Em xin chào bà con cô bác cùng toàn thể anh em trên VNAV ! Trong quá trình lao động sản xuất , em thấy tube 6C3P & 6C45P có rất nhiều ưu điểm . -Về góc độ kinh tế phải nói là quá rẻ . -Về góc độ kỹ thuật thì quá tốt . -Về vấn đề an toàn lao động thì quá an toàn . Và gần đây nhất theo yêu cầu của bác Đức Vũ ( DaNangTuBes Shop ). http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php? ... c&start=75 Em đã sử dụng tube 6C3P-DR làm tầng đẩy ( drive ) cho 300B . Kết quả là cá nhân em thấy thật tuyệt vời ( còn đối với bác Đức Vũ thì em không biết ). Từ những lý do trên em mạo muội mở topic này Mời các bác có sở thích và cùng cảm nhận với em về hai loại bóng này. Hãy chia sẻ những thông tin , kiến thức , kinh nghiệm cùng em .( một cây làm chẳng nên non ... ) Làm sao khai thác được hai loại bóng này tốt nhất với phương trâm " NGON - BỔ - RẺ " Em chỉ mong sao cho mọi người cùng chơi , cùng vui. Vậy em xin kính mời các bác !
Đối với em : Quá tuyệt vời bác Kiên à. Em hoàn toàn bị thuyết phục bởi sản phẩm "Made in Kiên Xồm". Trong họ nhà Nga này còn 1 cây nữa là 6C4P-EB
Cho Em hỏi ngoài lề một chút: Các Bác ơi, Em cũng cần chia sẻ 1 cặp bóng để về thí nghiệm thử. Bác biết chỗ nào ở TPHCM bán thì chỉ Em với. Cám ơn!
xin ủng hộ bác kien cả 2 tay, em chưa biết ngon thế nào nhưng rẻ thì ai cũng biết, bác show vài mạch mà bác tâm huyết cho anh em 4rum và em đánh đu với ạ, em sẽ bóp mồm bóp miệng từ bây giờ để dành ngân xuyến
Cám ơn Bác rất nhiều! Thú thật với Bác là Em chưa đọc datasheet mấy bóng này nên không biết cấu tạo như thế nào. Nếu được thì cho Em xin cả 2 ạ. Hôm nào về quê em sẽ ghé thăm bác và hậu tạ ạ. Bác cho xin địa chỉ ở Đà Nẵng để Em nhờ người qua gởi xiền.
Em ra khỏi nhà vào lúc 7h30 sáng. Có gì bác nói người quen của bác call cho em theo số 0983 11 71 55. Còn nếu bạn bác ở Đà nẵng thích âm nhạc thì ghé qua chổ em 29 Trưng Nữ Vương sau 8h tối để giao lưu thì quá tuyệt.
Hiện tại thì tớ đã post sơ đồ power của bác Đức Vũ lên rồi Bản thân tớ không biết nhiều về lý thuyết ( chủ yếu là thực nghiệm ). Nên cứ phải làm xong thấy hay rồi mới ghi chép lại nên cũng không có nhiều. Như bác biết , tớ cũng đang muốn nhờ anh em cùng tham gia , xây dựng những sơ đồ ĐƠN GIẢN - HIỆU QUẢ - DỄ LÀM . Trắc chắn với bác là với sự ủng hộ của cộng đồng VNAV hiện nay Thì bác sẽ có đồ chơi nhưng không đến nỗi phải bóp mồm bóp miệng đâu .
hic, bác kiên cũng thức khuyên nhể, em đang làm 'phờ rô rếch' GU50 lên chắc cũng phải đến lúc đông qua xuân tới mới nghiên cứu 6C3P được, chắc lúc ấy bác đã có những sơ đồ ĐƠN GIẢN - HIỆU QUẢ - DỄ LÀM, cho em theo rồi ạ, kính chúc bác sức khỏe
Em phái cái châm ngôn này của Bạch Mi Đại Sư đây. Cái gì chứ cái châm ngôn này em ủng hộ hết mình. Quang trọng giờ là đại sư cứ sx OPT hay IT hay biến thế nguồn cho thật rẻ là là anh em hết ... trúng gió méo miệng ngay Em đây là Fan của 6C45P-E 6S3P và 6S4P thấm thoát đã hơn 10 niên và đây là kinh nghiệm thực tế và kỹ thuật của Dzê em gặt hái được trong suốt quá trình nghịch nó. 1- Ưu điểm về kỹ thuật thì các bác đã biết nên Dzê em không trình bày thêm lại hiện nay. 2- An toàn như bác Kiên đã phán thì không gì để nói vì loại đèn này thích hợp cho hoạt động hiệu thế giữa Anode và Cathode thấp dưới 200V và tất nhiên những bóng này rất bền bỉ. 3- Rẻ tiền thì mấy bóng này ở thị trường VN còn rất rẻ tuy nhiên em không dám phán là 6C45P-E còn rẻ hay không? Người Tây phương thường nói "There is no free lunch!" nghĩa là trên đời không có gì là miễn phí. Bóng 6C45P và 6C3P tuy tốt vậy nhưng luôn gặp những đối thủ ngoại bang và chính bản thân nó. 1- Những bóng này có hệ số Muy và hỗ dẫn cao và điện dung ký sinh cũng thuộc loại khá cao nên bị hiệu ứng Miller. Vì thế sẽ khó làm bóng đầu tàu có cái POT volume đàng trước. Với mạch driver thì không sao nhưng những ứng dụng làm mạch preamp có volume thì lại không lợi vì Miller lẫn hskd quá cao không cần thiết cho những ngõ ra nguồn ngày nay nữa ví dụ như CDP hay DVD. Thời nay 1 cái preamp có hskd từ 3 - 5 V/V là đã khó bật volume đến vị trí 11 giờ. 2- Làm driver tuy hiệu ứng Miller không là vấn đề nhưng âm thanh của những bóng này hơi thiên về âm thanh bán dẫn tuy tách bạch mạnh mẽ những thiếu phần trung ngọt ngào truyền thống của 300B hay 2A3 SE. Để 1 chút ngọt ngào người ta thường dùng biến thế IT để thay đổi âm thanh nhưng thêm cái IT thì giá thành sẽ tăng vọt. Lúc đó người ta lại tìm bóng khác và mạch khác làm driver như thế lợi điểm về mặt kinh tế và đôi khi lợi về chất âm hơn. Đây là chưa kể yếu tố tâm lý là người tiêu thụ vẫn thường chuộng bóng Âu Mỹ hơn Nga. 3- Anh Hai khi thiết kế dùng những bóng này có lẽ thường chạy theo kiểu "mình ên" nên ít để ý đến truyện cân bóng với nhau. Vì thế nội nhìn cái sai số hỗ dẫn +/- 6mA/V là đủ biết (19.5 +/-6 mA/V). Vì thế kiếm bóng cân nhau để mắc song song hay làm stereo không phải truyện dễ. Đồng thời những bóng này khi đo cân nhau cũng rất khó vì dễ giao động tự kích nên việc cân đo hỗ dẫn đòi hỏi nhiều thời gian và khá nhiều khó khăn. Thực tế thì em thấy khá nhiều bạn bè đồng nghiệp "oải" với việc match pair mấy cái bóng này. Cho những DIY như chúng ta thì có lẽ không sao nhưng cho 1 hãng sx để có số lượng thành phẩm đồng nhất thì lại có vấn đề. Thử nhìn bóng D3A của Siemens hay EC86 của Amperex hay TFK thì độ hỗ dẫn rất cân giữa bóng này với bóng kia. 4- 2 bóng 6S3P và 6S45P-E thông số đều cho Va max = 150VDC. Trên thực tế em và nhiều đồng nghiệp đã từng chạy trên 200VDC không hề hấn tuy nhiên rất liều lĩnh và không dám bảo đảm lô hàng nào cũng chịu được mà không nẹt lửa. Chạy đến trê 200VDC cộng với bản cực có thể chịu đến 10W chưa đỏ thì bóng 6S45P-E trở nên 1 đối thủ đáng gờm tuy nhiên không thể áp dụng nó cho sx số lượng như hãng xưởng. Tất nhiên DIY thì nô bóp lầm. Kẹt nổi nhiều bóng 5 cực hỗ dẫn cao khi nối thành 3 cực vẫn có thể nhỉnh hơn bóng 6S45P-E như thường đã vậy những bóng 5 cực này 1 số cũng còn đang rất rẻ. 5- Về giá thành thì bóng 6S3P trên thương trường quốc tế đã lên đến 4-5USD. Đến đây thì đụng hàng Amperex EC86. Bóng EC86 có nhiều chỗ vẫn bán 3-4USD 1 quả đôi khi may mắn còn được chân vàng và TFK nữa. Tuy 6S3P công suất bản cực có cao hơn EC86 đôi chút nhưng cho ứng dụng Audio thì lại không phải hoàn toàn là ưu điểm mà những khuyết điểm về độ sai số hỗ dẫn và cộng thêm tâm lý chuộng bóng Âu Mỹ hơn Nga làm bóng 6S3P đã rất lâu chưa chiếm được thị trường là vậy. Còn bóng 6S45P-E thì dạo gần đây khối NATO đang thay đổi kỹ nghệ điện thoại analog cổ xưa đã bắt đầu sa thải rất nhiều bóng độc NOS hỗ dẫn cao 5 cực. Những bóng này trên Ebay đang rất rẻ cộng thêm độ cân nhau giữa bóng này với bóng kia và tính ưu việt khi gắn chế độ 3 cực ... làm 6S45P-E dạo này đã tạm bớt làm mây làm gió. Ngay cả với dân DIY bây giờ cũng bắt đầu xoay qua Siemens D3a. Chơi D3a lợi được vấn đề: thích thì chơi 5 cực còn không thì chơi 3 cực qua lại rất dễ dàng. Với lỗ tai trâu của em thì Siemens D3a ở chế độ 3 cực âm thanh nghe phê hơn 6S45P. Những dân DIY gạo cội thì trong tủ họ đã có cả lố WE437A thì họ không màng đụng tới 6S45P-E làm gì. Trên chỉ là kinh nghiệm riêng của em. Với các bác có thể khác. Và tất nhiên người DIY không gì thú vị bằng việc tìm tòi và việc hay người dở ta vẫn là truyện thường ngày. Chúc các bác vui!
Em hoàn toàn đồng ý với đoạn trên của bác Dz. 6C3P, 6C4P, 6C45P em cũng thử qua được khá lâu rồi. Đây là những loại bóng ưa thích và được đưa vào danh sách cần tích trữ để xài trong 50 năm của em. Trong hai loại bóng gần như tương đương nhau là 6C3P và 6C4P thì 6C3P-DR cho âm thanh khá nhất, còn 6C4P-EB thì có dải trầm rất ấn tượng. Nhưng nếu so sánh hai loại bóng trên với loại tương đương của châu Âu là EC86 thì em vẫn khoái EC86 hơn. EC8010 thì cũng là một loại bóng gần với 6C3P thì em chưa được thử. Tất nhiên là nói loại này loại kia hay hay dở cũng tuỳ gu. 6C45P đúng là có nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít nhược điểm. Có nhiều bóng 3 cực và 5 cực tương đương 6C45P về thông số độ hỗ dẫn nhưng hay hơn 6C45P và dễ làm hơn. Ngay cả bóng Nga cũng có một số bóng có thể coi là ngang ngửa hoặc vượt trội hơn so với 6C45P, tuỳ vào từng ứng dụng cụ thể. Đương nhiên nếu xét về tiêu chí "ngon, bổ, rẻ" thì 6C3P, 6C45P là khó có đối thủ.
"Đương nhiên nếu xét về tiêu chí "ngon, bổ, rẻ" thì 6C3P, 6C45P là khó có đối thủ." 6C3P, 6C45P: kẻ thù ở sau lưng nhà ngươi đó. "nhưng hay hơn 6C45P và dễ làm hơn." em biết ý sư phụ Bạch rùi, thôi em lủi đi gom đây, hì hì
Kính chào cả nhà Bác Dương trắng bác dạy sớm thế ( Nhìn Time của bài ). Chắc bác có thói quen thể dục . Cách đây vài tháng , có bác ở Đà nẵng hỏi mình , có tin từ HP cho rằng đèn 6C3П-ДP rất thiếu Treble , liệu có đúng không ? trong PM mình chỉ đến địa chỉ : http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php? ... &start=275 . . . và khẳng định nếu thiết kế chuẩn , toàn bộ dải cao rất đẹp : mảnh mai mà vẫn rõ nét . Còn tiếng Bass và tỷ lệ các chi tiết mỏng mảnh trong toàn bộ bản nhạc của Version đó phụ thuộc vào CON TỤ THOÁT KATHODE của tầng thứ hai . Một vài bác đầu tiên sử dụng 6C3П-EB và 6C4П-EB là bác Rebel , Bigwall . . . và nhanh chóng nhận ra giá trị âm thanh của nó . Bác Bạch nói rất đúng : 6C4П-EB có tiếng Trầm của các bản Solo ghita cực kỳ ấn tượng . Nó mang lại cảm giác thùng của cây Ghita đang đệm như rộng hơn và âmtrầm của giọng nam như thể được vét ra rất sâu từ cổ họng . Điều này là do 6C4П-EB có lưới bằng vàng 33K . Thực ra nếu tính về độ bền, sự chính xác trong chế tạo và khả năng làm việc trong môi trường Rung cơ khí thì 6C3П-ДP hơn hẳn 6C3П-EB. Còn chất âm thì do cảm nhận của từng FAN nhạc . Trong quá trình lắp nếu để chạy được cả hai đèn 6C3П-EB và 6C4П-EB, ta chỉ sử dụng các chân 9 cho Anode , 2 cho Grid và 3 ,6 cho Kathode . Với 6C3П or 6C4П là đèn đầu và 6H6П là đèn tiếp theo , nếu bạn là người ưa tiếng cao , nên lắp tụ thoát Kathode cho đèn đầu là 0.68μF . Nếu bạn lắp ГY50, nên sử dụng 6C4П - EB - lợi trầm , là đèn đầu vì ГY50 -như bác Via nhận xét cực chính xác là đèn thiên sáng tại đây : http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php? ... c&start=75 Khi ấy nhìn chung toàn bộ băng tần Audio là khá đầy đủ nếu so sánh với " Công nghệ tuốc nơ vít DIY của chúng ta " . Hiện nay có một bác ở Dà nẵng vừa làm 01 con DAC có đường ra là 6Ж52П , một đèn từng bị coi là mất Treble . ( Xin lưu ý các bạn là sau DAC chỉ là nguồn dòng 1-2mA , nó chỉ tạo ra một điện áp AC 0.3V max- rất bé ở lưới của đèn đèn , tức khả năng xen nhiễu rất lớn . Mạch bác đó đang dùng do bạn mình thiết kế và yêu cầu không ra công khai vì đèn đó bị chê là Miller nhiều , đưa ra dễ lạc lõng . Sau khi lắp nên xong , bác đó không thể tin là nó hay đến thế : Dải trầm như Solid , dải cao nhẹ và rõ như thể khí Gaz, biết là có nhưng không thể chạm vào được, cả không gian bản nhạc như bừng sáng . Các bạn có thể kiểm chứng theo số 0914040026 . Tại HN cũng có bác rất sớm cảm nhận được điều đó nhưng có thể do khiêm tốn nên bác ấy "núp mình dứoi rặng Dương " thôi . Thông tin cuối cùng trong Catologue của đèn , 6C3П-EB và 6C4П-EB được ghi chú "VLN" và "only graded for millitary appications " . Nếu một bác trong 4R làm xong cặp PP 845 hoặc 211 , chắc chắc các bạn sẽ biết một đèn nữa ,theo mình là LẠ , còn hay or không hay phụ thuộc vào TAI , nhưng nó đựoc thiết kế cho Superhigh frequency , dải sòng Cm và lại là DHT , độ hỗ dẫn cao , Muy lớn . Kính bút
Em xin chào cả nhà! Mạch 6C4C tầng đầu dùng bóng 6C3P này có ai lắp thử chưa? Bóng 6C3П-EB và 6C4П-EB , 6C45P kho tìm nhỉ. Ba bóng này thì ai là "xếp" các bác?
Nói chung cứ liên quan đến mấy tube có chữ tiếng Nga vuông vuông thì bác cứ mạnh dạn hỏi các bác Bacuc, Dinhsonthuy, Tubepatient, Maidanhan... :lol: :lol: :lol:
Ậy em không biết ai phán thế vì nó có mất treble hay không còn phụ thuộc vào tổng trở ra mạch trước nó. Nếu coi nó là đèn mất treble thì làm sao nó hoạt động được trên 100MHz như nó đã được thiết kế để làm công việc khuyếch đại tần số cao này nhỉ ? Đây là hiệu ứng khá nhiều bóng 5 cực nguyên nhân do méo bậc 3 và 5 của đèn 5 cực. Khi nối thành 3 cực ít nhiều vẫn có chất âm này. Có lễ các điện tử va chạm quá nhiều điện cực khi tới Anode? Đây là vấn đề các khoa học gia chưa nghiên cứu và chưa có câu trả lời có lẽ vì thuộc phạm trù Audio không cần quá câu kỳ hay tốn tiền để nghiên cứu nguyên nhân. Đây cũng tương tự khi người ta nghe bóng 813 ở chế độ 3 cực so với 845 có nhiều người đã nghe 813 rồi thì không chịu nghe 845 nữa là vậy. Tất cả các hình thức thoát cathode bằng trị số nhỏ là hình thức của tone control chủ yếu thoát cathode ở tần số cao hay nghĩa là ép hskd tăng lên ở tần số cao bù trừ vào khiếm khuyết tần số cao của mạch hay linh kiện. Với tai nghe thì có thể chấp nhận được nhưng như thế trong giải thông nào đó của mạch sẽ bị méo pha bắt đầu từ góc cắt tần số do RC của cathode bóng đó. Hề hề Ba đại nhân đã phán " Công nghệ tuốc nơ vít DIY của chúng ta " thì cứ vô tư miễn nghe cho sướng mà rẻ là quá tốt
Hi bác Ariel Sharon , em đang đọc " Perfect spy " , liên quan gì đâu . Nhân vật chính rất yêu văn hóa Mỹ và mong muốn để tình hữu nghị Việt Mỹ sớm khia hoa kết quả từ nhũng năm sau CT mà . :wink: :wink:
Nhân tiện bác Bacuc nhắc đến mạch DAC chạy đèn 6Ж52П em cũng xin được các bác chỉ giáo đôi chút! Số là em cũng đang dùng DAC có tầng buffer đèn, điều đặc biệt là mạch này cho phép lựa chọn giữa out bằng 6C45Pi hoặc 6DJ8 thông qua một switch (S1 và S3 trên sơ đồ). Tuy nhiên qua nghe so sánh thì em thấy tiếng của 6C45Pi không thuyết phục bằng 6DJ8 trên mạch này. Em gửi cái Schema, nhờ các bác soi giùm nguyên nhân:
Chỗ này , bác là " người xếp " . . . :lol: vì bác đã sắp xếp chúng để hỏi . Còn 6C45П-E là ác chiến nhất . Nó có thể chạy 8W liên tục chỉ trong điều kiện thử 35 giây ( Catolog đưa ra , không phải mình bịa ). Đèn khác là xong phim ngay . Nó đúng là Sếp lớn bác ạ .
Đó là vấn đề gây nhầm lẫn nhất : Do Miller ? do trở kháng ? do nguồn không đủ ? Vấn đề đơn giản hơn nhiều . Nếu bạn muốn điều chỉnh , nên theo cách đơn giản nhất , vì sau DAC tìn hiệu là nguyên thủy và gần với Studio nhất . Hãy dùng mạch đơn giản vì chúng ta là FAN đèn , sau TUBEDACPRE, lại là đèn . Đèn càng đơn giản càng hay .
Tất cả các đèn có hỗ dẫn cao và hệ số khuyếch đại lớn đều có tính chất này . Hỗ dẫn cao S thể hiện dòng Ia biến đổi bao nhiêu mA khi điện áp lưới biến động một Vol . Cấc tín hiệu như tiếng chuông gió , đũa kim loại ( Thường có trong các bản của Paul ) , tiếng Xanhban lứot nhanh dứt khoát trên bề mặt , . . . đều thuộc dải tần này và thường dễ bị chìm đi trong dàn nhạc do biên độ tín hiệu nhỏ . Hỗ dãn cao rất có lợi với các Signal như vậy . Không phải vô cớ mà bác Via cho Amp 6C33C phụ trách dải cao từ 12KHz trở nên : 6C33C có hệ số k/đ là 4 và hỗ dẫn S= 45mA/ V tại Uak=200VDC , Ia= 190-200mA . Ta có thể gặp chất âm này từ đèn 6C58П, 59П , 6Ж49П . . . Nếu nghe trên đèn này rồi quay lại với ECC82, ECC81 , những tiêng nghe không thật ( Có thể do mình tưởng tượng ra ) . Nhưng những đèn NOS ECC lại rất có giá .
Vụ này mới đây . Chẳng qua là đèn ECC nhiều quá người ta dùng rồi chán muốn thay đổi đèn là lạ chơi cho biết thôi . Em cho là ECC 81, 82, 83 hay 6H1, 6H2, 6H8, 6H9 hoặc đèn tương đương 12ax7, 12at7, 12au7, 6sn7, 6sl7 mới là chuẩn cho ứng dụng tiền khuyếch đại
Ậy chắc là cái OPT của ông Via không đáp ứng được tần số thấp mà bỏ thì thương vương thì tội nên đành ráp nó vô dàn nhạc cho có chị có em đó bác Ba Thật ra thì cái bóng 6C33C-B rất nhiều người thiết kế ampli hãng đã lên tiếng về việc cho ra âm âm thanh dải cao hơi "bị nhiều" của nó mà nhiều bóng Âu Mỹ khác có hỗ dẫn cao như vậy lại không có. Cũng như bóng âm thanh 6P52 của anh Hai so với bóng Âu Mỹ tương đương khác. Cái này thích hay không thích thì tùy gu mỗi người. Ôi Em lại lan man rồi ... thôi để em quay về 6S3P và 6S45P vậy