Hehe... những giá trị, những ý nghĩa mà không qua cảm nhận từ hoạt động thực thì chỉ như lên giây cót tinh thần... được vài ngày là hết tiền, em nghĩ vậy.
Bởi vậy em mới nói, trẻ con như cái cây non, chẳng thể nào chỉ qua một khóa học có thể làm cho bé ngoan hơn, phải có sự chăm bón nỗ lực của nhiều phía gia đình, nhà trường, xã hội (hêhê, giống mấy bài phát biểu hội nghị quá) mà cả ba phải đồng thuận, chứ không thì lại phản tác dụng. Ví dụ: Trường cô dạy con vứt rác vào thùng, đi đường thỉnh thoảng cháu bị cả túi nilon rác vứt vào mẹt hoặc cả bãi đàm phệt vào áo :arrow: Kết quả bài học thế nào các bác nhỉ? tương tự kỹ năng sống cũng vậy con phải tự lực, tự làm tốt công việc của mình thì con sẽ thành công bla.. bla... nhưng khi con ra đời chẳng cần như vậy rất nhiều người cũng thành công ạh :!:
Vấn đề vẫn là vấn đề :mrgreen: Đúng như bác nói... gia đình, nhà trường, xã hội, cái khó là chúng ta không thể nói suông được. Chẳng ai dạy trẻ tự tử, nghiện hút, đánh bạn lột quần áo thậm chí hiếp dâm, cướp của, giết người... tại sao chúng vẫn cứ làm những điều đó mà bố mẹ vẫn ngỡ là... con ngoan, nhà trường vẫn ngỡ là ... trò giỏi. Em nghĩ vẫn cần một "cú huých" về nhận thức cho trẻ, mà cách hiệu quả nhất phải qua các trải nghiệm thực như gặp gỡ những người khó khăn, gặp gỡ những người khuyết tật, những tấm gương thành đạt v.v... lao vào bếp nấu ăn mới biết được bữa ăn ngon vất vả ra sao :mrgreen:
Các cụ ngày xưa có nóiNHÂN CHI SƠ TÍNH BẢN THIỆN) là nói về con người khi mới sinh ra thì ai cũng như ai.Ta phải hiểu rằng nó như mộy tờ giấy trắng.Vì vậy đứa trẻ nó hình thành tính cách từ những gì mà người lớn dạy nó.Mà các cụ cũng đã dạy rằng(CON HƯ TẠI MẸ,CHÁU HƯ TẠI BÀ).Các bạn thử điểm lại mà xem các cụ ngày xưa nói có sai tý nào không?
Quan điểm của e là chỉ có động tay động chân vào làm thì mới nhớ lâu,kỹ năng sống bằng lý thuyết thì nó cũng chỉ là kỹ năng chết đến khi đụng chuyện vẫn chẳng biết xử lý ra sao.Nâng cao nhận thức qua những hoạt động cụ thể là tốt nhất,tạo dựng cho trẻ khả năng tự lập từ càng sớm càng tốt.
Em nhớ lúc trẻ Ba có nói Kỹ năng sống có từ quá trình lao động của bản thân từ văn hóa gia đình và phải biết xấu hổ thì mới nên người. Ở thế hệ anh em, Cha Chú, Ông của chúng ta có ai học cái gọi là 'kỹ năng sống' ở trường lớp nào đâu? Bây giờ bày vẽ nhiều quá con cái và các bậc Cha mẹ chúng ta cũng bị rối rắm lây theo!
Em nghĩ cái khả năng làm việc độc lập và tự giác các bác nên rèn cho các cháu tại nhà .Hãy cho các cháu nó làm kể cả nó làm sai ta làm lại cũng được và đừng yêu cầu cao với chúng .Chúng ta nhiều khi đã dựng lên bức tường bảo vệ các cháu một cách thái quá làm các cháu sợ việc ,sợ phải quyết định .Dần dần các cháu sẽ trở nên thụ động ,mất tự tin .
Người mẹ này thể hiện tình cảm rất chân thành về một chương trình dạy kỹ năng sống. Bác nào có con em theo học không?
Trẻ cần xác định được mục tiêu dài hạn của cuộc đời. Tiếp đó các em cần phải "nói KHÔNG" với các điều làm ảnh hưởng tới mục tiêu chính của mình. Trước những cám dỗ, "nói KHÔNG" cũng cần kỹ năng: 1. Có luập luận rõ ràng vững chắc để bảo vệ mục tiêu dài hạn 2. Thể hiện sự tự tin, cương quyết qua lời nói, ánh mắt, cử chỉ. 3. Không "Cảm ơn" trước các cám dỗ. 4. Luôn nhìn thẳng vào mắt người dụ dỗ.
Đúng vậy cái này đâu thể học 3 tháng hè là có kỹ năng sống! Cứ kiểu này Em nghĩ xã hội đến lúc nào đó sẽ xuất hiện loạn các chương trình: dạy kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vượt rừng, kỹ năng xuống phố (cái này đã xuất hiện rồi), kỹ năng yêu, kỹ năng ăn uống, kỹ năng ăn mặc,...
Em đọc từ đầu, thấy bốn người mười sáu ý ! Riêng em, khi nhìn nhận về vấn đề giáo dục của VN có thể nói là "Đang tụt hậu nghiêm trọng". Trẻ nhỏ bây giờ hầu như chỉ học lý thuyết, hầu như chỉ có thời gian cho mấy cái lý thuyết mà không hề có thời gian để học cách sống nữa. Vấn đề có thẻ là từ sự phát triển quá nóng của xã hội => người lớn mải miết kiếm tiền => không có nhiều thời gian dành cho con cái => Đưa trẻ đi học hết thứ này đến thứ khác mong lấp đầy thời gian của trẻ. Trẻ đến trường là các thầy cô bắt học, trẻ về nhà thì sau giờ ăn cơm với cha mẹ là lại học. Vậy thử hỏi thời gian đâu để các cháu tiếp xúc, trò chuyện với cha mẹ, với người thân. Rồi thời gian đâu để các cháu gặp gỡ họ hàng, bạn bè. Chính từ đó khuyến cho kỹ năng giao tiếp của các cháu kem => lại càng ngại giao tiếp... Và còn nhiều, rất nhiều thứ nữa mà các cháu cần học...không phải từ nhà trường mà chính từ cuộc sống. Em rất tâm đắc với câu nói: Trẻ sẽ không làm theo những gì người lớn nói, chúng sẽ làm theo những gì người lớn làm Và quả thực nếu bác nào dành thời gian suy ngẫm, quan sát sẽ thấy điều đó hoàn toàn đúng. Có thể nay người lớn "bắt ép" trẻ làm theo những gì mình nói. Nhưng khi không có mặt, không có sữ ép buộc thì chũng sẽ làm giống những gì người lớn làm...
Nếu theo thuyết nhà Phật, trẻ em sinh ra đã là một bản thể. Bản thể này đã hội tụ đủ tố chất về tâm sinh lý, cha mẹ chỉ nên khích lệ động viên những yếu tố tích cực và hạn chế phát triển những yếu tố tiêu cực của trẻ. Nói thì dễ nhưng mong muốn là một chuyện, làm cách nào, như thế nào để đạt được nó lại là chuyện khác. Đặc biệt là trong giáo dục trẻ em, cần phải có trình độ chuyên sâu cùng khả năng sư phạm. Một clip cảm động về hoạt động dã ngoại
Nhờ topic này của các bác nhắc nhở và vụ DÌn ký, em tranh thủ trong giờ té ra chở con đi học bơi vào mùa hè này, nhỏ nhà em bữa nay học đã được 20 buổi và đã biết bơi ếch rồi, nhìn con bơi mà em thấy trong lòng mình vui khôn tả và yên tâm vô cùng các bác ạ!
Trẻ con 11 tuổi ăn cắp là lỗi của bố mẹ. Bố mẹ không biết dạy con. Anh công an đánh dã man nhưng bù lại xã hội sẽ có thêm một công dân có ích. Ông bố thật trơ trẽn, nếu gia đình và xã hội ve vãn cậu bé đó thì rất có thể đứa bé càng trở nên hư hỏng.
E đọc bài này thấy có nhiều thứ quá vô lý và phi lô gíc,đặc biệt là lý do sự việc mấy ông công an đánh đứa bé.
Chưa biết ai đánh. Nhưng đánh đúng người, đúng chỗ...trẻ hư gia đình không dạy được có người dạy thay phải biết ơn. Đánh vào mông, vào đùi là an toàn nhất rồi. Mấy vết thâm tím chẳng qua là bầm dập ngoài da, một hai tuần là khỏi; không đánh vào nội tạng, không gãy xương thì chẳng có gì phải lam ầm ĩ lên, chẳng qua là trò dưa cải câu khách rẻ tiền. Một đứa bé 11 tuổi ăn cắp như thế đã không vừa, gia đình đưa ra CA chứng tỏ bất lực, một người lớn làm công quyền đánh một đứa bé 11 tuổi chứng tỏ nó rất ương bướng hỗn láo. Chỉ khổ cho cậu CA đấy thôi, làm phúc phải tội, gặp đúng gia dình bất lương với mấy ông nhà báo lá cải rẻ tiền cộng thêm một xã hội hổ lốn