Các bác cho em hỏi chút: - Đối với các âm li Marantz có hai chế độ A,AB thì chạy class A tỏa ra nhiều nhiệt rất nóng có làm giảm tuổi thọ của sò so với khi chạy class AB không? (em không rõ cái nóng này có giống cái nóng khi ampli bị kéo loa quá sức của nó hay không?) - Có nên dùng quạt làm mát hay không? (em thấy một số bác nói khi dùng quạt âm thanh không còn ngọt ngào ,một số bác lại nói không cần vì hãng đã thiết kế tản nhiệt, khe hở thông hơi nhưng em sọ rằng họ căn cứ theo điều kiện nhiệt độ mùa hè ở Nhật hoặc ở Mỹ ngày xưa (đối với dòng ampli xuất sứ Mỹ ) mà nhiệt độ đó thường thấp hơn nhiệt độ mùa hè ở Nhật, Mỹ ngày nay và tất nhiên là cao hơn nhiệt độ mùa hè ở Việt Nam ) Cảm ơn các bác đã đọc thư
chào bác, linh kiện bán dẫn rất kị nhiệt, do đó để nóng quá hiển nhiên là ảnh hưởng đến tuổi thọ, chưa nói đến lúc đang nghe thì sò bị "trôi" ra khỏi điểm thiết kế, cho dù máy nào cũng có mạch bù nhiệt. Mấy bác nói dùng quạt thì âm thanh không ngọt ngào là đúng bởi cái tiếng quạt giải nhiệt vo vo nghe rất phản cảm, còn dùng quạt to đôi khi nghe hỏng cả âm hình nếu đường gió thổi có đi cắt qua đường âm thanh phát từ loa đến tai. Theo em trong phòng bố trí máy lạnh là vừa đủ.
Bác ơi: " một đời ta muôn vàn đời nó " mà , Cứ chơi đi ,sò chưa kịp lên đường thì bác đã có nhu cầu đổi chác các bù cái khác rồi, lo làm gì cho nó già người đi. :lol:
Em lại tính kiểu khác. Miền Bắc khí hậu khắc nghiệt, mùa hè nóng thì chơi amp. class D không tỏa nhiệt, mùa đông chơi pure class A, khỏi cần lò sưởi luôn - Tuyệt trần.
Re: Chạy class A có làm giảm tuổi thọ của sò c Em cũng từng có thắc mắc như bác, và cũng được các chuyên gia về điện tử cho biết ở nhiệt độ cao của chế độ class A, cả sò lẫn tụ, trở, dây dẫn... phải làm việc vất hơn, trong môi trường độc hại ;- ) nên không thọ bằng nhiệt độ thường. Nhưng cũng chưa biết được tuổi thọ trung bình của các linh kiện chạy trong chế độ này khoảng bao nhiêu. Với các âmly bóng đèn, thông thường có khuyến cáo thời gian sử dụng. Còn với âmly chạy sò thì em chưa được thấy. Giả sử tuổi thọ của 1 hệ thống chạy chế độ class A chừng 10.000h, trung bình mỗi ngày nghe 3h, nếu nghe liên tục trong 10 năm thì... đứt (có thể là chết, cũng có thể trong tình trạng ngắc ngoải). Thế nhưng các âmly đời cũ chạy chế độ class A của Marantz, Luxman, Musical Fidelity, Hafler... em vẫn thấy phe phé. Nhưng không ai dám chắc, chất lượng âm thanh nó còn đạt khoảng bao nhiêu % so với lúc mới, so với thời kỳ đầu. Như thế không biết các âmly second hand anh em vẫn đang chơi chạy classs A có còn class A tí nào? Hay chỉ được cái... nóng là nguyên bản ;- ) PS: Em vẫn xài tản nhiệt bằng... điều hòa, mát cả ta cả "nó" ;- )
Re: Chạy class A có làm giảm tuổi thọ của sò c Sò nếu dùng đúng chế độ thì dùng hoài không hư. Hư là do những tác nhân khác như nhiệt độ, sốc điện, các linh kiện khác bị hỏng... khiến quá sức chịu đựng của transitor.
He he... bác khỉ vàng nghịch thật. Mosfet để lâu không dùng thì chẳng sao đâu, còn sò hả... còn tùy :lol:
Mạch thiết kế đúng chế độ có chống trôi điểm làm việc , chống gia nhiệt.. thì nói chung sò và mofet ít bị ảnh hưởng bởi chế độ a, A/B, B. Tuy nhiên khi nhiệt độ lên cao trong thời gian dài sử dụng chế độ ClassA (đặc biệt là các Amp đặt ở chỗ bí khí thoát nhiệt kém) thì có hiện tượng như sau: - Thứ nhất : Chân thiếc hàn bị rạn, vết rạn thường thành hình vòng tròn nơi chân linh kiện cắm mạch in, lâu ngày chúng tiếp xúc chập chờn ở đây. Giới thợ gọi loại bệnh này là " mạch đeo khuyên" không hiểu bệnh này có trùng tên trong y học không :lol: Bệnh này gây các hiệu ứng chập chờn rất khó chịu, nhiều khi thợ không tìm được điểm hỏng do " mất hiện tượng" mà phải hàn rải thảm cả khu vực mạch rạn. Triệu chứng này đặc biệt hay gặp ở Tivi là thiết bị có thời gian sử dụng lâu nhất trong các thiết bị điện tử gia dụng . - Thứ nhì các vật liệu nhựa lót, cách, dây dẫn nhanh bị lão hóa, cứng, ròn, nứt do gia nhiệt lâu ngaỳ tạo sự cố thứ cấp chập chạm... * Thiết bị amp dùng bóng đèn classA gải quyết vấn đề tỏa nhiệt bằng bức xạ qua không khí với mối hàn lớn được kết nối chắc chắn theo kiểu P2P nên tránh được khá nhiều phiền phức, điều này cho chúng ta thấy dễ hiểu âmply đèn hay được thiết kế "phơi" đèn và một số đồ " nội y' lên trên chassic đây là một liệu pháp tốt được sử dụng từ thời tiền sử để tăng độ bền máy khuếch đại. * Nếu thiết bị khuếch đại bán dẫn cũng được thiết kế ở trần theo kiểu này thì vấn đề giải nhiệt sẽ đựơc cải thiện rất nhiều, đồng thời với nó là thiết bị sẽ hoạt động ổn định hơn. Kính báo
biện pháp xài quạt chống ồn cho các bác, các bác chịu khó ra nhật tảo lùng loại quạt 120x120 hay dùng cho máy tính của sanyo, nec... xài điện 12V, ampe tầm 0.5-0.1 là vừa giá tầm 15k đổ lại, mua thêm 1 cục adapter tầm 30-50k.Các bác về cắt dây điện adapter nối vào quạt,rồi chỉnh vol trên adapter để chọn tốc độ quạt mình muốn, các bác cứ thế cắm luôn vào nguồn điện sau lưng amply bó gọn vào là ok, ở nhà em tòan xài điện tầm 4.5V quạt quay rất êm, lại ko bị nhiễu âm do dòng 1 chiều, lại vừa đủ nóng cho âm thanh nghe ấm áp. em đang xài luxman 530 ạ