Em chưa nói đến chỗ hay hơn hoặc ko, nhưng dù ít thì đổi chiều nó có khác. Cụ đồng ý là có khác ko, dù ít. E ko có mẫu cầu chì khủng để đo. Em sẽ mượn để đo thử sau.
Ko bỏ qua được đâu khi mà sự có chiều trong nó là thật dù nhỏ. Câu hỏi đặt ra sự dẫn điện khác nhau theo chiều này là cố tình hay vô ý?
Bác chủ cho xin thêm thông tin: chiều dài sợi dây, model thiết bị đo; vì kết quả đo theo ảnh hình như có gì đó chưa đáng tin cậy. Tks.
Đâu đó rì viu trên audiophile thì phải e đọc nó nói rằng ổ cắm điện ảnh hưởng âm thanh là rất rõ ràng. Công nghệ của ổ đó là: Đồng nguyên chất mạ nikel rồi mạ vàng cho 1 chân, chân kia đồng nguyên chất mạ vàng. Rõ ràng họ ko làm 2 chân ổ cắm giống nhau... Theo e mục đích chính là sự dẫn điện ko như nhau theo chiều này.
Một chiều 0.3 ôm và chiều kia 0.4 ôm; tạm coi dây có RDC 0.35 ôm và vật liệu làm lõi bằng đồng tốt; nhờ bác ấy tính ra đường kính dây 25 micro mét. Có gì đó sai sai?
Thiết bị đó và mẫu dây là chuẩn rồi cái quan trọng chết ở chổ tâm lý là 3 với số 4 có nghĩa là chênh lệch cực kỳ cực kỳ nhỏ, Có người sẽ không chấp nhận. Đó là với giới audio chứ trong kỹ thuật khác là ok bỏ qua, kể cả nhà máy mà khu sản suất không chấp nhận một hạt bụi ( chế tạo chíp hoặc phòng mổ ),
Hì cụ, cùng 1 con chíp opamp gắn cái tụ nguồn khác âm thanh khác rồi. Hình như tai người rất cực kỳ nhạy cảm với hài âm - tiến hóa của tự nhiên đó cũng chính là nguồn gốc nỗi khổ của mấy bác loa đài, ko thể đo được còn nghe ra nữa.
Sở dĩ ngay ban đầu e ko đo điện trở, vì dòng cấp qua dây khi đo điện trở do đồng hồ cấp ra là ko ổn định như khi em đo bằng cách cấp dòng ổn định rồi đo áp. Hiệu ứng dẫn điện có chiều khi vật liệu ko đồng nhất thể hiện sẽ chính xác hơn.
Chỉ cần sai số một chút thì có thể, có thể và có thể gọi là có thay đổi... Nhưng chổ này nè là cái thay đổi đó nó chỉ thay đổi thui chứ nó không làm âm thanh dở hoặc hay hơn, Tôi ví dụ thay đổi tụ hoặc cuộn cảm ta thấy ngay tiếng trầm và cao thay đổi vậy nghĩa là một sự khác nhau sẽ cho khác nhau nhưng quá nhỏ để nhận ra mà cho dù nhận ra thì ta lại bù hoặc trừ...quan trọng nó không làm thay đổi quá hoặc thêm "gia vị" vào trong tín hiệu.
Linh kiện đều có sai số nên khi sản xuất ra cho dù là cùng ngày giờ thì nó vẫn khác nhau...nên nhà máy luôn có phòng gọi là kiểm tra và calip theo mẫu. Lại lang man vấn đề khác rồi, xin trở lại vấn đề chính ah. Vậy cái gì làm cho cầu chì thay đổi chất âm...
Có cụ nào nghe âm thanh dàn máy mà phán ngay được tên của loại, hãng cầu chì nằm trong máy thì mới gọi là giỏi và sành về cầu chì. Mà mấy hãng phụ kiện này nó khôn thật, toàn chọn mấy món cắm, rút ngoài máy để làm và bán cho người dùng. Lãi gấp nhiều lần mấy ông lăn ra làm loa, ampli...
Các cụ đã biết trong điện lưới có nhiều loại can nhiễu, lọc liếc cách ly... để giảm nhiễu thì ok rồi. Điện lưới do nhiều thiết bị nắn điện sử dụng nên nửa chu kỳ dương âm nó ko cân, tức là có dòng 1 chiều trong đó. Gây ra nóng biến áp, kêu e e... Dĩ nhiên ảnh hưởng âm thanh rồi. Lọc bằng cục lọc RLC ko bỏ được dòng 1 chiều này, biến áp cách ly lọc cũng ko hết. Nhiều hãng dùng mạch lọc này, dùng một cầu diot và điện trở nối tiếp với cuộn dây của biến áp nguồn. Gần như ampli nào của Accuphase cũng có. Nó như thế này.
Mạch lọc trên cũng ko lọc hết DC được. Do có con trở và tối đa cũng chỉ 1.2V DC. Mà món phục vụ tai một tí thôi cũng tốt lắm rồi, hoặc thay đổi nhiều đến cục diện chung rồi.
Em chưa đo cầu chì, hoặc thiết bị ko đủ phân giải để đo hoặc cầu chì ko có tính chất như là họ cố tình làm để dẫn điện tốt hơn theo 1 chiều. Nếu như đúng là có tính một chiều thì khi quay ngược xuôi vào lúc nào đó vô tình các cụ đã làm cho dòng điện bớt đi dòng 1 chiều gây nhiễu. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng âm thanh, vấn đề là nguồn điện khi đó thế nào... rồi thiết bị và tai có đủ để nhận ra ko.
Hình như kết quả đo sai rồi nó phải nhỏ hơn dây đồng thường 8 triệu lần cơ mà.... Dây đồng của bạn là 0.00037 con cầu chì chỉ có 0.00004 à... Phép đo có gì sai sai
Ah ! 2 đầu cùng dấu của diop thì là dương hoặc âm, còn lại là đầu vào của xoay chiều, đây là nắn cầu, một phương pháp cơ bản nhất mà mọi người đều rõ, Ah bác Hà là phép đo không sai đâu bác, đây chỉ là sai số bình thường thôi, như nó quá nhỏ mà sau này chúng ta mới rõ chứ thời tôi thì làm gì có máy đó này mà kiểm, có cái đồng hồ KTS là quý lắm rồi,
Còn chuyện chạy rà dây dẫn, loa, cầu chì, thiết bị... là hoàn toàn có thật ạ. Nếu để trạng thái tự nhiên thật lâu do oxi hóa, môi trường... linh kiện cũng bị thay đổi tính chất. Khi có dòng điện chạy rà thì quá trình cơ - điện - lý - hóa nó xảy ra nhanh hơn linh kiện nhanh đến điểm ổn định.
Cụ xem nếu ngưỡng DC không vượt qua 1.2V là điện áp dẫn của 2 diot nối tiếp thì nó chỉ qua điện trở thôi. Dòng qua điện trở này sẽ nhỏ hơn khi nối trực típ điện trở bằng 0. Còn xoay chiều lớn hơn 1.2v nhiều nên qua diot dễ dàng.