Có ai "chứng minh được bằng khoa học" trở ABC hay hơn trở XYZ, dây chạy trong mạch abc hay hơn dây xyz? (và còn nhiều thứ linh kiện và còn phụ kiện khác nữa) hay cũng chỉ gắn vào nghe rồi quyết định mà không cần bằng chứng khoa học? Chắc có lẽ cái cầu chì nó rất đặc biệt nên rất cần bằng chứng khoa học. Em thấy hay thì gắn, không hay thì tháo ra, từ cọc tín hiệu, selector, attennuator, trở đến tụ, bóng đèn ... đến cái cầu chì. Còn chuyện chứng minh khoa học thì ai đó sẽ làm, vì em chỉ là người chơi. Nếu bác nào có bằng "chứng khoa học" trở này hay hơn trở kia thì cho em xin để đỡ mày mò ạ. Nếu là vấn đề nhạy cảm thì các bác có thể message riêng cho em. Xin cám ơn!
Tóm lại bác viết nội dung phải rõ ràng, ý tứ rành mạch thì người ta mới tranh luận được. Chứ lúc thì đòi nêu tên ông Diy, rồi bố bác có điều kiện, ông Mác... blah blah... Thôi em chịu thua.
Vui bác chút: nói thật khi e mài đít 5 năm dh e ghét nhất là Mac đó! Ngài ấy ngồi 1 chỗ mà nói về giá trị thặng dư như đúng rồi, về cái chế độ không tưởng "bánh vẽ" rồi cũng "dụ" dc một cơ số người theo (thực e cũng o thể hỉu nỗi, kể cả e sinh ra vào thời điểm đó có đánh chết e cũng ứ...tin, nhưng những ng nghe và theo ông ấy nghĩ gì nữa- đại loại làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu...), mà trải qua mấy trăm năm mới ngộ ra là nó không có thiệt! Giờ thì sao, nhà nhà, người người đua nhau chạy tiền chạy của để dc "chúng nó" bóc lột mình, vậy đấy!. Nên giờ ai vẫn theo triết lý tư tưởng đó thì e cũng đã "tỉnh ngộ" là họ đâu có xxx, chẳng qua là họ quá Thông minh nên lợi dụng triết lý đó để "lướt sóng" làm giàu cho bản thân,! Quay lại vấn đề: bác đừng đem MAC ra để "tư duy" vấn đề "cái cầu chì" và phương pháp kinh doanh nữa à!. Không đúng đâu.
Đúng rồi, ví như 1 cái ống chứa đầy được 10 viên bi, khi ta nhét thêm một viên nữa vào đầu ống thì viên bi cuối ống sẽ lòi ra ngay lập tức chứ không phải 10 viên đi ra hết khỏi ống. Khi có tải thì điện tích mới chuyển động (vài mm/s thôi nhé) qua nơi được tiêu thụ và chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
Theo tôi nhận thấy một số chủ đề trong một số trang web có chức năng đánh giá bình chọn ý kiến theo dạng biểu đồ rất hay, nhằm lấy ý kiến của người tham gia . Không biết các Bác quản lý có thể đưa chức năng vào chủ đề này để có thể thống kê (tương đối) ý kiến của những người tham gia VNAV về đề tài này. Ví dụ : Đánh giá sự khác biệt âm thanh thay đổi khi thay các loại cầu chì (loại cầu chì theo thiết bị cao cấp, và các loại cầu chì rất tốt khác của các hãng chuyên) khi lắp vào chiếc ampli. Chức năng chọn : + Có thay đổi rõ rệt + Không ý kiến + Không ảnh hưởng nhiều, hay thay đổi ít không thể cảm nhận ra. Cập nhật thống kê sẽ phản ảnh được phần nào nhận thức ý kiến về đề tài rất hay này.
Trên Stereophile cũng có những trao đổi về cầu chì đây các bác. Chắc nhiều bác cũng đã đọc những bài này https://www.stereophile.com/content/hifi-tuning-fuses https://www.stereophile.com/content/hifi-tuning-fuse-follow-may-2012 Những bài này đều cho rằng cầu chì có tác dụng cải thiện âm thanh của hệ thống audio. Nếu cho rằng họ viết để quảng cáo cho người sản xuất và bán cầu chì thì cũng ... khó phản biện lại thật Phải chăng đây là chủ ý của tạp chí Stereophile?
Các vấn đề khác về Mác mà do nhà ta vận dụng thì em ko bàn ko đánh giá. Nhưng học thuyết về kinh tế của Mác vẫn còn nguyên giá trị. CNTB nó vận dụng để điều chỉnh hành vi cho phù hợp và phát triển như ngày nay. Nếu ko đời con đòi treo cổ đời bố thì toi
Có gì đâu mà nhạy cảm bác, tất cả những món em liệt kê đều nằm trên đường đi của tín hiệu, những vật liệu làm nên những phụ kiện đó đều được sản xuất bằng sự đúc kết nhiều năm kinh nghiêm của nhà sản xuất, được thực nghiệm qua quá trình đo đạc kỹ lưỡng và ảnh hưởng của chúng có thể giải thích bằng vật lý cơ bản , em nói ví dụ sợi dây tính hiệu nó có nhiều thông số như trở kháng ,dung kháng, cảm kháng, khả năng kháng nhiễu ... mà các thông số đó ảnh hưởng trực tiếp lên tín hiệu sẽ vào tai chúng ta nhé. Con điện trở cũng vậy, cấu trúc của nó khiến cho chỉ khác đi 1 chút cũng đem lại chất âm khác nhau bởi vì sự khác nhau của cái màng than, cái dây cuốn, hay cái tạp chất trộn bên trong lớp than chì...nếu bác muốn tìm hiểu kỹ hơn em sẵn sàng chia sẻ. Tất cả những món trên đã được dân chơi thế giới đúc kết từ lâu, như là dây này thì thiên sáng, tụ kia thì hướng trầm..., và thực tế nhiều hãng ( hoặc chuyên gia của hãng ) có khuyến cáo khách hàng mình nên chơi dây gì, dùng loa gì cho sản phẩm của họ được tối ưu, nhưng em chưa bao giờ đọc được rằng ampli hãng tôi nên được lắp cầu chì nọ kia để ra tiếng gì .v.v.. Nói về vật liệu chẳng nẳm trên đường tín hiệu như là tấm tán âm, hút âm..., ảnh hưởng của nó mới là cực nhiều nếu bác có cái máy đo, rất trực quan ngay khi bác đứng nghe hay ngồi ngồi nghe cũng làm ảnh hưởng cái phòng rồi. Thực tế là khó mà thống kê hết được bao nhiêu hãng sản xuất linh kiện từ lớn tới nhỏ, mỗi hãng lại có thiết kế, có triết lý riêng... cực kỳ thú vị, nếu bác có dịp trò chuyện với họ. Còn về cái cầu chì, em có ngâm cứu từ thời anh Dũng Cello mới bán đồ cho ISO Clean , cá nhân em không thấy nó có gì đặc biệt cả, nếu muốn thay đổi chất âm em sẽ chọn món khác ép phê hơn nhiều. Đúng như bác nói đại ý như là là tôi nghe thấy thế, tôi thích tôi chơi...thì chả sao cả và em cũng không có ý kiến gì, nhưng một số bác để chứng minh quan điểm của mình đã có những phát biểu nặng tính phân biệt đẳng cấp quá mà em chả muốn nhắc đến nữa. Trân trọng
Cuối tuần cho lên tiếp tranh luận cho rôm Em thấy trong một vài thiết bị, ngoài cầu chì của main power còn nhiều cầu chì phụ, vậy có nên thay hết không?
Em rất coi trọng những trải nghiệm thực tế của bác và có cái em cũng về thử làm theo cách của bác để xem kết quả nhận được như thế nào. Không biết bác đã đo đáp tần của hệ thống loa diy nhà bác đang chơi chưa? Nếu chưa đo, có điều kiện bác nhờ ai đó có thiết bị đo đáp tần tại cái phòng nghe của bác, em tin là bác sẽ bất ngờ với kết quả đo. Ngay trên diễn đàn này có một bác cũng lắp amply đèn bán cho người chơi ở toàn quốc thậm chí bán sang cả quốc tế nhưng em ko tiện nêu tên. Quan điểm của bác ý là nghe hay là được không cần đo đạc.. Đến một ngày bọn em mang máy đến đo âmply đèn của một ông anh là fan hâm mộ bác kia thì ôi thôi giải tần của âmply xuống đến 100hz đã suy hao và 50hz đã bị suy hao 8db... Giải cao đến 12khz thì gục hẳn. Tìm hiểu nguyên nhân thì bọn em cũng chỉ là thay mấy trị số trở cho đúng.. Thay cái volumne tốt hơn vì những cái đó là những thứ nằm trên đường tín hiệu. Đo lại kết quả tốt và đáp tần đạt yêu cầu. Sau khi nghe lại một lúc hỏi bác chủ muốn quay lại như cũ không thì bác chủ rứt khoát không đồng ý quay lại. Em cũng đồng ý trao đổi tranh luận để đi đến tận cùng của vấn đề tuy nhiên nên tôn trọng ý kiến khác biệt thì mới nhận được sự tôn trọng lại. Ý em nói là một số bác hay miệt thị người khác ko cùng quan điểm trong topic này.
Em nghĩ đổi con trở phần nguồn CRC đổi từ Đài Loan qua Dale nó khác nhau rất rõ thì phần cầu chì cũng có tác động chứ nhỉ? Với cá nhân em thì với cùng số tiền em thích đổi tụ hơn vì price/performance tốt hơn nhiều
À! Bác tự nhận dạy con mình cách tôn trọng người khác thì bác đã có câu trả lời vì sao em dùng từ thân chào cuối bài, vậy mà bác kg hiểu à, vậy mà cũng vỗ ngực dạy con bác tôn trọng người khác. Bác kg còn gì ngoài nêu ông này ông kia dọa ma, lại thêm trò túm váy đàn bà. Bác biết đọc thì nên đọc, kg biết thì kêu con bác chỉ cho bác cách đọc, xem em đã viết về cầu chì cũng như thông tin mà em cung cấp trên đây như thế nào, em chả chém để hơn thua kiểu như ông bố dạy con của bác! Thân chào!
Cám ơn bác về nhiệt tình chia sẻ. Khi nào em có thời gian sẽ xin được đến làm phiền bác để học hỏi thêm nhé. Em nghĩ thông tin chỉ để tham khảo và trải nghiệm của người khác cũng chi giúp mình đỡ tốn kém thời gian và chi phí. Việc người chơi audio thế giới đúc kết cũng một phần hay không nói là một phần lớn từ trải nghiệm thực tế mà ra và việc đo đạc là để chứng minh hay minh họa cho cái trải nghiệm đó có sức thuyết phục hơn. Có ai làm chi tiết đến mức công bố con trở này cùng trị số gắn vào thì làm một vài đoạn dãy tần nào đó lên hay xuống bao nhiêu dB so với con trở kia không? Cái khác biệt của nó đôi khi không phải ở dãy tần (ra dãy tần giống nhau) mà ở khía cạnh khác, đó là cái thử thách cho việc đo đạc. Tuy nhiên trong audio em nghĩ trải nghiệm của bản thân là quan trọng nhất. Nếu không thì dân chơi khắp thế giới đỡ khổ rồi, và bác cũng đâu cần tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để tự trải nghiệm và khám phá, cũng như em cũng đâu cần tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để trải nghiệm, cứ canh theo dân chơi nước ngoài và mấy ông chơi trước là ngon rồi. Nhưng với audio thì tự trải nghiệm trực tiếp nó thú vị lắm. Mỗi người một cách đánh giá và "hợp với tôi" thì rất khác nhau, giống như mỗi người một hình dong, một tâm hồn và một tính cách vừa giống vừa khác nhau. Như vậy thế giới mới kỳ diệu. Nước ngoài thì người ta hướng tới tôn trọng sự khác biệt và học cách cùng tồn tại hòa bình, ai cũng đều tự quyết định cho mình và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình với lượng thông tin hữu hạn và khả năng bản thân có hạn (nếu có thời gian em sẽ tóm tắt lý thuyết thông tin bất cân xứng và giá trị cảm nhận áp dụng trong audio ở một dịp khác hầu giúp tất cả chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn, hay nói như bác Daniel Tran là để hài hòa hơn). Không ai quyết định được cho ai cả. Do đó em nghĩ trong audio cũng vậy, khó ai nói như thế này mới là hay, vì cảm thụ cái hay nó không bất biến, nó thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, sức khỏe (kể cả thính lực), môi trường sống, văn hóa, giá trị, thời gian trải nghiệm ... và quan trọng là cho đến nay thế giới chưa thống nhất chung được đo cái hay của từng loại linh kiện, từng loại bóng đèn và đo cái hay bộ dàn audio là như thế nào Trở lại chuyện cái cầu chì. Lúc đầu em nghĩ cũng đơn giản thôi mà. Vốn em không rành về kỹ thuật nên không tìm hiểu sâu về kỹ thuật. Nhưng từ ngày vào vnav thì các trường phái va chạm khá thường xuyên nên em phải bổ túc chút xíu kiến thức kỹ thuật bằng cách tự học qua google và qua vài người bạn. Em có tìm thấy tài liệu mô tả bằng sáng chế ra cầu chì đăng ký tại Mỹ từ năm 1931, xem qua thì thấy cấu trúc của nó cũng không đơn giản như mình nghĩ, và cách cấu trúc và chất lượng của các thành phần này có thể dẫn đến chất lượng cầu chì khác nhau, cũng tương tự như điện trở với cấu trúc và thành phần của nó. Bác có thể đã biết rồi, nhưng em cũng xin dẫn link để các bác khác tham khảo tại đây: https://www.google.com/patents/US1807228 Em có chơi cầu chì nhưng loại vừa túi tiền thôi, vì mắc quá em sẽ chọn thứ khác . Em nghĩ cầu chì tốt ví dụ như Hifi-Tuning loại rẻ thì có 2 đầu tiếp xúc mạ vàng, thì riêng cái mạ vàng cũng có thể giúp truyền tải tốt hơn, còn bên trong hãng làm cái gì đặc biệt thì chưa biết. Như vậy suy ra cái ổ cầu chì đó nó cũng có vai trò tương tự như cái jack (tiếp xúc), nếu có cái ổ cầu chì với chất liệu kim loại tốt hơn thì cũng sẽ tốt cho chất âm. Do đó em cũng sẽ đi tìm ổ cầu chì tốt hơn để trải nghiệm. Cũng tương tự như cuộc thảo luận nên đầu tư cho dây nguồn hay jack nguồn nhiều hơn, có thể sắp tới đây sau cầu chì là thảo luận tiếp ổ cầu chì và cái cầu chì. Chắc có nhiều chuyện vui đây: Có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng, ảnh hưởng tốt hay xấu. Chúc bác cuối tuần thật vui vẻ và được sống với tuổi của mình
Mỗi hãng thiết kế loa nổi tiếng đều có triết lý của họ và màu âm của họ. Hãng sản xuất ampli cũng vậy, dãy tần là tiêu chuẩn chất lượng cơ bản, nhưng không hẳn hoàn toàn bằng phẳng, và nếu có bằng phẳng thì đó là những ampli hay loa dạng "đồ may sẵn" cho nên có số bác mod hay diy một phần hay toàn phần để ra chất âm kiểu mình thích nghe. Cái này nó giống như sở thích ăn uống vậy. Việc ampli kia thiết kế và lắp như thế em nghĩ người làm ra nó không phải là không biết, cái đó có thể triết lý của họ là vậy, hoặc họ đã hỏi người chơi nghe thế nào, nghe nhạc nào để tùy biến cái ampli cho phù hợp, và có thể họ không quá chú trọng dãy cao vì thực tế nhạc acoustic dãy tần cũng không cao lắm, không phải họ không biết thay vài con trở để dãy tần lên cao đâu. Trước đây em cũng một thời theo quan điểm đều 3 dãy, sau này nghe thấy âm thanh có vẻ máy móc. Đó là lý do em loay hoay mày mò trên vnav, học hỏi các vị lão thành audio để tùy biến bộ dàn của mình. Và như nhiều lần em chia sẻ trên vnav, em nghĩ máy móc chỉ hỗ trợ, chứ nó không quyết định. Em mong muốn chất âm bộ dàn gần với âm thanh thật và mộc (live unplugged) ngoài đời. Bạn cùng chơi của em thì cũng có người theo trường phái thật và mộc (dùng live unplugged để so sánh) và cũng có người thích nghe đều 3 dãy, ai thích sao thì chơi vậy, đâu có ép được. Để rõ hơn bác có thể xem hình phổ tần của electric piano, nó không bằng phẳng, tạo sao nhà sản xuất không làm cho nó bằng phẳng? Bác xem thêm đồ thị diễn tả tần số của các loại nhạc cụ xem chúng lên tới đâu nhé. Em không chơi loa DIY toàn tập bác ạ. Vì sức có hạn và kiến thức còn nông nên em chì DIY bộ phân tần cho loa Altec 2 đường tiếng và gắn thêm super treble thành ba đường tiếng và chơi triamp, do đó em tương đối chủ động trong việc nâng hạ dãy trên và dãy dưới. Và em cũng đã đi đo tần số nghe và độ nhạy của 2 tai rồi, nó rộng và phẳng bác ạ, nên em khá tự tin. Một bác gần nhà em sau khi em phối ghép thành công mâm than để nghe LP đến nghe xong thì than thở với em: có cách nào giảm bớt bass cho bộ dàn ở nhà bác ấy xuống không . Sau khi chơi LP phối với bóng cổ thì em mới thực sự hiểu câu của một cây đa cây đề làng audio thế giới phát biểu: dãy mid là nơi chúng ta sống. Chúng ta không thể thiếu bass treble, nhưng linh hồn của bản nhạc là ở dãy mid. Dãy mid như nguyên liệu tươi ngon, bass treble như gia vị làm món ăn tuyệt vời hơn, tùy theo gu mà nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Đáng tiếc là em chưa đc trải nghiệm về cái sự khác biệt xâu xắc của mấy cái cầu chì này như các bác. Với cái vốn kiến thức ít ỏi của em thì có lẽ nó chắc cũng nhiều như chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng HCM lên cái sự nghe nhìn của em thôi. Tuy nhiên cái sự nghe của anh em chắc chủ yếu là tự kỷ, cho nên theo em thôi cứ tôn trọng ý kiến của anh em và trách tranh luận thái quá dẫn đến mất đoàn kết a e. Anh Chí Phèo của bác Nam Cao tự sướng thì nghĩ đến thị Nở, còn thời nay a Vir tự sướng thì nghĩ đến Ngọc Trinh, tranh cãi nhau cuối cùng cũng chỉ sướng đc tý thôi phỏng ạ!. Em chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ và nhanh đóng hộ cái topic này ạ!
Có một câu chuyện cũng xảy ra chưa lâu nhưng có thể đã thành kinh điển trong hội trà đá chém gió về cầu chì, chuyện là như này: Có một bác trên VNAV một ngày nọ sau khi đọc những lời hoa mĩ về cầu chì hi-end mới quay lại ngắm nhìn bộ dàn của mình, trong bụng thì cũng ưng rồi nhưng nhớ lại những thông tin về chiếc cầu chì kì diệu nọ nên mạnh dạn xuống tay. Sau khi lắp vào tự dưng thấy hay hơn nhiều quá, mà cái sự "hay hơn" này nó lại quá định tính nên bác chủ phải nghe thật kĩ, thật lâu để làm sao định lượng được cái “hay hơn” này. Rồi một ngày nọ bác ấy trịnh trọng mời một số ông bạn có số má trong giới nghe ngóng đến thẩm cái cầu chì. Rồi họ bắt đầu... - Họ test mù đĩa nhạc đầu tiên, cả nhóm chưa phân biệt được sự khác nhau giữa cầu chì theo máy và cầu chì hi end nọ. Họ bắt đầu nhìn nhau trong thầm lặng - Họ test mù đĩa nhạc tiếp theo, cả nhóm vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa cầu chì theo máy và cầu chì hi end nọ. Họ tiếp tục nhìn nhau trong thầm lặng - Họ test mù đĩa nhạc tiếp theo, cả nhóm vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa cầu chì theo máy và cầu chì hi end nọ. Họ bắt đầu nhìn nhau trong thầm lặng thì đột nhiên bác chủ nhà kêu lên “Các bác chú ý nhé, track số ABCD đó, cái nốt đó đó…, nghe kĩ các bác nhé”. Sau khi test quần quật, cả nhóm nhận ra đúng là ở đúng track đó, ở đúng nốt nhạc đó, chiếc cầu chì hi end nọ làm cho nốt nhạc nảy hơn, nghe tròn trịa hơn. Sau đó thì ai về nhà nấy. Có lẽ họ đã khen bộ dàn cùng chiếc cầu chì Hiend nọ của bác chủ, nhưng lúc nói dường như họ tránh nhìn thẳng vào mắt người chủ đang đầy hân hoan kia. Vậy thôi.
....Sau đó thì ai về nhà nấy. Có lẽ họ đã khen bộ dàn cùng chiếc cầu chì Hiend nọ của bác chủ, nhưng lúc nói dường như họ tránh nhìn thẳng vào mắt người chủ đang đầy hân hoan kia.... Cám ơn bác tai_trâu đã đưa ra nhận xét trên....
Hề..hề, câu chuyện nó chỉ là " Khoảnh khắc biến đổi trong 1 nốt nhạc " thăng hoa cùng cảm xúc Nhưng cái giá phải trả, nó là cả một quá trình nhận thức , tư duy và tiền bạc, bác Mod nhỉ Mà bác Mod chơi khó ghê, chốt hạ topic kiểu này, anh em khó đỡ lắm. Topic lại bùn thiu vì chả còn mấy ai tranh luận, chứng minh, đo đạc nữa rồi. Rồi lại trôi vào dĩ vãng
Ồi, bác nâng quan điểm quá. Còn em thì sau đó chỉ nghĩ là bỏ ra vài triệu để thấy sự thay đổi ở một nốt nhạc, có người sẽ cho là rẻ và có người kêu đắt. Chuyện này rất khó bàn vì quá liên quan đến cảm xúc. Tỉ dụ như phục vụ có mỗi việc rùng mình, có ông mất những 16 tỉ, có ông lại chỉ cần cái đt có sóng wifi khỏe khỏe tí để xem 5 phút Jav là ổn. Ấy thế mà cũng cãi nhau um lên.
Câu chuyện của bác Tai-trâu hay quá nhưng em mạn phép được thêm chút nhận xét cá nhân, có gì các bác thông cảm. Với quan điểm cá nhân em, bác chủ bộ dàn trong câu chuyện thực sự hạnh phúc ở thời điểm cuối của câu chuyện (tương lai thế nào em không biết). Nhưng các bác có số má đi test âm thanh thì có lẽ đang phải chịu khổ với đẳng cấp nghe của mình. Một nốt nhạc tròn trịa hơn, nảy hơn sau khi thay một cái cầu chì đắt tiền có thể làm bác chủ bộ dàn hân hoan lại không thể thỏa mãn những đôi tai vàng. Có lẽ những thay đổi đủ để làm các bác số má đó thấy thú vị không dừng lại ở cái cầu chì hi-end được nữa rồi... Chẳng biết sau này ai sẽ là người tốn kém hơn trong cuộc chơi audio, bác chủ bộ dàn hay các bác có số má kia? (Em thì vẫn ủng hộ ý kiến thay cầu chì tốt hơn sẽ có thay đổi dù rất nhỏ, tất nhiên phải mất tiền mua). Tính em cũng nhát lắm mà nhịn mãi không được nên thốt ra vài dòng như vậy, các bác thứ cho em. Chúc các bác nghe nhạc vui vẻ.