Hay là trong phim nguyên gốc họ cũng nói sai chính tả nên ta cố gắng "lột tả" lại cho đúng tinh thần của bộ phim bác nhể?
Chúng ta là những người đam mê âm nhạc (và đôi lúc cả những cái dẫn đến niềm đam mê đó: XXX) nên việc nói sai, viết sai... mới chỉ là bình loạn (A hà! Chắc tại mấy ông giáo dục, văn hoá v..v) Em chợt nghĩ nếu nhạc công, ca sĩ và ngay cả thiết bị nữa mà cũng bị "sai chính tả" "ngữ pháp" nữa thì rày rà to. Giống như mấy topic về học thuật và triết lý trong 4R này các bác nhỉ!
Em nhớ bác khánh Du khoảng cuối những năm 90 hát bài Hoa cỏ mùa xuân hay hát câu..."đẹp choai nhất vùng, kết nên cỏ hoa..." Có lẽ uốn lưỡi hơi thái quá sinh ra khó nghe :lol: Các ca sỹ hiện nay vd như Mr Đờm, chẳng hạn. Thỉnh thoảng em nghe 1 đoạn ở quán cfe mà thấy CS khg phát âm được các chử S và Tr. chả hiểu tại răng? :mrgreen:
Đi dâu xa cho mệt, ở ngay trên VNAV: "sao trò chơi chuyền hình ở JAPAN lại thú vị thế nhỉ" http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=25&p=805732#p805732
Theo như thống kê trên này thì mọi sai lầm chúng ta đã chứng kiến chỉ là chuyện nhỏ http://vietnamnet.vn/giaoduc/201007/Web ... 40-925301/
bác "lào" nhờ thầy google tìm hộ từ "bổ sung" và "bổ xung", "băng chuyền" và "băng truyền", "ranh giới" và "gianh giới" hộ e cái............ ối giời ơi, ngất "nuôn"
cái này á, thôi thì là theo em chỉ là lỗi kỹ thuật "thoai", chưa có gì gọi là trầm trọng lắm (em tập nói giọng của người hay quan trọng hóa vấn đề, cũng coi là lỗi thừa chính tả, đủ thì chỉ cần các chữ màu đen được không các bác, văn nói thì lỗi kiểu này đầy như: "phải ông ạ..ạ", "coi a là"....các bác nhờ...ờ..ờ) còn kiểu văn nói bị thừa nữa là có vị quan diễn giải một vấn đề gì gì đó theo trình tự: "thứ nhất chúng ta phải.........", một lúc sau "thứ hai là.........", một lúc sau "thứ ba là....." một lúc sau lại "thứ hai là............".... :mrgreen: :mrgreen:
vâng, nhầm thì đâm em mới phải nhờ thầy coi ơ là search, search xong thì coi ơ là thầy thấy ngay cả .........nhà văn, nhà báo, nhà giáo..... cũng ...sai...đâm coi ơ là em ngất.... :mrgreen:
Bác đã lói thế thì tôi rả nhời thế lày: Bổ xung, băng chuyền, ranh giới. ( truyền thường dùng trong trường hợp phi vật thể như: truyền tin, truyền hình..). Volejbool là bóng chuyền chứ không phải bóng truyền vì quả bóng là vật thể. Khi báo chí sai 30% thì tôi rả nhời xai 31% là gần bằng báo rồi nhé. Chân thành, trân trọng.
Nhà văn, nhà báo, nhà giáo... thì cũng từng là học trò... mà thầy giáo dạy những người ấy cũng lại từng là học trò nốt, thế thì sai là chuyện... tất nhiên. Chỉ trừ trường hợp những người thầy ấy là nhà ngôn ngữ học hoặc là mọt sách, thì... mới ít sai.
Dạ, Xin chào và xin cho BV trộm nghĩ! "Bổ sung", "băng chuyền" và "ranh giới". Còn "bổ xung" là vô nghĩa. Trong từ điển Việt Nam thì không có. Trong tiếng Việt, có từ kép và từ đơn. Và có từ kép gồm 2 từ và 3 từ (từ kép 3 rất hiếm). Ngày xưa, trước 75, từ miền Trung trở vô Nam được giáo dục theo sách ngữ pháp của soạn giả Trần Trọng Kim. Từ kép được định nghĩa là những từ khi tách rời chúng ra thì chúng trở nên vô nghĩa hoặc là sẽ mang một ý nghĩa khác hoàn toàn. Và khi viết hoặc in ra sách thì từ kép được nối với nhau bằng một cái gạch nối. Ví dụ như từ "bổ-sung", "khúc-khuỷu", "ngoằn-ngoèo", "thích-ứng", "cam-go", "gay-cấn" v.v... Và sau này, khoảng năm 1993, ngữ pháp Việt Nam được bộ giáo dục cải cách lại thành như sau: Các từ kép sẽ được viết hoa ở ngay chữ cái của từ đầu. Ví vụ: Trong câu văn nếu là trước 75 được viết là: "Con đường khúc-khuỷu chạy ngoằn-ngoèo trông quá ngoạn-mục và cam-go đến mức gay-cấn". Thì khoảng năm 1993 (BV nhớ không lầm) vì thời gian đó BV đang là thư ký cho Bộ Quốc Phòng, sẽ được viết lại là: "Con đường Khúc khuỷu chạy Ngoằn ngoèo trông quá Ngoạn mục và Cam go đến mức Gay cấn". Viết theo cách này thì ta sẽ phân biệt được những từ kép qua chữ được viết hoa. Nhưng ta sẽ không phân biệt được từ nào sẽ là từ kép 2, hay là từ kép 3. Và cách viết từ kép này rất có khuyết điểm mà BV nghĩ là bộ giáo dục nên chỉnh sửa lại theo sách Trần Trọng Kim đã được soạn theo nguyên tắc ngữ pháp của quốc tế. Bởi nó vi phạm và trùng lặp vô luật viết hoa trong ngữ pháp Việt Nam. Vì những từ được viết hoa là những từ nằm ở đầu câu, sau dấu chấm, hoặc là tên riêng. Và khi đọc các văn bản, ta sẽ bị rối bởi những từ viết hoa ở giữa chừng câu. Ngoài ra có quá nhiều người không biết phân biệt từ nào là từ kép, từ nào là từ đơn. Cứ thấy từ nào hay sánh đôi với nhau là gán cho nó là từ kép và cho nó ngay một cái chữ in hoa. Và có những từ kép nhưng không thấy ai viết hoa cho nó. Tóm lại, ngày nay khi đọc một văn bản, đa số là thư từ, công lệnh, quyết định, hợp đồng, nghị định... BV thấy nó không được mạch lạc bởi có nhiều từ bỗng dưng trồi lên và thụt xuống bởi những chữ in hoa giữa chừng. BV thiển nghĩ, nếu nó rối và trùng luật ngữ pháp trong việc viết hoa như vậy, thì thà ta không cần phải chú trọng đến việc in hoa cho từ kép. Vì bản thân trong ngành giáo dục ngày nay không có chú trọng đến việc giáo dục từ Hán Việt, phân biệt những từ nào là từ kép, từ đơn. Học sinh lớn lên, chỉ theo thói quen xem trong báo chí, văn bản, thấy ai viết hoa chữ gì thì viết hoa chữ đó, chứ nhiều khi không phân biệt nỗi đâu là từ kép, đâu là từ đơn. Dạ, BV chỉ có trộm nghĩ như vậy thôi ạ. Thân.
Nếu học chính tả như chị bv nói chắc khó hoặc rất khó mà đạt được trình độ :mrgreen: Tiếng Việt bao la , chăm đọc sách , tìm hiểu thì ngôn ngữ viết ra như phản xạ , khó mà sai chính tả được.
Quả thật mãi đến hôm nay,đọc bài của chị BV,em mới được biết đến cái luật viết hoa chữ đầu của từ kép!Ông nào nghĩ ra những kiểu cải cách như thế này ăn lương của nhà nước uổng quá! Bên cạnh chuyện chính tả,em thấy đa phần học sinh thời nay cũng lơ mơ về từ Hán Việt lắm nhưng hỏi đến những từ như:đại ca,sư muội,tiểu đệ,tiểu điệt...lại tỏ ra nhanh nhảu vô cùng! :lol:
Chị bv cho hỏi trong 2 câu trên, chỗ tô đỏ của câu nào là đúng và từ kinh - khủng - khiếp có phải là từ ... kép 3 không ah, em sinh sau đẻ muộn, học hành theo chương trình cải cách nên có nhiều lỗ hổng quá.
Theo em hiểu thì chỉ có: "Kinh khủng" hay "khủng khiếp" thôi chứ kô ghép 3 từ này với nhau. Em cũng chẳng biết em có hổng kiến thức giống bác kô nữa. :lol:
Tại em thấy có nhiều từ nếu hiểu theo cách của chị bv thì thấy nó cũng có lý bác ah, vd như thô - bỉ - ổi, kinh - tởm - lợm..... :lol: chắc lỗ hổng của em to hơn bác rồi.
Vâng, trong văn phong cửa miệng hiện đại các bác có thể dùng từ ghép lóng như thế, em ví dụ luôn: Hoành tá tràng = hoành tráng Chuẩn kô cần chỉnh = quá chuẩn Xinh con nhà bà Tươi = Xinh tươi .... Chứ trong từ điển em e là hổng có. :lol:
Các bác cho em bổ sung lỗ hổng chính tả ké với ạ. Em hay nghe 1 số bạn nói là : Tia la ze VD : Hôm qua tớ mới tia la ze được cái áo hơi bị đẹp Vậy xin hỏi : Tia la ze có phải là từ kép 3 không ạ ? vì em thấy nếu tách rời 3 từ này ra nó cũng chắng có nghĩa gì hết