Gọi nhanh là "đồ dzặn (vặn)". :lol:[/quote] Có 1 số bác việt hóa là cái chìa vặn 4 cạnh (cái tolovit), chìa vặn 6 cạnh ( cái đầu 6 lục giác chìm). Còn cái bulong thì em cũng chưa thấy ai gọi khác bulong
Theo em thì tác giả đã thay từ "nhẹ" thành từ "mỏng" và có thể đây là tiền lệ cho các kiểu nói dùng từ tượng thanh,từ tượng hình không đúng chổ? :lol:
bác hỏi em hay hỏi bác quần hoa??? Nếu là bác hỏi em thì em có nói là đoạn trên k0 có ý nghĩa đâu? :mrgreen:
Bắc bắt giò em chặt quá :mrgreen: Em đang nằm type bằng tay trái nên gõ lộn chứ có sai chính tả đâu , theo bác từ đó mà đúng chính tả thì thế nào
Hôm qua tớ vừa đem cái xe đi sửa chữa , nó bị lỏng mấy cái bằng sắt có lỗ cắm 4 cạnh ( ốc vít ) vào cái bàn đạp ( pê đan ) mà tớ không biết . Tớ phải lấy cái thanh sắt có đầu nhọn 4 cạnh ( tuốc nơ vít ) vặn chặt nó lại thế là ngon lành. Em kiến nghị chỉnh sửa và phổ cập cách viết cũng như cách nói như trên để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ạ Còn từ : bu lông ( bù long ) thì các bác giúp em có từ nào tiếng Việt có thể thay thế cho nó không ạ ? Chả biết Mếu hay Cười nữa...
Nhiều từ chúng ta phải mượn và đã dùng từ lâu em nghĩ nên để nguyên thôi. Ví như ông David ngài lại gọi là ông Đại Vệ thì có phải là khó hiểu không ah :lol:
Cái đai ốc khác với bu lông bác ạ nó chỉ là 1 phần của bu lông thôi vì bu lông gồm 2 phần : Đai ốc + ốc ( vít có ren ) Em thấy hình như cái quả bù lông bù lu bù loa này là bất khả xâm phạm rồi
Ngài lại nhầm , một bộ nó gồm có bu lông , đai ốc và long đen :mrgreen: Bu lông là cái dài dài , đai ốc là cái tròn tròn có lỗ , khi nào bu lông muốn đút vô đai ốc thì phải "đeo" cái long đen cho 'an toàn"
Nhà cháu thấy Wikipedia nó dịch thế này bác ạ : Bu lông hay bù loong (tiếng Pháp: boulon), là một sản phẩm cơ khí được sử dụng để lắp ráp, ghép nối các chi tiết lại thành một khối, là chi tiết kẹp chặt, thường có dạng thanh trụ, một đầu có mũ 6 cạnh ngoài hoặc trong (chìm), một đầu có ren (gọi là vít (tiếng Pháp:vis)) để vặn với đai ốc http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%90c_v%C3%ADt Chả hiểu mô tê ra răng chứ tiếng Việt mỗi ngày 1 đa dạng , lỗ hổng to hơn vũ trụ :lol:
Liên quan đến hai câu thơ trên, em hóng hớt thấy có "giai thoại" sau: Đầu tiên, Trần Đăng Khoa dùng từ "nhẹ", chính tay Xuân Diệu sửa thành "mỏng". Khi in thơ, ông biên tập lại thay thành "nhẹ", vì cho rằng "mỏng" là sai . :mrgreen: Chả biết có đúng không.
Mấy cái ông thơ văn này thì chả biết đâu mà lần. Nào là cao thăm thẳm , nào là sâu chót vót :mrgreen: Chưa hết , từ ngữ của mấy anh Au đi ô phi lê còn khiếp hơn , phải dành cả một 2pic riêng cơ mà :lol:
Chính xác thì TDK viết là"mỏng" chứ không phải là "nhẹ" vì "nhẹ" thì thành văn xuôi, "mỏng" mới có chất lãng mạn của thơ. Hơn nữa, cậu này là ô-đi-ô-phi-lê gạo cội, sớm nhất của Việt nam nên đã biết phân biệt âm thanh dày mỏng từ lâu lắm rồi. :lol: Người hay sửa thơ cho TDK là ông anh ruột, một giáo viên dạy văn cấp 3 rất giỏi ở Nam sách chứ không phải cụ XD. Tương truyền rằng: Trong bài "Ta đi tới" cụ Tư Lành có câu: -Đường ta rộng thênh thang tám thước. Đường Bắc sơn, Đình cả, Thái nguyên. TDK có đề nghị cụ Tư sửa thành: -Đường ta rộng thênh thanh ta bước. Nay, đường Láng Hòa Lạc dẫn lên biệt thự của các đại gia rộng có đến 80 thước gồi. Nếu câu chuyện này là có thật thì cũng do ông anh giáo viên văn gà cho chứ cậu bé 8 tuổi chưa thể tư duy sâu thế được. Thuở ấy, mọi người còn trong sáng lắm, chỉ hay thần thánh hóa ai đó thôi chứ sự giả dối chưa được xã hội hóa lên tầm cao mới như bi dừ. Tôi được nghe trưc tiếp cụ XD bình thơ TDK nhưng không thấy cụ nói đến chuyện sửa thơ cho Khoa.
Anh Khoa là lớp hậu sinh mà tính hay thích bắt bẻ các tiền bối - đường 8 mét thời KCCP là cả một kỳ công đóa :mrgreen:
Em ngày nào cũng vô, nhìn thấy mấy cái tô bích nhức mắt quá: Cần tư vấn Amply để "trần" USHER Be-718 Speaker em ghét sài đồ hiệu Tư Vấn Sữa Chữa Pioneer Giùm E Góc thư giản nho nhỏ của em! Cần thông tin về loa "toàn dãy" isophone. Không bác MOD nào sửa sao ạ?