tiếng bass là có hiện diện ở các loa. em đồng ý. quan trọng là bass sâu cơ. bass ầm ầm không có nghĩa là bass sâu. bass là gì và bass sâu là sao nè ?
Em lại đuợc hiểu đơn giản thế này. Nguồn tín hiệu âm thanh cấp cho Receiver đã đuợc thu/phân chia sẵn rồi. Nếu là 5.1 thì sẽ đuợc ghi riêng/chia riêng là 5+1 đuờng (6 đuờng). Tương tự như vậy là 7.1.... Vì dụ Dune Base 3 có cổng 7.1. Cái DVD pioneer em mua lâu lắm rồi cũng có cổng 5.1 tách biệt Khi vào Receiver thì tùy theo người sử dụng set up. 1/ Nếu chỉ muốn đơn thuần là dùng thằng receiver để khuếch đại thì sử dụng nó như một cái Power. Lúc ngày đòi hỏi nguồn phát phải chia sẵn luôn (đầu DVD / HD có sẵn cổng 5.1, 7.1...) ta cứ đấu trực tiếp từng đuờng ra của nguồn phát vào đầu input của Receiver (tên receiver cũng sẽ có các cổng 5.1, 7.1...) Vì dụ trong truờng hợp em dùng thằng DVD pioneer (em quên mã số) với con Receiver Nakamichi AV-7 Home receiver. 2/ Nếu muốn thằng receiver can thiệp thêm các hiệu ứng của receiver vào (cắt tần, equalizer....) lại thì ta sẽ đưa tín hiệu từ nguồn là coaxial, optical... vào cổng coaxial, optial ... và tín hiệu đã đuợc mã hóa để thằng receiver khi nhận biết là nó thuộc kênh nào. Ví dụ thằng Ya A1, các cổng coaxial, optical của nó. Tại sao lại có lập luận trên vì những lý do sau 1/ Trong hệ đa kênh, hệ loa đuợc đặt tại vị trí để xác định vị trí âm thanh phát ra vì vậy nếu không đuợc qui định rõ ràng là tín hiệu nào cho kênh nào thì thẵng receiver sẽ biết đâu mà phát cho đúng. Sẽ dẫn đến những hiện tượng như giọng nói của người trong film không do thằng centre phát ra mà do thằng... sub phát ra chẳng hạn thì có mà loạn. 2/ Về lý thuyết thì tất cả các loa trong hệ đa kênh (5.1, 7.1...) đều phải có khả năng tái tạo lại tất cả các giải tần thì mới chuyển tải/ tái tạo đuợc đúng âm thanh có thể xảy ra trong cuộc sống. Nhưng do vấn đề kinh tế, do đặc tính âm trầm từ dưới 100HZ không định hướng, ta khó có thể phân biệt đuợc rõ ràng nguồn phát ra cái âm tần dưới 100HZ nên thằng Subwoofer ra đời để gánh vác trách nhiệm đó và chuyên môn hóa hơn. Vì vậy các bác có thấy đợt triển lãm Đông Thành vừa rồi họ dùng cái centre to khủng khiếp không ạ. Các loa Surround cũng to vật vã và chẳng khác gì cặp main/front. Với receiver nào em không rõ. Nhưng với thằng Ya A1 nó cho phép cắt tất cả các giải tần thấp của tất cả các kênh để gom vào cái kênh Sub woofer (do đặc tính âm trầm dưới 100Hz Không định hướng) hoặc thậm chí cho vào cặp main gánh hoặc cả 2 cùng gánh. Lập luận của em mang tính chủ quan nên có thể sai bét. Các bác góp ý với.
Theo ý của em, dữ liệu âm thanh của phim sẽ đc lưu giữ như này kô biết có phải kô: Packet 1: FL : 00000001 --> tần số cho trắc âm thanh này có thể từ 20hz-40Khz FR : 00000002 --> tần số cho trắc âm thanh này có thể từ 20hz-40Khz CT : 00000003 --> tần số cho trắc âm thanh này có thể từ 20hz-40Khz SR : 00000004 --> tần số cho trắc âm thanh này có thể từ 20hz-40Khz SL : 00000005 --> tần số cho trắc âm thanh này có thể từ 20hz-40Khz Packet 2: FL : 00000001 --> tần số cho trắc âm thanh này có thể từ 20hz-40Khz FR : 00000002 --> tần số cho trắc âm thanh này có thể từ 20hz-40Khz CT : 00000003 --> tần số cho trắc âm thanh này có thể từ 20hz-40Khz SR : 00000004 --> tần số cho trắc âm thanh này có thể từ 20hz-40Khz SL : 00000005 --> tần số cho trắc âm thanh này có thể từ 20hz-40Khz . . . Pack N: Sau đó DSP của Rec sẽ filter để lọc ra tần số hz từ 80hz trở để chuyển qua sub (nếu bật Sub), còn các tấn số trên từ track âm thanh vẫn có và đưa ra các loa khác, nhưng loa khác có phát ra đc hay không là tuỳ vào kết cấu và thông số của loa. Còn việc đầu phát DVD, HD hay Receiver Decode âm thanh đều như nhau cả, vì trong files âm thanh đã được mã hoá cho các kênh riêng biệt rồi thì âm thanh kô thể lẫn qua nhau đc. Còn việc cắt tần em chả quan tâm lắm, vì cái đó là nhiệm vụ của Rec và loa nó tự thể hiện ạ, loa có giải tần rộng thì nghe đc tốt và ngược lại loa giải tần hẹp thì kô thể hiện đc hết nên nghe sẽ không đạt.
Ậy, ở trên đã bàn rõ rồi ạ. Kênh Sub là sub chứ không phải đi tích cóp từ 5 kênh còn lại, cái này khác với chuyện nó có thể chơi luôn phần sub của 5 kênh còn lại :mrgreen:
Em xin thẽ thọt có ý kiến thế này: Ta quay trở lại về nguồn phần mềm phim. Trong phần mềm này người sản xuất đã mã hóa tín hiệu âm thanh đa kênh (có thể là 5 có thể là 7...) đủ dải tần (20 hz - 20 khz) thu được hoặc tạo ra từ nhà sản xuất cho hiệu ứng âm thanh bộ phim này. Gói âm thanh tín hiệu số này để nghe được sẽ được giải mã bởi bộ giải mã DAC (digital to analog converter) của thiết bị. Bộ giải mã này có thể nằm ở đầu đọc DVD player, HD player, blueray player,... hoặc tại receiver/ processor. Nếu xử dụng DAC trên đầu đọc thì tín hiệu analog sẽ chuyển sang Receiver/ preamp/ampli sau đó khuếch đại và ra các kênh. Nếu sử dụng giải mã DAC trên receiver/processor thì đầu đọc chuyển tín hiệu số nguyên gốc (raw) sang qua kết nối optical hoặc coaxial. Dựa trên tín hiệu số nguyên gốc này, DAC trên receiver/processor sẽ chuyển qua analog để xuất ra ampli và từ đó khuyếch đại ra loa. Tín hiệu analog cho dù là được giải mã từ đâu đi nữa thì nguyên lý là trả về tín hiệu cũ giống như khi thu: X kênhvới đủ dải tầng như khi thu (20 Hz- 20Khz). Nếu vậy, cả các loa về nguyên tắc đều nhận được âm thanh đủ dải tần như khi thu. Nếu không có can thiệp gì thêm thì các loa này sẽ … cố mà tái hiện cho hết giải tần. Nhưng về thực tế trong xử dụng, người dùng có thể có trong tay của họ: 1. Chỉ có 2 loa front. 2. Có 3 loa (FL,Center,FL) đều là loa lớn có khả năng tái hiện đủ dải tần. 3. Có 3 loa và một Subwoofer 4. Có 5 loa các loa đều lớn 5. Có 5 loa và có subwoofer 6. …… 7. ….. Do vậy trên đầu đọc hoặc receiver người sản xuất đưa ra nhiều giải pháp để chuyển tín hiệu vào các loa sao cho phù hợp với người xử dụng mà không mất tín hiệu. Nếu đủ số loa - ví dụ 5 loa vệ tinh, mà tín hiệu là 5 kênh, các loa này sẽ nhận tín hiệu đủ như bản thu. Nếu ít loa thì ta có thể lựa chọn và phải hy sinh một phần hiệu ứng surround do phần mềm sẽ chuyển tập trung tín hiệu vào các loa mà ta có. Nếu nhiều loa hơn cả số kênh âm thanh được thu (ví dụ bản thu có 2 kênh mà muốn nghe 5 loa) thì nhà sản xuất cũng có phần mềm giả lập cho ra đa kênh như prologic I, Prologic II. Riêng về phần trầm, do các loa vệ tinh khó tái hiện một cách tốt nhất giải trầm theo hiệu ứng của phim, người sản xuất thiết bị đưa ra một giải pháp là: cắt tần số trầm chuyển nó về một loa chuyên dùng là subwoofer hoặc 2 loa subwoofer. Lúc này ta mới thấy cái .1 hoặc .2 là lý do như thế. Túm lại: A là đúng. Giải mã DAC ra các kênh là việc tái tạo lại tín hiệu âm thanh được ghi trong phần mềm. Cắt tần là một chức năng khác của thiết bị chuyên giải quyết dải tần số trầm với sự hỗ trợ của loa chuyên là subwoofer và cho phép người xử dụng linh động trong việc setup các loa vệ tinhcủa mình, qua đó đem lại những hiệu quả tốt hơn cho âm thanh đa kênh thông qua việc giải quyết các vấn đề như: gánh nặng cho các loa vệ tinh phải tái hiện giải trầm, dễ xếp đặt vị trí các loa, v.v… Việc receiver của Bac tcqanh hay các receiver cổ không có cắt tần là do thời đó hiệu ứng âm thanh đa kênh chưa phổ biến và nhà sản xuất chưa thiết kế cho thiết bị của mình chức năng giải quyết tần số trầm cho người xử dụng. Vấn đề chỉ là đời máy mà thôi. Lấy ví dụ, các dòng receiver những năm 92, 93 đa số chỉ có 5 kênh nhưng có cắt tần cho 1 sub, những đời sau này lên tới 6 kênh rồi 7 kênh rồi có cái lại cho phép cắt tần cho 2 sub, đến nay thì có thiết bị cho đến 9 cổng ra,… Giải mã cũng thế. Hồi đầu chỉ cho giải mã Dolby Digital, sau đó DTS rồi đến Dolby Digital Surround Ex rồi Dolby true HD,… và sẽ còn nữa. Cứ đời máy sau sẽ có nhiều chức năng phù hợp với sự phát triển của các định dạng âm thanh mới và tạo cho người xử dụng nhiều khả năng linh động hơn trong xử lý. Và cứ thế… các Bác nâng cấp và tốn tiền, nếu không thì nhà sản xuất bị... thất nghiệp. Em xin túm lại cuối cùng: Bác tcqanh ơi! Bác nâng cấp đi :lol:
Người ta gọi là dàn loa x.2 hay x.3 là do mấy ông ý tự nói thế cho loai chứ thực ra làm gì có tiêu chuẩn nào như thế ạ. Người ra chỉ có chuẩn x.1 do chỉ cần 1 loa sub là có thể tái tạo toàn bộ phần trầm của hệ thống rồi, không ai dại gì thiết kế để phải dùng 2 loa sub mới đủ. x.1 là phân loại dựa trên nguồn phát chứ không phải theo số loa ạ.
Bác TamTam cho em hỏi tí. Em vẫn còn lăn tăn cái vụ tín hiệu cho Subwoofer. Nếu theo như bác lập luận thì không có tín hiệu nguồn kênh riêng cho subwoofer mà tín hiệu cho kênh sub là tín hiệu do receiver/DVD, HD..cắt của các kênh khác với giải tần thấp, ví dụ dưới 80hz. Bác có thông tin gì cụ thể để đối chiếu lại vụ này không? Riêng lập luận của em là: có một kênh riêng cho subwoofer và đồng thời receiver cắt các giải tần thấp của các kênh khác chuyển cho Sub chơi luôn, chỉ là em suy luận. Chứ không có thông tin gì để đối chiếu cả. Chính vì vậy mới lăn tăn. Mà suy luận này bắt nguồn từ thực tế khi xem phim hành động. Ta sẽ thấy rất nhiều đoạn film có âm nền do cái sub nó chơi và âm nền này rất giống nhau giữa các bộ film. Có cảm tưởng như các bác làm film cứ vào kho dữ liệu âm thanh lấy ra rồi nhét vào film vậy. Hoặc bác nào có kiến thức về làm đuờng tiếng cho film mà xác nhận là ăn chắc. Em cũng muốn hiểu rõ vụ này một lần cho rõ ràng. Xin cảm ơn
Link có nói rõ kênh sub là một kênh độc lập của hệ thống : The LFE channel was originally developed to carry extremely low "sub-bass" cinematic sound effects (e.g., the loud rumble of thunder or explosions) on their own channel.
Cảm ơn bác đã cho đuờng link Nhưng hình như không phải vậy bác ơi. Theo đuờng linh, em tạm hiểu như khúc ở trên em viết là ngoài cái kênh chuyên cho Sub, kênh tín hiệu này còn phải gánh thêm mấy giải tần thấp của các kênh khác chuyển qua cho nó chơi nữa. Theo cái link thì: "Low Frequency Effects (LFE) channel Because the Low Frequency Effects channel requires only one-tenth of the bandwidth of the other audio channels, it is referred to as the ".1" channel; for example "5.1" or "7.1". LFE is sometimes expanded as Low-frequency Enhancement.[19] The LFE is a source of some confusion in surround sound. The LFE channel was originally developed to carry extremely low "sub-bass" cinematic sound effects (e.g., the loud rumble of thunder or explosions) on their own channel. This allowed theaters to control the volume of these effects to suit the particular cinema's acoustic environment and sound reproduction system. Independent control of the sub-bass effects also reduced the problem of intermodulation distortion in analog movie sound reproduction. In the original movie theater implementation, the LFE was a separate channel fed to one or more subwoofers. Home replay systems, however, may not have a separate subwoofer, so modern home surround decoders and systems often include a bass management system that allows bass on any channel (main or LFE) to be fed only to the loudspeakers that can handle low-frequency signals. The salient point here is that the LFE channel is not the "subwoofer channel"; there may be no subwoofer and, if there is, it may be handling a good deal more than effects.[20] Some record labels such as Telarc and Chesky have argued that LFE channels are not needed in a modern digital multichannel entertainment system. They argue that all available channels have a full frequency range and, as such, there is no need for an LFE in surround music production, because all the frequencies are available in all the main channels. These labels sometimes use the LFE channel to carry a height channel, underlining its redundancy for its original purpose. The label BIS generally uses a 5.0 channel mix."
Việc chuyển âm trầm cho một loa sub hay 2 loa sub xử lý , thậm chí không có loa subwoofer chuyển cho loa front xử lý đó là vấn đề lựa chọn của người xủ dụng trên dàn loa mà họ có hoặc để tối đa hóa hiệu ứng âm thanh tái tạo cho phim. Và để cho người xử dụng có lựa chọn đó, nhà sản xuất receiver/processor đã lập trình cho thiết bị của họ và tạo cổng ra cho Sub thứ 2 để giúp người xử dụng làm được điều này. Về bình luận của Bác là không ai dại gì thiết kế để phải dùng 2 loa sub mới đủ thì có nhiều nhà sản xuất thiết kế receiver/proccessor thiết đấy thôi, có hẳn 2 cổng ra cho sub, và họ còn khuyên người xử dụng nên dùng 2 sub. Em trích đoạn của manual EAD Theatermaster Signature 8 cho Bác xem setup chuẩn và lý do của việc sử dụng 2 sub thay vì 1 sub nhé. Nếu Bác còn lăn tăn thì chỉ cần lên mạng gõ là ra liền hà!
Cái này em biết vì xưa kia em đã từng chơi dàn 8.2 :mrgreen: Nhưng ý em muốn nói chuẩn nguồn âm thanh chỉ có duy nhất một kênh sub mà thôi.
Em đã đọc đoạn bass management theo bác cho đuờng link. Tuy nhiên em vẫn giữ quan điểm của mình. Đó là kênh tín hiệu nguồn/tín hiệu cho receiver có kênh riêng cho subwoofer. Đây là đuờng link theo bác cho và em vẫn hiểu đúng như quan điểm ở trên. Rất cảm ơn những đuờng link của bác giúp em làm rõ hơn những suy luận của em. Bass management This section does not cite any references or sources. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed. (January 2010) (Find sources: Surround sound – news, books, scholar) Surround replay systems may make use of bass management, the fundamental principle of which is that bass content in the incoming signal, irrespective of channel, should be directed only to loudspeakers capable of handling it, whether the latter are the main system loudspeakers or one or more special low-frequency speakers called subwoofers. There is a notation difference before and after the bass management system. Before the bass management system there is a Low Frequency Effects (LFE) channel. After the bass management system there is a subwoofer signal. A common misunderstanding is the belief that the LFE channel is the "subwoofer channel". The bass management system may direct bass to one or more subwoofers (if present) from any channel, not just from the LFE channel. Also, if there is no subwoofer speaker present then the bass management system can direct the LFE channel to one or more of the main speakers.
Các Bác, em đã kiểm tra lại và xác nhận như sau: 1. Các định dạng Digital Suround Sound 5.1, Dolby Digital (trước đây gọi là AC-3), DTS (digital theater system) là định dạng mã hóa tín hiệu âm thanh số gồm 6 kênd trong đó có một kênh hiệu ứng trầm (LFE). Như vậy, trong phần mềm của phim mà âm thanh được mã hóa theo định dạng nói trên thì trước khi giải mã đã có kênh trầm này. Kênh này là kênh trầm không phải là kênh subwoofer, dù là ta luôn chuyển nó vào sub để xử lý! Kênh trầm này là bao nhiêu Hz trở xuống thì... để em xem tiếp. 2. Việc ghi một kênh riêng cho LFE khi làm phim là có hay không thì em hổng biết. Nhưng khi hình thành âm thanh vào các định dạng nói trên thì có kênh này. Tuy nhiên B không đúng vì sau khi giải mã trở lại 6 kênh (5 kênh vệ tinh và một kênh trầm) thì việc người xử dụng chuyển nó về đâu là công việc của bass management. Cảm ơn Bác kttuong, không có Bác nêu ra thì em cũng không kiểm tra lại. Các Bác cần tài liệu chứng minh, em sẽ gởi. Nay xin bố cáo! Nếu em sai các Bác chỉ tiếp
Cảm ơn bác đã giúp bỏ thời gian tìm thông tin và hướng dẫn. Thực ra mà nói, thảo luận cho biết, cho hiểu rõ hơn thôi. Chứ quan trọng nhất vẫn là ta cảm nhận đuợc gì / nghe đuợc gì khi thưởng thức dàn đa kênh bác nhỉ! Cũng nhờ bác tận tâm và bỏ thời gian hướng dẫn, em lại càng hiểu đuợc sâu hơn, rõ hơn. Trước kia lờ mờ lắm Trân trọng
Cảm ơn tất cả các bác đã tham gia tranh luận. Các bác truy tìm tài liệu, suy luận rất hay làm em càng đọc càng thấy thú chơi 5.1 của anh em mình thật thú vị và học hỏi thêm được nhiều điếu bổ ích. - Vậy tóm lại B suy luận đúng nhưng còn phụ thuộc vào bass management.( Phải không bác tamtam ? ) - Em xin đặt câu hỏi tiếp theo : Vế 1 theo suy luận A nguồn âm thanh RAW chỉ có 5 kênh là không đúng, nhưng khả năng cắt tầng của Reciver là có hay không ? ( khả năng lọc tầng số thấp từ nguồn âm thanh gốc ) Xin các bác giải đáp giúp
Cái này coi bộ khó đây ạ.Khó chứng minh trên lý thuyết, vì cách xử lý của các Receiver là khác nhau, và hãng cũng không cần thiết phải công bố Receiver của mình hoạt động thế nào, nhưng chứng minh bằng thực hành thì dễ thôi. Các ngài dùng DVDP hay HD box lấy đường 5.1 analog của nó cắm vô Receiver, cắm đủ 5 đường tín hiệu trừ đường LFE. Sau đó setup cho Receiver cắt tần ở một đoạn nào đó, rồi bật một phim hành động nào đó co có nhiều âm trầm, để ý xem loa Sub của các ngài có tiếng không. :mrgreen:
1. Đúng ạ. Theo chuẩn quy định thì kênh tín hiệu LFE mang tín hiệu trầm từ 3-120Hz (dù dưới 20Hz là hết nghe rồi) là một kênh âm thanh riêng trong định dạng Dolby Digital. Việc chuyển đến đâu và cắt ở mức nào thì phụ thuộc vào bass management. 2. Bass Management là việc quản lý tần số thấpcủa receiver/crossover. Khả năng này cho cho phép người xử dụng đặt mức cắt tần cho phù hợp với các loa vệ tinh và chuyển dải tần thấp dưới mức cắt đến sub (1 hoặc 2 tùy theo thiết kế) hoặc chuyển đến loa front, hoặc cả 2. Nó có khả cắt/lọc âm trầm từ nguồn âm thanh gốc của bất cứ kênh nào bao gồm cả kênh LFE và chuyển đến loa được chỉ định. Tùy theo thiết kế của bass management mà receiver có thể có những khả năng: a. Cắt tần số trầm và chuyển đi (re-dỉrect) và Các loa vệ tinh không còn tái tạo âm trầm dưới tần số cắt (rolled-off). b. Lọc tần số trầm và chuyển đi (re-dỉrect). Các loa vệ tinh vẫn còn tái tạo âm thanh đủ tần số được gới đến. Một số receiver/crossover chỉ cho phép người xử dụng thực hiện a với loa surround và center nhưng cho phép a hoặc b với loa front. Nhưng cũng có thiết bị cho phép a hoặc b cho tất cả các loa vệ tinh. Chất lượng của việc âm thanh sau cắt tần và chuyển đi này phụ thuộc vào chất lượng của bộ bass management kỹ thuật số này. Việc cắt/lọc và chuyển tần số trầm này không phải chắc chắn đem đến kết quả tốt mà nó có thể gây một số tác động xấu như sau: - Tạo sự lệch pha của âm trầm => có thể làm thay đổi sound stage. - Chuyển toàn bộ giải trầm của các kênh đến 1 sub có thể làm giảm sự cân bằng giữa tần số trầm và tần số cao trong việc tái hiện âm thanh của tổng thể - Chuyển toàn bộ giải trầm của các kênh đến 1 sub có thể làm hụt hơi sub tại một thời điểm nào đó. Để hạn chế những tác động xấu, người sản xuất receiver/crossover đưa ra: autosetup, và cho phép chỉnh tay cho cho từng kênh các chế độ EQ, âm lượng, độ trễ pha.... Các nhà sản xuất sub cũng đưa ra các giải pháp như sau: - Có nút chỉnh pha trên sub. Có sub có 2 chế độ: normal (0) và reverse (180), có sub có cả 4 chế độ : 0, 90, 180, 270 - Có chế độ chỉnh EQ của tần số sub cho phù hợp phòng nghe. - Có volume trên sub để cân bằng âm lượng với các kênh còn lại. - Ampli có công suất cao cho sub. Mong trả lời câu hỏi hóc búa của Bác!
Em quên bổ sung là không phải tất cả các định dạng số đa kênh là có kênh LFE. Định dạng Telarc and Chesky không có kênh LFE. Kênh LFE trong các định dạng em nói trên là kênh bổ sung âm trầm (chứ không phải là thay thế các tần số trầm trong các kênh vệ tinh). Các kênh vệ tinh vẫn bao gồm đủ dải tần số.
Cảm ơn hai bác, như vậy đã rỏ. Reciver có khả năng lọc tầng số thấp từ tín hiệu của các kênh đưa qua Sub. Phép thử của em rất đơn giản, nghe nhạc hai kênh từ CD ( bảo đãm âm thanh nguyên gốc chỉ có hai kênh stereo, không có kênh .1 ) Cho phép reciver cắt tầng đưa tín hiệu trầm qua sub. Kết quả : Bass từ sub hay và sâu hơn nhiều Topic này hay quá, có nên tách ra thành " Sub Woofer và những điều cần bàn " không các bác