Sợi 314 của em khi cắm vào BACL thì chuôi nguồn ăn khít. Còn cắm vào amp và CDP thì rất lỏng lẻo, ko chắc chắn tí nào. Đôi khi còn ko ăn điện do lỏng dây. Em dùng amp và cdp marantz. Dây của các bác có vậy ko ạ?
Dây này em mua cho BACL thôi. Sẵn có dây trong tay nên em táy máy vọc vạch đổi tới đổi lui. Hệt như lần trước em đổi dây của Dũng audio và dây nồi cơm điện (em nhớ bác cũng tham gia topic đó cùng em). Kết quả lần này vẫn vậy bác ạ. Thay dây gì cũng ko làm thay đổi chất âm. Chắc do em tai trâu .
E ko chơi cdp ko có cái để cắm :d dac e cũng xài 314 :d hiện nay hệ thống đag full 314ag II trừ cái ms sever đang xài supra bản kỉ niệm ghi đậm . Nguồn thì đang xài bacl của a phương, trc xài tam nhật sau bỏ rồi.
Em thì CDP kèm DAC. BA cũng của anh Phương. BA này êm. Em mua về để giải tán đống ổ cắm lởm chởm. An toàn về điện cho nhóc nhà em. Thêm nữa bộ dàn nhìn gọn gàng, đẹp .
Các bác chú ý đến dây từ bacl đến ổ cắm lọc, nếu dây không tốt tiếng sẽ bí không rõ, dù amp và cd có dùng dây pu 314 ag, nên phải dùng dây nó đồng bộ thì dàn máy mới hay được.
Mình không dùng dây s032 nên không biết, dàn của mình > từ ổ tường đến ổn áp > bacl mình dùng dây accuphase > pu 314 ag ổ tp80 > 314 pu ag cho amp và cd. Trước dùng dây theo máy và dây tự làm, nghe không ra gì cả. Giờ dùng dây hãng nghe rất ok không còn lăn tăn gì nữa cả.
Mình từng dùng qua các loại dây và đầu jack furutech thông dụng, có tí nhận xét về các dòng dây từ cao đến thấp như sau : 1. DPS-4.1 - Limited Edition : là dòng cao cấp và đắt tiền nhất hiện nay của hãng, tuy nhiên nó thiết kế chuyên cho thiết bị đầu phát hơn là nguồn tổng, amply. Dây này sẽ phát huy max công lực khi đi kèm jack FI-50 NCF 2. FP-S55N - Limited Edition : nhì bảng, chuyên cho nguồn tổng (từ ổ tường ra ổ cắm, lọc, BACL...) và amply. Đi kèm thường là đầu FI-50 vì các đầu khác lắp không vừa body 18mm của nó, dùng FI11 sẽ phí sợi dây nha dù lắp vừa 3. FP-TCS21 : chuyên dùng cho nguồn phát như cd, DAC, phono box, pre, MS...đầu đi kèm đề xuất là FI28 4. FP-TCS31 : chuyên dùng cho nguồn tổng và amply, pow, nên chơi đầu FI28 hoặc FI50 5. FP-S032N & FP-S35N : dùng cho nguồn tổng, amply, pow, đầu FI28 6. FP-S022N & FP-S20N : dùng cho nguồn phát, nên xài đầu FI28 7. FP-Alpha 3 : dòng mới dùng cho tất cả thiết bị, đầu FI11, FI15 hoặc FI28 8. FP-314Ag-II : dòng phổ thông thông dụng dùng cho tất cả thiết bị, đầu FI15 9. FP-3TS20 & FP-3TS762 : chưa dùng nên chưa biết Lưu ý là loại nào về cũng phải roda từ 200h mới phát huy hết tác dụng, tùy thiết bị của mình bình dân hay cao cấp mà chọn dây phù hợp nó sẽ hay trong hoặc vượt tầm giá, còn nhận xét về chất âm thì để từ từ mình post sau nha, chuyện này nó dài dòng lắm Chúc các bác nghỉ Lễ vui vẻ
Nếu bạn dùng loại nhì bảng thì quá tuyệt rồi, lưu ý là dây nguồn mua mét thì cứ 1,5m trở lên nha, đừng mua ngắn hơn, còn tại sao thì mình sẽ nói sau. Tuy nhiên để tư vấn cho bạn tham khảo chính xác hơn mình cần biết sơ bộ về cấu hình hiện tại của bạn, bạn inbox cho mình nhé, vì nhiều khi nói ra ngoài nhiều rất dễ bị hiểu nhầm là maketing dù mình chỉ là người chơi âm thanh thuần túy
Các bác lưu ý giúp là mua dây cắt mét để DIY thì nên lắp cùng 1 bộ đầu jack, không nên đầu này FI28, đầu kia FI11 hoặc đầu mạ vàng đầu mạ platinum hay đầu Furutech đầu thì Oyaide hay Wagatte...Có các phương án thi công và cần chú ý như sau : - Hàn dây vào đầu giắc -> tuyêt đối không nên chơi trừ t/h bất khả kháng, vì mình hàn sẽ không đạt, kể cả shop, dây nguồn hãng cũng ít loại hàn - Bấm đầu cos loại càng cua hay hộp vuông : hạn chế chơi cách này, lý do là sự tiếp xúc qua trung gian, diện tích tiếp xúc có thể chưa tối đa. Đầu cos có loại mạ platinum, mạ vàng sẽ cho chất âm khác nhau tùy bộ dàn đang thiếu cái gì, dải nào... - Nhú chì phần đầu dây để dễ nhét vào lỗ : nên dùng chì sịn nha, nhú tí phần đầu để nó túm dây vào thôi là ok, không tráng toàn bộ đầu dây - Lớp giáp kim loại cần siết dính chung với dây mass, không nên bỏ trống nếu không có lý do chính đáng - Dùng dây trần lắp vào jack - mình khoái cách này nhất. Khi dùng dao hay kềm tuốt dây cố gắng không làm đứt 1 sợi nhỏ nào (ca này hơi khó), tay khô ráo sạch sẽ hạn chế rờ vào phần dây đồng, khi nhét vào cố gắng không để 1 vài sợi nhỏ lòi ra ngoài nhiều khi chạm nhau nguy hiểm. Siết ốc vừa chặt từng con, sau đó mở lỏng ra lại, lắc nhẹ nhét thêm vào tí nữa sao cho phần vỏ ngang bằng mép lỗ thì siết cứng lại, không siết lên cả phần vỏ thì dây đồng bên trong có thể không được chặt. Sau đó siết 2 ốc ngoài để giữ chặt dây, không siết cứng quá nát luôn cả vỏ ngoài (để chắc ăn trước khi lắp dây xỏ vỏ vào chuôi, vặn ốc xem bao nhiêu vòng thì chặt lấy đó làm cơ sở, siết bằng cảm giác cũng hên xui lắm) - Lưu ý là lắp đúng quy ước cực trên jack, chú ý màu dây để còn kiểm tra trước khi cắm điện cho đúng cực. Dùng đồng hồ đo omh kiểm lại 2 đầu jack xem đúng chưa, cứ chập kim vào 2 đầu jack với cực tương ứng mà lên kim là ok, còn khác cực thì không lên (nếu lên thì cắm vào bộ dàn cũng...lên thiên đàng luôn) - Khi đặt thi công ngoài về cũng vẫn nên k.tra cho chắc ăn vì shop đâu có bảo hành, bảo hiểm gì đâu, dây mua hộp hãng mình còn mở đầu ra k.tra nữa mà - Mình chỉ biết trong TP.HCM có 2 shop bán đồ và thi công vụ này rất tốt là Dũng Audio (Yes sir) - cần chờ lâu có thể qua ngày và Dodientu.com (Bình Castrol) - chờ lấy ngay. Nếu ae không tự làm đc thì có thể ghé 2 chỗ này Đây mới chỉ là phần dây, còn hệ thống điện của các bác từ trước ổ cắm tường -> dây nguồn ra ổ chia, dây nguồn vào t.bị cũng cần kỹ lưỡng như vậy thì dây nó mới phát huy hết được công lực, tích cực hơn và lòi ra những khiếm khuyết của bộ dàn cần xử lý để đi đến hoàn thiện. Rất nhiều bác mua về lắp vào nghe dở hơn dây zin mà không hiểu tại sao ? Khi hệ thống điện chuẩn rồi thì những thay đổi dù nhỏ về t.bị, phụ kiện ảnh hưởng đến âm thanh mình sẽ dễ dàng nhận ra. Bài viết mình có thể chưa rõ hay thiếu xót, các bác có kinh nghiệm cứ vô tư bổ sung hay tư vấn thêm Chúc các bác thành công
Nguồn điện bác ổn chưa, có dây mass đất hay đi mass riêng cho bộ dàn không, s032n là dòng trung cấp của furutech rồi nên không phải lo lắng gì cả. Nếu 314 cho tiếng nhẹ nhàng thì em này tiếng sẽ chắc dày và chi tiết hơn
Đúng bài rồi bác, "lý do" là vì mình chỉ cần thoát nhiễu cho lớp giáp này, không cho thêm vào trong thiết bị, vậy mà có bác cắt bỏ hết luôn đó, những dây hộp hãng đắt tiền mình chưa dám mở thử xem thế nào, tùy công nghệ mỗi hãng làm khác nhau để đạt nhạc tính cao nhất cho t.bị nữa không chỉ là chống nhiễu đơn thuần. Tuy nhiên trong hệ thống mà nhiều t.bị và toàn dùng dây fur DIY không dùng dây hộp Hãng thì lại phải nghiên cứu thêm bài khử groud loop, có khi nên bỏ cả dây mass lẫn lớp giáp trên jack cái nữa, rồi tách mass vỏ, mass tín hiệu, mass nguồn...khá phức tạp
Mình cũng đã thử chơi dây furutech s22 cho t.bị rồi, đánh giá là hay trong tầm tiền nếu phối ghép tốt, t.bị càng đắt tiền thì cố gắng chơi lên dòng cao hơn sẽ phát huy tốt hơn, có điều này nhiều bác vẫn quên : khi bỏ dây mới vào thấy dở hơn khoan vội kết luận, cứ chờ roda hết đã nhé. Nhưng theo lời khuyên cá nhân của mình thì nên dùng dây fur DIY cho nguồn tổng : vd từ đồng hồ điện vào CB, từ CB ra ổ tường hay BACL, lọc, ổ chia..., còn cho thiết bị nếu đk khá hơn chút các bác nên cố chơi dây hộp hãng, nó luôn nhạc tính đậm đà truyền cảm hơn, dây fur DIY dùng cho t.bị rất khó phối ghép ra hay được, thường là mid sẽ bị khô không ngọt, dải cao sắc quá đến nỗi chói gắt không mở volume lớn đc, cùng lắm chỉ chơi dây DIY cho amply thôi nhưng loại tốt xíu. Fur, Oyaide rất mạnh về phụ kiện (những dòng dây đỉnh cao như Nordost Odin dùng jack Fru, Crystal Ultimate dùng Oyaide) nhưng về dây các hãng Nhật khác sx thì mình đánh giá chưa thể bằng Acrolink được. Nhưng bù lại dây fur dùng thông dụng ở VN, hợp với nhiều bộ dàn từ bình dân đến trung cấp, giá cả nhiều loại dễ chọn, có npp, đại lý nhiều, dễ thanh khoản nên vẫn HOT
theo mình dây hãng cũng người làm, day diy cũng người làm, chưa chắc tay nghề người làm dây hãng hơn người diy ở vn mình nhất là mấy shop diy chuyên nghiệp.
Như bác nói chắc hãng nó thiếu chuyên nghiệp rồi. Tiện cho em hỏi bác có biết shop nào diy chuyên nghiệp hơn hãng không