Chủ đề: Nhạc vàng và loa đánh nhạc vàng!

Discussion in 'Loa' started by thanrua888, 17/4/13.

  1. Langtu1983

    Langtu1983 Advanced Member

    Joined:
    19/11/22
    Messages:
    195
    Likes Received:
    88
    Đường thương đau đày ải ta đi ai chưa qua chưa phải là người.....

    Nói thật mấy bác. Khi lời nhạc 1 bài hát vô tình chạm đến cảm xúc. Thì dù có là loa kẹo kéo hay chỉ từ 1 máy cát sét củ kỉ nó cũng làm mình thấy thấm và nghe hay đến buốt ruột gan. Cũng bài hát đó, nghe trên cái dàn cái loa xịn mà ko đúng mạch cảm xúc ko đúng thời điểm thì cái mình nghe là lời hát cái tiếng nỉ non tiếng nhạc cụ réo rắt như là 1 ban nhạc đang trình diễn trước mặt là cái nghệ thuật mà mình hưởng thụ thôi.

    Thèm ly bia qua tiếng nhạc mơ hồ cùng ngàn nụ cười ánh mắt giai nhân.....

    Có nghe bài này trên cái dàn tỷ tỷ thì cũng ko thể hay bằng cái mạch cảm xúc 1 người từng có nhiều thứ rồi sập rồi nhớ thời hoàng kim. Khi đi nhậu lề đường mà vô tình nghe bằng loa kẹo kéo.

    Nhạc muôn đời là 1 nghệ thuật. Mà đã gọi là nghệ thuật thì đó là phạm trù về cảm xúc. Dàn loa amply bộ dac nghe thật hay thật lớp lang tiếng ca sĩ nỉ non rồi ngay sau đó là tiếng nhạc cụ khẽ ngân vang tiếng bass tiếng gãy gita tiếng chép đâu ra đó. Ừ thì hay đó, nhưng bảo là chạm đến mạch cảm xúc người nghe thì chưa chắc đâu ?

    Lảm nhảm sau khi dứt nửa thùng tiger. Mấy bác đừng cười em ngây ngô nhé.
     
    Trien78 likes this.
  2. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.830
    Likes Received:
    2.488
    Chả ngây ngô bác, nhưng chính vì “cảm xúc ùa về” mà không biết tự cân bằng nên khi làm nguyên thùng tiger với cái loa kẹo kéo rồi “ông ổng” bắt hàng xóm lên tra tấn thâu đêm suốt sáng là một nét cực kỳ văn hoá ở các vùng quê hay ngoại ô đó! ;)
     
    Langtu1983 likes this.
  3. Langtu1983

    Langtu1983 Advanced Member

    Joined:
    19/11/22
    Messages:
    195
    Likes Received:
    88
    Ha ha.
    Qua nhậu say còm lảm nhảm bác ạ. Ý em là loa kẹo kéo anh em hay nhậu lề đường có mấy ca sĩ hàng hát dạo kéo loa đi hát rồi bán kẹo hay singum đó.
     
  4. phongvan2000

    phongvan2000 Advanced Member

    Joined:
    23/10/09
    Messages:
    348
    Likes Received:
    278
    Nhìn lại trào lưu âm nhạc new wave đình đám tại hải ngoại thập niên 1980
    [​IMG]

    Thứ bảy, 05 Tháng 12 2020.
    Viết bởi Michael Tatarski. Ảnh bìa: Hannah Hoàng.

    Ý tưởng có thể bắt nguồn từ bất cứ đâu: từ tấm ảnh chụp cách đây mấy thập kỷ còn lưu trong album gia đình, hay một bài đăng thú vị trên trang Instagram mà bạn vô tình bắt gặp.

    Không lâu trước đây, tôi được người yêu giới thiệu trang Instagram NEW WAVE (@newwavedocumentary) được quản lý bởi nhà làm phim Elizabeth Ai. Đăng tải trên trang là những bức hình và bìa album ca nhạc của những ca sĩ hải ngoại tại Mỹ trong thập niên 1980 đến đầu 1990. Các sản phẩm âm nhạc ấy thuộc thể loại new wave (tạm dịch: làn sóng mới), chịu nhiều ảnh hưởng của nhạc new wave Châu Âu, lúc bấy giờ đang thu hút đông đảo người hâm mộ cuồng nhiệt đến từ khắp nơi, đặc biệt là Quận Cam, San Jose và Houston.

    Như ta có thể thấy trong hình, trào lưu này có ảnh hưởng lớn không chỉ lên âm nhạc mà còn lên phong cách của người trẻ lúc bấy giờ, từ bộ tóc uốn xoăn phồng, chiếc áo da bóng lộn, cho tới xe hơi thể thao sành điệu (như chiếc Toyota Supra được sơn sửa rực rỡ ở hình trên).
    upload_2022-11-27_21-21-21.png

    [​IMG]Hình ảnh do Elizabeth Ai cung cấp.
    [​IMG]
    Sau một hồi tìm kiếm, tôi đọc được bài giới thiệu về Elizabeth Ai rất hay của cây bút Eric Brightwell đăng trên trang diaCRITICS, và một bài viết khác cùng tác giả vào năm 2010 khi ông phỏng vấn một số người Mỹ gốc Việt từng sống với thể loại nhạc này vào những năm 80.

    Video quảng bá một sự kiện ca nhạc new wave của nghệ sĩ hải ngoại tại Garden Grove, California.

    Tôi hỏi bạn bè mình là người Mỹ gốc Việt về trào lưu văn hóa đó, nhưng có vẻ như ít ai biết đến dòng âm nhạc này. Một số không có ấn tượng gì mấy, nhưng một số khác lại có nhiều kỷ niệm sâu sắc về khoảng thời gian đó.
    [​IMG] [​IMG]

    Tin Nguyen, một luật sư chuyên về di trú hiện đang sống tại Bắc Carolina nói với tôi: “Trong suốt những năm tháng lớn lên với gia đình ở Nome, Alaska hồi thập niên 80, tôi chỉ toàn nghe nhạc new wave. Những bài hát đó giống như những bài hát tuổi thơ của tôi vậy. Suốt đoạn đường trên xe đi câu cá hay hái việt quất, bố tôi lúc nào cũng vặn hết cỡ những bản nhạc của Lynda Trang Đài và nhiều nghệ sĩ khác. Đó là thứ âm nhạc đã giúp những người nhập cư vào Mỹ lúc bấy giờ có thể phần nào nguôi ngoai sau chiến tranh. Những giai điệu đã đem đến cho họ niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn ở một quê hương mới.”
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mai Pham, hiện đang sinh sống tại phía Bắc bang Virginia, chia sẻ rằng cô biết tới dòng nhạc này nhờ những bữa tiệc tổ chức tại nhà bạn bè khi còn là thiếu niên. Cô nói: “Chúng tôi gọi đó là nhạc new wave, nhưng người Tây thì phân nó vào dòng nhạc disco Châu Âu. Dù là hồi đó hay bây giờ thì bạn bè tôi đều rất chuộng thể loại nhạc này.”

    [​IMG]

    Hình ảnh do Elizabeth Ai cung cấp.

    Trào lưu new wave của âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại
    Phải thừa nhận là ban đầu tôi cảm thấy khá bối rối trước cụm từ “nhạc new wave Việt Nam.” Trên Spotify, Elizabeth có một danh sách bao gồm các nhóm như Bad Boys Blue, Modern Talking và C.C. Catch — chẳng có nhóm nào đến từ Việt Nam cả. Đây đều là những band theo đuổi các phân nhánh khác nhau của thể loại nhạc disco Châu Âu, nhưng chung quy vẫn thuộc trào lưu new wave. Họ rất được yêu thích trong cộng đồng người Việt sinh sống tại Mỹ vào những năm 1980, nhất là những người trẻ rời khỏi Việt Nam trong chiến tranh hoặc sau chiến tranh.
    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    Không phải ai cũng thích nghe nhạc điện tử "xập xình,” nhưng ở thời điểm đó, giai điệu bắt tai của dòng nhạc này nhanh chóng được ưa chuộng và ngày càng có nhiều ca sĩ Việt Nam thu âm lại các ca khúc phổ biến. Trong số đó, cái tên nổi tiếng nhất có lẽ là Lynda Trang Đài. Nữ ca sĩ sinh năm 1968 tại Đà Nẵng thu hút một lượng lớn người hâm mộ nhờ khả năng trình diễn ấn tượng và phong cách thời trang bắt mắt (cô chính là gương mặt xuất hiện trong hình ảnh đầu bài).

    Các video âm nhạc của nữ ca sĩ mang đậm phong cách của thập niên 80 mà cho đến ngày nay ta có thể dễ dàng tìm thấy trong các phòng hát karaoke.

    MV ‘Supermarket Love Affair’ của nữ ca sĩ Lynda Trang Đài.

    Lynda Trang Đài còn là gương mặt quen thuộc của chương trình giải trí hải ngoại nổi tiếng Paris by Night. Một trong những thể loại nhạc new wave được các ca sĩ Việt Nam hải ngoại hát lại nhiều nhất là Italo disco (disco Ý).

    Bản cover thuộc dòng Italo disco tên 'Hãy đến với em' (Canta Amigo) của Jeannie Mai.

    Phim tài liệu new wave
    Quay lại với nhà làm phim Elizabeth Ai. Biết cô với vai trò là admin trang Instagram NEW WAVE, tôi không có gì bất ngờ khi nghe tin cô đang thực hiện một dự án phim cũng có tựa đề tương tự. Dự án được miêu tả là “một bộ phim tài liệu lịch sử xoay quanh hành trình trưởng thành của cộng đồng thanh niên Việt Nam tị nạn tại nước ngoài và mong muốn định nghĩa lại bản sắc cá nhân của họ bằng trào lưu âm nhạc new wave vào những năm 1980.” Vài tuần trước, tôi có dịp trò chuyện với cô về tác phẩm mà cô ấp ủ hơn hai năm qua.

    Liên lạc từ nhà riêng tại Los Angeles, cô cho biết: “Tôi vừa được làm mẹ cách đây không lâu và khao khát được gửi gắm trải nghiệm cá nhân của bản thân và gia đình vào tác phẩm, thay vì tập trung khai thác đề tài chiến tranh như thường thấy. Tôi muốn kể một câu chuyện không bi thương và không lấy hình ảnh 'thuyền nhân Việt Nam' làm trung tâm. Đương nhiên là không thể hoàn toàn tách câu chuyện khỏi bối cảnh chiến tranh, vì có những sự kiện lịch sử đó mới có những cộng đồng người Việt hải ngoại như ngày nay.”

    Lớn lên trong thập niên 80, cô vẫn còn nhớ rõ về khoảng thời gian mà cô chú mình mê mẩn những bản nhạc cùng phong cách thời trang của new wave.
    [​IMG]
    “Âm nhạc thời đó phần nhiều tạo cảm giác 'cây nhà lá vườn' và khá chắp vá,” cô nhớ lại. “Tôi nghĩ điều tuyệt vời nhất chính là sự giao thoa văn hóa được thể hiện rõ rệt trong dòng nhạc này; những người trẻ phải rời bỏ quê hương khi đó không thể xem mình là người Việt Nam hoàn toàn được nữa, nhưng cùng lúc họ cũng không cảm thấy thân thuộc với nước Mỹ và chưa được người Mỹ chấp nhận. Vì vậy, họ phải tự tìm cho mình một danh tính. Tôi nghĩ đó chính là điều khiến trào lưu văn hóa này đặc biệt đến thế. New wave không thuần Mỹ cũng không thuần Việt. Hơn nữa, âm thanh điện tử gây ấn tượng mạnh và gợi cảm giác như đến từ tương lai.”

    [​IMG]

    Hình ảnh do Elizabeth Ai cung cấp.

    Elizabeth cho rằng việc new wave rất được đón nhận không có gì đáng ngạc nhiên, bởi người Việt vốn đã được làm quen với nhiều dòng nhạc quốc tế từ trước đó. “Vì từng là thuộc địa của Pháp nên Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Châu Âu và phương Tây nói chung. Hơn nữa, khi lính Mỹ chiếm đóng Việt Nam, họ bắt các nhạc công người Việt phải chơi những bản nhạc từ nước họ để mua vui. Yếu tố ngoại lai vẫn luôn là một phần trong văn hóa Việt Nam, nên không có gì bất ngờ khi dòng nhạc disco của Đức hay Ý (thường được gọi là Euro disco và Italo disco) trở nên phổ biến trong cộng đồng người Việt hải ngoại.”

    Cô có cùng quan điểm với anh Tin rằng với nhiều người, Làn Sóng Mới giúp họ tạm thoát ly khỏi quá khứ vốn nhiều đau thương.

    Nhà làm phim chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng đó là cách họ xoa dịu những ký ức đau đớn trong quá khứ. Dòng nhạc này chủ yếu xoay quanh chuyện yêu đương và tận hưởng cuộc sống. Nó không chứa nhiều thông điệp sâu sắc hay đôi khi nặng nề như lời nhạc của Joan Baez hay Bob Dylan trong giai đoạn trước khi chiến tranh kết thúc, mà chỉ đơn giản là ‘you’re my heart, you’re my soul’ (anh là trái tim em, là tâm hồn em), hay ‘jump in my car, I want some fun’ (lên xe em này, em muốn vui một chút) — những điều nhẹ nhàng vui vẻ, vô thưởng vô phạt, giúp cổ vũ tinh thần cho những ai chân ướt chân ráo làm lại cuộc đời ở một vùng đất mới.”

    Elizabeth dự định hoàn thành bộ phim tài liệu này vào năm 2022 nhưng hiện đã dời lại do ảnh hưởng của đại dịch. Cô vô cùng bất ngờ trước sự quan tâm của mọi người dành cho dự án. Có nhiều kênh truyền thông khác đã liên hệ với nhà làm phim. Cô cho biết: “Tôi đã từng làm việc với nhiều đơn vị danh tiếng như ESPN, VICENational Geographic, thế nhưng chưa bao giờ tôi nhận được nhiều sự chú ý đến vậy. Tôi nghĩ vì đây là một trào lưu văn hóa khá lạ và đặc thù trong mắt đại chúng nên nhiều người cảm thấy rất tò mò”.

    Công việc thu thập hình ảnh và kỷ vật liên quan đến trào lưu new wave của cộng đồng người Việt hải ngoại đã mang lại cho cô rất nhiều niềm vui. Thế nhưng cô vẫn muốn có thể tìm được nhiều tư liệu hơn nữa.

    “Tôi hy vọng tìm được nhiều nguồn phim lưu trữ hơn, nhưng thời đó mọi người không có nhiều tiền hay công cụ cho việc này. Ngày xưa không như bây giờ khi mà ai cũng có thể quay hay chụp lại bất cứ khoảnh khắc nào mình muốn một cách dễ dàng,” cô nói. “Trước đây, cứ tới dịp sinh nhật hay đám cưới, người ta mới đi mua một cuộn phim, trong khi giờ đây, nếu bạn vừa nấu xong một bát phở ngon lành thì chỉ cần giơ chiếc điện thoại lên là chụp được ngay.”

    Tuy nhiên, bộ sưu tập tư liệu mà Elizabeth có được từ nguồn lưu trữ của gia đình cũng như từ người theo dõi trên Instagram và Facebook vẫn vô cùng ấn tượng và đặc sắc. Nếu bạn đọc có hình ảnh hay kỷ niệm nào về giai đoạn này, hãy chia sẻ với cô thông qua các trang mạng xã hội trên, hoặc gửi về địa chỉ email: researchnewwave@gmail.com

    Elizabeth nhớ lại về thời gian đầu mới nghiên cứu về trào lưu văn hóa này: “Tôi chưa từng thấy hình tượng này của người Châu Á được khắc họa trên màn ảnh. Tôi chưa từng được thấy họ trong những bộ tóc to phồng, quần áo cá tính, giai điệu điện tử bắt tai, hay thái độ bất cần, nổi loạn của thanh thiếu niên mới lớn. Đó là hình ảnh mà người da màu muốn được thấy trên truyền thông đại chúng phương Tây.”
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hình ảnh do Elizabeth Ai cung cấp.

    Một thông tin tích cực giữa khoảng thời gian đầy khó khăn và ảm đạm như năm nay chính là việc cô và đội ngũ làm phim New Wave đã nhận được hỗ trợ tài chính từ nhiều tổ chức, trong đó có Film Independent và đội ngũ thực hiện Original Docuseries của CNN. Nhà làm phim trả lời qua email rằng: “Trải nghiệm này đã giúp chúng tôi mở rộng mạng lưới quan hệ của mình, và qua đó, chúng tôi cũng hiểu hơn về những vấn đề khi kể chuyện dưới một hình thức dài hơi hơn, nếu muốn đi theo định hướng đó.”

    Hơn hết, Elizabeth Ai mong rằng mình có thể truyền tải đến với khán giả tất cả những gì cô học được về dòng nhạc này trong suốt quá trình làm phim: “Mọi người khi ấy không chỉ đơn thuần là hát lại những bài hát nổi tiếng; âm nhạc nước ngoài đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu trước đó, nên không có gì lạ khi họ muốn hát những bản nhạc tiếng Anh, Pháp, hay Tây Ban Nha, và đôi khi là viết lời tiếng Việt nữa. Tôi đã học được rất nhiều điều về cộng đồng của mình — những người Việt xa xứ chịu thương chịu khó. Họ đã đi đến những vùng đất mới để xây dựng một cuộc sống mới, và tôi vô cùng háo hức và hãnh diện khi được chia sẻ câu chuyện của họ với thế giới
     
    Last edited: 27/11/22
  5. phongvan2000

    phongvan2000 Advanced Member

    Joined:
    23/10/09
    Messages:
    348
    Likes Received:
    278
    Nối vòng tay lớn – Giữ chặt mối dây
    ÔNG TÔ VĂN LAI VÀ DI SẢN THÚY NGA PARIS BY NIGHT

    [​IMG]
    Ông Tô Văn Lai và bà Nguyễn Thị Thúy.
    upload_2023-4-28_11-46-58.png
    [​IMG]
    Gia đình ông bà Tô Văn Lai tại phi trường Bangkok vào tháng 10-1976 chuẩn bị đi định cư ở Pháp. Hình: bà Nguyễn Thị Thúy và 2 người con.
    [​IMG]
    Ông Tô Văn Lai thời trẻ.
    Ông Tô Văn Lai, người sáng lập Trung tâm Thúy Nga và chương trình ca nhạc nổi tiếng hải ngoại “Thúy Nga Paris By Night” (PBN) vừa qua đời lúc 11 giờ 5 phút sáng ngày 19-7 (giờ Mỹ), thọ 85 tuổi.

    Nhắc đến PBN là nhắc đến những đại nhạc hội mang tầm vóc quốc tế với dàn nghệ sĩ tham dự không dưới 100 người cho mỗi chương trình. Đó là 132 chương trình (tính đến tháng 1-2022) được lên kịch bản kỹ lưỡng, chọn lọc ý nghĩa từng chủ đề. Mỗi một chương trình của Thúy Nga – PBN là một trang kiến thức đời sống, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật. Phía sau tất những điều đó là một chặng đường dài đầy tâm huyết, rực lửa đam mê nghệ thuật, thấm sâu tình và nghĩa dành cho “người ra đi và người ở lại” của một gia đình họ Tô, từ Sài Gòn đến Paris, rồi đến Little Saigon, California.

    50 năm trước

    Năm 1972, có một cửa hàng nhỏ bán băng nhạc được mở bên trong thương xá Tam Đa (Crystal Palace) ở khu Nguyễn Trung Trực – Công Lý và Lê Lợi. Người vợ phụ trách việc giao tiếp với khách, trông coi gian hàng, quản lý số lượng sản phẩm băng đĩa. Người chồng đảm nhiệm đối ngoại, làm việc với các nghệ sĩ, phòng thu. Ngoài những vở tuồng cải lương, Thúy Nga – tên của cửa hiệu – cũng sản xuất một số băng cassette với các danh ca Sài Gòn thời đó, như Thái Thanh Selection, Tiếng Hát Thanh Tuyền, Ngô Thụy Miên, Tiếng Hát Khánh Ly 5, Tiếu Vương Hội 1,2,3, Tuồng Cải Lương Má Hồng Phận Bạc… Cuốn băng đầu tiên do Thuý Nga sản xuất và phát hành là Thanh Tuyền 1 – Tiếng Hát Thanh Tuyền thu dưới dạng băng cối.
    upload_2023-4-28_11-46-2.png
    Chủ cửa hàng là vợ chồng ông Tô Văn Lai và bà Nguyễn Thị Thúy. Cửa hàng băng nhạc Thúy Nga đó chính là tiền thân của Trung tâm Thúy Nga – PBN hiện tại – một di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt khắp thế giới.

    “Ai ở Sài Gòn thời đó đều biết cửa hàng của ba má tôi trong thương xá Tam Đa, cạnh nước mía Viễn Đông, gần cửa hàng của chú Ngọc Chánh. Gian hàng của chú Phạm Mạnh Cương thì ở trên lầu. Trong thương xá đó còn có nhiều cửa hàng băng nhạc khác” – bà Tô Ngọc Thủy (Marie Tô), con gái ông bà Tô Văn Lai, nhớ lại vào một buổi trưa mùa hè từ California.

    Sau biến cố 1975, hàng loạt văn nhân nghệ sĩ của miền Nam bị ngược đãi bằng những năm tháng tù đày. Tác phẩm văn học, âm nhạc, những tinh hoa thời đó bị từ chối bằng cách đốt bỏ. Tất cả những gì liên quan đến “chế độ cũ” đều bị khai tử. Cửa hàng băng nhạc Thúy Nga cũng không tránh khỏi.

    Tháng 10-1976, do bà Nguyễn Thúy Nga mang quốc tịch Pháp nên gia đình ông bà cùng hai người con là trưởng nữ Tô Ngọc Thủy, trưởng nam Tô Ngọc Kim sang Pháp theo diện công dân hồi hương. Gia tài ông Lai mang về Pháp lúc đó khoảng $2,000 và toàn bộ tài liệu liên quan đến văn hóa, nghệ thuật từ thời VNCH. Cả gia đình ông sống trong một chung cư dành cho người Pháp hồi hương tại Oissel – một thành phố nhỏ gần Rouen, cách thủ đô Paris 200 km.

    Hai năm sau, Tháng 2-1979, ông bà Tô Văn Lai quản lý một cây xăng ở thành phố Bondy, ngoại ô Paris theo hình thức nhượng quyền (franchise). Cả gia đình ông bà chủ cửa hàng băng nhạc Thuý Nga bắt đầu xây dựng sự nghiệp ở Pháp từ đó. Nhờ cây xăng này mà gia đình ông có nguồn tài chánh để về sau lập nên trung tâm Thúy Nga trên đất Paris.
    upload_2023-4-28_11-48-27.png
    Ông Tô Văn Lai rất giỏi tiếng Pháp. Bà Tô Ngọc Thuỷ cho biết, ông thi đỗ bằng Thành chung (Diplôme, tức là bằng tốt nghiệp Trung học Pháp). Sau đó ông theo ngành Sư phạm, dạy về Triết ở Trường trung học Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho. Với vốn kiến thức và khả năng Pháp ngữ như tiếng mẹ đẻ, cộng thêm tình yêu dành cho âm nhạc, nghệ thuật chưa bao giờ ngừng chảy trong huyết mạch, ông Lai và vợ quyết định tái hiện cửa hàng băng nhạc Thúy Nga của SG trên đất Pháp.

    Nói là làm. Năm 1981, tiệm băng nhạc Thúy Nga ra đời ở số 45, Boulevard Saint-Germain-des-Prés thuộc Quận 5 trong thành phố Paris. Vẫn nếp nhà ngày xưa, hằng ngày bà Thuý Nga trông coi tiệm. Ông Lai lo “đối ngoại” và phát triển nội dung. Cửa hàng bán các băng cassette sang lại từ các băng nhạc đã phát hành trước năm 1975. Đây là cửa hàng băng đĩa nhạc đầu tiên của người Việt, do người Việt quản lý trên xứ Pháp, tại con đường văn hoá danh tiếng của nước Pháp. Đại lộ Boulevard Saint-Germain-des-Prés chính là nơi danh hoạ Picasso bày bán tranh vẽ thời chưa được nhiều người biết đến.

    Ông Tô Văn Lai rất hài lòng về quyết định chọn Boulevard Saint-Germain-des-Prés làm “nguyên quán” cho Thuý Nga Paris. Ông cho rằng mở được cửa hiệu này là một “phép lạ của Thiên Chúa”, một vinh dự cho người Việt tỵ nạn. Rất nhiều tên tuổi ca sĩ nhạc sĩ lừng lẫy của Sài Gòn trước 1975 như nhạc sĩ Lam Phương, ca sĩ Hương Lan, ca sĩ Ngọc Hải, nhà tổ chức ca nhạc Hà Phong, ca sĩ Bạch Yến, ca sĩ Thanh Mai… đến chung vui ngày khai trương tiệm Thúy Nga Paris.

    Một góc nhỏ của Thương xá Tam Đa nói riêng và văn hoá nghệ thuật của miền Nam nói chung đã hồi sinh ở Paris từ lúc đó.

    Cuốn băng Paris By Night số 1
    upload_2023-4-28_11-42-57.png
    upload_2023-4-28_11-42-41.png
    Năm 1983, ông Tô Văn Lai gom góp tất cả tiền dành dụm từ cửa hàng Thúy Nga Paris để thực hiện một “cú hit” cho làng văn nghệ hải ngoại. Ông bà Tô Văn Lai vốn chỉ quen thuộc với audio từ trong nước, về video thì thật sự họ chưa có kinh nghiệm gì. Do đó, ông tìm đến công ty sản xuất Euromedia nhờ giúp đỡ. Khả năng nói tiếng Pháp lưu loát đã giúp ông thuyết phục được chủ của công ty Euromedia.

    Bà Tô Ngọc Thủy không bao giờ quên lịch sử ra đời của cuốn băng ca nhạc Paris By Night 1. Bà kể: “Chúng tôi may mắn lúc đó gặp được những người có tấm lòng như ông bà chủ của Euromedia. Ông bà theo đạo Tin Lành. Ba tôi cầm một số tiền đến gặp ông bà chủ, nói rằng ông muốn làm một cuốn băng video ca nhạc để lưu giữ văn hoá nghệ thuật nước Việt, mà ông chỉ có bấy nhiêu thôi, có thể giúp ông không… Ông bà chủ thấy ba tôi là một dân tộc thiểu số ở nước Pháp, có lòng với nguồn gốc dân tộc nên ông bà nhận lời giúp đỡ”.

    Paris By Night #1 có 11 ca khúc, không có người dẫn chương trình, do ông John Pierre Barry đạo diễn, ông Tô Văn Lai là giám đốc sản xuất, được thực hiện bằng cách thu hình ngoại cảnh rồi biên tập và phát hành dưới dạng băng VHS.

    Từ khi cửa hàng ra đời ở Pháp, gia đình ông Tô Văn Lai bắt đầu sản xuất nhiều băng video cải lương, chẳng hạn tuồng Tuyệt Tình Ca (Thúy Nga Video #1), Lương Sơn Bá & Chúc Anh Đài, Khi Hoa Anh Đào Nở, Cho Trọn Cuộc Tình… Những sản phẩm đó có sự góp mặt của nhiều tài tử cải lương như Hữu Phước, Hương Lan, Hoàng Long, Phượng Mai… Thêm nữa, vốn đã nổi tiếng với cửa hàng Thúy Nga ở Sài Gòn, ông Tô Văn Lai không gặp khó khăn gì trong việc qui tụ ca sĩ cho PBN 1.

    Cuốn băng hoàn thành và được gửi sang Mỹ thì “như một chuyện chấn động vì nó là video ca nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại”. Như đã nói, sản phẩm này là tất cả gia tài gom góp lại của gia đình ông Tô Văn Lai, nên khi phát hành, việc thu lại vốn là một khó khăn không nhỏ. Mãi cho đến ba năm sau, năm 1986, trung tâm Thúy Nga mới có đủ khả năng để cho ra đời PBN 2. Bắt đầu năm 1987 thì đều đặn mỗi năm, trung tâm cho ra đời một sản phẩm nghệ thuật Thúy Nga PBN.
    Đến năm 1985, thời điểm bắt đầu có nhiều người Việt đến Pháp tỵ nạn, ông Tô Văn Lai quyết định dời Thúy Nga Paris về địa chỉ 44 Avenue d’Ivry thuộc Quận 13, nơi đang hình thành một cộng đồng người Việt hải ngoại. Đây là thời điểm đánh dấu con đường sáng tạo không ngừng nghỉ của Trung tâm Thúy Nga PBN với các chương trình đại nhạc hội bao gồm ca múa, nhạc kịch.
    Năm 1989, cả gia đình ông bà Tô Văn Lai rời nước Pháp để đến Mỹ, mở trung tâm Thúy Nga ở Bolsa Ave, Westminster, đánh dấu một chặng đường mới ở một nơi được mệnh danh là “cái nôi của người Việt tỵ nạn”. Cuốn băng video ca nhạc PBN số 24 (10th Anniversary) ra mắt năm 1993, là cuốn băng đại nhạc hội đầu tiên của Trung tâm thực hiện ở Hoa Kỳ, kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Thúy Nga PBN.

    Người tạo ra ảnh hưởng lớn
    Ông Tô Văn Lai không chỉ là người yêu âm nhạc thuần túy mà ông còn là một người yêu nước. Tình yêu của ông dành cho Sài Gòn và quê hương Việt Nam luôn cháy bỏng trong những năm tháng ở Pháp. Ông ấp ủ hoài bão về một ngày Mẹ Việt Nam yêu dấu được tự do. Tình yêu đó ông vo tròn gửi vào những tác phẩm PBN. Chủ đề của các chương trình Thuý Nga PBN là những tên gọi vang lên từ trong sâu thẳm tâm tư của ông.

    Đó là Giã Biệt Sài Gòn (Thúy Nga Video #10); Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam (Thúy Nga Video #13); Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi (Thúy Nga Video #16); Mùa Xuân Nào Ta Về (Thúy Nga Video #32); Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương (PBN 49); Cây Đa Bến Cũ (PBN 59); Huế – Sài Gòn – Hà Nội (PBN 91)…

    Tình yêu to lớn với quê hương cùng với nỗi khao khát gìn giữ không cho văn hóa Việt Nam bị tước đoạt lần thứ hai của ông Tô Văn Lai thuyết phục được nhiều nhân sĩ của miền Nam Việt Nam cùng góp sức. Bà Tô Ngọc Thủy kể, từ khi kịch bản của Thuý Nga PBN có MC, thì ông có chủ ý mời những người không chỉ đã nổi tiếng mà quan trọng là chọn những người có kiến thức về văn học, nghệ thuật và cả những vấn đề thời sự diễn ra xung quanh.

    Với mục đích đó, ông đã mời những người như ca sĩ Joe Marcel, MC Ngọc Phu, Trần Quang Trạch, nhà báo Lê Văn (VOA), nhà báo Đỗ Văn (BBC), nghệ sĩ La Thoại Tân làm người điều hợp chương trình.

    Đầu thập niên 1990, ông gửi một số cuốn băng VHS các chương trình Paris By Night cho nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn lúc đó đang định cư tại Toronto, Canada. Ông kèm theo một lá thư ngỏ ý muốn nhà văn cộng tác với Trung tâm Thúy Nga làm MC trong các chương trình PBN. Vì lý do cá nhân, mãi đến vài năm sau, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn mới nhận lời xuất hiện trong chương trình PBN 17, thu hình tại Paris. Từ năm 1992, Nguyễn Ngọc Ngạn trở thành MC độc quyền cho các chương trình PBN, cùng với Nguyễn Cao Kỳ Duyên trở thành một “signature” của Thúy Nga PBN.
    upload_2023-4-28_11-49-38.png
    Ngay cả khi chính thức lùi về hậu trường (năm 1990), trao lại Trung tâm Thúy Nga cho vợ chồng bà Tô Ngọc Thủy và ông Huỳnh Thi, ông Tô Văn Lai vẫn dõi theo sát sao, đóng góp, sửa chữa những nội dung chưa đúng về ý nghĩa. Bà Thủy nói “ông muốn tất cả, dù là một chi tiết nhỏ cũng không thể làm qua loa, phải đúng và ý nghĩa”.

    Một người trọn vẹn ân tình
    Bà Marie Tô nói dù ông là giáo sư Triết nhưng trong con người ông là một dòng chảy không ngừng của âm nhạc. Yêu âm nhạc, nên ông yêu và quí trọng cả người viết nhạc. Chính ông là người gửi lời mời đến các nhạc sĩ hoặc chủ động tìm đến họ, dù họ sống tại hải ngoại hay đang ở Việt Nam, để mời họ cộng tác những chương trình PBN với chủ đề vinh danh dòng nhạc của các nhạc sĩ đó. Loạt chương trình “Tác giả và Tác phẩm” của Thúy Nga PBN là một chứng minh cho tấm lòng của ông Tô Văn Lai. Có thể kể như Phạm Duy (PBN 19 và 30); Ngô Thuỵ Miên (PBN 21 và 66); Lam Phương (PBN 22, 28, 88 và 66)… và rất nhiều nữa.

    Đáng quí hơn là ông Tô Văn Lai không bao giờ quên những nhạc sĩ còn kẹt lại trong nước sau biến cố 1975. Bà Tô Ngọc Thủy kể, khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và nhạc sĩ Thanh Sơn sang Mỹ để cùng thực hiện PBN 83, bà và cha của mình đã tổ chức những chương trình ca nhạc để giúp hai nhạc sĩ về nước có cuộc sống tốt hơn.

    Một câu chuyện khác được kể lại, năm 2006, ông Tô Văn Lai về Việt Nam tìm gặp nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Khi đó nhạc sĩ đang mở tiệm tạp hóa để sinh nhai. Ông Lai mong muốn thực hiện một chương trình PBN vinh danh nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – cựu Đại tá Quân lực VNCH. Tuy nhiên, vì vài lý do, kịch bản đã không thể thực hiện với sự hiện diện của nhạc sĩ. Cho đến khi nhạc sĩ qua đời năm 2018, ông Lai đã hoãn lại dự án kỷ niệm Hành Trình 35 năm của Thúy Nga PBN để thực hiện PBN 125 Chiều Mưa Biên Giới với kịch bản của 12 năm trước, tưởng niệm và tri ân nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

    Sống trọn vẹn ân tình với nhân thế bao nhiêu thì ông Tô Văn Lai cũng sống trọn vẹn với đức tin vào Thiên Chúa bấy nhiêu. Ông là người rất ngoan đạo và có đức tin rất mạnh. Chính đức tin đó đã giúp ông một lần vượt qua cơn bạo bệnh. Ông hay nói “một sợi tóc rơi xuống cũng là thánh ý”. Vì vậy khi bệnh trở nặng lần hai và phải vào ICU, ông điềm nhiên đón nhận, tâm niệm rằng “dù có chuyện gì xảy ra cũng xin phó thác vào Thiên Chúa”.

    Mong muốn cuối đời

    Hành trình 50 năm của Thúy Nga PBN là nhiệt huyết chưa bao giờ cạn, là sáng tạo không ngừng của ekip nhiều thế hệ, nhiều màu da. Từ cuốn băng VHS đầu tiên cho đến những DVD, đĩa Blu-ray, các chương trình Thúy Nga PBN là nơi hội tụ hầu như tất cả điểm son của miền Nam một thời, là nơi lưu giữ và kết nối văn hóa nghệ thuật đời trước với đời sau, là nơi tưởng nhớ – tri ân tác giả và tác phẩm, là nơi giữ gìn tiếng Việt, như lời ông Tô Văn Lai từng nói.

    Những ngày tháng cuối cùng trong hành trình cuộc đời của mình, dẫu vẫn mong muốn Thúy Nga PBN mãi trường tồn, nhưng “ba tôi rất thực tế” – đó là lời bà Tô Ngọc Thủy nói khi được hỏi về lời nhắn nhủ của ông Tô Văn Lai.
    upload_2023-4-28_11-52-37.png
    Sau 50 năm, từ cửa hiệu bán băng nhạc Thúy Nga trong Thương xá Tam Đa cho đến Trung tâm Thúy Nga PBN, từ lâu không còn là tên gọi riêng nữa mà đã trở thành một danh từ chung để nói về một di sản văn hóa của cộng đồng người Việt hải ngoại khắp thế giới cũng như giá trị của việc giữ gìn di sản ấy.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhạc sĩ Phạm Duy và ông Tô Văn Lai.
    [​IMG]
    Ông Tô Văn Lai và nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông trong một lần ông về nước ghé thăm nhạc sĩ.
     
    Xp18 and Dung nongdan like this.
  6. Dung nongdan

    Dung nongdan Advanced Member

    Joined:
    4/9/16
    Messages:
    451
    Likes Received:
    485
    Location:
    Hà Nội
    Cảm ơn bác phongvan2000 đã cho mọi người một câu chuyện đầy cảm xúc.
     

Share This Page

Loading...