CD Trung quốc: mãi mãi kỷ niệm xưa

Discussion in 'Âm nhạc' started by shrekfiona, 26/3/21.

  1. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    482
    Likes Received:
    398
    Có 1 thời nguồn nhạc gần như duy nhất của em là CD “Tàu”. Đến lúc mình có được các nguồn nhạc tử tế thì đống CD này bị vứt xó. Bỗng nhiên có 1 ngày em chuyển nhà và lục lại cái đống CD tg kho thì có 1 số bất ngờ nho nhỏ.

    1. Blemish / David Sylvian

    Thỉnh thoảng em có tật là mua nhạc chỉ nhìn bìa mà bất biết nó là cái gì. CD Blemish của David Sylvian thuộc dạng này: em chưa hề nghe đến tay này nhưng mua đại vì cái ảnh bìa với ánh mắt có sức hút rất kỳ lạ. Nhưng mà mang về nghe thì đúng là bị 1 cú lừa. Chả hiểu sao lại dám gọi đây là nhạc, đã ko có giai điệu mà nhịp điệu cũng biến mất luôn. Còn lại tg tai là những lời kể lể lê thê lồng trong 1 thứ tạp âm điện tử ngang phè phè…

    David Sylvian vốn thuộc band Japan (tiên phong dòng New Romatic ở Anh), sau tách ra solo và cũng khá thành công. Nhưng mà cái album này ra đời trong bối cảnh đặc biệt trong đời của David Sylvian. Ông mất hợp đồng với hãng đĩa lớn đình đám bên Anh (Virgin) do các tranh cãi về các định hướng nghệ thuật và cũng mất luôn người vợ rất tâm đầu í hợp sau 12 năm chung sống. Thế nên ông tự phát hành cái album gần như là độc diễn này ko qua bất kỳ hãng đĩa nào. Nó như là 1 dạng tự sự, viết nhạc/lời để cho riêng mình và cũng ko hy vọng có nhiều người hiểu dc.

    Blemish là 1 dạng vết xấu như cái tàn nhang trên khuôn mặt. Ban đầu thì chả ai để ý nhưng nó ngày càng đậm lên và lan dần ra. Đến 1 ngày người ta chợt nhận ra thì đã là quá muộn. Đám tàn nhang đó đã phá hỏng cái khuôn mặt xinh đẹp ngày nào. Đến khi đổ vỡ các mối quan hệ (với vợ, với hãng đĩa) thì David Sylvian mới nhận ra muôn vàn những cái “vết xấu” đó đã ngấm ngầm phá đi các mối quan hệ tốt đẹp mà ông ko hề nhận ra, lúc đã nhận ra thì quá muộn và ko thể níu kéo lại dc nữa. Cái thứ âm nhạc tối giản pha ambient của album này thật là hợp để thể hiện cái chủ đề cô độc trong đổ vỡ. Thay vì giận dữ gào lên trách móc hay đổ lỗi thì David Sylvian dường như bình tĩnh đón nhận các nỗi buồn đang bủa vây mình, thậm chí còn có cảm giác như ông đang enjoy chính cái nỗi buồn đó.

    Cũng như vết tàn nhan, nhạc của album Blemish nghe lần đầu ko nhận ra dc. Nhưng mà cứ từ từ nó lan rộng ra, hiện ngày 1 rõ và cuối cùng là chiếm luôn lấy tâm trí người nghe. 1 tuyệt phẩm nhưng cũng rất kén người nghe và tâm trạng.
    blemish.jpg
     
    MrHaiTran likes this.
  2. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    482
    Likes Received:
    398
    2. Ry Cooder – Buena Vista Social Club – Travis

    Nỗi thống khổ của David Sylvian khi mất cả hãng đĩa lẫn vợ chỉ tương đương nỗi buồn của trẻ con mất đồ chơi nếu so với Travis, nhân vật chính trong bộ phim “Paris, Texas”. Mở đầu phim là cảnh người đàn ông đi lang thang vô định trong hoang mạc vùng biên giới Tex-Mex. Travis (bố người Tex và mẹ người Mex) bỏ nhà đi lang thang sau khi phá nát gia đình hạnh phúc của mình cũng như phá nát cuộc đời người vợ xinh đẹp và đứa con trai nhỏ. May mắn là Travis được em trai tìm lại và bắt đầu hành trình kết nối lại với đứa con trai của mình. Thế rồi Travis đã chuộc lỗi bằng cách kết nối lại 2 mẹ con. Những tưởng Travis sẽ thực hiện ước mơ của mình là xây 1 tổ ấm cho cả gia đình ở Paris (1 vùng đất hoang sơ ở Texas) thì tay này lại bất ngờ bỏ đi về nơi vô định trong nỗi buồn mênh mông của mình.

    Phim rất thành công về nghệ thuật (ăn giải Cành cọ vàng), trong đó có phần đóng góp ko nhỏ từ nhạc của Ry Cooder. Âm thanh Ry Cooder tạo ra cho phim được coi là niềm cảm hứng cho muôn vàn nghệ sĩ, từ U2 tg album kinh điển The Joshua Tree đến Dave Grohl (Nirvana, Foo Fighters). Đạo diễn phim Wenders kể rằng thay vì lồng nhạc vào phim thì Ry Cooder yêu cầu bật phim lên để ông chơi nhạc theo cảm nhận của mình về phim. Thế nên thứ nhạc phim Ry Cooder làm ra sau này được coi là kinh điển trong việc truyền tải “mood” (em tạm gọi là tâm trạng?) của nhạc. Với thứ nhạc cực kỳ đơn giản chủ yếu dựa trên slide guitar, ông dựng nên cả một không gian Tex-Mex mênh mông và làm cho người nghe lạc vào để cùng “hưởng thụ” sự cô độc và nỗi buồn cùng nhân vật Travis.

    Sau đó, Ry Cooder và đạo diễn người Đức Wenders lại tiếp tục hành trình lang thang và làm nên 1 hiện tượng chưa từng có trong lịch sử âm nhạc: Buena Vista Social Club. Buena Vista Social Club do Ry Cooder làm cho đến nay vẫn là đĩa nhạc World Music bán chạy nhất và ăn luôn cả giải Grammy. Trong khi đó bộ phim tài liệu do Wenders làm về hành trình đưa các nghệ sĩ Cuba vô danh đã qua sườn bên kia của sự nghiệp trở thành siêu sao trong đêm diễn ở “thánh địa” Carnegie Hall cũng thu nhiều chục triệu đô. Nhưng sau khi làm nên dc cái kỳ tích đấy thì Ry Cooder lại biến mất, cũng như nhân vật Travis: ông gọi điện yêu cầu hãng đĩa xóa tên mình khỏi mục nhà sản xuất album. Thế nên ai đọc kỹ lắm mới thấy tên ông xuất hiện trong đĩa Buena Vista Social Club ở phần nhạc công đệm đàn (xếp theo thứ tự ABC). Nhưng với người yêu nhạc thì hình ảnh 2 bố con Ry Cooder cưỡi mô-tô 3 bánh sít đờ ca lượn phố ở Havana để “khai quật” các nghệ sỹ của thời tiền cách mạng vẫn mãi mãi còn đó.

    Nhạc phim Paris, Texas là cảm hứng và làm thay đổi cuộc sống không ít người nhưng có lẽ “vô địch” thì phải kể đến Travis. Ban nhạc Scotland này lấy luôn tên nhân vật chính của phim làm tên ban nhạc! Ở Anh Quốc thì có 1 nhánh nhạc Brit-pop dễ thương phát sinh từ phong trào sinh viên làm mưa làm gió 1 thời. Nhánh này bắt đầu từ album “The Bends” của Radiohead nhưng họ sau đó lại bất ngờ chuyển hướng làm thứ nhạc khác hẳn. Chỉ đến Travis thì nhánh nhạc này mới phát triển và sau đó chúng ta có những hậu duệ như Coldplay và Kean. Trước khi Coldplay có bản “Yellow” với 1 nỗi buồn vô định thì Travis đã có “Why does it always rains on me” đốn tim cả thế hệ sinh viên chán đời. Nhưng cũng như nhân vật Travis trong phim, band nhạc Travis luôn muốn mình “biến mất”. Sau khi tự giới thiệu mình và thành công với album “The Man Who” thì họ bỗng muốn trở nên vô hình với “The Invisible Band”. Thế rồi khi Coldplay học theo format âm nhạc của họ để làm mưa làm gió thì Travis biến sang Berlin và cứ thế mất hút.

    CD Trung Quốc thời tc được cái hợp túi tiền nên nó có thể giúp mình đi lang thang từ Texas xuống Cuba rồi chạy qua Scotland mà chả hề lo cháy túi:




    Ry Cooder.jpg
     
    Last edited: 28/3/21
    Wildbird likes this.
  3. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.442
    Likes Received:
    2.339
    Đúng là cũng nhờ có đĩa Trung Quốc mà nhiều anh em nghe nhạc thế hệ cũ mới có nhiều nhạc để nghe. Trong tình trạng cả nước còn nghèo, tiền mua đĩa xịn rất cao và ít chương trình, cũng không có nhiều thông tin về các band nhạc nước ngoài. Nếu về mặt văn hóa, những anh em trong thời đại này phải cảm ơn đĩa Trung Quốc mới tìm được nhiều band nhạc mới. Cái gì cũng có thời điểm và vai trò lịch sử của riêng nó.
     
    PhanTran likes this.
  4. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    482
    Likes Received:
    398
    Vâng, lần đầu tiên háo hức đi Tây ra hàng choáng váng vì nó những 12$/CD, đành rút về tay ko. May sau phát hiện bọn phát triển nó có chính sách đổi trả nên mình mua về burn ra CD của mình rồi đổi trả thoải mái :)
     
  5. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    482
    Likes Received:
    398
    Manu Chao.jpg

    3. Manu Chao – Clandestino


    CD Clandestino của Manu Chao do ông bán đĩa giới thiệu chứ em khi đó cũng chả biết tay này: “mua đi, nghe nhạc lung tung như cậu chắc thích, chú thấy tây ba lô nó mua nhiều lắm”. Đúng là thích thật. Nhạc pha tạp hỗn độn giữa các thể loại và ngôn ngữ nhưng đơn giản, dễ nghe và trên hết là 1 thái độ tưng tửng bất cần đời, nói chung là nghe vui.

    Cùng là dân lang thang nhưng Manu Chao lại đối lập hẳn với Ry Cooder. Ry Cooder có 1 ý tưởng lãng mạn là thông qua âm nhạc để xóa nhòa ranh giới và tạo nên 1 thế giới phẳng. Nhạc album Buena Vista Social Club là một điển hình dạng này: nó hơi … sến nhưng là thứ ngôn ngữ toàn cầu hòa nhã vượt qua các giới hạn về giầu nghèo, khác biệt về văn hóa – ngôn ngữ cũng như thể chế chính trị. Ngược lại, Manu Chao thoạt đầu trông vui vẻ, thậm chí là hời hợt nhưng ẩn đằng sau là những góc khuất của thế giới đa mầu sắc đấy và là 1 thông điệp mong muốn thay đổi thế giới. Ví như bài Clandestino là về đề tài dân nhập cư sống bên lề XH, được Manu Chao sáng tác và thu âm ngẫu hứng trên chiếc máy tính cá nhân của mình (tên chiếc máy tính được đặt là Clandestino và ko hề ngẫu hứng). Có lẽ cũng vì thế nên Manu Chao luôn coi là mình ca sỹ rock với những thông điệp lớn và rất ghét bị gọi nhạc của mình là thứ nhạc World Music lãng đãng (cũng hao hao kiểu như Mike Oldfield ghét bị gọi là nhạc New Age), mặc dù ko ít người cho rằng thành công của Manu Chao phần nào cũng nhờ ăn theo mốt nghe World Music được bắt đầu từ album Buena Vista Social Club?!

     
    Last edited: 2/4/21
    Wildbird likes this.
  6. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    482
    Likes Received:
    398
    .........................................
     
  7. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    482
    Likes Received:
    398
    4. Tom Waits – Rain Dogs

    Những kẻ khốn cùng sống bên lề XH cũng là chủ đề của CD Rain Dogs và 1 lần nữa em mua nhạc nhờ giới thiệu của bác bán đĩa. Cái CD này nghe rất lâu mới bắt đầu ngấm được. Lúc đầu thì em cứ nghĩ rất ngô nghê là tên cái đĩa này là xuất phát từ câu thành ngữ tiếng Anh: it rains dogs & cats J Nhầm to, Tom Waits ko tầm thường như vậy…

    Có lẽ 1 trong những thứ ảnh hưởng mạnh nhất đến nghệ thuật hiện đại của thế kỷ 20 là chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism), trong số đó có nhân vật tiên phong là họa sỹ người Đức Kirchner. Sau khi bị sang chấn tâm lý khi tham gia Thế chiến I thì ông này trở về và có cái thú vui "nho nhã" là lang thang 1 mình tg khu phố đèn đỏ ở Berlin để hòa mình vào cuộc sống của những kẻ dưới đáy xã hội, đặc biệt là các cô gái làng chơi và có được những bức họa kinh điển. Nửa thế kỷ sau đó thì nhiếp ảnh gia Petersen cũng có trải nghiệm tương tự: ông lê la trong 3 năm liền quanh khu phố đèn đỏ Hamburg (khu này thì nổi tiếng cả c Âu rồi!) cùng với đủ hạng người khốn cùng để có được 1 loạt ảnh để đời. Tg số đó có bức “Lily & Rose”, ảnh bìa mang tính chủ đề của album Rain Dogs: 1 thế giới đa mầu sắc nhưng cũng ko kém thú vị của những người ít được XH để mắt tới.

    Thế rồi nhiều năm sau nữa thì em mới dc xem phim Down By Law (cùng thời và có 1 số bài tg Rain Dogs được đưa thành nhạc phim). Trong phim thì Tom (đóng chung với diễn viên Ý Benigni, người sau này nổi tiếng với bộ phim kinh điển Life is beautiful/La vita è bella) vào vai 1 DJ có tài nhưng ko dc công nhận nên phải lang bạt từ New York về New Orleans, rồi bị bạn gái đá, tg lúc buồn chán nốc đầy rượu thì bị 1 thằng lừa trả cho 1000$ để lái cái xe có xác chết bên tg cốp xe và bị đẩy vào tù. Tg tù Tom gặp 2 tay có hoàn cảnh giống mình: 1 tay ma cô dắt gái bị đám cạnh tranh lừa cho vào tù vì tội ấu dâm và 1 khách du lịch Ý bị khép vào tội ngộ sát. Thế rồi họ vượt ngục và lang thang cùng nhau, ướt lép nhép trong đầm lầy xứ New Orleans, giống với hình ảnh những con chó sau cơn mưa (rain dogs). Cơn mưa nó xoá hết dấu tích (mùi) nên những con chó ko thể tìm được đường để về nhà của mình mà chỉ biết cứ thế lang thang… Nhưng mà cơn mưa cũng có cái hay là nó như phủ 1 lớp sơn mài lên quang cảnh: khi người ta nhìn kỹ sẽ phát hiện một vài thứ nhơ bẩn bỗng được nước làm cho lóng lánh. Phim về New Orleans còn đĩa nhạc Rain Dogs là về những ngày Tom mới lên New York và lăn lộn trong khu của dân cặn bã cũng như Kirchner hay Petersen trước đó.

    Từ tranh (Kirchner), ảnh (Petersen) và phim/nhạc (Tom) với em là cả 1 hành trình rất dài để khám phá. Rain Dogs cũng giống chai whiskey ám khói, càng để lâu càng ngon và mỗi lần nhâm nhi lại ra 1 hương vị mới thú vị!


    16178091367224465818553897889775.jpg
     
    Last edited: 7/4/21
    Wildbird likes this.

Share This Page

Loading...