất hay và kết thúc rất tệ.

    Tôi bước chân vào đất đai của nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi mười ba mười bốn tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trong huyết quản tôi có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường.

    Sau một vài biến cố lớn của gia đình, tôi bắt đầu một cuộc sống riêng tư không phẳng lặng.

    Và từ đó tôi rơi vào một cơn mộng mị triền miên.

    Có một vài câu hỏi, với tôi, đã trở thành nỗi ám ảnh: Bài hát đầu tiên của anh là bài gì?

    Câu hỏi bụôc tôi phải trở về những năm tháng xa xôi. Nhưng khi về đến nơi ấy, trong thời điểm ấy, thì vô tình tôi lạc mình về một quá khứ khác xa xăm hơn nữa. Và rồi tự hỏi: Cái đầu tiên ở nơi nào mà có và điều gì đã sinh ra cái đầu tiên kia?

    Bài hát “Ướt mi” được nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959, Thanh Thúy hát quanh những phòng trà và nổi tiếng. Thời ấy hình như Nguyễn Ánh 9 đã có lúc đệm đàn piano cho Thanh Thúy hát. Thanh Thúy trở thành giọng hát liêu trai. Anh Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết thời ấy ở Văn khoa cũng đã từng có bài viết về một tiếng hát liêu trai Thanh Thúy.

    Thế thì, cố nhớ lại và tôi đã nhớ một lần nào đó, trong phòng trà, năm 1958, tôi thấy Thanh Thúy hát “Giọt mưa thu” và khóc. Bà mẹ Thanh Thúy dạo ấy lao phổi hằng đêm nằm hát “Giọt mưa thu” chờ Thúy về. Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ…

    Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.

    Rất nhiều bài hát đã được viết trước bài “Ướt mi” nhưng riêng bài “Ướt mi” thì tồn tại như số phận của nó và của tôi. Hình như người Nhật rất thích nó vì dàn nhạc giao hưởng Nhật đã thu bài hát này. Riêng tôi không thích lắm.

    Dù sao thì trong những năm 59-60 trong thành phố này nhiều người đã thích và hát.

    Người ta có nhiều lý do để thích một bài hát đầu tiên của một tác gỉa để rồi không quên thắc mắc: Thế thì bài hát cuối cùng của anh là bài gì? Sẽ như thế nào? v.v…

    Sự kết thúc của mọi câu chuyện đời đều không giống nhau. Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.

    Trên đường băng chạy có cái đích để mình đến. Trong nghệ thuật thì khác. Cái cuối cùng có thể là cái vô hạn và biết đâu, nó đã từng có trước thời hạn mà mình không ngờ.

    Sự bất tử không có trước có sau mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ.

    Tôi không hề có ý định viết bài hát cuối cùng bởi vì tôi nghĩ rằng thời điểm cuối cùng là điều mà mình không thể nào bắt gặp được. Nếu vì một lý do nào đó tôi buộc mình phải lên đường để viết những ý nghĩ cuối cùng của mình trong một ca khúc thì tôi tin rằng vào lúc đó tôi sẽ cố gắng cởi trói mình thoát khỏi mọi hệ lụy của đời để sống chứ không cần phải nói them một điều gì nữa.

    Bài hát cuối cùng có lẽ sẽ chỉ mãi mãi là một giấc mơ. Một giấc mơ buồn thảm mà chúng ta cần phải quên đi để mọi thứ biên giới trong cuộc đời trở thành vô nghĩa và nó sẽ không còn tồn tại như một lời thách thức kiêu hãnh nữa.

    Bài hát đầu tiên và bài hát cuối cùng, ngẫm ra cũng chỉ là những bọt bèo vô hình vô tướng. Chúng ta vui chơi với nó và chúng ta quên đi. Có kẻ gieo cầu cho người nhặt được. Kẻ nhặt được không chắc là vui mãi. Kẻ không được cũng chẳng nên lấy nó làm điều.

    Hơn ba mươi năm trước có một bài hát đầu tiên, như một trái cầu gieo, có chắc gì hạnh phúc? Không chắc gì hạnh phúc thì sao lại cần phải có bài hát cuối cùng?
     
  24. uotmi_01

    uotmi_01 Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    75
    Likes Received:
    0
    “Lặng Lẽ Nơi Này” – Viên ngọc quý nằm lặng lẽ trong thơ nhạc Trịnh Công Sơn


    Một.

    Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi
    Tình yêu mật đắng, mật đắng trong đời
    Tình yêu như biển, biển rộng hai vai, biển rộng hai vai …

    Tình yêu như biển, biển hẹp tay người, biển hẹp tay người lạc lối


    Em đi về nơi ấy, nơi đâu nơi đâu, sông cạn đá mòn
    Trăng treo đầu con sóng, tan theo tan theo, chút tình xa vắng

    Làm sao ru được tình vơi?
    À ơi, nỗi đau này người

    Tình yêu vô tội, để lại cho ai
    Buồn như giọt máu, lặng lẽ nơi này
    Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi
    Đời như vô tận, một mình tôi về, một mình tôi về … với tôi.
    (Trịnh Công Sơn – Lặng Lẽ Nơi Này)


    Hai.

    Thưởng thức một bức hoạ và thưởng thức một bài nhạc có nhiều điểm tương đồng, và cũng có nhiều điểm dị biệt. Đứng trước một bức hoạ tuyệt đẹp, bạn cảm thấy choáng ngập vì mọi cá tính của bức hoạ hiện ra ngay trước mắt bạn, mọi cảm xúc về bức hoạ ấy trong một khoảnh khắc gây ngay một dấu ấn trong trí óc của bạn. Thưởng thức nhạc thì khác hẳn, người nhạc sĩ không thể nào gây một ấn tượng ở bạn chỉ trong một vài giây, mà bạn phải nghe hết bài mới có thể ít ra cảm nhận được cái hay của nó. Do vậy, nhạc sĩ phải dùng hết mọi vật liệu trong tay: lời ca, ý nhạc, tiết tấu, tưong phản, bố cục, v.v. để tạo dựng bài nhạc nhằm chuyển đạt tâm tình của họ đến bạn. Trong bài viết này, và trong sự giới hạn về ngôn ngữ và hiểu biết của mình, hy vọng sẽ phác hoạ cho bạn đọc một cảm nhận riêng về nhạc phẩm “Lặng Lẽ Nơi Này” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS).


    Ba.

    Như đã dẫn nhập ở phần trên, thưởng thức nhạc có cái hay riêng của nó. Nghe nhạc, bạn được chính nhạc sĩ dìu dắt bạn theo dòng nhạc, ông bắt ta dừng, ta phải dừng, ông bắt ta đi nhanh, ta phải đi nhanh. Ta không được quyền chọn lựa cách ngắt câu hay đổi chữ. Nghe nhạc với tờ giấy in bài nhạc trước mặt, bạn thấy hiển hiện tất cả những yếu tố đã làm nên thành công hay thất bại của bản nhạc đó. Nghe nhạc, bạn bước đi lại từ đầu với nhạc sĩ, cùng sống lại tâm tưởng hào hùng hay bi thương của nhạc sĩ ngay khi nhạc phẩm chào đời. Phân tích một bài nhạc, do đó, phần nào cũng là đi tìm chủ đề của bài hát, cùng nơi chốn nào đã tạo nguồn hứng khởi cho tác giả, làm cho người ấy không còn cách nào khác hơn là ngồi xuống và ghi chép lại âm hưởng đó, khung cảnh đó, nỗi niềm nhung nhớ khôn nguôi đó.

    Bốn.

    Bạn hãy cùng tôi tưởng tượng ra một bãi biển nào đó, khi trời đã về khuya và không một bóng người, ngoài nhân vật chính là “TA” trong bài hát. Nhân vật chính của chúng ta hoặc ngồi, hoặc đi dạo lang thang một mình, chỉ có tiếng sóng biển từng cơn, từng cơn đập vào bờ, rồi lại rút về biển cả. Biển mênh mông không cùng, chẳng thấy đâu là bờ. Trời về khuya tối đen, chỉ có ánh trăng ở xa treo trên đầu con sóng, xa đến nỗi tưởng như một ngọn sóng thôi cũng đủ làm nó tan theo với dòng nước, cùng với mối tình đã chết của “ta”. Tôi không có khiếu làm văn sĩ, nhưng tôi hy vọng đã dựng được sơ khởi cái khung cảnh (setting) của bài nhạc này.

    Năm.

    Thử phân tích nhạc phẩm Phôi Pha của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài hát nào cũng phải có một ý nhạc hay thì mới đủ để người nghe nhớ về nó như một căn cước riêng biệt, không giống các bài khác. Trong bài này, căn cước đó là dòng nhạc có hình dạng răng cưa (zíc zắc), thể hiện qua câu nhạc đầu tiên “Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi”, và các phát triển tiếp theo của ý nhạc trên. Cũng như phần lớn các bài nhạc khác, TCS sử dụng âm giai thứ hoà điệu (harmonic minor) ở cung La thứ. Cũng giống như bài trước, nhạc phẩm được viết theo nhịp ¾, và cũng giống như nhiều bài khác, nhạc phẩm này lặp đi lặp lại nhiều từ (Ouch!). Vậy nhạc phẩm này hay ở chỗ nào???

    “Lặng lẽ nơi này” được viết theo thể loại ABA, phân đoạn A (verse A) từ đầu đến “tay người lạc lối”, phần chuyển tiếp B (bridge B) từ “Em” đến “nỗi đau này người”, và phân đoạn A’ (verse A’) là dòng nhạc nhắc lại, nhưng với phần lời khác hẳn so với đoạn A.

    Sự lặp đi lặp lại của ca từ có một chủ đích hẳn hoi, nó lặp đi lặp lại ra sao. Trước tiên là lặp nhau về chữ kép: “mật ngọt” -> “mật ngọt”, “mật đắng” -> “mật đắng”; rồi thì lặp lại về hai câu nhưng với giai điệu câu sau là biến thể câu trước “ Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi” -> “tình yêu mật đắng, mật đắng trong đời”; và sau cùng là một sự lặp lại (có tính toán, tất nhiên :) của hai cặp bốn chữ “biển rộng hai vai” -> “biển rộng hai vai”.

    Bố cục của bài nhạc cùng ngôn ngữ âm nhạc đã minh họa rõ nét ý thơ ra sao. Trước hết, TCS đưa ra hai so sánh–định nghĩa về tình yêu: Tình yêu là mật ngọt, và tình yêu cũng đồng thời là mật đắng. Mật ngọt là những khi “uống môi em ngọt”, còn mật đắng thì ảnh hưởng dài hơn nhiều, là nỗi sầu muộn cả đời người! Tại sao vậy, là tại vì “ta” đã định nghĩa “Em” là “tình yêu”. Bạn hỏi tại sao ư? Thì rõ quá rồi còn gì nữa, tác giả nói về biển, mà biển chỉ rộng có hai vai thôi, nếu không phải là “vai em gầy guộc nhỏ” thì “còn ai trồng khoai đất này”???

    Vì “Biển” là “Em” nên biển mới có tay, biển chỉ hẹp bằng hai tay thôi, và một khi biển đã buông tay “ta” ra rồi thì “ta” chơi vơi và ta lạc lối, chẳng trách tại sao TCS phải cảm khái những câu khác như “Không còn ai, dường về ôi quá dài, những đêm xa người” …

    Sáu.

    Về phần nhạc thuật của Đoạn A, ngoài việc sử dụng các từ lặp nhuần nhuyễn như trên, và phần nào dùng cung nhạc lên xuống để mô tả tiếng sóng đập vào bờ rồi lại rút về, điều làm tôi thích thú nhất là cách bố cục câu của ông. Ta thấy từ “Tình yêu mật ngọt” đến “biển rộng hai vai”, cả đoạn nhạc đó có thể coi là hoàn chỉnh, và ta có thể yên chí tạo ra một verse khác cũng dựa trên nền nhạc đó. Nhưng đây là dấu vết (clue) mà tôi đoán rằng TCS đã đặt lời đi trước bản nhạc, do đó ông đã đi thẳng ngay vào “Tình yêu như biển, biển hẹp tay người, lạc lối” So sánh về bố cục đoạn nhạc như vậy để thấy nó toàn hảo trong sự không cân bằng, và sự trở về hợp âm La thứ đã làm cân bằng đoạn đó lại.

    Trong hội hoạ, sự mất cân đối này có thể được minh hoạ bằng tác phẩm sau của Gustav Klimt “Cái chết và Sự sống”. Nhìn thoáng qua với sự sống chiếm chỗ nhiều và làm ta tưởng như bức tranh mất cân đối, nhưng thần chết với màu tối hơn nhiều đã làm bức tranh này cân bằng trong sự bất đối xứng (asymmetrical balance.) Cái nhìn soi mói của thần chết đối lại với sự e dè của cô gái như hỏi thầm “Ông gọi tôi ?” đã nối kết hai phần của bức tranh với nhau, còn trong bài nhạc thì TCS đã làm được việc liên kết này bằng cách lặp lại “tình yêu như biển” cũng như phát triển ý nhạc dựa theo ý nhạc chính ở đầu đoạn.



    Bảy.

    Đoạn B (bridge). Trước hết, nếu để ý kỹ, ta thấy đoạn đầu TCS có chủ đích là không hề nhắc đến chữ “ta” và “em”. Đây là một sáng tạo nghệ thuật đặc trưng thông qua cách hành văn ẩn dụ, và là “trade mark” (nhãn hiệu) của TCS. Liền lạc trong đoạn đầu này là ý tưởng Ta <-> Em <-> Tình Yêu, đan kết với nhau vô hình bằng những so sánh, do vậy nhân vật “em” ở đây đã bàng bạc xuất hiện rồi. Thành thử ra, nếu ai chưa quen với lối viết ẩn dụ này của TCS sẽ cảm thấy ngôn từ của ông có vẻ gì bí hiểm. Nhân tiện đây, người viết cũng xin thú thật là, có lẽ cũng như nhiều người khác, khi ở độ tuổi mới vào đời đã bị lôi cuốn bởi giai điệu của nhạc TCS nhiều hơn là ca từ. Nhưng có lẽ chính phần ca từ mới làm người nghe nghe hoài không chán, với lối nói chung chung (không cụ thể) và đầy tính ẩn dụ, do vậy rất phù hợp với tâm trạng của nhiều người. nhưng có lẽ vì vậy mới là cái thú để tạo động lực tìm hiểu thêm.

    Trờ lại với chữ “Em”, tác giả đã khéo léo cho chữ em đứng lại một chút (một nhịp rưỡi) để nhấn mạnh chủ thể của câu nhạc, và cũng để làm rõ hơn câu hỏi chất chứa “nơi đâu nơi đâu”. Sở dĩ tôi nói vậy là vì câu “em/đi/về/nơi/ấy” bạn có thể lấy bất kỳ 3 chữ đầu mà phổ nhạc: chẳng hạn “em đi … về nơi ấy”, hay “em đi về … nơi ấy”, nhưng chữ “em” đứng một mình đắt giá hơn. Chữ “em” này cũng khéo léo lồng vào để làm điệp khúc không bị trùng lắp như đoạn 1. Cặp chữ “nơi đâu nơi đâu” được lồng vào rất thích hợp vì nó nhấn mạnh câu hỏi quắt quay của “tôi” về hình bóng em. Vả lại, khi ta nhớ nhung về một người nào đó, ta đâu có nhớ em ở “nơi đâu” một lần thôi, rồi quay sang suy nghĩ chuyện khác? Ta nhớ đi, nhớ lại, nhớ tới, nhớ lui, lăng xăng trong tâm tưởng.

    Trong điệp khúc này, “em” đã được ẩn dụ bằng “trăng”, vì nếu so sánh hai câu đầu thì ta thấy rõ ngay là Em = Trăng. (Chẳng phải trong một bài khác, TCS đã bật mí “từ khi em là Nguyệt” rồi sao?) Một lần nữa, với lối hành văn ẩn dụ, người nghe nhạc tha hồ phiêu lãng theo nỗi nhớ riêng của họ về một người tình cũ đã trở thành một phần ký ức của cuộc đời.

    Tám.

    “Làm sao ru được tình vơi?
    À ơi, nỗi đau này người”

    Một lần nữa, TCS sử dụng cách đặt câu rất nghệ thuật để kết thúc đoạn B. Trước tiên ông chuyển hoà điệu từ các hợp âm đầy tính cao trào (dominant) như Dm và E7, và chuyển sang các hợp âm bình thản hơn (tonic) là Am và G, rất phù hợp với lời nhạc. Ta tưởng chừng như sẽ đi cho trọn vòng quãng 5 (như trong bài Hello của Lionel Richie), và lời ru “à ơi” cũng đã bắt đầu gióng lên, chuẩn bị tư tưởng cho việc nghe thêm các phát triển khác về ý nhạc, thì TCS “cắt cái rụp” và chuyển nhanh về lại chủ âm la thứ. Chính ở điểm này đã làm cho đoạn Bridge bị mất cân đối, nhưng đã tạo nên được một cảm giác hụt hẫng ở người nghe, minh hoạ cho nỗi đau trống vắng của nhân vật “tôi”.

    Chín.

    Đoạn 2 của bài hát tiếp tục cho chúng ta thấy những hình ảnh và sự tương phản mà nhân vật “tôi” cảm nhận, như so sánh mình với một giọt máu đã lìa khỏi xác người, hoàn toàn vô dụng. Tiếp theo, TCS đã mô tả những không gian thật rộng lớn, vô tận và tương phản với nó bằng hình ảnh lặp lại của “tôi” bé nhỏ, với những bước chân đơn điệu và cô độc. Cuối cùng, tác giả đưa ra một kết luận tuy bất ngờ những cũng đã có thể thấy trước, đó là “tôi về … với tôi”. Một kết luận đơn giản, cam chịu, và rất hiển nhiên. Sau những sự lặp đi lặp lại của những chữ đôi, cặp đôi, câu nhăc đôi, cái gì cũng có đôi hết, ta thấy cái “tôi”cũng có đôi vậy, là “tôi với tôi”. Bạn tưởng tượng đem hết các từ câu lặp trong bài này về môt phía của bàn cân, rồi bỏ câu “tôi về với tôi” này qua phía kia bàn cân, mới cảm nhận được cái cô độc của nhân vật “tôi”.

    Kết.

    Tôi cảm thấy trên rất nhiều báo và tạp chí, người ta viết về TCS quá nhiều về nghệ thuật ca từ của ông, về nhân sinh quan của ông, thậm chí còn tôn sùng ông là một nhà tư tưởng lớn hay là một thiên tài. Tôi không có định nghĩa riêng về thiên tài, ngoài việc xác nhận Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ có tên tuổi trong làng âm nhạc Việt Nam hậu thế kỷ 20, đã tạo được một “đột phá” (breakthrough) trong cách đặt lời ca, có một số lượng nhạc phẩm được yêu thích rất đáng kể; và chắc chắn nhạc của ông đã có ảnh hưởng rất nhiều đến các nhạc sĩ khác cùng thời cũng như các thế hệ nhạc sĩ sau này. Tôi cũng cảm thấy bàn chung về ca từ và nhân sinh quan của ông, dầu rất bổ ích, nếu có quá nhiều bài vở tương tự như vậy sẽ dễ trở thành nhàm chán – biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Trịnh Công Sơn trước tiên và trên hết là một nhạc sĩ, và không có gì thiết thực hơn là đánh giá từng nhạc phẩm của ông, từng bài, từng bài, một cách cặn kẽ để có thể cùng người đọc nhận ra công phu căn bản cùng tài năng sáng tạo trong nhạc thuật của ông. Một nhạc phẩm hay không nhất thiết phải có những biến đổi âm giai hay những hành âm phức tạp cầu kỳ. Nều viết nhạc với lời ca phụ họa, thì bản nhạc phải nâng ca từ lên, và ca từ cũng phải làm cho hành âm hoặc trơn tru, hoặc gãy cạnh tương xứng. Tôi tin TCS đã làm được việc này. Để đạt được sự đơn giản như trong “Lặng Lẽ Nơi Này”, TCS cũng phải "mang nặng đẻ đau" chắt lọc từng con chữ chứ cũng chẳng phải “lấy nó dễ như từ trong túi” như nhiều người đã lầm tưởng.

    Sau cùng, người viết hy vọng sẽ có nhiều người khác cũng viết lên những cảm nhận riêng về từng bài ca của TCS, để chúng ta cùng nhau chia xẻ những thành công về nhạc thuật của ông.

    ( Đồ Sơn 26/3/06 - 2/6/06)
    Phụ lục: Bản nhạc "Lặng Lẽ Nơi Này"
     
  25. uotmi_01

    uotmi_01 Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    75
    Likes Received:
    0
    Bức tranh " Cái chết và sự sống " - Gustav Klimt

    Bản nhạc " Lặng lẽ Nơi này "
     

    Attached Files:

Share This Page

Loading...