Chất lượng đĩa CD chép có làm khác âm thanh không

Discussion in 'Nguồn phát Digital' started by AmThanhTre, 3/12/21.

  1. tocxuden

    tocxuden Advanced Member

    Joined:
    28/9/21
    Messages:
    295
    Likes Received:
    227
    Tôi đã nói nhiều lần rồi mà có lẽ bạn chưa nắm được. Tôi nói trong kỹ thuật số, bản sao chép là 100% của bản gốc nếu như trong quá trình sao chép không có lỗi. Đó là cơ bản của kỹ thuật số và đó là nền tảng của tất cả những gì chúng ta đang xài dưới dạng kỹ thuật số. Nếu điều đó không đúng thì tất cả sẽ không chính xác khi chép lại hoặc đọc lại lần thứ hai. Và chúng ta biết điều đó là đúng vì nó đã được chứng minh rất nhiều lần. Tất nhiên nếu nó không đúng thì làm gì có ngày hôm nay.

    Bạn hỏi tôi:

    Đó là câu trả lời tại sao nó khác nhau. Bạn đang vòng vo vì hình như là bạn không nắm rõ cơ bản của điện tử và cách thông tin đọc từ CD và truyền trong những mạch trước khi đầu ra. Bạn chỉ "biết" là hai mắt khác nhau là cho ra âm thanh khác nhau. Nói về DAC là một lãng vực khác, tạm thời ta không cần nói vì đó là một chủ đề khác.

    Tốc độ ghi không trực tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu được chép. Bạn phải nhớ rằng trong khi dữ liệu là kỹ thuật số, nhưng quá trình ghi đĩa CD là analogue. Nếu bạn rành về cấu trúc của CD nói chung thì bạn sẽ hiểu tốc độ cao sẽ làm cho hai bên khe rãnh không rõ nét và khi thế khi tia laser soi vào thì nó sẽ không ra rõ 1 hay 0. Nói thêm là phần sửa lỗi của CD âm thanh kém hơn của CD dữ liệu. Cho nên các hãng khuyến khích chúng ta nên chép thấp hơn 4x. Chuyện này đã được biết rộng rãi từ thập niên 90.

    Lý thuyết suông là bạn tự nghĩ. Tôi hiểu nhưng ngược lại bạn có hiểu không?
    Và bạn có thể giải thích thêm phần "thay đổi tốc độ ghi đĩa có ý nghĩa gì khi bạn cho rằng các giá trị kỹ thật số là không đổi" không?
     
  2. tocxuden

    tocxuden Advanced Member

    Joined:
    28/9/21
    Messages:
    295
    Likes Received:
    227
    Tín hiệu truyền trong audio khi nghe là khác. Đây là đang nói về sao chép đĩa. Khi sao chép đĩa thì nó không phải là Real time, ₫ĩa có thể đọc và verify cho đến khi không có lỗi và phần chép cũng vậy.

    Data transmission thì tất nhiên là khác, và có rất nhiều cách chuyển để làm sao ít có lỗi nhất. Nhưng đây là hai chuyện khác nhau.
     
    Langtu1983 likes this.
  3. buffalo-ear

    buffalo-ear Advanced Member

    Joined:
    25/3/20
    Messages:
    77
    Likes Received:
    50
    @tocxuden
    Bạn có biết đến sự khác biệt giữa cấu trúc của cd âm thanh và cấu trúc của cd dữ liệu (data) không ???
    Với cd âm thanh sử dụng toàn bộ 2352 bytes cho mỗi khối (block) dữ liệu, trong khi cd dữ liệu (data) chỉ sử dụng 2048 bytes cho mỗi khối (block) dữ liệu.
    Tuy nhiên tôi không muốn nói đến những thông tin “chuyên ngành của bạn” về byte, bit … làm gì.
    Chỉ muốn nói rằng: Quá trình ripping file âm thanh từ một cd để ghi qua một cd khác thì chất lượng âm thanh không còn giữ được như ban đầu (đĩa gốc). Nên phân biệt rõ về CHẤT LƯỢNG ÂM THANH nhé.
    Thân.
     
    hhiepbi likes this.
  4. tocxuden

    tocxuden Advanced Member

    Joined:
    28/9/21
    Messages:
    295
    Likes Received:
    227
    "âm thanh sử dụng toàn bộ 2352 bytes cho mỗi khối (block) dữ liệu, trong khi cd dữ liệu (data) chỉ sử dụng 2048 bytes cho mỗi khối (block) dữ liệu." Đây là các chế độ có thể tồn tại trên CD, không liên quan gì đến chuyện ta đang nói.

    Như bạn nói là các nhà khoa học chuyên về âm thanh, các kỹ sư đều sai hết đúng không? Bạn không sao/chép được 100% thì cái đó là giới hạn của bạn. Nhưng đừng lấy giới hạn đó mà làm thành sự thật rồi nói như đúng rồi. Bạn nên tham khảo sao chép bit-for-bit.

    Chỉ riêng chuyện bạn nói "việc thay đổi tốc độ ghi đĩa có ý nghĩa gì" là tôi thấy bạn không nắm rõ vấn đề rồi. Tốc độ quay của đĩa rất quan trọng trong sự tính toán thời gian của tín hiệu. Nói một cách đơn giản khi đầu laser đọc những bản đầu thì đĩa quay nhanh và chậm lại với những bản cuối là có lý do.

    Nếu ta copy một file truyện trinh thám rồi sao chép qua sao chép lại riết thì file đó nó còn được là trinh thám nữa hay không? Hay là nó biến thành truyện phim Kim Dung? Tôi có thể nói chắc chắn rằng sẽ không sai một chữ trong mấy trăm trang truyện trinh thám đó nếu như trong quá trình sao chép không có lỗi.
     
    Langtu1983 likes this.
  5. buffalo-ear

    buffalo-ear Advanced Member

    Joined:
    25/3/20
    Messages:
    77
    Likes Received:
    50
    @tocxuden
    Đọc thêm comment này của bạn thì thấy rõ rằng: Bạn chỉ nói theo lý thuyết suông chứ không có thực tiễn.
    Ngay cả việc ghi (write) cd nhạc ở tốc độ khác nhau sẽ cho chất lượng âm thanh khác nhau mà bạn ko hiểu tại sao, và cho rằng dù ghi ở tốc độ nào thì chất lượng cũng không đổi thì đủ hiểu rồi…… Không phải ngẫu nhiên tôi đưa ra ví dụ đơn giản về tốc độ ghi cd nhạc có ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh …..
    Bạn chỉ nghiện nói cao siêu để khoe kiến thức …. Và có thể bạn nghĩ rằng, khi nào cd nhạc copy bị mất một số “tiếng nhạc” hay “câu hát” thì mới là khác biệt. Còn bạn không quan tâm đến CHẤT LƯỢNG CỦA ÂM THANH …
     
    Last edited: 30/7/22
    Wilson Fans likes this.
  6. oneclicklogin

    oneclicklogin Advanced Member

    Joined:
    18/12/12
    Messages:
    1.079
    Likes Received:
    821
    Đọc dữ liệu từ đầu đọc quang là giao tiếp 1 chiều lấy cái gì để nhận biết đầu đọc có chính xác không để mà kiểm tra, sửa lỗi vậy bác?
     
    Wilson Fans likes this.
  7. oneclicklogin

    oneclicklogin Advanced Member

    Joined:
    18/12/12
    Messages:
    1.079
    Likes Received:
    821
    Nói như bác vậy đĩa bị trầy xước vật lý đọc sửa lỗi một hồi thành hết lỗi?
     
  8. Vinhoankiem

    Vinhoankiem Advanced Member

    Joined:
    2/1/11
    Messages:
    800
    Likes Received:
    563
    Điều này theo tôi nó còn thể hiện rất rõ khi so sánh CD được tái bản sau đó…
     
  9. buffalo-ear

    buffalo-ear Advanced Member

    Joined:
    25/3/20
    Messages:
    77
    Likes Received:
    50
    Em xin phép các bác cho em cười phát nhé ….
    Cười vui vì chất lượng đĩa chép không hề thua kém đĩa gốc …. Không những vui mà còn ….. mừng nữa …
     
    Wilson Fans likes this.
  10. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.860
    Likes Received:
    2.526
    Để tâm hồn thanh thản nghe nhạc đi bác! ;)
     
    Wilson Fans, buffalo-ear and 666 like this.
  11. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.676
    Likes Received:
    721
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    DSP trong đầu cd vẫn sửa lỗi nhé bác. Cơ chế và thuật toán tùy từng loại chip sẽ khác nhau. Thực chất cd đọc đĩa ko theo thời gian thực mà nó vẫn có một lượng bộ nhớ RAM để lưu trữ tạm thông tin để giải mã.
     
  12. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.676
    Likes Received:
    721
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    CD có tiêu chuẩn sách vàng và đỏ.
    Sách vàng dùng chứa dữ liệu cần chính xác, do vậy nó chứa bit để kiểm tra lỗi.
    CD sách đỏ dùng cho Audio, Video thì ko yêu cần cao về tái tạo dữ liệu. Do vậy có thể chấp nhận mất dữ liệu khi đọc ghi.
    Nếu copy CD audio có thể sẽ mất dữ liệu do đĩa gốc lỗi hỏng pit, do mắt đọc, do quá trình sử lý dữ liệu. Khi ghi cũng vậy.
    Khi copy CD-DA phần mềm copy sẽ đối xử với dữ liệu khác với cd sách vàng.
    Còn quá trình đọc dữ liệu trên CD ở máy nghe nhạc. Tùy vào chất lượng mắt đọc, bộ cơ, mạch servo mà dữ liệu hao hụt nhiều hay ít.
     
    Wildbird likes this.
  13. oneclicklogin

    oneclicklogin Advanced Member

    Joined:
    18/12/12
    Messages:
    1.079
    Likes Received:
    821
    CD có bộ nhớ RAM là dùng để chống sốc mềm dùng cho các cd xách tay hoặc phổ thông, còn CD dùng cho dân audiophile không ai làm như vậy.
     
    buffalo-ear likes this.
  14. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.676
    Likes Received:
    721
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Có đấy bác. E đọc service manual của CD hàng ngày. Thậm chí một số hãng hiend còn dùng tới 8 mê ga bai.
    Cơ chế hoạt động của DSP buộc phải có xung clock và ram.
     
    Last edited: 31/7/22
    Hoang_Anh likes this.
  15. buffalo-ear

    buffalo-ear Advanced Member

    Joined:
    25/3/20
    Messages:
    77
    Likes Received:
    50
    Dù bộ nhớ của CD player có là bao nhiêu Mb đi nữa thì mục đích vẫn là chống sốc (shock). Không phải để sửa lỗi ….
     
    Last edited: 31/7/22
  16. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.676
    Likes Received:
    721
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    2 thứ này đi đôi với nhau. Gọi là chống sốc như a cũng đúng nhưng nghĩa hẹp hơn những gì bộ nhớ Ram làm được.
    A nghiên cứu thêm nếu muốn tìm hiểu.
     
    Hoang_Anh and buffalo-ear like this.
  17. Hoang_Anh

    Hoang_Anh Advanced Member

    Joined:
    24/4/18
    Messages:
    2.876
    Likes Received:
    1.988
    Location:
    Sài gòn
    Có bộ nhớ nhiều thì quá trình đọc real-time sẽ thành đọc trước một ít, đầu đọc CD lúc đọc đến đoạn đó mã CRC kiểm tra trên đĩa không đúng với dữ liệu đọc được thì nó sẽ đọc lại thêm lần nữa, đúng thì tiếp tục, lúc đó vẫn chưa dùng hết nội dung trong bộ đệm, nên người nghe không bị ngắt quãng. Vẫn nghe như bình thường. Trường hợp đĩa trầy xước nhiều, đọc tới đọc lui vài lần vẫn checksum sai thì đầu đĩa bỏ qua đoạn đó thôi,lúc đó nghe sẽ thấy sai sót một xíu.
     
    buffalo-ear likes this.
  18. phapnh

    phapnh Approved Member

    Joined:
    23/11/15
    Messages:
    19
    Likes Received:
    5
    Tôi thấy ý kiến của bạn nếu sét về mặt khoa học thì rất đúng. Còn đĩa gốc của nhà sản xuất tại sao nó đắt vì nó tốn rất nhiều các khoản chi phí để sản xuất 1 cái đĩa: chi phí ghi âm, xử lý âm thanh, đội ngũ kỹ thuật hậu trường, chi phí in ấn, chi phí quảng cáo, chi phí bản quyền, lợi nhuận của nhà sản xuất, lợi nhuận của đại lý bán lẻ phân phối đến tay người tiêu dùng v.v.... nên tại sao địa gốc nó đắt là như vậy.
     
    tocxuden likes this.
  19. buffalo-ear

    buffalo-ear Advanced Member

    Joined:
    25/3/20
    Messages:
    77
    Likes Received:
    50
    Vậy tóm lại (theo bác) là đĩa chép (copy) cũng hay như (giống 100%) đĩa gốc ?
     
    Wilson Fans likes this.
  20. Chí Dũng

    Chí Dũng Approved Member

    Joined:
    1/8/22
    Messages:
    5
    Likes Received:
    3
    không hiểu sao nghe kể cả đĩa lậu qua đầu cd vẫn cảm giác hay hơn nhạc online
     
  21. LoTaiSat

    LoTaiSat Approved Member

    Joined:
    6/7/19
    Messages:
    41
    Likes Received:
    31
    Bac cho em hỏi, mình ghi từ cd gốc ra dùng các đầu ghi khác nhau, tốc độ ghi khác nhau như LG, Sam,... thì dữ liệu trên đó có giống nhau không(có cách nào chứng minh không?), âm thanh có như nhau không ạ?
     
    buffalo-ear likes this.
  22. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.860
    Likes Received:
    2.526
    Cái này e trả lời bác được ngay:
    1- Điều kiện: chép cùng 1 phôi + cùng bản gốc + cùng soi tính hoàn thiện (check lỗi -hoàn toàn chính xác theo bản gốc 0-1 ;) -ít nhất là thế nếu dùng soft kiểm tra đầy tính LÝ THUYẾT).
    2-Thực hành: Nếu copy các ổ khác nhau, các tốc độ khác nhau, các soft copy khác nhau thậm chí cùng Nero nhưng các Version khác nhau, thời điểm tiến hành khác nhau (trên cùng 1 ổ).
    3-Kết quả: ra chất âm khác nhau. :D Đến bước này chính xác e... chịu!:p
     
    Last edited: 1/8/22
    LoTaiSat likes this.
  23. buffalo-ear

    buffalo-ear Advanced Member

    Joined:
    25/3/20
    Messages:
    77
    Likes Received:
    50
    Chỉ cần trả lời câu hỏi này một cách nghiêm túc sẽ cho kết quả về sự khác nhau về CHẤT LƯỢNG ÂM THANH được ghi ở các đầu ghi khác nhau ….
     
    LoTaiSat likes this.
  24. tocxuden

    tocxuden Advanced Member

    Joined:
    28/9/21
    Messages:
    295
    Likes Received:
    227
    Vậy theo bạn, nếu bạn nghe 10 đĩa gốc và 10 đĩa chép bạn có thể biết được đĩa nào gốc hay chép không?
     
  25. tocxuden

    tocxuden Advanced Member

    Joined:
    28/9/21
    Messages:
    295
    Likes Received:
    227
    Khoa học đã chứng minh là nó sẽ giống nhau 100% nếu như trong quá trình ghi chép đọc không có lỗi. Cái mà các bạn ở đây đang làm là cố tình muốn nói là nó không giống nhau vì một lý do gì đó. Không ai có thể phân biệt sự khác nhau trong 2 đĩa, gốc và chép vì nó không có khác biệt. Trong tất cả những blind test không ai có thể biết được và tất cả mọi chuyện này đã được thử và thử rất nhiều lần. Trên mạng đầy ra, sánh vở và những trang khoa học cũng có. Các bạn không biết hay không muốn biết thì cái đó tùy vào mỗi người. Tôi chỉ nói đến đây thôi.
     
    Langtu1983 likes this.

Share This Page

Loading...