Dân việt ta rất hay thích thể hiện, và đả kích xúc phạm người khác. Từ 1 bài thảo luận về âm thanh, rồi quay ra nói nọ kia. Nói chung các bác nên hiểu thế này: âm thanh muốn hay ko chỉ ở thiết bị, mà ở cả tâm hồn, khi các bác có tâm sân si, đố kỵ, ăn thua, ngạo mạn thì tức âm thanh ko thể hay nổi. Nếu các bác nói hay, đó chỉ là tự suy diễn theo kiểu tao đầu tư chuẩn chỉ, nhiều tiền nên bộ của tao phải hay. Chứ e cũng nghĩ 90% dân nghe nhạc nghiêm túc, ko mấy người là chuyên gia về điện tử, toàn mày mò rồi lấy kinh nghiệm chỗ này áp cho chỗ khác, chưa chắc đã hiểu rõ nguyên lý cốt lõi của thiết bị điện tử. Vậy nên sinh ra món test mù, dành cho mấy bác đó
Hãng nào cũng đầy kỹ sư, bí quyết công nghệ vậy hãng nào hay hơn hãng nào. Hầu hết người tiêu dùng kg có đủ kiến thức, phương tiện, hoàn cảnh để soi sét vậy ta lấy sở đoản mình đi xét sở trường của hãng để làm gi? Thôi ưu thế của mình là tiền của mình, thấy cái nào hợp nhỉ là cái đó hay, hãng nào đáp ứng được nhu cầu, khả năng của khách hàng thì cho là hãng hay. Dàn của bạn cũng thế thôi.
Thế nên e thấy cắm rút cái gì hợp với tai em là e e chốt, chứ phân tích này nọ đau đầu lắm, âm thanh chung quy lại là sự thỏa mãn. Ko thể áp người này vào người kia, bộ dàn này vào bộ dàn kia được. Cũng giống dây nguồn, có thể các bác ấy lắp vào thấy thay đổi nhiều thì các bác ấy cứ theo, e thấy ko giá trị nhiều so với số tiền bỏ ra thì e dùng loại dây nhàng nhàng rẻ theo giá trị tương ứng e nhận được thôi. Thế mà đôi khi cũng dẫn đến tranh luận hơn trăm page
Trước thấy LS Võ An Đôn (Giờ xuất cảnh rồi ) nói trên face của ông ấy, Khi đó các LS khác cãi nhau ỏm tỏi vì phát ngôn này !
Kết quả của 100 trang đó là lý luận của phe bảo vệ rằng "Công nghệ của các hãng là bí mật, là thứ không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ...". Dĩ nhiên, nó hoàn toàn hợp lý nếu được chứng minh bằng thực nghiệm. So với việc tốn hơn 100 trang tranh cãi thì một việc đơn giản hơn rất nhiều là test mù phe bảo vệ lại ko dám làm
Một người nghe cặp loa 10-15 tỷ xong nói "Không hay, Bass ồn quá / tiếng chói ..." nhưng ít ai dám phản biện vì ông kia nói đúng như ông ấy nghe được ! một ông nghe cái cầu chì 1 tỷ xong nói "Hay, nó nâng âm thanh dàn máy lên tầm Vũ trụ" thì rất đông người phản biện, thậm chí chế nhạo ... Nếu nghe Tây review các phụ kiện Audio xong mà lên forum https://www.audiosciencereview.com/forum/index.php đọc nữa thì thấy ko biết tin thằng Tây nào .
Mặc dù mình đã nói rõ trong Topic này rằng mình thuộc phe phản biện chứ không phải phe phản đối hay bảo vệ. Tuy nhiên, vẫn có bác gửi mess riêng hỏi mình về cầu chì. Q: Em có xem chủ đề về cầu chì, có mấy băn khoăn nhờ bác chỉ giúp: 1. Em dùng biến áp cách li cho thiết bị audio, sau biến áp cách li thì không có dây nóng và dây nguội nên trong trường hợp này thì chiều lắp cầu chì Hi-end là chiều nào là lắp đúng? 2. Nhà sản xuất có thông tin là lắp sai chiều thì sau một thời gian vẫn cho kết quả tốt như lắp đúng chiều vậy thì quy trình độc quyền "lượng tử" có tác dụng gì? A: Em cũng không tin và ko biết về cầu chì mà bác ơi. Trong đó em nói rõ rồi mà. Sao bác ko đưa vấn đề này vào topic đó cho mọi người góp ý. Q: Một hãng có sx cầu chì nhưng cả vài trăm trang không có thông tin gì yêu cầu lắp về chiều dẫn điện của cầu chì... https://www.eaton.com/us/en-us/products/electrical-circuit-protection/fuses/bussmann-catalogs.html A: Bác nên đưa các thông tin đó vào topic để xây dựng vnav trong sạch và tiến bộ Q: Góc nhìn khác nhau thì cách dùng sản phẩm cũng sẽ khác nhau là chuyện bình thường. 1. Nếu nhìn nhận cầu chì là linh kiện thì trong audio có lẽ chỉ cần quan tâm đến dòng định mức, thời gian phản ứng nhanh chậm. Và tất nhiên, với đa số hiểu biết cơ bản hiện nay thì cầu chì chỉ có chức năng duy nhất là bảo vệ quá dòng! 2. Nếu nhìn nhận cầu chì là phụ kiện: có thêm hiệu ứng đến mầu âm thì mỗi người một cảm nhận khác nhau! Bác chọn 1 hay 2 là tùy góc nhìn nhận của bản thân. Quảng bá sản phẩm là quyền của nhà sản xuất và của nhà phân phối sản phẩm, người tiêu dùng cũng có quyền chọn lọc thông tin chính xác trong vô vàn các thông tin đước quảng bá! A: Em đã phát biểu trong topic rồi. Diễn đàn như vnav là để người ta có thể trở thành người tiêu dùng thông thái, nâng cao tầm hiểu biết của mình. Ai cũng ngại va chạm, lười nói, chỉ đọc thì .... Nếu nói như bác thì bác mess hỏi em có ý nghĩa gì đâu. Vì chắc gì em đã dám nói thật
Bác đưa nguyên cái mạch lên như vậy là gây khó rồi. Vì có nhiều người cho rằng, cầu chì là "điểm yếu nhất trong hệ thống". Để từ đó cho rằng, siêu cầu chì có thể thay đổi chất lượng âm thanh ... Nhưng họ đâu biết rằng, để cầu chì có thể đứt thì cần "sự hỗ trợ" của con bảo vệ. Khi con bảo vệ đóng lại, gây đoản mạch thì cầu chì mới có thể đứt được.
Đến đồ vật cũng cò this có that. Con người thì cũng có ngượi nọ người kia, đâu ai giống ai. Nhưng có những thực thể mang hình dáng con người lại luôn dè bỉu người khác bằng đủ thứ ngôn từ. Những thực thể ấy còn mạt sát thành viên khác bằng những từ mang tính miệt thị như "kỹ sư vườn", "nhà khoa học vườn" khi đuối lý trong tranh luận về vấn đề kỹ thuật (trong một topic khác). Rồi tiếp đến topic này thì lại chõ mũi vào nghề nghiệp của người khác để dè bỉu, ỉ ôi. Nhưng khi cần thì chính cái thực thể ấy lại lôi bác sĩ, kỹ sư, thương gia và "giảng viên trường luật" ra để bảo vệ cho mình. Nhưng cái tệ, cái xấu, cái hai mặt và cái ti tiện ở chỗ, lúc này họ lại lấy giảng viên đại học luật để nhét vào tình huống, để "chứng tỏ sự trên cơ" (ý nói giảng viên ĐH Luật thì hơn Ls). Em đọc mà cứ phân vân trong đầu: cái thực thể đó, họ là con người hay họ chỉ là đồng xu có hai mặt. Khi cần mặt nào thì lật qua lật lại để xài, để chứng minh ...
Đúng vậy bác. Nội dung trả lời từ chính hãng sản xuất mà hoàn toàn không có một cơ sở khoa học nào. Mập mờ, ma mị ... Để tiện bề thảo luận, mình sẽ dẫn toàn bộ nội dung câu hỏi mình đã gửi cho hãng và nội dung email trả lời của đại diện hãng (bằng text) và cũng để các bác khác tiện theo dõi, phân tích. Mình xin phép để nguyên tiếng Anh mà không dịch qua tiếng Việt vì tin rằng các bác trong đây hầu hết đều có khả năng tiếng Anh rất tốt. Nội dung mình hỏi: "Hello Synergistic Research Customer Support, I have the following question regarding the Synergistic Research Purple fuse: Currently, I am using the Synergistic Research Purple fuse for the amplifier in my home audio system. Some friends have told me that when installing the fuse into the equipment, it is important to install it in the correct orientation. They mentioned that if installed incorrectly, the system may not deliver optimal sound quality, resulting in a constrained soundstage and lack of clarity, etc. However, when I tried reversing the fuse's orientation, I didn’t notice any difference in my audio system's performance. Therefore, I would like to ask the manufacturer for a recommendation: Is there a specific orientation in which the fuse should be installed to achieve the best results? Or does the fuse perform effectively regardless of the installation direction? Thank you very much. Best regards," Đại diện hãng sản xuất trả lời: "Hi ...., Our fuses are directional, reading the label on the fuse from left to right along with our company name. That being said, if a fuse has been installed the "wrong" direction, over time, it will realign itself and work as intended. If you have already had the fuse installed for some time, please put it back the way that you had it and the fuse will work as intended. Kevin Sample Purchasing Manager 11208 Young River Ave. Fountain Valley, CA 92708 (949) 476-0000" Theo như nội dung quảng cáo ở đầu topic này thì siêu cầu chì cần "chạy rà ít nhất 100 giờ và khi lên đến 200 giờ khả năng biểu diễn của nó mới thực sự Viên mãn!!!!" Như vậy có nghĩa rằng, cầu chì khi sản xuất ra, chưa qua sử dụng thì vẫn thuộc loại "trung tính" không có chiều. Sau quá trình chạy rà từ 100 đến 200 giờ thì mới đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình chạy rà này được quảng cáo là "burn in". Nhưng trong nội dung trả lời của hãng thì cầu chì lại có chiều sẵn từ khi sản xuất. Vậy thì một trong hai "vấn đề" được đưa ra (quảng cáo và hãng trả lời) là sai. Hay nói cách khác là chính nhà sản xuất và người bán đã chỏi nhau. Còn theo cách giải thích của bác @quocdat về kỹ thuật sản xuất, từ dây dẫn trong audio cho đến cầu chì thì khi sản xuất thì dây dẫn nó đã có chiều rồi, "chiều kéo cục kim loại thành dây đường kính nhỏ". Vậy, nếu nó đã có chiều từ khi sản xuất, từ khi kéo dây thì đó chính là đặc tính của dây dẫn. Mà đã là đặc tính đối với kim loại thì nó không thể thay đổi, không thể đổi chiều. Nhưng cũng trong chính nội dung bài viết của bác thì lại giải thích thêm rằng, qua quá trình "burn in" thì chiều lại thay đổi. Vậy thì chính bác đang tự mâu thuẫn trong việc giải thích về chiều của dây dẫn từ khi kéo dây, rồi lại nói rằng, qua quá trình burn in thì chiều của cầu chì lại tự động điều chỉnh. Vậy thì cái lý thuyết về chiều của dây dẫn do bác dẫn ra và chiều của cầu chì sẽ tự thay đổi sau một thời gian sử dụng mà đại diện hãng trả lời chắc chắn có một quan điểm sai do có mâu thuẫn. Hãng cho rằng, cầu chì sản xuất ra đã có chiều. Nhưng nếu gắn sai chiều thì sau một thời gian sử dụng thì cầu chì sẽ tự điều chỉnh lại và sẽ đạt hiệu quả như mong muốn. Vậy thì cái chiều mà hãng nói là gì? Việc tự căn chỉnh là gì? Hãng cũng không nói thời gian để cầu chì (gắn sai chiều) có thể tự điều chỉnh để hoạt động hiệu quả nhất là bao lâu. Vậy trong quảng cáo đưa ra thời gian từ 100 đến 200 giờ là lấy từ đâu ra? Nhằm mục đích gì? Thêm nữa, trong quảng cáo thì đưa ra nội dung giới thiệu những điểm mạnh của siêu cầu chì là công nghệ, vật liệu siêu dẫn, trải qua quá trình chạy nguồn điện lên tới 2 triệu vôn... Chứ hoàn toàn không có nội dung nào đề cập đến khả năng biến đổi tự động theo chiều hay kỹ thuật định tuyến gì hết. Nhưng lõi cầu chì đã được dòng điện tới 2 triệu vôn chạy qua, vậy thì việc chạy rà bằng nguồn điện dân dụng (100v - 240v) thì có ý nghĩa gì? Nếu có ý nghĩa thì chạy nguồn điện 2 triệu vôn làm gì? Đây chính là những điểm mập mờ, thiếu chứng cứ khoa học. Mà không có sự thật nên việc giải thích sẽ "tít mù nó lại vòng quanh" như quảng cáo và nội dung email phúc đáp của hãng sản xuất. Các cụ xưa đúc kết câu nói rất hay: "Danh chính ngôn thuận". Trong trường hợp này, danh không chính nên dù nói gì thì nó cũng chỉ vòng vo ma mị. Cuối cũng bí thì dẫn đến câu "bí quyết công nghệ" để gỡ bí mà thôi.
Đối ngưu đàn cầm Đàn gảy tai trâu” (Đối ngưu đàn cầm) cũng có ý nghĩa tương tự với câu “Nước đổ đầu vịt” hay “Nước đổ lá khoai” để ví trường hợp những lời dạy bảo, khuyên can đều chỉ là hoài công, không có tác dụng gì. Liên quan đến câu thành ngữ này, trong cuốn “Hoằng Minh Tập. Lý hoặc luận” có ghi chép lại câu chuyện như sau: Vào thời Chiến Quốc có một âm nhạc gia nổi tiếng tên là Công Minh Nghi. Ông vừa có thể soạn ra các bản nhạc hay lại cũng có thể diễn tấu thất huyền cầm một cách điêu luyện. Các ca khúc mà Công Minh Nghi đàn đều tuyệt hay và êm tai, rất nhiều người thích được nghe ông gảy đàn và đều kính trọng, ngưỡng mộ ông. Công Minh Nghi thường ngày gảy đàn ở nhà, nhưng gặp khi thời tiết đẹp, ông lại đến vùng ngoại ô chơi đàn, hòa mình vào cảnh vật thiên nhiên. Một lần, Công Minh Nghi đi đến vùng ngoại ô chơi, cảnh sắc tươi vui, tràn đầy sức sống, gió thổi nhè nhẹ làm rung động những hàng liễu rủ bên đường. Cảnh đẹp nhưng không có một ai, chợt ông nhìn thấy trên thảm cỏ xanh mướt có một con trâu già đang ăn cỏ. Công Minh Nghi nhất thời hứng thú đi đến bên cạnh con trâu già, cầm đàn lên và gảy một ca khúc. Khúc nhạc mà ông gảy cho con trâu già thưởng thức có tên là “Thanh giác chi thao”, là khúc nhạc rất cao nhã. Nhưng con trâu già cứ thờ ơ, vẫn tiếp tục cúi đầu gặm cỏ như không hề nghe thấy gì. Công Minh Nghi nghĩ rằng có thể khúc nhạc này cao nhã quá nên đã đổi sang gảy một làn điệu khác. Con trâu già vẫn không có phản ứng gì, tiếp tục thong dong gặm cỏ. Công Minh Nghi xuất ra hết bản lĩnh mình có, tấu một ca khúc là sở trường của mình cho con trâu già thưởng thức nhưng con trâu già vẫn không có phản ứng gì cả. Cuối cùng, Công Minh Nghi đã sử dụng đàn để tạo ra âm thanh của ruồi muỗi vo ve và tiếng nghé con kêu mừng rỡ. Con trâu dừng lại không gặm cỏ nữa mà dỏng tai chăm chú lắng nghe, lúc lắc cái đuôi của nó, và thậm chí ve vẩy cái tai như thể để xua đuổi muỗi đi. Lúc này, Công Minh Nghi nhận ra rằng bản nhạc dù có hay đến mấy thì con trâu cũng không thể hiểu được, đơn giản là vì nó không thể nhận thức được, chỉ có thể chơi một cái gì đó gần với hiểu biết của nó thì mới có thể khiến nó chú ý. Về sau, “Đối ngưu đàn cầm” (Đàn gảy tai trâu) được sử dụng như một thành ngữ để lý giải về những người không có khả năng tiếp thu, hoặc nói về vấn đề gì mà họ không quan tâm hoặc họ không hiểu biết những vấn đề ấy, hay giảng đạo lý cao thâm cho người không hiểu đạo lý là chuyện phí công vô ích. Ngoài ra, câu thành ngữ này cũng có ý khuyên răn đối với người nói. Chúng ta làm bất kỳ sự tình nào cũng cần phải xem đối tượng. Khi chúng ta muốn đối phương có thể tiếp thu được điều mình mong muốn thì trước hết lời nói và việc làm của chúng ta phải phù hợp với đối phương. Chúng ta phải dùng phương cách phù hợp để có thể câu thông với họ. Ở bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu, chúng ta cũng đừng xem thường, hạ thấp bất kỳ ai. Bởi vì trình độ kiến thức, chuyên môn của mỗi người là không giống nhau cho nên đối với cùng một sự tình sẽ có những cái nhìn khác nhau. Có thể ở phương diện này chúng ta giỏi nhưng không nhất định là giỏi ở phương diện khác. Trong cuộc sống, khi không thể khiến người khác hiểu được lời nói và việc làm của mình, người ta thường dùng câu “đàn gảy tai trâu” với thái độ xem thường đối phương. Kỳ thực, điều này là tuyệt đối không nên. Tác giả của cuốn “Mưu tử lý hoặc luận”, Mưu Dung khi giảng về Phật gia cho các nho sinh thì thường trích dẫn các kinh điển của Nho gia như “Thượng Thư”, “Kinh Thi” để giảng giải và cắt nghĩa điều mà mình muốn nói. Bởi vì Nho và Phật trong quá khứ đã phát sinh tranh chấp, các Nho sinh tò mò hỏi ông vì sao lại làm như vậy, thì ông thường dùng câu chuyện “Đàn gảy tai trâu” này kể cho Nho sinh nghe. Sau đó, Mưu Dung nói: “Các ngươi có thể thông hiểu kinh điển Nho gia cho nên ta cần dùng những lời nói của Nho gia để giảng giải. Các ngươi vốn không hiểu về Phật, nếu ta dùng kinh điển Phật gia để giảng trực tiếp, các ngươi nghe không hiểu, thì chẳng phải cũng giống như không giảng gì hay sao?” Từ góc độ giáo dục mà xét thì điều này cũng giống với đạo lý dạy học “Tùy theo tài năng đến đâu mà dạy”. Cùng một đạo lý nhưng với những người nghe khác nhau thì không thể dùng cùng một cách nói để giảng giải được. Người dạy giỏi sẽ biết cách tùy thuộc vào đối tượng cụ thể mà dùng cách nói phù hợp để đối phương tiếp thu được. Đây cũng là một yêu cầu tương đối cao về sự khéo léo và trí tuệ đối với người nói.
đến đây thì em ko biết đâu là trâu, đâu là đàn nữa !! Cả 2 phê đều "nói mãi ko chịu hiểu". Cho nên, cẩn thận ko tự vác đá đập chân đấy ạ
Trước có ông 61 gì đó cũng vậy. Chẳng biết nói gì, viết gì. “ăn không nên đọi, nói không nên lời” nên suốt ngày chỉ biết trích dẫn những câu chuyện nhảm đưa lên. Nay 61 biến mất và được thay bằng truyền nhân khác. Mà cái tệ hại của truyền nhân này là còn không biết phân biệt đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ. Rõ khổ ...
À, vậy em cũng đu trend "điển hay tích lạ" nhỉ !! Con chó của Pavlop Năm 1890, Pavlov đã phát hiện ra một phản xạ thần kinh thú vị mà loài chó chỉ tiết ra nước bọt khi chúng nhìn thấy thức ăn hoặc ăn nó. Pavlov muốn kiểm tra xem liệu phản xạ thần kinh này có thể được huấn luyện để được kích hoạt bởi các kích thích khác ngoài thức ăn hay không. Theo nghiên cứu của Pavlov, phản xạ tiết nước bọt chủ yếu được kích hoạt khi lưỡi chó tiếp xúc với thức ăn. Sau khi thí nghiệm tương tự được thực hiện một vài lần, con chó bắt đầu học một khuôn mẫu và chảy nước miếng trước khi nhìn hoặc ăn thức ăn. Điều này là do não dự đoán hành động tương tự sẽ xảy ra trong những hoàn cảnh quen thuộc. Pavlov đã thay đổi thí nghiệm bằng cách giấu thức ăn sau màn chắn trước khi con chó nhận thức ăn và cũng thêm vào một kích thích có điều kiện dưới dạng âm thanh do máy đếm nhịp phát ra. Khi thí nghiệm này tiếp tục được thực hiện ngày này qua ngày khác, não của con chó đã tạo ra mối liên hệ dẫn đến việc con chó chỉ tiết nước bọt khi nghe thấy tiếng tích tắc do máy đếm nhịp tạo ra. Đây chính là cơ sở để Pavlov tiến hành thêm nhiều thí nghiệm, từ đó xây dựng nên định luật cơ bản về hiện tượng phản xạ có điều kiện của động vật - một phát kiến vĩ đại của lịch sử khoa học thế giới. Bước sang thế kỷ 21, chúng ta cũng có những ứng dụng tương tự. Có những người chỉ cần nghe thấy những thuật ngữ cao siêu như cơ học lượng tử, phân rã hạt nhân, sắp xếp lại cấu trúc phân tử - nguyên tử...hay văn vở hơn là Công nghệ Sắp xếp phân tử kim loại âm nhạc (MMMAT) và Công nghệ Hoạt động Kim loại (MAT)...là mặc định sẽ nâng cấp âm thanh, bất kể "có được ăn hay không".
Theo clip này, Elon Mosk coi tư duy cơ bản là nền tảng học tập. Anh ta đánh giá tư duy tương tự là không chịu tư duy, chỉ làm hại cho sáng tạo, Thế giới thế kỷ 21 đi xa lắm rồi mà cứ tưởng hay khi quang quẩn xuân thu với chiến quốc, thư được cho là hay từ 1000 năm trước công nguyên.
Chống hủ nho cũng là một nhiệm vụ không dễ đâu bác. Cái giống học đòi nho nhe nhưng không tới nó lại trở thành hủ nho nên mất đi tính tự chủ luôn ....
Tôi đọc nhiều lượt trong chủ đề này, cũng như chủ đề dây nguồn. Đối tượng @lethanhngoc gửi tới hàng trăm bài viết trong 2 chủ đề. Nhưng tuyệt nhiên không có một bài nào thể hiện được chút chất xám hay bài viết có nội dung cụ thể, rõ ràng, có suy nghĩ, có ý tứ, mục đích. Các bài viết toàn cụt ngủn, không đầu không đuôi, hoặc là những lời lẽ khiêu khích thành viên khác, hoặc tán nhảm. Có lẽ đúng như bác @TrueHD nhận xét. Do ảnh hưởng của tiktok, youtube, reel ...có nội dung chỉ gói gọn trong thời lượng khoảng 10 giây. Nên họ nghĩ xa cũng không quá 5 giây. Và do vậy nên nó ảnh hưởng đến khả năng tư duy, khả năng hành văn và sử dụng ngôn ngữ viết của họ. Nên hầu như bài nào họ gửi lên thì cũng đều không dài quá 3 dòng ....
Gặp nhau trên diễn đàn thôi mà > chống làm gì, họ có cách của họ. Mà bạn yên trí, anh ấy thừa "kinh nghiệm", đóng mở cái alo trên mạng ảo thôi; Thực tế được "nhắc nhở" rồi.
Từ nội dung quảng cáo, so sánh với kiến thức và hiểu biết về kỹ thuật trong truyền dẫn điện, và từ trải nghiệm thực tế với mong muốn chứng minh mình sai, hy vọng rằng lời quảng cáo là đúng sự thật. Vì nếu đúng thì đó là sự khẳng định cho bước tiến dài của khoa học trong truyền dẫn điện nói chung, hay trong audio nói riêng, và đặc biệt là trong việc sản xuất các linh phụ kiện như cầu chì, dây nguồn, dây tín hiệu, dây loa mà mình cũng là người được hưởng lợi. Tuy nhiên, xét từ khía cạnh công bố khoa học của hãng sản xuất, đến nội dung quảng cáo, và thẩm định bằng trải nghiệm thực tiễn đã cho thấy rằng: việc quảng cáo phần lớn không đúng sự thật, không có tác dụng như công bố/quảng cáo. Những lý do đưa ra để biện minh và giải thích cho những ý kiến đánh giá mang tính kỹ thuật đều là những lý lẽ mập mờ, thiếu cơ sở khoa học. Những biện minh, giải thích đều có dạng như: hệ thống chưa đạt chuẩn nên không nhận thấy khác biệt; người nghe chưa đạt tầm để có thể nhận biết; sử dụng chưa đúng cách nên chưa thấy sự thay đôi. Hoặc hãng thì chỉ giải thích qua loa và cũng mập mờ như quảng cáo. Trong việc sử dụng các sản phẩm công nghệ cao, người dùng cần có cái tâm mở để tiếp nhận cái mới, cái phát triển, cái hiện đại. Tuy nhiên, Người dùng cũng cần tỉnh táo để nhận biết đâu là sự thật, đâu là lời quảng cáo vô căn cứ, đâu là khoa học, đâu là lời lẽ mơ hồ. Không nên mặc định tin vào những công bố với những câu từ đao to búa lớn như công nghệ lượng tử (quantum) hay điện triệu Vôn gì đó. Vì đối với một con người phát triển bình thường, có chính kiến, có chủ kiến, có lý lẽ, có kiến thức ... Thì việc nghi ngờ các công bố khoa học là vô cùng cần thiết. Cái nghi ngờ ấy không hề xấu, mà chính cái nghi ngờ ấy giúp ích cho khoa học, cho xã hôi phát triển một cách lành mạnh. Việc một số người cho rằng họ nghe được, thấy được sự thay đổi khi thay loại cầu chì hãng, dây nguồn hãng cho thiết bị của mình, chưa chắc là đã hay, đã là hơn người. Vì có thể hệ thống của họ có vấn đề. Nên những cái linh/phụ kiện không có chức năng thay đổi chất âm lại làm thay đổi âm thanh trong hệ thống của họ. Ai cũng có quyền nghi ngờ điều này. Trong mọi diễn đàn, mục đích của các thành viên tham gia thì có nhiều, tuỳ theo quan điểm của mỗi người tham gia. Đơn cử như vnav, thì mục đích chính là để thảo luận công khai, chứng minh, phản biện để làm rõ vấn đề. Nhằm tránh để chính bản thân ta hoặc người khác bị lừa bởi các nhà sản xuất (phần lớn là từ nước ngoài). Đây không phải là nơi chỉ để bốc thơm nhau, tâng bốc nhau. Nên việc khen, chê nếu dựa trên lý lẽ và kiến thức khoa học đều rất đáng trân trọng, đáng để tâm suy ngẫm. Chứ nếu chỉ lấy cảm nhận cá nhân để bài bác các ý kiến khác hay những phân tích kỹ thuật mang kiến thức khoa học thì không nên. Nếu chỉ cảm nhận thấy sự thay đổi, nhưng không thể giải thích tại sao, không biết tại sao và phó mặc chuyện ấy cho nhà sản xuất. Nhưng lại mạ lị người phản biện khi họ cho rằng không có sự thay đổi vì nguyên lý kỹ thuật, là ếch ngồi đáy giếng. Vậy thử hỏi, người phản biện với các hiểu biết về khoa học kỹ thuật và kẻ nghe thấy khác nhưng không biết/không cần biết tại sao. Ai là con ếch dưới giếng? Một số người thiếu lý lẽ, thiếu sự hiểu biết nên thường hay lôi những chức danh, địa vị hay công việc của người khác vào để biện minh rằng những người đó cũng dùng... thì chỉ càng chứng tỏ rằng: họ không có chính kiến, lười suy nghĩ, lười tìm hiểu. Người hay cóp nhặt những câu chuyện dân gian, hoặc chỉ quen tầm chương trích cú cũng vậy. Cũng thuộc dạng lười suy nghĩ. Việc lấy ví dụ rằng Bác sĩ, Kỹ sư, Thương gia, Giảng viên cũng sử dụng, để biện minh và làm bằng chứng chứng cho mình, nó thể hiện sự kém cỏi của chính bản thân con người đó. Richard P. Feynman có câu nói rất nổi tiếng: "Never confuse education with intelligence, you can have a PhD and still be an idiot" (tạm dịch: Chẳng việc gì phải lăn tăn giữa giáo dục và thông minh, mày có bằng tiến sĩ vẫn xxx như thường).
Một số comment gần đây của bác e thấy hơi cực đoan và thiếu thông tin khi phản biện. Mong bác tiết chế. Thanks.