Đôi khi sai chính tả mà đỡ shock, công nhận cụ sưu tầm nhiều ảnh khiếp vía thật, nhất là bảng hiệu: hội những người cao niên "đập đa'"
Theo mình thấy để đọc,viết đúng chính tả thì cả nước phải chung tay làm cuộc cách mạng lâu dài. Vì điều này nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa vùng miền, ngôn ngữ địa phương. Mình để ý thấy kể cả những BTV của đài truyền hình Quốc Gia hay dùng câu " Cách đây...thập kỷ, hoặc cách đây...thập niên ", bản thân mình nhiều lúc còn không biết thế nào là đúng,sai ?
Người vạch ra nhưng không bao giờ làm gì cả... Còn người làm tất cả mọi việc thì lại không là người vạch ra... Không làm bao giờ làm gì cả thì có bao giờ sai? :lol:N
Chào các ban, Sáng sớm có ban jbl4428 pm cho BV bài này: jbl4428 To: bv Dạo này nhiều chuyện buồn lo dồn dập, làm nản lòng chiến sỹ. Bên tai vài câu an ủi vui đùa, cũng cảm thấy ủi an lắm lắm. Ở trong chăn ấm nệm êm, nằm xem phim, nghe nhạc đã quá lâu. Hôm nay vừa mở cửa vươn vai đã bị nắng mưa tơi tả. Nhiều khi muốn vô chùa, vô thất ba lần bảy, tịnh tâm tìm cái la bàn chỉ hướng. Sóng đời dồn dập, một mình thân cô lý, chống chọi cũng chỉ để tìm chỗ đặt trái tim. Tim ơi tim hỡi, nhịp em sao lúc nhanh lúc chậm. Phải chi lặng thầm, thì thế gới này đã khác đi! Hân hoan hay mệt mỏi, cũng chỉ là cảm xúc trôi theo dòng đời. Cũng vẫn là tìm một chỗ đứng bên ngoài, bình tâm để nhìn ngắm đời là một bức tranh. Ôi thôi, ta đã dấn thân quá sâu, không còn chỗ để quay về chốn cũ. Rồi sẽ được những gì, và đã mất những gì! Nhiều khi ta chỉ muốn say, và say... Aug-2010 BV thấy nó quen quen và nghĩ dường như là BV viết bài này thì phải. Vì vậy lât lại những trang cũ, tình cờ BV được đọc lại mục này thấy nó rất hay, vì đề tài nói về Tiếng Việt. Trong câu trên có nói đến từ "thoang thoảng", và bạn ấy hỏi từ này có vi phạm luật ngữ pháp hay không. Ngôn ngữ Tiếng Việt được cấu thành bằng các từ hay cụm từ nối kết bổ sung để thành một câu văn đủ ý. Trong một câu văn đủ ý, được kết thúc bằng một dấu chấm câu, thì ngoài cấu trúc chính là chủ ngữ - vị ngữ và túc từ là từ bổ nghĩa cho vị ngữ để một câu văn đủ ý thì thì người Việt Nam chúng ta còn dùng đến nghệ thuật sử dụng từ và nghệ thuật trong cú pháp để cho câu văn được hay hơn, ý tứ hơn, nột dung trở nên da diết hơn, man mác hơn hoặc nhấn mạnh hơn qua các nghệ thuât đảo từ, tách từ, láy từ, ẩn dụ, nhân cách hóa, dùng dấu chấm, phẩy, thán... Ngoài nghệ thuật sử dụng câu từ, còn có những nghệ thuật viết văn, viết truyện như nghệ thuật "truyện lồng truyện" để bài văn được hay hơn và cuốn hút hơn, chưa nói đến "nội hàm" tức chiều sâu tâm hồn, trí tuệ và khả năng văn chương của người viết. Trở lại với từ "thoang thoảng" trong câu thơ: "Nghe rất mơ hồ cây lá lặng lờ, có tiếng chim xa mờ ... xa mờ ... Bóng nắng qua thềm, cánh bướm im lìm, nghe tiếng chuông thoang thoảng ... thoang thoảng ... Lời chuông như đưa tôi đến miền rất lạ, miền cổ tích dịu kỳ Lời chuông như đưa tôi đến miền đất thanh bình, miền cổ tích thần tiên ... thần tiên ...." Như đã biết, tai thì không thể thấy, mắt thì không thể nghe, chuông chỉ cho được tiếng, sao nói thành lời? Cánh bướm chỉ được "yên", sao được "im"? Tiếng chuộng lại nghe như "thoang thoảng... thoang thoảng", "có tiếng chim xa mờ... xa mờ". Ở đây, với việc dùng điêp từ, từ láy, và nổi bât nhất là nghệ thuật nhân cách hóa và ẩn dụ; sử dụng những từ diễn tả một sự tĩnh mịch bao trùm của cảnh vật, tác giả đã đưa "gió" vào bức tranh một cách kín đáo qua từ láy và điệp từ "thoang thoảng... thoang thoảng" để giúp ta nghe tiếng chuông, một hình ảnh của cửa Phật, và tiếng chuông đã từ một âm thanh vô thức trong không gian, trong cái tĩnh của không gian, đúng hơn là sự tĩnh tâm của tác giả trước cảnh vật và con người đã là "lời của chuông" đã như dẫn dắt tác giả đi về "miền đất thanh bình, miền cổ tích thần tiên... thần tiên". Thoáng qua, nếu không phân tích sâu, ta có thể cảm nhận được một vẻ đẹp rất sống trong một bức tranh rất tĩnh. Nhưng sâu hơn, bài thơ đã cho BV một cảm giác nghe được tiếng nấc thầm kín của tác giả chan chứa một nỗi buồn chua xót khi thốt lên "ôi miền đất thanh bình, chỉ có trong truyện cổ tích thần tiên... thần tiên". Bạn dohaithanh ơi, Cảm ơn hai câu thơ dẫn của bạn rất hay. "Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng" Không phải là lá xoài, lá mít hay lá ổi, mà là lá đa. Cây đa là một hình ảnh tiêu biểu tượng trưng cho một cuộc sống yên bình của thôn làng, một sự nhẹ nhàng yên ắng, một nơi thanh tịnh, tu dưỡng, nhà chùa. Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã cho ta một cảm nhận tâm tư của tác giả lúc này đang rất bình yên. Một chiếc lá đa rơi, không đủ để tạo ra một âm thanh "rất khẽ" được. Nhưng nới đó đã yên ắng, và tâm của tác giả yên bình đến nỗi đã lắng nghe được "tiếng rơi rất mỏng" của chiếc lá và còn vẽ ra được hình ảnh khi chiếc lá "như là rơi nghiêng". Hai câu thơ này, tác giả đã cho ta thấy được sự hạnh phúc đôi khi rất là rất đơn sơ. Khi tâm thanh tịnh và bình yên, không lo toan gì, thì cho dù chỉ là một chiếc lá đa rơi, nhưng tác giả cũng cảm nhận được nét đẹp của nó khi rơi xuống và còn như thấy được nó rơi nghiêng và đáp nhẹ xuống ra làm sao. Từ đó, ta có thể suy nghĩ: muốn có hạnh phúc, thì tâm phải tịnh, vứt bỏ bớt những bon chen hay lo toan. Muốn được hạnh phúc thì phải tu dưỡng. Hạnh phúc luôn ở chung quanh ta, nhưng ta sẽ không cảm nhận được khi lòng không thanh tịnh. Vì vậy, từ "khẽ" e không thể thay được từ "mỏng". Vì chữ "mỏng" ấy coi vậy mà không mỏng chút nào!
may ông TĐK k chơi audio, k thì chị BV lùa gà béo và rọ :wink: Bộ dàn ra tiếng Contra- -bass rơi rất mỏng như là ... Violin
Chưa chuẩn , xài chữ tây phiên âm ra vẫn phải đúng 6/8 Bộ dàn ra tiếng Contra- -bass rơi rất mỏng như là ... Cello
Sáng chúa nhật được nghe các bác xuất tuyệt chiêu thiệt là hạnh phúc quá. Em xin chân thành ngợi khen: Bà chị Bich-Van làm rất tốt Lá đa ai mỏng, chị rất "dày" Cai-thang, Vờ-quờ-au-đì-ố Chích hai câu, gãy, quá trời hay. [To Chị BV: Em cũng học theo chị để đi tìm hạnh phúc trong ...audio, em cũng vứt bỏ hết bon chen, chỉ ngồi nghe nhạc thôi, rồi dần dần, dần dần thấy...nó không hay! Bộ dàn vẫn thiếu cái tiếng "rơi nghiêng" ấy, em lại chạy đi lo tiêu tán âm, thay dây, pow, cdp, thêm phụ kiện chống nhiễu, khử từ đủ hết, lại còn lo toan kiếm xèng trang trải các khoản ấy...đến giờ này, mỗi lần vào phòng bật nhạc lên thì lại nghe xa xa ngoài cửa phòng cách âm có tiếng bát đĩa "rơi rất khẽ", vợ em dạo này hơi đoảng nhểy... Kính mong chị tư vấn thêm]
:lol: Ai bảo anh bon chen cưới vợ làm gì! Cảm ơn hai câu chích của anh, cũng hết sẩy. Anh Cai thang xuất thơ hay quá nhe! Bộ dàn hay thiệt, bass dày như... vai-o-lin! :lol: Thiệt tình BV cũng không biết hai câu thơ đó của ai, vì không có search gút gô. Nhờ anh mới biết. Ông ấy làm 2 câu thơ đó quá xuất sắc. Vì BV không thích đọc thơ tình mùi mẫn, ướt át, với lại cứ nhớ nhỏm nhau rồi cứ anh anh em em khổ đau, sầu lụy. BV thích thơ giống như vậy đó, nhẹ nhàng, súc tích, lắng đọng.
Theo kiến giải của chị BV thì anh TĐK xuất ra 2 câu đó cũng hợp nhẽ thôi, vì hổi ảnh còn bé, tâm tĩnh lắm Mà bác Cai thang dạo này tu đâu tâm tĩnh thế ???