Tôi sai 31% vì viết bổ sung thành bổ xung ( có 3 câu sai gần 1), có anh Yahoo làm chứng: 3 câu sai 1 thì chưa làm được "thầy" mà mới là "thày" thôi. :lol: Vậy, súp Nga pha lẩu Bắc kinh là "thày" hay "thầy" đây? Bắc kinh hay Bắc Kinh? :lol: :?:
Chào bạn, Ngoằn ngoèo là đúng. Chứ không hải là nghèo. BV viết lộn, đã sửa lại. Tks bạn! Trên là những gì mà BV cùng những bậc cha anh chúng ta đã được học theo chương trình giáo dục về ngôn ngữ, ngữ pháp của toàn cõi nước Việt ngày xưa, kể cả miền Bắc, mà không phải là BV "nghĩ" ra đâu, thưa các bạn. BV chỉ có sự trăn trở ở cái thời mới lớn, khi còn đi học. Chứ bây giờ thì đã tập quen dần rồi. Từ ngữ bây giờ thì quá phong... nhưng không có phú. Vì có khi nó làm nghèo cho tiếng Việt của mình. Cái từ "thô bỉ" và "bỉ ổi" mà được viết thành "thô bỉ ổi" hoặc là "kinh khủng khiếp" thì nó không phải là từ kép, mà là từ ghép. Từ mà chúng ta tự ghép lại để làm "giàu" cho tiếng Việt Nam chúng ta!
Nhưng mà em tra từ điển Việt Nam lại chẳng có , tra google lại có nghĩa mới đau đớn chứ Tia la ze = tia laze ( cái tia sáng quái quỷ gì ấy ) theo tiếng Anh Vậy ngôn ngữ Việt đã có từ Hán Việt nên chăng cải cách và bổ sung thêm từ : Âu Việt cho phong phú
Vấn đề em muốn nói ở đây là quy luật phát triển chị ah, em tán thành chuyện cải cách giáo dục (nhưng không ủng hộ cải cách theo kiểu mấy ông Bộ đang làm). Đến một lúc nào đó, khi xã hội phát triển, sẽ nảy sinh ra thêm một số từ ngữ nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng, những từ ấy chưa thể ghi vào trong từ điển ngay thời điểm đó, nhưng không có nghĩa là nó không bao giờ được ghi, được công nhận chính thức.
Thì cứ coi những từ như: sơ-mi, pít-tông, séc- măng, cabôratơ, xà -phòng, pho-mát, kể cả bông-dua, me-xừ hay măng-giê ca-ca là từ Âu -Việt đi. Đọc những từ trên thì cụ Nguyễn Tiên Điền không hiểu mà Tây họ cũng cóc hiểu. :lol: :lol: :lol:
Thấy Bác nhắc tới cách ghép từ này em cũng nhớ lại là nó xuất hiện vào khoảng năm 89-90 thì phải,nghe rất buồn cười. Em nghĩ nó là cách nói cho nhanh gọn thôi nhưng không hay nên bây giờ không thấy dùng nữa.
Em có thắc mắc này lâu này sẵn dịp hỏi mấy Bác luôn. Đây là lời bài hát đình đám:Chuông Gió. Nghe rất mơ hồ cây lá lặng lờ, có tiếng chim xa mờ ... xa mờ ... Bóng nắng qua thềm, cánh bướm im lìm, nghe tiếng chuông thoang thoảng ... thoang thoảng ... Lời chuông như đưa tôi đến miền rất lạ, miền cổ tích dịu kỳ Lời chuông như đưa tôi đến miền đất thanh bình, miền cổ tích thần tiên ... thần tiên .... Các Bác thấy từ "thoang thoảng" dùng trong trường hợp này có đúng ngữ pháp không ạ?
Cứ bảo tiếng Việt phong phú và đa dạng chứ em thấy còn nghèo nàn lắm , toàn phải vay mượn , chắp vá để dùng thôi.Có những cái em thấy hàng ngày , tiếp xúc hàng ngày nhưng biết gọi nó là thế mà chẳng biết nó có nằm trong từ điển của Việt Nam không nữa và nó thuộc từ đơn hay kép , kép ít hay kép nhiều ạ : - Bu lông - Cờ ( cà ) lê - Tô vít ( Tuốc nơ vít ) .......................... Nhiều khi nói mà cứ sợ mọi người bảo không có tinh thần Việt Nam , người Việt mà toàn nói tiếng gì không à
Em chả biết nên không dám trả lời, nhưng theo em thơ và nhạc là 2 lãnh vực....... chả tuân theo luật lệ nào cả :lol:
Hồi nhỏ hình như mình không nghe thấy mấy từ : bức súc, trăn trở... Có một thời nó trở thành mod, mấy ông nhà văn, nhà báo, nhà tuyên giáo hay dùng đã đành mà ngay cả đứa trẻ lên hai bị cai sữa cũng nói:" Mẹ ơi, hôm qua con rất trăn trở vì bức súc bởi mẹ không cho con bú nữa". Tây họ bẩu:" phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Chẳng hiểu họ khen hay xỏ lá? Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng chưa và không bao giờ có thế nói là đã hoàn thiện, tiếng Việt ta không ngoại lệ. Những từ mới mà hay và cần thiết dần dần sẽ được xã hội chấp nhận. Có điều, khi nó thành mod, bị lạm dụng, nhà nhà nói, người người nói thì nghe nó cứ nàm thao í. Tôi từng nghe một ông tuyên huấn nói 5 phút có đến 10 từ " thế-và" mà chả hiểu đã "và" còn thêm "thế" làm gì?
Có những trường hợp bắt buột phải dùng từ nước ngoài chứ không dùng từ tiếng Việt được vì để giải nghĩa bằng tiếng Việt thì rất dài dòng và chỉ làm tối nghĩa thêm mà thôi. Em lấy một số ví dụ: -Giày Sandal(sau này dùng là giày hay dép quai hậu nhưng em thấy không hay) -Pedal,ghi-dong,po-tang. -Nhật báo,nguyệt san,bán nguyệt san...
Theo ngữ pháp thì em thấy là sai nhưng với vấn nạn về chính tả và ngữ pháp bây giờ thì em không dám khẳng định. :lol: Cả âm thanh mà một số Bác nghe nhạc xong còn dám phán:dàn máy này có âm thanh "ĐẸP" thật.
Vâng , có lẽ nên cải cách , nặn chất xám mau mau để nghĩ ra cái từ Việt Nam chính thống dùng thay cho mấy từ trên chứ nếu không gọi là bu lông thì chả biết gọi nó là cái gì , hoặc không gọi là tô vít chẳng lẽ gọi là cái mở vít..mà từ vít cũng chả có luôn :lol: Em trốn đây
Cải cách kiểu gì rồi mấy chục năm vẫn dùng lại những từ ngữ cũ thôi Bác. Lúc trước thì :cấp 1,cấp hai ,cấp 3 giờ dùng lại tiểu học,trung học phổ thông,trung học cơ sở... Cái gì nó hay nó đã thành quy luật rồi thì có cải cách cũng chẳng thay đổi được. Em đố Bác baohun giải thích bằng tiếng Việt ngắn gọn hai chữ :HOÀNG HÔN và BÌNH MINH đó. :lol:
Gọi là: cây dùng để vặn ra hoặc vào một đoạn kim loại mà một đầu được làm tòe ra và có khía, đầu kia thì nhọn còn trên thân có rãnh xoắn dùng trong việc cố định hai hay nhiều thành phần lại với nhau. Gọi tắt là cây nhau :lol:
Đúng ngữ pháp hay không thì không dám lạm bàn. Tôi chỉ cảm thấy thế này: Từ thoang thoảng thường chỉ mùi vị. Chỉ âm thanh hay hình ảnh thường dùng từ thoảng. ví dụ: thoảng nghe, thoảng thấy. Từ "thoảng" cho cảm giác không rõ ràng và qua đi nhanh chóng. Mấy bố nhà thơ, nhà nhạc ( thi sĩ= nhà thơ, nhạc sĩ= nhà nhạc :lol: ) thì không nên soi họ quá kỹ vì lúc bí vần các cụ hay dùng bừa. Hồi còn đi học, cụ Xuân Diệu, một người rất sành ngôn ngữ về trường tôi bình thơ có câu trong bài " khoai Lệ Cần": Cảm ơn vợ chồng anh giáo Huế. Đãi tôi một bữa Lệ Cần khoai." Đói quá, được chén bữa khoai lang làng Lệ Cần cũng thấy ngon nên cụ cũng "cho ra" được thơ, nhưng là thơ khoai lang nên bất chấp ngữ pháp Việt, cụ đặt tính từ trước danh từ.
Các dân tộc văn minh và có ngôn ngữ phát triển sớm vẫn phải mượn tiếng La-tinh, nhất là các lĩnh vực: khoa học như: matematic, chemic, fyzic, technic. Những từ như văn hóa ( cultura), triết ( fylozofia) chính trị( politic), kinh tế ( economic)...kể cả anh Nga ngố và anh Bun dùng chữ cái hệ a-zơ-búc-ca thì khi viết có khác nhưng đọc lên vẫn na ná như nhau. Họ không lấy điều đó làm xấu hổ mà chỉ có chúng ta, một thời tự trọng quá cao nên có phong trào không dùng từ lai căng. Vậy nên violin (violon) nguyên lý giống nhị ( đàn cò) thì gọi là "cò Tây" :lol: , ắc-cóc-đê-ông thì bỏ từ "phong cầm" mà gọi là "đàn gió" nhưng đến cái bi-a-lô bỏ từ "dương cầm" thì không biết gọi là đàn gì. Nữ dân quân thì gọi là dân quân gái, ( báo chí thời đó có dùng) nam dân quân lại không gọi là dân quân trai, mà từ: "nam, nữ" vẫn là gốc Hán Việt nên muốn Việt hóa 100% chỉ còn cách gọi là: lính cái nghiệp dư, nhưng khốn nỗi: nghiệp dư cũng là từ Hán Việt nên các cụ bí. Mấy tiếng Tây giả cầy tôi có thể viết sai nguyên bản, bác nào biết, sửa giúp xin cảm ơn.
Theo Em, lời bài hát chỉ là tiếng đưa đẩy của bài hát.Bác xem nhiều lời bài hát của Trịnh Công sơn chẳng có nghĩa gì mà vẫn thấy hay.Vì thế ta ko bắt bẻ ngữ pháp chuẩn.
baohun00 quoted: Vâng , có lẽ nên cải cách , nặn chất xám mau mau để nghĩ ra cái từ Việt Nam chính thống dùng thay cho mấy từ trên chứ nếu không gọi là bu lông thì chả biết gọi nó là cái gì , hoặc không gọi là tô vít chẳng lẽ gọi là cái mở vít..mà từ vít cũng chả có luôn :lol: Em trốn đây [/quote] Gọi nhanh là "đồ dzặn (vặn)". :lol:
Không có ý nghĩ gì mà vẫn thấy hay,thật vậy không Bác?Em thì nghĩ ý nghĩ nó sâu sắc nên hơi khó hiểu và hiểu rồi mới thấy hay chứ Bác? Bác cho em vài bài hát nào của TCS để em học hỏi được không ạ. Em thì đọc câu trên vẫn thấy sao sao đó,chắc có lẽ em không là nhạc sĩ. :lol:
Chắc là bác ý muốn đề cập đến những đoạn kiểu như thế này: "Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ. Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du. Em đi qua chuyến đò ối a con trăng còn trẻ. Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già" :mrgreen:
Các bác bình cho em cụm từ đo đỏ với :roll: Em định kiến nghị thay bằng rất khẽ, có được không nhể ??? "Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"