Mình chưa hiểu lắm về cái này nên hỏi các cao thủ cấu tạo của transitor. Hỏi thêm các Bác là tại sao lại phải thiết kế sò ngược xuôi. Thankss
Hớ hớ, Bác vẫn chưa cho E biết là sao lại con ngược xuôi. Hớ hớ. Mà E cũng vừa lướt qua cái web Bác show, Bác có thể tóm lược để E hiểu nhanh được ko.
NPN mở khi có áp ở cực B và áp cực B tỉ lệ thuận với dòng C-E (thường đóng ) Còn PNP mở hoàn toàn khi áp ở cực B bằng 0 và dòng E-C tỉ lệ nghịch với áp cực B (thường mở ) Dùng ở đâu và thế nào là so người thiết kế mạch. Nếu bác không thiết kế mạch thì khỏi quan tâm :mrgreen:
Tại hồi xưa người ta mới có selenium hoặc germanium làm chất bán dẫn, loại này dễ làm P hơn nên khoái xài PNP ( còn nhớ ampli bán dẫn thời này lấy mass là dương ) Sau đó kiếm được Silic rẻ tiền lại làm N dễ hơn nên NPN trở nên phổ biến , mass tự nhiên quay lại là cực âm như đồ đèn . Bây giờ thì P hay N đều là chuyện nhỏ nên thiết kế thuận nghịch, nguồn cộng trừ cho nó cân :lol: .
Ôi, cảm ơn 2 Bác. Lại thêm một câu hỏi nữa Bác ơi. Tại sao lại phải dùng chất bán dẫn nhỉ? Nguyên lý hoạt động của chất bán dẫn thế nào nhỉ? Mà sao chỉ có Silic thôi mà không là loại nào khác nhỉ? :?:
Có nhiều loại vật liệu bán dẫn chứ bác, ngoài silic ra còn có germany như bác Via nói ở trên hay selen (trong các amply đời cổ thỉnh thoảng vẫn gặp diode selen)... Tuy nhiên phổ thông nhất là silic vì nó nhiều và rẻ, ngoài ra còn có các lý do công nghệ khác nữa. Không nhất thiết phải sử dụng chất bán dẫn, cách đây mấy chục đến trăm năm khi chất bán dẫn chưa được phát hiện và sử dụng thì bà con vẫn sống khỏe với đèn điện tử. Tuy nhiên có mặt chất bán dẫn thì rất nhiều thứ, nhiều mặt của cuộc sống được nâng lên tầm cao mới, vậy thôi
Cảm ơn bác CứngĐầu (metallHead). Thế các ampli đắt tiền liệu nó có dùng chất bán dẫn cao cấp không hả Bác?
Em chưa có cơ hội dùng và tìm hiểu amply đắt tiền nên cũng khó trả lời giúp bác được, tuy nhiên em cũng không rõ chất bán dẫn "cao cấp" của bác ở đây là như thế nào? P.S: em nghe chừng là bác hungcuong muốn trêu chọc chúng em??? Nếu đúng như vậy thì không hay ho lắm đâu ah.
Ô, Bác ơi, Em đọc rồi và muốn hỏi thêm cho nó rõ tý ý mà. Em tiện thể hỏi Bác luôn là chất bán dẫn là hợp chất hay chỉ 1 nguyên tố thôi hả Bác? HÌ HÌ VUI HA
ÔI cái Bác này, Em tìm mãi mà không thấy ở đâu cả, bác copy và post lên đây cho Em mở rộng tầm .... phát.
Em không biết bác không biết hay cố tình không biết. Nhưng trước khi đặt câu hỏi thì bác hãy tự tìm hiểu trước đi đã.
À hóa ra là hợp chất các chất có 4 điện tử ở lớp ngoài cùng. Mà chất dẫn điện thì có từ 1 đến 2 điện tử ở lớp ngoài cùng. Ô, thế Bác ơi, cái chất không dẫn điện thì có mấy điện tử ở lớp ngoài cùng hả Bác? Híc.
Haha. Vậy mà Em cứ tưởng là gì đó cao siêu chứ. Cấp 2 E cũng đã học điện tử và hồi đó chỉ có A not (anode) và K tot (cathode), chùm điện tử thôi ... chứ đâu có bán dẫn nên E chưa được học Bác ạ. (nói nhỏ Bác nhé, ở trên này nhiều Bác giỏi lắm, nhìn đèn và nhìn mạch là biết hay hoặc dở đó Bác) Vui ha.
Chất ko dẫn điện là khí trơ đó bác. Khí trơ em định nghĩa vui là: Khí mà có cái mặt trơ trơ thì người ta gọi là khí trơ :mrgreen: Muốn biết khí trơ ta sơ gu gồ @Cynep: đâu phải ai cũng được học cấp 3 đâu cụ :wink:
Trông cái Avatar của Bác đẹp quá, nhỉ. Giống nhau thế cơ chứ. Hìhì Em không biết mới hỏi thì Bác lại ám chỉ. Ghét thế.