Thưa bà con :mrgreen: Diễn đàn đã bàn khá nhiều chất âm của các linh kiện trong mạch , nhưng chưa thấy có topic nào chính thức nói chuyện nghiêm túc về cái này nên em lại mạo muội xin mở , hy vọng đón nhận được nhiều ý kiến bổ ích từ các cao thủ xa gần Mạch ổn áp là thành phần trong bộ nguồn được dùng phổ biến trong các loại máy , trong các tầng khuếch đại và nó có ảnh hưởng rất lớn đến âm thanh nơi mà nó phụ trách . Rất nhiều anh em khi thực hiện mạch đều lăng tăng :wink: khi quyết định lựa chọn mạch nào phù hợp cho mục tiêu của mình Mạch ổn áp bán dẫn thấy dùng nhiều nhất là họ 78 xx , thấy bẩu ngon ,bổ ,rẻ ...
Thuật ngữ này mới nghe đó, mạch ổn áp mà cũng có chất âm. Có thể là: dùng mạch ổn áp nào thì ảnh hưởng chất âm như thế nào. Nhưng mà có khi có ổn áp lại không có chất âm ưa thích bằng không có ổn áp mới đọa chứ.
Em thì thấy dòng điện cho mạch đều từ nguồn cấp ra, từ tín hiệu bé tí của DAC hay nguồn cao dòng lớn như cấp cho công suất. Vì vậy nguồn là tối quan trọng. Nếu sau ổn áp mà có tụ lọc lớn thì gần như ổn áp chỉ có chức năng ổn định điện áp cho mạch làm cho âm thanh trong trẻo sạch sẽ chứ không có chất âm, vì nguồn sạch nên trên các đoạn mạch đồng (Kiểu gì cũng có điện trở nhất định nó như cái R ký sinh) của bo mạch chỉ có dòng 1 chiều nên ảnh hưởng các tầng ít đi khi layout mà đường mass và cấp nguồn chưa chuẩn hẳn hoặc có lý do mà không thể chuẩn được do chồng chéo. Ổn áp kiểu này nên dùng cho mạch điện thiết kế tốt và có chất âm hay (Âm hài do bản thân cấu trúc mạch tạo ra hợp tai). Cũng có cấu trúc mạch mà bản thân nó tạo ra hài âm nghe hay (Cũng như chưa hay) hoặc nhà sản xuất muốn tăng giảm chỗ nào đó bằng cắch không dùng ổn áp hoặc thiết kế mạch ổn áp có tụ đầu ra bé hoặc nội trở nguồn thấp hoặc có nội trở phù hợp cũng làm tăng độ hay khi nghe bằng tai. Một số ampli cũ dùng dùng cách nắn 1 diot nghe rất nhạc (Nhưng cũng phù hợp ít loại nhạc) vì nó nắn nữa chu kỳ nên nhiễu nguồn là 50Hz. Ampli khuyếch đại kém tần số này hoặc một số loa không ra được 50Hz nên nghe thấy dễ chịu khi công suất nhỏ. Còn bây giờ là phải băng rộng do công nghệ thu âm rất tốt nếu không phát ra hết nhạc trong nguồn âm là hơi phí. Mới lại giờ ô nhiễm tiếng ồn tai kém hết cứ phải to mạnh. Em chỉ biết có vậy.
Ổn áp cũng có chất âm sao ạ? :shock: Em cứ nghĩ nhiệm vụ chính của nó là ổn định điện áp,gợn sóng càng nhỏ càng tốt nhằm cấp cho mạch nguồn nuôi thật sạch và ổn định.Còn chất âm em nghĩ phụ thuộc vào các linh kiện nằm trên đường tín hiệu và chế độ làm việc,sơ đồ mạch chứ các anh nhỉ? @ anh Trinh_anhtu:Em đọc đi đọc lại đoạn anh viết mà thú thật là chả hỉu gì cả ,anh có thể nói ngắn gọn dễ hỉu hơn chút chút được không ạ?
Họ 78xx hay được sử dụng nhiều trong các đời máy ...cỏ hoặc các phần không thiết yếu trong mạch . ưu điểm là rẻ và tiện .em có cảm giác âm thanh của nó khá dày dặn ,nhưng không được sạch sẽ lắm có lẽ vì độ ồn cao . Hiện họ hàng nhà e này có LM2940 là dòng cao cấp hơn là lựa chọn để thay thế khi muốn khai thác thế mạnh của nó
Để em bổ xung thêm giúp cụ nha: Âm nhạc hay nhất là không có âm nhạc Độ dàn hay nhất là không có bộ dàn ... Và cuối cùng, đỉnh cao của thưởng thức là không thưởng thức gì cả . Mà đã vậy thì đỉnh cao của thảo luận là chẳng có thảo luận cái gì hết ! Nói vui vậy thôi các cụ nhỉ. Chúng ta còn lâu mới đi tới cái mốc đỉnh cao, cái mốc cuối cùng. Chính vì vậy vẫn cần phải bàn luận. Và nội dung bàn luận của topic không hề đơn giản chỉ là chúng ta nghĩ nó thế này, nghĩ nó thế kia mà cần có một kiến thức sâu, một kinh nghiệm, trải nghiệm rộng mới có thể đưa ra được các nhận xét, đánh giá. Vì vậy các cụ nào còn chưa hiểu rõ thì xin hãy cứ "dựa cột" cùng em chứ tám, tào lao nhiều sẽ chẳng đi đến đâu cả...
Em nghĩ độ ồn của các IC ổn áp cỡ microvoltage so với mức tín hiệu nhỏ nhất cỡ vài chục milivoltage chỉ bằng 1 phần mấy chục ngàn. Nếu có khuếch đại lên vài trăm lần thì cũng không thể hiện ra loa được, nói gì đến nghe thấy anh ơi :roll:
Sách dạy là cụ nào tai thính lắm thì nghe đc tới tần số 20kHz. Ấy thế mà các cụ vẫn cứ theo đuổi cái cấu hình chơi tốt ở mức tần số cao hơn thế đấy thôi. Và thêm nữa là cũng giới hạn bởi tần số thấp nhất là 16Hz. Nhưng nếu như bộ dàn của bác thể hiện tốt, uy lực tần số 10Hz thì sao ? Lúc đó chắc chắn là bác "nghe thấy" đấy ạ :lol:
Chính vì có sự khác biệt giữa lý thuyết với thực tế nên em mới thắc mắc,mong các bậc đàn anh đi trước chỉ bảo thêm để em mở rộng tầm mắt ạ
trong vnav có bà con làm xài cái nguồn của bác quanghao đó!@ Bà con nên cho hỏi thêm ý kiến. Thậm chí vas của cái amply THQ cũng chơi nguồn ổn áp riêng
Cái 78xx có giới hạn dòng nhỏ, mà cái linh kiện bé như vậy, dòng chỉ cần cao 1 chút là tạp âm tăng cao ngay, lại nóng nữa. Tốt nhất là tự thiết kế ổn áp. Thực ra mình nghĩ ổn áp chỉ có tác dụng tốt đối với việc cố định điểm làm việc của linh kiện, còn nếu xét tới việc hoạt động với dòng khuyếch đại lớn lại thay đổi và tải cũng thay đổi theo tần số thì nên thiết kế mạch thích ứng điện áp có khi lại tốt hơn đối với việc cấp nguồn cho các cực nguồn của linh kiện khuyếch đại. Vì khi dòng thay đổi, nếu có tải, thì điện áp rơi trên phần tử khuyếch đại sẽ thay đổi vì điện áp cung cấp được ổn áp, nếu vậy hệ số khuyếch đại sẽ bị thay đổi và dĩ nhiên làm méo đi phần nào đối với tín hiệu, cũng như sinh ra hài... cho nên cái điện áp rơi trên linh kiện khuyếch đại mới là yếu tố quan trọng, còn cái ổn áp chỉ là để ổn định điểm làm việc cho linh kiện khuyếch đại.
Tiếp theo là họ hàng nhà LM 317 , LM337 và các hậu duệ của nó Bọn này khả năng cấp dòng cao hơn họ 78xx một chút , nhưng quan trọng hơn nó có độ ồn thấp hơn trong khi vẫn có các ưu điểm của họ 78xx . Các máy tầm trung thậm chí khá cao của Châu Âu vẫn ưa xài loại này hơn họ 78xx , ngược lại các máy của Nhật lại rất hiếm dùng . Nếu linh kiện ổn áp không ảnh hưởng tới chất âm thì có lẽ đây là thói quen thiết kế :mrgreen:
Khoai Tây này nghe ra sự khác biệt khi thay đổi mạch ngoại vi của LM317 :shock: Một trang khác còn cung cấp boad mạch thay thế cho 78xx , 79xx http://www.raylectronics.nl/index_en.html
Một thế hệ mới được triển khai LT 3080, LT 1763 và các phiên bản do Linear sản xuất Bọn này vô cùng xuất sắc về độ ồn cực thấp , đáp ứng dải điện áp rộng , công suất khai thác của LT3080 cỡ như LM317 Áp dụng vào các mạch trong audio , âm thanh sạch sẽ , chi tiết nhưng vẫn mượt mà ấm áp, tình củm , vượt xa thế hệ LM317, khác hẳn chất giọng của ổn áp dạng Sun :mrgreen: Bù lại giá cả tụi này cũng rất cao , trước đây có shop đăng bán và em đã tranh thủ hốt gần hết đám lai nia đó gồi :mrgreen:
Mạch này chơi kiểu nguồn em rất thích nè:dùng tụ lọc điện dung thấp và ra cũng rất thấp.Trong hình nó chỉ dùng 3 em tụ hóa Elna Silmìc ii 47 đến100uF+ 1 con MKP 10uF cho đầu vào,đầu ra lọc tụ wima chắc giá trị cũng rất là thấp.Dạng nguồn kiểu này cho âm thanh rất tư nhiên,chi tiết,bass mềm và sâu nhưng có 1 khuyết điễm là hơi ồn (có thể nghe thấy được ) do lọc chưa đủ sạch.Nói chung cái gì muốn đạt được thì cũng hy sinh một chút gì đó .
Hi hi , được vài cái lọ mới phải mất một cái chai cũng vẫn lợi chán Cấu hình này gợi mở thên lựa chọn cấp nguồn cho pre Naim của các bác đó , khi nào có điều kiện bác thử đi xem sao Với mạch ổn áp Teddy thậm chí Supe Teddy cũng không lại được với LT3080 đâu . Cái ổn áp Teddy mang tên tác giả khới xướng ra nó được quảng cáo khá ồn ào đặc trị cho Naim ,nhưng lỗ tai em không thấy hợp chút nào .Tuy vẫn là kiểu ổn áp nối tiếp nhưng nó làm cho Naim vốn hơi sáng tiếng bây giờ trở nên lạnh ngắt :mrgreen: http://www.google.com.vn/imgres?img...&hl=vi&sa=X&gbv=2&tbm=isch&prmd=ivnsfd&itbs=1