Có bác nào hay nghe cải lương?

Discussion in 'Âm nhạc' started by ktvt, 22/10/07.

  1. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.536
    Likes Received:
    4.996
    Location:
    Hà Nội
    Boong, thí chủ Chích xơi tạm Út Bạch Lan trong Hoa Rơi Cửa Phật đi. chứ Lệ Thủy thì bần Tai em hổng có thấy.
    Còn Mùa Tôm với Đôi dòng sữa mẹ thì quá nổi tiếng. Hay lát nữa em chạy ra mua mấy CD lưởng cai về HN nhể (ở đây có shop chuyên trị CD cải lương). Bác có thich kô em để lại giá cao cho.

    http://www.vuontaodan.net/Forums/tm.aspx?m=6210
     
  2. chich_bong_oi

    chich_bong_oi Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    2.336
    Likes Received:
    23
    Location:
    Hà Nội
    Mô Phật! Hổ sư đã có lòng thì thí chủ xinh nhận, xin đa tạ, đa tạ! :lol:

    Ui, em vừa xin được cái đường link có cả hình, Lệ Thủy hát, dưng mà không phải trước 75, lại dưng mà rất hay.

    http://forum.nhacso.net/showthread.php?t=77824

    Vở Mùa Tôm hiếm quá, em tìm chả thấy gì cả.

    Em không nghe CD đâu bác Tai ơi, em không có CDP, giờ chỉ tìm đường link nghe trực tiếp thôi. Cắm ra bộ loa ở nhà nghe hoành lắm bác ạ :lol:
     
  3. loadeu

    loadeu Advanced Member

    Joined:
    8/7/07
    Messages:
    5.844
    Likes Received:
    45
    Location:
    Xã đoàn Gầm cầu
    Cái này em chỉ có Sầu Nữ ÚT BẠch Lan ca thôi ạ, bác thích em copy cho
     
  4. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Wa....Có cái Topic này mà từ trước tới giờ không thấy.
    Em mê cải lương như mê...Ampli vô địch luôn(nhưng em chưa có :( )
    Em cũng là dân nhà nòi nhé,ghi ta phím lỏm em múa máy dử lắm à :lol:
    Ca thì em chơi luôn 3 nam 6 bắc tứ oán luôn,mà em nhậu vào là ca không được vì...quên lời.
    Nhưng em đờn cho mấy bác nhậu ca thì ok nhé.
    Không biết có nhiều bác chơi món này không,nếu nhiều thì mình chơi luôn cái câu lạc bộ Đàn Ca Tài Tử VNAV luôn đi các bác ơi.
    Off line mổi chủ nhật,em giật dậy phong trào mới được
    Các bác ủng hộ em nhé. :)
    Kỳ này phải ráp 1 cái ampli dùng biến thế xuất âm cho cái ghi ta phím lỏm mới chịu. :idea:
     
  5. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Tặng các pan cải lương cái này.
    Các bài đọc thêm về lịch sử 6 câu vọng cổ (T.N. Ðàm Giang)

    A- Cội nguồn Cải Lương
    Vọng cổ bắt nguồn từ năm 1910 khi nghệ sĩ Nguyễn Tống Triều và một nhóm nghệ sĩ đứng lên lập một ban hát nhỏ tại Mỹ Tho gồm Tư Triều (NTT) đờn kìm, Chín Quán đờn huyền, Mười Lý thổi tiêu, Bảy Vô đờn cò, cô Hai Nhiều đờn tranh, và cô Ba Đắc ca.
    Đến năm 1912 thì tiếng tăm lan tới Saigon, và bắt đầu thịnh hành.

    Trước đó VN chỉ có hát chèo hay hát tuồng ở Bắc phần và hát bội ở Nam phần.
    Khi cải lương ra đời, cải lương có nghĩa là " Sửa đổi cho tốt hơn" , (nam 1917) thì chuyện hát mỗi ngày được thay đổi và tân tiến hơn. Trình diễn cải lương phát triển rất nhanh và lên cao từ 1931, và dần tiến ra Bắc. Đề tài ban đầu thường dựa vào những tác phẩm hay lịch sử như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Trưng Trắc Trưng nhị, hoặc phỏng theo các tuồng hát bội như Phụng Nghi Đình, xử án Bàng Quý Phi v.v...
    Nhóm của ông Năm Châu được coi là Tổ cải lương hiện đại (1930)...
    Nói sơ qua về âm nhạc, trong cải lương thường dùng đờn dây tơ và dây kim, không dùng kèn trống như hát bội. Có sáu nhạc khí chính là: đờn Kìm, đờn Tranh, đờn Cò, đờn Sến, Guitare, Violon, và hai cây, cây ống Sáo và cây Cuỗn (giống như cây kèn).

    B- Lịch sử hai chữ VỌNG CỔ
    Bài " Dạ cổ hoài lang" về sau được đổi là " Vọng cổ hoài lang" do nghệ sĩ Cao Văn Lầu sáng tạo đã chính thức biến chữ cải lương thành vọng cổ.
    " Dạ Cổ Hoài Lang" ra đời được hơn nửa thế kỷ. Nó là nền móng cho nhiều thể khác nhau của vọng cổ.
    Bản Vọng-Cổ lúc đầu có tên là Dạ Cổ Hoài Lang do nghệ sĩ Cao văn Lầu sáng tạo ra hồi năm 1920 (ba năm sau khi cải lương ra đời).
    Ông Cao Văn Lầu lấy vợ mười năm không có con, cha mẹ bắt phải lấy vợ khác. Trong lúc buồn rầu ông tạo ra bản nhạc 20 câu (dòng) gọi là " Dạ cổ hoài lang" (đêm khua nghe tiếng trống nhớ chồng). Sau đó ít lâu vợ ông thụ thai. Bản nhạc sau được đổi thành " Vọng cổ hoài lang" có nghĩa rộng hơn là trông mối tình xưa mà nhớ đến chồng.

    Sau đây là nguyên thủy bài " Dạ cổ hoài lang" :

    Ký âm theo cổ nhạc bản " Dạ Cổ Hoài Lang"
    (đờn dây Bắc)

    1. Hò lìu xang xê cống
    2. Líu cống líu cống xê xang
    3. Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
    4. Liu xế xang xự xề xang lìu hò
    5. Xừ liu xáng ũ liu cống xề
    6. Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
    7. Hò lìu xang xang xế cống
    8. XÊ xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
    9. Xừ xang xế, líu xê xang xư’
    10. XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
    11. Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
    12. Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
    13. Xừ xang xừ cống xế
    14. XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
    15. Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
    16. Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
    17. Hò xự cống xê xang hò
    18. XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
    19. Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
    20. Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu

    Lời bản Vọng Cổ đầu tiên của Việt Nam trong điệu Dạ Cổ Hoài Lang ca theo nhịp đôi:

    1. Từ là từ phu tướng
    2. Bửu kiếm sắc phong lên đàng
    3. Vào ra luống trông tin chàng
    4. Đêm năm canh mơ màng
    5. Em luống trông tin nhàn (*)
    6. Ôi, gan vàng quặn đau
    7. Đường dầu xa ong bướm
    8. Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
    9. Còn đêm luống trông tin bạn
    10. Ngày mòn mỏi như đá vọng phu
    11. Vọng phu vọng, luống trông tin chàng
    12. Lòng xin chớ phụ phàng
    13. Chàng hỡi, chàng có hay
    14. Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
    15. Biết bao thuở đó đây xum vầy
    16. Duyên sắt cầm đừng lạt phai
    17. Thiếp cũng nguyện cho chàng.
    18. Nguyện cho chàng hai chữ bình an
    19. Mau trở lại gia đàng
    20. Cho én nhạn hiệp đôi

    (*) có bản chép là " Em luống trông tin chàng"

    Theo thời gian , bản Vọng Cổ " Từ là từ phu tướng" ca giọng Bắc, nhịp đôi.

    Bản nhạc thông dụng đến năm 1926 thì chuyển thành nhiều nhịp; nhịp đôi ca giọng Bắc giống điệu Hành Vân, sau tăng lên nhịp bốn, soạn giả viết nhiều lời hơn, ca sĩ kéo dài giọng ngân, và từ giọng Bắc biến thành giọng Nam pha lẫn hơi Oán.

    Đầu thập niên 1940, Vọng cổ tăng lên nhịp tám. Từ nhịp tám , năm năm sau tăng lên nhịp 16. Thời này, soạn giả lồng vào bản Vọng Cổ những điệu hò, ngâm thơ Vân Tiên v.v... Mãi đến năm 1959 bản Vọng cổ mới tăng lên nhịp 32. Bản vọng cổ 32 nhịp do soạn giả Kiên Giang viết 6 câu (Hà Huy Hà tác giả bài thơ Hoa tím thôi cài trên Áo trắng) với nhan đề : " Đội Gạo Đường Xa" , Hữu Phước đơn ca trên hãng đĩa Lam Sơn.

    Năm 1960 Vọng cổ tăng lên 64 nhịp, tuy nhiên khi đờn nhạc sĩ bấm phím thành 128 nhịp. Thời này, soạn giả " gối đầu bản Vọng cổ " bằng Nói Lối, Ngâm Tứ Tuyệt, thơ Lục Bát, Tân Nhạc, Ngâm Tao Đàn, Ngâm Sa Mạc, Sương Chiều, Khóc Hoàng Thiên, Đảo Ngũ Cung v.v...Bản Vọng Cổ 64 nhịp của soạn giả Viễn Châu viết lần đầu tiên tựa đề " Ba Râu Đi Chợ Lớn" có tính cách trào phúng do nghệ sĩ Văn Hường thu trên hãng đĩa Hồng Hoa.

    (Tài liệu về nhạc lý vọng cổ viết theo cuốn " Hậu Trường Sân Khấu Cải Lương" của Trần Trung Quân nhà sách Nam Á, Paris 1993)
    C- Những gánh hát Cải Lương.

    Từ gánh hát nhỏ đầu tiên của Tư Triều (1910), sử liệu sau đó ghi chép theo thứ tự là gánh Thấy Năm Tú, Đồng Bào Nam, Tái Đồng Ban, Văn Hí ban, Sĩ Đồng Ban, Kỳ Lân Ban, Tân Phước Ban, Bác Sĩ Minh.

    Sau đó là đoàn hát đợt hai: Tân Thinh, Tập Ích,Trần Đắc, Tân Hí, Vì Hí, Nhã Tính, Phước Cương, Huỳnh Kỳ, Nhạn Trắng, Mộng Vân, Sao Mai, Hề Lập, Nam Phỉ, Nam Phương, Phụng Hảo, Việt Kịch Năm Châu, Kim Thoa, Hậu Tấn.

    Đợt ba cho đến năm 1975: Đoàn Nguyệt Kiều của bầu Quỳ; đoàn Hoa Sen ông Bảy Cao; đoàn Thủ Đô ông Ba Bản; đoàn Dạ Lý Hương ông bầu Xuân; Hương Mùa Thu soạn giả Thu An, Ngọc Hương; trăng Mùa Thu ông Tư Hiếu; đoàn Thái Dương bà Tiêu Thị Mai (vợ ông Tôn Ngọc Chắc, chủ rạp Quốc Thanh); đoàn Thanh Minh Thanh Nga bà bầu Thơ; đoàn Út Bạch Lan-Thành Được, đoàn Kim Chưởng cô Bảy Kim Chưởng; công ty Kim Chung (5) của ông Trần Viết Long; đoàn Thống Nhất bầu Út Trà Ôn; đoàn Thế Hệ Dũng Thanh Lâm của DTL; đoàn Hùng Cường-Bạch Tuyết; đoàn Việt Hùng-Minh Chí.


    D-Những Soạn Giả bộ môn Cải Lương/Vọng Cổ
    Soạn giả Vọng cổ, những người có nhiều công lao nhất cho bộ môn Vọng cổ lại là những người được biết đến ít nhất, họ mang tim óc nhân lực tạo dựng những tuồng Vọng Cổ, những bài ca Vọng Cổ sâu sắc, thấm thía, mang đến khán thính giả những giây phút giải trí đáng ghi nhớ cho một vở tuồng hay.

    Một số soạn giả soạn đặc biệt một vai trò, một vở tuồng cho một nghệ sĩ sân khấu, và cũng nhờ những vai trò đặc biệt này mà một nghệ sĩ được có tên tuổi gắn liền và nổi tiếng từ vai tuồng đo. Một vài thí dụ điển hình như:

    Đôi Soạn Giả Hà Triều-Hoa Phượng đã tạo tuồng " Khi Hoa Anh Đào Nở" với vai Điền Sơn viết riêng cho Thành Được. Cũng nhờ vai trò hợp sở năng này và tài bẩm sinh nên nghệ sĩ Thành Được đã nổi tiếng hơn nhiều sau đó.

    Soạn giả Thu An đã soạn " Hai Chiều Ly Biệt" làm Trường Xuân sáng chói trong vai Thành Cát Tư Hãn.

    Soạn giả Viễn Châu đã mang một Thanh Nga lên vương miện " tài sắc vẹn toàn" qua vai Sơn Nữ Phà Ca trong tuồng " Người Vợ Không Bao giờ Cưới" .

    Hữu Phước có tiếng trong vai để đời Cậu Tư Kiên từ tuồng " Con gái chị Hằng" , Út Trà Ôn vai ông Cò Quận chín 9, vở " Tuyệt Tình Ca" cũng soạn bởi hai soạn giả Hà Triều-Hoa Phượng.

    Một số Soạn giả cận đại có tiếng trong danh sách như sau:

    Hà Triều, Hoa Phượng, Viễn Châu, Mộc Linh, Ngọc Điệp, Quy Sắc, Thiếu Linh, Hoàng Khâm, Thể Hà Vân, Kiên Giang Hà Huy Hà, Loan Thảo, Yên Ba, Hoàng Thị Nguyệt, Yến Linh, Năm Châu, Lê Khanh, Duy Lân, Trọng Nguyên, Thái Thụy Phong, Kinh Luân, Nguyễn Huỳnh, Phong Anh, Trần Hà, Yên Lang.

    Nói riêng về Soạn giả Viễn Châu, một số bài của ông như Xuân Đất Khách, Gánh Nước Đêm Trăng, Ông Lão chèo đò, Tình Anh Bán Chiếu, Tâm Sự Mộng Cầm, Cô Hàng Cà Phê, Lá Trầu Xanh v.v... rất được ưa chuộng. Đặc biệt bài Sầu Vương Ý Nhạc tân cổ giao duyên, SG Viễn Châu làm để tặng ông bầu Hoàng Văn Quýnh, biệt danh bầu Quýnh chủ gánh đoàn Sao Ngàn Nơi. Cuộc đời bất hạnh trong giai đoạn cuối của bầu Quýnh đã biến ông thành một ông lão mù lòa đờn dạo ở cầu Bến Lức để mưu sinh.

    Một số tuồng Vọng Cổ hay trên sân khấu Việt Nam trong vài chục năm trước 1975: Tấm Lòng Của Biển, Tuyệt Tình Ca, Khi Hoa Anh Đào Nở, Người Vợ Không Bao giờ Cưới, Quân Vương và Loạn Tướng, Người Đẹp Bạch Hoa Thôn, Tiếng Trống Mê Linh, Hai Chiều Ly Biệt, Thuyền Ra Cửa Biển, Lỡ Bước Sang Ngang, Trần Minh Khố Chuối, Chuyện Tình An Lộc Sơn, Con Gái chị Hằng, Tiếng Khóc Giữa Rừng Khua, Chiều Về Trên Sông Lạnh, Tiếng Hạc Trong Trăng, Sân Khấu Về Khua, Chiều Mưa Biên Giới và còn nhiều nữa.

    Ghi chú. Tài liệu trích dẫn từ cuốn " Hậu Trường Sân Khấu Cải Lương" của ông Trần Trung Quân (nhà sách và xuất bản Nam Á/1993).
    Nguồn: www.cailuongvietnam.info
     
  6. chich_bong_oi

    chich_bong_oi Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    2.336
    Likes Received:
    23
    Location:
    Hà Nội
    Dạ, em cảm ơn bác nhiều. Lúc nào có điều kiện em xin diện kiến bác rồi nghe luôn cho phê, đỡ mất công bác copy chi mệt.
     
  7. TannoyGold

    TannoyGold Advanced Member

    Joined:
    15/8/07
    Messages:
    763
    Likes Received:
    194
    em cũng khoái Cải Lương xưa, trước 75, thu qua đĩa nhựa.giọng hát các ca si ngày xưa hay ko thể tả được. Nam thì em mê Thành Được, Thanh Sang, Út Trà Ôn, Tấn Tài- Nữ thì em mê Phượng Liên, Mỹ Châu, Thanh Nga. các bác ra chỗ này mà mua đĩa, được gặp và giao lưu với cô chủ hình như là cô Ngọc( gọi là cô cho nghệ sĩ chứ cô hơn 80 rồi... :) ) rất mê cải lương và quý những người trẻ mê cải lương..., lúc nào cũng bận áo dài thanh lịch lắm..cô có thể giảng giải cho nghe hàng giờ về các tuồng... http://diahatvietnam.com/index.html
     
  8. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Tặng cho các pan cải lương nghiên cứu
    Lục Huyền Cầm​

    Lục Huyền Cầm hay Ghi-ta Việt Nam, Ghi-ta phím lõm, Ghi-ta Vọng cổ hoặc Ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn Tây Ban Cầm (guitare espagnole moderne), phát sinh ra từ vùng Ðất Nam bộ Việt- Nam.

    Guitare là nhạc khí dây gãy có dọc (cần đàn), có bàn phím lõm khuyết sâu vào dọc.
    Chữ Lục Huyền Cầm là tên theo cây đàn gốc này. Vì đúng như tên gọi, đàn có tất cả 6 dây.
    Nhưng khi chuyển qua dùng cho cổ nhạc thì không cần giây 6 (MI thấp), do đó đàn tuy vẫn được gọi như vậy nhưng chỉ còn có... 5 dây.
    Cần đàn có phím lõm:
    Ngoài ra Cổ nhạc VN láy và rung... rất nhiều nên các phím đàn phải được đào khoét lõm xuống để nhạc sĩ có thể "nhấn". Nếu giữ nguyên như Tây Ban Cầm thì "vuốt" sẽ không kịp để tạo âm hưởng này! Dầu cho làm kịp thì lại rất dể đứt tay! Mà có làm được như vậy cũng không thể tạo ra âm thanh phong phú bằng cách nhấn này.
    Các bạn có thể mua 1 cây đàn cũ và dùng dũa tròn hay dũa có một mặt tròn để dũa các phím. Phím sẽ mòn dần và thành hình gần như bán nguyệt, sâu độ 1 cm là vừa (xem hình 1). Nếu sâu quá thì cần đàn sẽ bị yếu đi, lúc đó khi căng dây sẽ bị cong từ từ vì sức kéo của dây và sẽ làm lạc giọng rất dể dàng!
    Khi mua đàn cũ nên để ý xem sau khi lên giây, cần đàn còn thẳng hay không? Có loại cần đàn được dán ghép một thanh gổ mỏng loại rất cứng ở giữa, suốt dọc cần đàn, để chịu sức căng cho khỏi bị cong với thời gian. Vì nếu làm toàn bằng gổ cứng này thì đàn sẽ rất nặng nề. Khi dủa loại cần đàn này phải để ý chổ gổ "mềm hơn" sẽ bị mòn lẹ hơn, do đó phải để ý cầm dũa cho thẳng để được mòn đều. Vì chỉ làm được 1 lần, nếu bị sai thì... đành phải tìm mua đàn khác!
    Dây đàn: tùy theo ý thích có thể căn cứ theo sau mà chọn lựa
    - Trên căn bản phải dùng giây kim loại, 3 dây đầu (1, 2, 3) có thể là dây MI để cho dể "nhấn". Thân đàn vừa phải, cần đàn cũng vậy. Không thể dùng guitare classique với dây ni-lông được.
    - Nếu dây mảnh (fine) thì dây 1 (MI), dây 2 và 3 (SI)
    - Nếu dây cực mảnh (ultra fine) thì dây 1 (MI), dây 2 (SI) và dây 3 (SOL).
    - Ðiều quan trọng là làm sao cho dễ nhấn dây mà không bị lạc giọng.
    - THEO CỞ DÂY ÐÀN: lúc bắt đầu để cho dể đàn nên dùng:
    dây 1 : giây .008
    dây 2 : giây .010
    dây 3-4 : giây .021
    dây 5 : giây .030
    Cách so dây đàn: bắt đầu nên so dây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, dây dùng quá thì note sẽ lạc.
    dây 2 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với dây 1 (mi = XÊ)
    dây 3 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với dây 2 (si = XỰ)
    dây 4 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với dây 3 (mi = XÊ)
    dây 5 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với dây 4 (la = HÒ)
    Ðặc điểm dây đàn sau khi so:
    dây 1, 3, 5 khi buông đồng âm (Mi =XÊ) cách nhau bằng octaves.
    Notes nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương:
    dây "kép" (giọng nam) khác dây "đào" (giọng nữ):
    Ðặc điểm: Âm trình giữa HÒ-XỰ (Mi-Fa#) và XÊ-CỐNG (Si-Do#) là 1 "âm" (ton) khác với âm nhạc Tây phương là 1 "bán âm" (demi-ton). Âm giai này gọi là "ngũ cung", không có "demi-ton" và cũng không có "tam trình" (tierce).
    nguồn: http://www.cailuongvietnam.info
     
  9. loadeu

    loadeu Advanced Member

    Joined:
    8/7/07
    Messages:
    5.844
    Likes Received:
    45
    Location:
    Xã đoàn Gầm cầu
    Em rất mê cải lương, vì thế đã rắp tâm theo học đờn ca, và năm nào cũng cố vào trong miền Tây để giao lưu đờn ca. Băng nhạc cải lương thì em cố sưu tầm bằng được, nghe phê lắm các bác ạ
     
  10. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Bác loadeu ở miền ngoài mà mê món này...khâm phục,khâm phục. :D
    Khi nào bác vào miền tây lần nữa thì ới em,em sẽ dẩn bác về quê em .Chung quanh nhà em nhà nào cũng có người biết đờn ca tài tử hết,tha hồ cho bác giao lưu nhé. :lol:
    Thân.
     
  11. loadeu

    loadeu Advanced Member

    Joined:
    8/7/07
    Messages:
    5.844
    Likes Received:
    45
    Location:
    Xã đoàn Gầm cầu
    Tặng bác tấm hình nhạc sĩ Thanh Hải, nổi tiếng về ngón đờn tranh-người bạn, người anh và người thầy của em-đang giao lưu với đồng bào Cà Mau, xã Khánh Hội. Em cũng có tham gia ở đây, và đó là những kỷ niệm đâu có quên được
     
  12. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Có đờn ca là có rượu đế mà,em thích món này... :lol:
    Nhưng nhậu nhiều là không ca được,quên lời! :(
     
  13. mediavn

    mediavn Advanced Member

    Joined:
    10/10/08
    Messages:
    110
    Likes Received:
    3
    Em rất thích nghe cải lương nhất là băng chuyện tình Lan Và Điệp, nhưng phải là băng cổ ý, em tìm mãi mà ko thấy, có Bác nào có cho em xin thì hay quá. Em cảm ơn các bác.
    Em Tuấn HN 0912449960
     
  14. Trần Khánh Vân

    Trần Khánh Vân Advanced Member

    Joined:
    2/11/07
    Messages:
    172
    Likes Received:
    30
    Vào những năm 70, trong nghệ sỹ cải lương có người được ca ngợi bằng tên Hoàng đế đĩa nhựa, đó là nghệ sỹ Tấn Tài (cha của Tấn Beo, Tấn Bo), ông thu đĩa rất nhiều bài lẽ và tuồng, nhiều không thể kể hết, ông hát một mình hoặc hát cùng với các nghệ sỹ khác, có lẽ ông hát với hầu hết nữ nghệ sỹ thời đó (Ngọc Giàu, Phượng Liên, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Thanh Nga, Mỹ Châu...), ông hát những tuồng khá hay (Cô gái Đồ Long, An Lộc Sơn, Bàng Quý Phi, Dự Nhượng đã long bào, Thoại Khanh Châu Tuấn, Người phu khiên kiệu cưới...).
    Ngày nay hảng đĩa Việt Nam có tái bản lại một số tuồng hay bằng đĩa CD, có âm thanh rất hay (không có bị xì hoặc ù), bạn có thể tìm những đĩa CD cải lương hay ở chợ Huỳnh Thúc Kháng SG.
     
  15. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    261
    Hình như bác Trung Quân nhầm tí tẹo, vở " tiếng trống Mê linh " ra đời năm 1976, còn Trần Minh khố chuối tên là " Bên cầu dệt lụa " mới đúng uh ?

    Ngoài ra tác giả còn bỏ quên một mảng lớn rất hấp dẫn là Cải Lương tuồng cổ + Hò quảng như Minh tơ ... chuyên diễn các tích tàu rất hay nữa, như Thần nữ dâng ngũ linh kỳ... :x mới đó đã thấm thoắt mấy mươi năm rồi nhẩy... :(
     

Share This Page

Loading...