Mình cũng biết là bác mới setup nên có thể nhiều cái chưa chỉnh xong và chưa chạy rà xong. Hơn nữa, với tầm giá Ares II hiện tại thì đó cũng là chuyện bình thường. Câu chuyện "hay / ko hay" là câu chuyện của những bài test sau này bác ạ. Dĩ nhiên, trích lại lời bác PDAlove "phải méo (tiếng) mới hay thì ko bàn". Với mình, chỉ có một trường hợp ngoại lệ cho "méo mới hay" là bản ghi/ ca sỹ/ nhạc công/ nhạc trưởng... chơi quá tệ nhưng ko còn bản ghi nào khác thì phải dùng bản "méo" cho bớt khó chịu, giống như xem hình gái xấu qua photoshop vậy. Bởi vậy mình mới mong chờ các bác còn lại.. nhưng xem ra có vẻ khó.
Đúng là khó thật đó bác, do cái sự chơi và cái sự nghe nó tùy thuộc vào khả năng nghe và cảm nhận riêng của từng người nên việc test hộ theo chủ quan của bác sẽ rất khó cho người test vì thế bác nên chủ động liên hệ người có DAC bác cần test để cùng nhau test và cùng đưa ra nhận xét thì sẽ có thể có kết quả khách quan hơn
Vâng bác, nhưng khoảng cách đia lý và tình hình dịch bệnh cản trở trong khi nhiều bác ca ngợi Ares II trong hệ thống của các bác ấy so sánh được với hệ thống hi-end vài tỷ VND nên mình mới tò mò dữ vậy. Các bài test mình nhờ cũng không có yêu cầu gì cao, chưa cần đánh giá chuyên sâu... mình chỉ cần chỉ ra điểm nghe được tiếng piano và ghi lại 6 câu thơ lục bát mà thôi. Cái bài test cơ bản kiểu này mình đã nghe thử ở một số hệ thống khác nhau, cả đồ hãng lẫn DIY hoặc kết hợp giá sách 1-2 tỷ VND và tỷ lệ thất bại cũng nhiều mà.
Mình đã chơi qua nhiều DAC và 2 con sau cùng là Audiobyte Black Dragon và Teminator đều cùng thiết kế FPGA nhưng một cái giải mã bằng Chip và một cái giải mã điện trở (R2R) kết quả theo ý kiến cá nhân mình thì R2R là tuyệt với với sự truyền cảm và tinh tế nhưng vẫn có điểm yếu về 3D (âm hình kg chuẩn xác), theo như các bài bác đề nghị test trên thì tiếng Piano sẽ nghe ra nhưng có thể sẽ mờ hơn so với các DAC delta sigma... Ý kiến cá nhân của mình là như này nhé
mình dùng và nghe khá nhiều đồ AMR và Ifi. Cái Ifi zen dac mình từng vài người so sánh với cái topping d10 chạy 9018 đời đầu cùng burson và minimax trong kho bên mình. AMR có thời rất nổi với cd777, gần đây dac cũng là 777 chạy đèn khá hay. Nhưng cách thiết kế hai kênh song song kể cả rockna của audiobyte và một số hãng vẫn khiến có sự va chạm hai bên khiến nghe kĩ đôi lúc có vde. Ifi tuy là hãng con của AMR nhưng khoảng cách khá là xa. Dac cũng có “thời” rồi sau dễ bị lãng quên dù vẫn hay, như cách đây hơn 10 năm minimax rất nổi thì chìm giờ gần như chẳng mấy ai biết chơi. Hay như AMR dp777 hay thế mà mọi người vẫn thích schiit ygg hơn, xu thế hiện nay vậy mà! Trong tầm tiền 20tr mua cũ có thể rình cái frontier sfd2 trên vnav này, nghe khá được.
Bản giao hưởng số 9, opus 125, là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do Ludwig van Beethoven biên soạn. Hoàn thành vào năm 1824, nó sử dụng một phần nội dung của bài ode An die Freude của Friedrich Schiller làm lời ca cho những người đơn ca và đồng ca thể hiện trong chương cuối. Đây là thử nghiệm đầu tiên mà nhà soạn nhạc vĩ đại sử dụng giọng hát con người ở cùng cấp độ với các nhạc cụ trong một bản giao hưởng. Bản giao hưởng này có lẽ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc cổ điển châu Âu, và được xem là một trong những kiệt tác của Beethoven, được soạn khi ông điếc hoàn toàn. Có thể nói nó đóng một vai trò văn hóa nổi bật trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, âm nhạc trong chương thứ tư (bỏ phần lời) được dùng làm bài ca chính thức của Liên Minh châu Âu. Tuy nhiên đối với nhà soạn nhạc người Ý Giuseppe Verdi thì chương thứ tư của tuyệt tác này thật đáng thất vọng. Verdi là nhà soạn nhạc sáng tác Opera vĩ đại nên nếu ông ấy đánh giá 3 chương đầu thì có vấn đề chứ ít ai thắc mắc về đánh giá của ông ấy với chương cuối này. Câu chuyện lịch sử là vậy nên mình tránh tối đa dùng từ "hay/ko hay" khi đánh giá những gì liên quan đến âm nhạc - nhất là thiết bị. Cá nhân mình không quan trọng thiết bị gì, hãng nào, công nghệ ra sao, phần mềm hay phần cứng... miễn sao thể hiện tốt âm nhạc theo quan điểm hiện tại của mình, tương tự như quan điểm của bác PDAlove bên trên. Sự trung thực (có thể đến mức trần trụi) đã khiến kho nhạc của mình mất mát lớn vì những bản nhạc trước đây của mình bỗng dưng nghe tệ hơn hẳn. Nhưng mình không muốn bị sự cưng chiều giả dối của các thiết bị âm thanh khi che dấu những khiếm khuyết của các bản nhạc làm mất đi khả năng cảm nhận và nhận xét. Vì vậy, mình thích đi tìm những bản nhạc đích thực và thưởng thức nó theo cách mà nó đáng được thưởng thức. Dĩ nhiên, để thưởng thức đúng phải có sự hỗ trợ của những thiết bị phần cứng, phần mềm mà có lẽ chỉ trên VNAV mới có đủ cao thủ và những người trải nghiệm nhiều kinh nghiệm chỉ cho những con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất. Mình thích các nhận xét cụ thể, rõ ràng là vì vậy. Thanks các bác P/S: Mình chú ý đến iFi vì nó rất rẻ, flagship cũng chỉ quanh 70 triệu. Mình giữ lại Zen DAC để chống nghiện vì với mức giá 3-3.5 triệu mua mới hiện tại thì nó thể hiện tốt nhất những gì mình kỳ vọng.
Bác hỏi sai người rồi !!! Trải nghiệm thiết bị của mình rất ít và mình có cái tật là rất ít khi nhớ tên tuổi thiết bị nếu nó ko để lại ấn tượng đặc biệt. Nếu phải trả lời câu hỏi của bác thì mình chỉ nói được chung chung ấn tượng của mình về "văn hóa - triết lý" chế tạo thiết bị âm thanh để từ đó suy ra thôi. Người Đức thống nhất và ngoan cố nhất, bất kể thiết bị ở mức giá nào đều có chung triết lý "trung thực". Nếu được lựa chọn thoải mái thì mình sẽ chọn đồ Đức. Phần còn lại của Châu Âu đa phần nằm giữa "trung thực" và "mềm mại". Người Anh đa dạng nhất, từ "mềm mại", "nịnh tai" đến "trung thực". Một số hãng của Anh như Chord, Linn, Naim, Meridian, ARM nhuốm màu "trung thực" nhiều nhất, các sản phẩm càng gần đây càng bị ảnh hưởng nặng bởi triết lý này. Người Mỹ giống người Anh nhưng màu "trung thực" ko nặng bằng và cũng ít sản phẩm theo triết lý này hơn. Trong tầm giá dưới 10 triệu sẽ ko có nhiều sự lựa chọn cho sản phẩm các hãng này. Do đó, nếu lựa chọn thì mình sẽ chọn iFi , Zen DAC Signature V1 (7.5 triệu) V2 (8.5) triệu.
Trung thực thì cũng tuỳ vì các hãng loa đức cũ cũng có hãng tiếng trung nịnh tai như isophon vv. Nhưng người đức sẽ có đánh giá trung thực trong nhiều vấn đề. Trong lịch sử qua con đường tơ lụa các công thức toán chạy từ trung quốc sang đức và nhiều thứ khác. Đến giờ giới trí thức đức họ lại đánh giá cao verocell của tquoc. nói thế thì để kể một vấn đề là đồ âm thanh của trung quốc ảnh hưởng người đức khá nhiều. Tuy nhiên cái mác china vẫn làm nhiều người lo ngại. Nhưng nhìn đất nước họ công nghệ giờ đã tiến quá rồi. chiều nay mới có dac này của china về, giá khoảng 2k$. Ông anh mua từng học ở đức, nhà một đống loa đức amp đức đèn đức dây đức với con dac burmester giá xách trước 19k$. Nhưng ông tin rằng cái dac này rất hay và mua nó.
Chuyện lịch sử nhiều người biết, khi Trung Quốc phát triển rực rỡ với nền văn minh Hán - Đường thì Châu Âu vẫn chìm trong đêm trường Trung Cổ và Châu Mỹ còn chưa xuất hiện trên bản đồ. Nước Đức khi đó còn chưa có tên chính thức và vẫn là các thành bang nhỏ dùng chung ngôn ngữ. Và nói Isophon làm mình nhớ một thời được săn đón ở VN. Nhưng sau khi hãng thay đổi, đổi luôn tên thành Gauder Akustik gì đó và cũng đổi luôn đóng thùng loa bằng hợp kim nhôm thì ko thấy ầm ĩ ở VN nữa. Ở Châu Á, đồ Nhật mình ko ưa dù nhiều hãng loa kèn lừng danh của Đức vẫn dùng củ loa của TAD. Đài Loan có Usher xuất hiện ở VN cũng ko hợp. Mấy AV show từ 2018 xuất hiện các hãng Trung Quốc nhưng không mê được. Đó là thành kiến của mình với đồ âm thanh Châu Á. Nay nghe bác nói thì chắc mình phải tham khảo lại đồ Trung Quốc. Bác là người trong ngành, vui lòng giới thiệu cho mình các hãng SX audio của TQ có chất lượng linh kiện và gia công tốt. Thanks P/S con DAC trong ảnh kia chắc là con này. Phần cứng copy chắc ko quá khó nhưng ko biết phần mềm (driver, os, firmware...) ra sao?! https://audiosciencereview.com/foru...-quality-r-m-of-accurate-d1000-r2r-dac.10364/ Giá hơn 1k USD mà VN đã giao 65 triêu. https://taingheviet.com/accurate-audio-dac-d1000-pr9423.html
65tr giá cao thật, biết mua chỉ tầm hơn 40tr chút. Đồ china cd player shanling làm cực tốt luôn. Amp thì rất nhiều đồ tốt không hề rẻ cũng có rồi. Như line magnetic dân âu mỹ xài khá nhiều. Những amp đèn khác ngon như willsenton doge đang nổi, cayin cũng được thích. Dac thì mấy hãng holo denafrips musician đều của trung quốc. Có một cái dac mình đang nghe thì họ không quảng cáo không làm thương mại rất ít người biết. Chụp tạm cái hình bên trong cái dac mình đang dùng ps còn mình không phải người buôn bán, mình dừng lâu rồi. Trong kho giờ vẫn còn nhiều đồ nhưng mình với ông anh lười bán nên cứ kệ đấy
Mình không nói nhạc Vũ Thành An là nhạc sến, bản thân mình cũng là fan của Vũ Thành An. Giai đoạn 1954-1975 ở phía Nam, chỉ có Cung Tiến thực sự thoát ly khỏi dòng nhạc sến và Vũ Thành An là một trong số ít các nhạc sỹ vượt lên được dù vẫn còn chút dính dáng. Do đó, nhạc Vũ Thành An hát thành "sến" hay ko phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật thanh nhạc của ca sỹ, nhạc sỹ phối phí (và chỉ đạo). Trong số những bài không tên được VTA viết cả nhạc và lời thì Bài không tên cuối cùng (dù nó ko phải bài cuối cùng) viết cho mối tình đầu được nhiều người đánh giá cao hơn hẳn những bài không tên khác. Ít nhất, cô Phương Anh gì đó hát BKT số 4 thành "sến" rồi, bác có thể tìm bản ghi của NSND Thanh Hoa để so sánh. Cũng như kiệt tác Đời Đá Vàng, đến giờ mình thấy chỉ có bản ghi của Bằng Kiều - Thiên Tôn - Đình Bảo trong TNCD540 thực sự vượt qua ranh giới "sến", tiến vào Classic crossover. Nhạc VTA chỉ thực sự bứt phá khi kết hợp với phần lời của Nhạc sỹ - nhà thơ Nguyễn Đình Toàn và viết cho mối tình đầu, ví dụ như Em đến thăm anh đêm 30 và đỉnh cao nhất có lẽ là Tình khúc thứ nhất. Với Tình khúc thứ nhất (viết theo yêu cầu của mối tình đầu), bản ghi của Bằng Kiều, Nguyên Khang và có thể tạm tính Quang Dũng được mình xếp vào Classic cross-over nhưng bản ghi của Tuấn Ngọc với phần hòa âm của NS Duy Cường thì mình đưa vào Semi-Classic Carmen Fantasy trong Album Carmen Fantasie ( Wiener Philharmoniker, James Levine - conductor, Recorded in November 1992, Grosser Saal, Musikverein, Vienna) được DG xuất bản năm 1993 (đến giờ mình chưa tìm thấy bản này nên ko rõ chuẩn ghi âm nào). Năm 2005, đỉnh cao của đợt sóng SACD, nó được tái bản với chuẩn cao nhất của SACD (DSD64 họ 48kHz - 3.2xx MHz - 2.0 và 5.1) và năm 2015 tái bản với chuẩn FLAC hi-res [24-44.1]. Đây là album yêu thích của mình và cũng là album test hệ thống âm thanh mình hay dùng nhất. Lý do có 2 phần. Thứ nhất, trong các nhạc cụ acoustic phổ biến, violin để test hi-end tốt hơn piano như thế nào thì trong VNAV có nhiều cao thủ chia sẻ rồi, tiếng đàn của chị Mutter lại có độ ngân rung (trill) khác thường nữa. Thứ 2, đây cũng là Album Classic hiếm hoi sa đà vào cuộc chiến loudnes-war. Bác cứ thử mở cùng mức âm lượng khi so sánh với các album nhạc classic khác thì rõ. Trill khác thường cộng với loudness cực đại đến giới hạn vỡ tiếng khiến âm thanh cực kỳ khó chịu. Tuy nhiên, cũng bởi vậy mà nó trở thành thuốc thử tốt cho các hệ thống âm thanh. Hệ thống "mềm mại" sẽ làm phẳng bớt cũng đoạn vỡ tiếng, âm thanh dịu lại, dễ nghe hơn. Hệ thống "trung thực" sẽ tùy thuộc vào "độ gấu" mà "đảo ngược" quy trình loudness-war này và đó cũng là thang điểm mình dùng để đánh giá.
https://www.jays-audio.com/product-page/cdt2-mk3 Mình đang chơi shanling CD3.2 mà hãng Denafripst gửi mail khuyến nghị nên ghép cơ CDT2-MK3 với Terninator sẽ cho chất âm rất ra gì... Các bác có kinh nghiệm và nhiều trải nghiệm cho mình ít ý kiến về cách dùng cơ CD+DAC nó khác thế nào với CDP mà sao cơ giá nó cao ngất ngưởng
Em thì chả chơi dac tàu nào cả, chỉ vô tình rảo bước vào xem như thế nào, thấy mấy bác bàn luận nên ngứa tay gõ phím thôi mong các bác thông cảm, thú chơi là chơi, tất nhiên cần có phản biện, nhưng nên hòa nhã vì đây là diễn đàn, những người cùng đam mê, trao đổi với nhau trên tinh thần như vậy, thử nghĩ xem, tranh cãi, miệt thị người khác để được phần hơn, hể hả trong phút giây rồi các bác được cái gì, tiền của người khác sao bắt người ta tiêu theo cách của mình được, tai của họ sao lại phải giống mình, đúng là có chuẩn, nhưng bạn không thể bắt người ta theo chuẩn của mình, vì diễn đàn nó cũng như là xã hội thu nhỏ, sự cảm thụ phụ thuộc vào trình độ, văn hóa, môi trường sống...em thấy gần đây trên vnav có một số bác tự nhận mình có trình độ và rất hay đi dạy người khác, nếu không được thì quay sang mỉa mai, thật sự cái này các bác phải xem lại mình, phải chăng các bác quá đã bị sống ảo quá, rời cuộc chơi các bác sẽ thấy mình thật cô đơn. Xin lỗi, em có vài lời rác tai, mong các bác thông cảm.
Báo cáo bác là em đã mua và đấu con buffer Yaoin SD-CD3 vào bộ dàn của em. Kết quả là tai em không phân biệt được sự khác biệt ạ . Em cũng ko tin tưởng vào khả năng nghe và cảm nhận của mình lắm nên em post 2 đoạn ghi âm trong trường hợp có và không có Yaoin CD3 để các bác thẩm ạ: Không có Yaoin SD-CD3: https://drive.google.com/file/d/1p73WY-x7um3gTTsVZ4sCS-VGWvOCcuYH/view?usp=sharing Có Yaoin SD-CD3: https://drive.google.com/file/d/1pOSsHx6Jz3uUpUdJzBrpq0Ex40ifGENs/view?usp=sharing
Nghe qua độ gần phút đầu tiên e thấy nó cải thiện hẳn độ cao không gian nhạc, giống như tiếng hát mình thấy nó lên cao hẳn ấy bác. Mấy cái r2r hay bị hạn chế về vấn đề này.
Mình giải tán hết đồ cho dự án mới nên ở Cty ko có cái Headphone nào ra hồn cả. Tối về còn cái IE800s sẽ trả bài bác. Tuy nhiên, để chính xác hơn thì bác có thể chọn bản nhạc nào phức tạp hơn chút (ít nhất dùng CD Xuân Hảo - Bản tình trầm hôm trước còn hơn cái CD này). Khi ghi âm, bác có thể để dạng hi-res flac hoặc không nén WAV, ALAC sẽ dễ nghe hơn nén m4a. Mà hình như bác thích nghe dòng/loại nhạc này thì phải. Thể loại này bác lấy DAC của tụi Anh (dòng thấp hoặc trước 2015 gì đấy), Nhật, Canada (Moon)... được mà. Thể loại này ít ca sỹ "chính quy" hát lắm, đa số là thầy trò tự dạy nhau và chú trọng đưa cảm xúc vào bài hát hơn là xử lý kỹ thuật. Ví dụ như bài Em đi rồi hình như có mỗi Lưu Hồng hát chuẩn chút (nhưng bản ghi hơi cũ) hoặc Họa Mi (bản ghi khá tệ).
con này là buffer đèn, nếu bật lên ngay nghe sẽ chưa thấy khác gì, bác thử bật để thời gian như bác chauphuong nói hoặc lâu hơn, để đèn có thời gian làm ấm, đạt đến nhiệt độ cân bằng, món này cần chút thời gian để nóng máy bác ạ , em chém chút
Ngày của chị em thành ra chẳng có việc gì làm nữa... Mình lôi thử bài tập của bác ra để xem, Latop Dell dùng cho công việc nhưng đã được tinh chỉnh AO của VNAV, Headphoe ATH Mx50 từng một thời được ca ngợi là flagship, nhập môn hi-end... nhưng thật ra vẫn là phong cách Nhật (màu âm thiên ấm/tối, kích bass nhiều.. nói chung là có xu hướng kích low và mid-low. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 2 đoạn nhạc của bác khá lớn nên nó phát hiện cũng dễ. Mình còn nghi bác đặt tên nhầm vì chất âm 2 đoạn đảo ngược hoàn toàn so với dự kiến ban đầu của mình. Đã 3 năm không quan tâm đến đồ audio China, Đài Loan, giờ so sánh 2 đoạn nhạc này của bác, quá khứ lại ùa về vì "đặc tính" âm thanh China nổi lên rõ quá. Đoạn CÓ so với đoạn KHÔNG là điển hình, tăng cường dải trung cao (high-mid) và cao làm cho âm thanh "có vẻ" trong suốt hơn. Cách làm này giống phong cách Italia hay dùng nhưng đồ Italia có dynamic tốt hơn nhiều nên không bị chói và tiếng violin lẹt xẹt như xé lụa chứ không biến thành trong suốt như tiếng sáo. Bác có thể dùng các bản Sonata cho Violin có nhiều đoạn cao và tốc độ nhanh để thử lại sẽ thấy (ví dụ nhạc Baroque của Bach, Vivaldi...). Chỉ trong 1 phút đầu tiên của 2 đoạn nhạc đã có ít nhất 3 điểm minh họa cho nhận xét này của mình: 1. Tiếng rít. Xem ra hệ thống điện nhà bác có vấn đề, tiếng rít trong bản thu vẫn rõ lắm và càng rõ hơn trong đoạn CÓ. 2. Tiếng miết dây đàn guitar trong đoạn KHÔNG phải chú tâm mới nghe thấy còn trong đoạn CÓ thì nó nhảy ra ngay trước mắt. Nhưng tiếng tay va/đập nhẹ vào thùng đàn thì đoạn KHÔNG lại rõ hơn đoạn CÓ. 3. Tuấn Anh ko phải là giọng hát tốt (đặc biệt còn hát vocal - acoustic như này) nhưng là giọng nam trầm thực thụ. "em đi RỒI, đường xưa còn .... hay đã TÀN theo tháng ngày...". ATH Mx50 của mình kích bass rất nặng mà hầu như ko cảm nhận được chút độ rung nào với bản CÓ trong khi những note trầm này hiện ra khá tròn trong đoạn KHÔNG. Kết luân sơ bộ: Có sự khác biệt khá lớn theo hướng tăng cường dải trung cao và cao, chi tiết các dải này cũng rõ hơn nhưng đánh đổi lại sự suy giảm của dải thấp và trung thấp. Tốt hơn hay tệ hơn thì do goot nhạc của bác quyết định. Nhưng nếu cho con buffer này chơi nhạc Baroque, nhạc minimal (của Glass, Richter..) thì nó vượt xa khi chỉ chơi 1 mình Ares II đấy. Tối về mình check lại lần nữa, nếu có nhận định khác sẽ trả bài tiếp. P/S: Mình chỉ so sánh 2 đoạn nhạc trên thôi nhé, ko phải đánh giá Ares II với CD.3 gì đó. Bác nào đọc thấy ngứa tay thì ném đá bác chủ thớt.