Tôi nghe nói lõi chữ U.có chất lượng tốt hơn lõi chữ E.Tôi không hiểu nó tốt hơn ở chỗ nào.vì thực ra nó chỉ là lõi hình chữ nhật thôi.Hơn nữa bác nào biết tính công xuất của loại này bảo mình với. Mình có một it lõi thấy tiêt diện nó rất nhỏ(khoảng 10cm2 thôi)Nhưng hình chữ u lại rất rộng(hình như >20 cm)mình tháo trong một cái máy tính ra công xuất rất lớn.Không rõ bao nhiêu w nữa.Bác nào có công thức tính tính hộ mình với.
Tốt hơn ở vật liệu, công nghệ chế tạo ra lá phe đó. Kết cấu chữ U có tổn thất lớn hơn chữ EI. Do đó phải SD phe tốt để giảm các tổn thất này.
Mình muốn làm biến thế nguồn nhưng không tính được công xuất có bác nào biết tính giúp với.loại này mình đã quấn xuất âm nghe rất rốt.theo tai của mình.
Theo kinh nghiệm của em vẫn làm theo cách này bác làm thử xem nhé : tiết diện của lõi x 1,5 , rồi áp dụng như cách tính lõi E-I là được.
Cám ơn bác mạnh Tùng.lõi của mình đo lại được 12,5cm2(5cmx2,5cm).chu vi đường sức 28cm.dài lắm.Có một vài người cũng khuyên như bác.nhưng chọn hệ số 1,7 bác xem có được không.Nếu quấn OTP thì áp dụng thế nào a.Mong tin bác.
Em chỉ biết quấn nguồn thôi còn OPT thì chịu thua, hệ số 1,5 và 1,7 gần nhau bác áp dụng cái nào cũng được
Bạn ơi.mình lại đọc trên 1 trang VNAV có tính như thế này : - . Loại Fe Bây giờ chúng ta tiếp tục với OPT PP với C - cỏre. kích thước cục Fe định quấn OPT PP cho GU 50 như sau Tiết diện lõi sắt: 19mm x 40,2mm =21420mm không biết họ áp dụng công thức nào nhỉ??
Vừa rồi minh mang lõi ra quấn biến thế nguồn.ôi sao số vòng/ vôn cao quá.lõi của mình S=12.5,nếu theo các bác,có hệ số 1.5=18.7 nếu tính lấy hệ số biến áp là 45 ta có:45/18,7=2,4.thế mà mình fai quấn 4vong/v mới chịu được.Nhờ các bác chỉ giáo giúp. Với lại có cao thủ nào đã quấn OTP bằng lõi chữ U chưa chỉ bảo cho mình biết với,hay là cho địa chỉ để mình đến học.
Muốn giúp bác nhưng hình như tiết diện lõi C-Core của bác lớn hơn cục của em đã quấn OPT; bác xem kích thước cục này em đã quấn xong được 1 cục theo cách tính của bác TeaBlue.
ÔI cám ơn bác Hùng.đã nhiệt tình.Lõi của mình.chõ 13 của bac.của minh 25,.chõ 38 của bac.của minh 50..chõ 65 của bac.của minh 100..chõ 95 của bac.của minh 125.Mình không in được ảnh.bác xem cái của mình quấn được cho cái đèn nào.đatj công xuất bao nhiêu,tính toán ra sao.Chờ tin bác.xin cám ơn trước nhé
Chất liệu của cục này đặc biệt lắm bác ơi, các cụ C core thông thường không có cửa so với cục này đâu :mrgreen:
Nếu nói đến tính toán thì mình chẳng biết tính nó đâu bác ơi! Chỉ dựa theo cách tính Fe EI của bác Trà Xanh rồi tính tiết diện dây sơ và thứ sao cho vừa cửa sổ là quấn thôi. Nhưng Fe này quấn theo cách tính Fe EI 38mm x 50mm thì dư cửa sổ nên chọn tiết diện dây đồng to hơn. Mình đã quấn Fe này hoàn chỉnh 2 cặp rồi nhưng chỉ có 5K : 8 ohm thôi, còn cục mới quấn thì vừa có 4 ohm, 8 ohm; vì cửa sổ thoải mái nên quất đại thêm 16 ohm :mrgreen: Để chiều nay xem lại cách quấn rồi post lên bác tham khảo.
Cách quấn theo Fe mình đang có đây bác! Làm nòng bằng giấy dầy có chiều dài bobin = 60mm, chỉ tính 55mm chiều dài để quấn dây thôi. Tổng số vòng cuộn sơ : 2520 vòng chia 2 bên lõi, mỗi bên 1260 vòng, dùng dây 0.32mm (cả emay); Tổng số vòng thứ : 196 vòng, chia mỗi bên 4 cuộn đều là 196 vòng, dùng dây 0.43mm (cả emay) Cách tính cho 1 bên nòng sao cho không tràn cửa sổ : * Sơ cấp : - Chiều dài bobin : 55mm / (tiết diện dây 0.32mm x 10% trừ hao = 0.35mm) => Số vòng 1 lớp : 55mm / 0.35mm = 157 vòng => Mỗi cuộn sơ chia 4 lớp dây : 157 vòng x 4 = 628 vòng (Mỗi cuộn bỏ bớt 2 vòng cho vừa chiều dài) => Mỗi bên 2 cuộn : 628 x 2 = 1256 vòng Giấy cách lớp cho cuộn sơ 0.05mm gồm có 3 lớp giấy : 0.05 x 3 = 0.15mm + 0.2mm (lớp giấy cách lớp cuộn thứ ) = 0.35mm. => Chiều dầy cuộn sơ chiếm cửa sổ : (0.35mm x 4 lớp dây = 1.4mm) + 0.35mm (4 lớp giấy) = 1.75mm./cuộn x 2 cuộn = 3.5mm * Thứ cấp : - Chiều dài bobin : 55mm / (tiết diện dây 0.43mm x 10% trừ hao = 0.47mm) => Số vòng 1 lớp : 55mm / 0.47mm = 117 vòng, quấn 115 vòng/lớp được rồi; lót giấy 0.05mm để quấn lớp tiếp theo. Chú ý : + Khi quấn cuộn thứ đến 99 vòng thì ra dây cho 4 ohm, quấn tiếp đến 115 vòng lót giấy xong quấn lớp tiếp theo đến 140 vòng ra dây cho 8 ohm rồi quấn luôn vì còn chiều dài bobin đến 196 vòng cắt dây cho ra 16 ohm. Vậy mỗi lớp thứ chiếm chiều dầy : (0.47mm x 2) + 0.05mm giấy cách lớp = 0.99mm ~ 1mm Mỗi bên có 4 cuộn thứ : 1mm x 4 cuộn = 4mm Cộng thêm 1 lớp giấy cách lớp giữa sơ và thứ 0.2mm nên tổng chiều dầy cs cuộn thứ : 4mm + 0.2mm = 4.2mm + Tất cả các cuộn thứ của 2 bên nòng đấu nối // theo đúng chiều dây như đánh dấu trong sơ đồ. Nhớ đầu dây 4 ohm thì theo đúng 4 ohm; 8 ohm và 16 ohm thì cũng vậy để ra dây cho đúng. => Tổng chiều dầy cs : 3.5mm + 4.2mm = 7.7mm Quá thoải mái vì mình đã trừ hao cửa sổ tối thiểu là 8.5mm, chiều dầy còn lại để quấn thêm giấy dầy sau khi đấu nối dây. Cục OPT này mình quấn theo cách tính của bác TeaBlue, nhưng cách đấu dây mình theo sơ đồ của hãng LUNDAHL. Vì làm và tính theo cách mình biết nên không có công thức chuẩn như mấy bác nhiều kinh nghiệm, bác chịu khó đọc rồi tự tính thêm nhé!
mình đã xem lại cách cuốn của bạn.nhưng mà sơ đồ đấu khó hiểu quá,với lại khi quán có xen kẽ lớp không nhờ bác chỉ giáo tiếp.công xuất lõi của bác đạt bao nhiêu W.Cảm phiền bác chỉ giáo nốt
Cục này chỉ đo được 5,7H, bác có thể tham khảo thêm cách tính ra bao nhiêu K trong cách tính của bác Teablue đối với Fe EI ở mục "Xưởng chế tác". Khi đo thử cục này dùng điện nguồn 220V đấu vào 2 đầu của cuộn sơ, kết quả đo được từ các đầu của cuộn thứ: - 99 vòng đầu : 8.5V - Đến vòng thứ 140 : 12V - Và đến cuối cuộn thứ 196 vòng : 16.7V Cách quấn dây chi tiết đây bác.
5.7H Thì quấn làm gì, chơi Ei cho lành bác ạ, em quấn cục kích thước như bác rồi đành bỏ. Bass lùng nhùng, chán.
Vâng xin cám ơn.mình sẽ quấn thử 1 cái rồi báo cho bạn biết,không biết cái của bạn chất âm có tốt không,nghe nói lõi loại này chất lượng tốt.
Vâng xin cám ơn.mình sẽ quấn thử 1 cái rồi báo cho bạn biết,không biết cái của bạn chất âm có tốt không,nghe nói lõi loại này chất lượng tốt.
Với vài dự án cái nào cũng dỡ dang, vì chộp được sơ đồ mới của bác Trà Xanh với cách đấu theo nhiều K nên quấn ngay thử 1 cục trước và cũng chạy thử sơ sơ để kiểm tra mình quấn có đúng không. Tối qua mới thử kỹ hơn chút và kết quả khi chạy thử với mạch chưa hoàn chỉnh và chỉ lắp nối tạm bợ bằng bóng CS 6F5P. - Loa Fisher XP55b với bass 20cm đều 3 dãi, bass mềm, không kéo đuôi, mid nghe CD Vocal quá hay => Rất hay với dãi Trung - Loa toàn dãi 10cm treble leng keng, mid dỡ ẹc, bass yếu xìu. => Treble tơi nhuyễn. - Loa Onkyo D-77XX bass 31cm đều dãi cao và dãi trung, bass lùng bùng, tiếng rền rung mái tole ngoài hiên. => Bass khó nghe. Mình chỉ có thời gian thử với 3 cái loa đang có đầu dây sẵn chỗ cục OPT này thôi, toàn loa của Nhật, chưa thử loa của UK. Chạy mạch SE nhưng đấu luôn sợi sơ cấp điểm giữa cho lưới g2, đầu ra dùng ngõ 4 ohm, ngõ này xài 8 ohm là 5k6 theo cách tính của mấy bác đã hướng dẫn. Dù sao thì Fe này vẫn nghe hay hơn Fe EI lưỡi 28mm dầy 40mm cũng là 5k, nhưng đấu dây theo cách này xài được cho SE và PP với bóng CS nhỏ, loa bass vừa phải; nghe với phòng có dt chừng 20m vuông thì không nổi tệ lắm đâu bác. Đối với mình thì nó hơi dư vì chỉ cần mở volume vừa phải thôi, mở to thì bị méo tiếng ngay.
Nhà bạn nhiều loa thế.bạn lắp được nhiều chưa nhà bác ở chỗ nào hôm nào mình qua thưởng thức.Nều nghe như vậy mình sợ lõi bạn hơi nhỏ.
Đúng là lõi Fe này nhỏ nên chỉ dùng cho bóng nhỏ và ráp mạch có CS < 4W thôi. Nếu bác có nhiều cục Fe này thì nên ghép cặp đôi lại sẽ có cs cao hơn. Nhà ở Tỉnh Trà Vinh, miền Tây Nam bộ; nếu bác ở một trong các tỉnh lân cận TV thì chắc có dịp ghé.