Chính vì học hành nhiều quá mà phải tăng cường học kỹ năng sống. Trẻ bây giờ phải học nhiều quá, ra đường cứ lơ ngơ, chưa kể sống không có mục đích, không có ý chí, thiếu chính nghĩa... yêu là ... chửa Nhà trường, gia đình và xã hội thì chỉ dạy giáo lý một cách lý thuyết kiểu giao giảng, các em nghe nhưng không tiếp thu được nhiều vì chưa hiểu được tại sao phải thế (thiếu các trải nghiệm thực tế để cảm nhận) Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. (*) Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”. (*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào). (em xin phép sao chép trên web đăng lên đây) Ngoài ra học kỹ năng sống giúp các em tăng cường khả năng vận động, giúp thể chất khỏe mạnh hơn, từ đó giúp việc học tập tốt hơn. Các nước phát triển họ cho trẻ học các kỹ năng sống từ nhỏ, hè nào trẻ cũng được theo học các khóa dưới dạng "Learning by doing". Vừa được vui chơi, vừa tăng cường khả năng tự lập, tăng cường thể lực, vận động vừa cảm nhận được các giá trị sống... Mình học nhiều thế mà kết quả xã hội nào phát triển hơn chứ? hic Hôm trước có bác giới thiệu Học kỳ Panda, em thấy phương pháp giáo dục tương tự như trên, rất hay. Đầu tiên là phương pháp "giá trị qua trải nghiệm"; Thứ 2, họ có nhiều khách mời giao lưu rất tốt (Tướng Lê Mã Lương, Nhà Yoga Nguyễn Thế Trường, hiệp sỹ CNTT Công Hùng - toàn những tấm gương quý cho các thế hệ trẻ); Thứ 3, sau khóa học các em vẫn được gặp lại nhau thông qua câu lạc bộ chiến binh Panda để làm các công việc xã hội từ thiện. Em thấy mô hình như thế hình như chưa có ở Việt Nam. Nói thì hay nhưng không rõ thực tế thì thế nào? Em thấy học viên lèo tèo chỉ hai ba chục người, sợ được vài khóa là đòng cửa, chắc con em chẳng có cơ hội rùi :mrgreen:
Bác nói cũng có lý, nhưng cốt lõi vấn đề ở chỗ "Tại sao bác phải cho con đi học thêm hết chỗ này đến chỗ khác?". Bởi cháu thiếu một điều mà hầu hết bố mẹ chúng ta không dạy được, đó là ý chí và mục tiêu sống. Nếu không kỳ vọng con cái trở thành thiên tài thì với ý chí và mục tiêu sống tốt, con cái chúng ta lớn lên và làm được bất cứ nghề gì mà nó muốn (không cần phải đi học thêm mà tự học ở trường và đọc thêm tài liệu). Lấy ví dụ các thủ khoa đại học có rất nhiều em là người ở tỉnh lẻ. Các em ở nông thôn, khi lớn lên đương nhiên ý chí và kỹ năng sống sẽ tốt hơn các em gia đình khá giả ở thành thị. Nhưng để có được ngần nấy em trưởng thành, "sự chọn lọc tự nhiên" đã cướp đi cơ hội của biết bao trẻ em. Có bao nhiêu em bị chết đuối? bao em bị gãy tay, chân? bao nhiêu em bị rơi vào hố vôi?v.v... Để các em phát triển "tự nhiên" như vậy liệu có quá nhẫn tâm không? Không nói xa, nói luôn trường hợp của chúng ta. Có bác nào trong đời mà không một lần kề cận cái chết trong giây lát? Có bác nào không bao giờ thấy ân hận, hối tiếc hoặc day dứt vì một việc làm sai do thiếu ý chí hay thiếu kinh nghiệm xử lý không? Nếu có, tại sao chúng ta nỡ để con cái mắc phải những va vấp của chúng ta. Học kỹ năng sống là học về ý chí, học về giá trị sống, mục tiêu sống... sao cho các em sống tốt hơn, tự đứng dậy được sau mỗi lần vấp ngã đồng thời hạn chế tối đa những vấp ngã cuộc đời và hậu quả của nó.
Em cho rằng bác nhầm lẫn chỗ này. Chúng ta đang "Bắt" trẻ em phải sống theo sự sắp đặt của người lớn một cách phi giáo dục, chúng ta đang nhân danh "vì tương lai con em chúng ta" cướp đi tuổi thơ trong sáng của các cháu một cách vô tình. Vì căn bệnh thành tích bây giờ ăn sâu vào trong nếp nghĩ của cả XH nên nhà nhà chạy đua, trường trường chạy đua, cơ quan công sở chạy đua...Chạy như những kẻ điên rồ mà chả cần biết cái đích là cờ hoa hay vực sâu đón chào, chỉ cần biết mình vượt đc thằng bên cạnh là thấy thỏa mãn Em lại ko nghĩ rằng trẻ em ở thành thị an toàn hơn trẻ em ở nông thôn đâu bác ạ. Chúng ta đang nuôi dạy trẻ em theo kiểu nhốt lồng với những tiêu chuẩn do chúng ta tự đề ra rất cảm tính chứ ko hề dựa trên cơ sở khoa học nào cả và nghĩ rằng đấy mới là tốt nhất cho trẻ. Thực tế đã trả lời cho chúng ta với những kỳ thi cao đẳng đại học tỷ lệ đỗ của trẻ em TP rất thấp so với nông thôn, với số lượng trẻ tham gia tụ bạ đua xe, dùng thuốc lắc, ma túy ngày càng đông, với tỷ lệ nạo phá thai đáng báo động, với những cặp kính cận dày cộp vì học quá nhiều (nhưng toàn thi đỗ trường ĐH dân lập :wink: ), nghiện game quá nhiều, với tội phạm vị thành niên ngày càng đông, với sự dửng dưng trước sự khốn khổ của người khác....Nói tóm lại trẻ em TP đang bị nuôi dạy một cách lệch lạc theo những cái "tôi" cũng lệch lạc to đùng của các ông bố bà mẹ. Em nghĩ có lẽ XH ta bị "bệnh" học mất rồi. Người chứ có phải robot đâu mà cái gì cũng "HỌC". Kiến thức thì mới cần phải học, chứ còn kỹ năng sống là bản năng sinh tồn của các loài động vật nói chung và con người nói riêng. Hãy tạo môi trường thuận lợi để trẻ em hoàn thiện kỹ năng sống chứ ko phải là vác cặp đến lớp để học kỹ năng sống. :wink:
Em không nghĩ mình nhầm, thực trạng thì ai cũng rõ rồi, em không muốn bàn nhiều. Còn tại sao chúng ta cứ bắt trẻ phải học thêm, hết cái này đến cái khác? đó mới là điều em đáng bàn. Theo em tại vì người lớn chúng ta luôn cảm giác các con thiếu quá nhiều kiến thức hơn nữa chúng ta đang kỳ vọng "thành ông" "thành bà", điều mà hầu hết chúng ta không đạt được. Cái gốc rễ là ở chỗ chúng ta chưa đủ kiến thức dạy trẻ có ý chí, có nghị lực và mục tiêu của cuộc sống. Nếu dạy được những điều đó, các con chẳng phải bò ra học, học, học bởi học sẽ là niềm đam mê, là nơi thăng hoa của ý chí, nghị lực... và các em có thể học rất nhanh, hiệu quả (đây mới thực sự gọi là "học"). Ý thứ 2 của bác, em lại thấy bác nhầm lẫn giữa hai khái niệm, "An toàn thể chất" và "Sự chịu trách nhiệm bản thân" (cái này thuộc về ý chí, nghị lực và mục tiêu cuộc sống). Chính vì thế mà xã hội các nước phát triển áp dụng các mô hình học "Giá trị qua trải nghiệm" vài chục năm trở lại đây. Thông qua các trải nghiệm, các em được trau dồi kỹ năng vận động vừa hoàn thiện về nhân sinh quan và hiểu rõ các giá trị sống. Ý thứ 3, thì bác nhầm hoàn toàn: "...Kiến thức thì mới cần phải học,chứ còn kỹ năng sống là bản năng sinh tồn của các loài động vật nói chung và con người nói riêng..." Bác vừa hiểu sai vừa so sánh sai . Cái ni bác nên tham khảo tài liệu, trên mạng cũng khá nhiều. Học kỹ năng sống cần là vì thế. p/s: bắt lỗi bác cái. Bác chê XH bị bệnh thành tích bằng cấp mà em thấy bác cũng phân biệt :mrgreen: "...với những cặp kính cận dày cộp vì học quá nhiều (nhưng toàn thi đỗ trường ĐH dân lập :wink.." Bằng cấp không phải là cái gốc của tri thức.
Bác nói chính xác. Nếu như con mình nó thật thà, thẳng tính, trượng nghĩa... mà cả xã hội méo mó thì tự nó sẽ bị cô lập, bị gọi là thằng dở hơi. Đây là "hố đen" của cả xã hội, bản thân mình cũng đâu phải tấm gương tốt cho con trẻ. Thế nhưng cứ nhìn thấy cảnh đạo đức xã hội băng hoại thế này, em không đành lòng. http://tuoitre.vn/Ban-doc/442646/Mot-vu ... o-cam.html . Riêng vụ học kỳ quân đội em thấy phản cảm và phản giáo dục vô cùng. Hiện đang có lớp Cha mẹ tích cực, em ko rõ ở đâu dạy, nghe nói cũng khá hay. Có lẽ em nghe bác tìm hiểu thêm xem sao.
Chỗ này em quên ko ngắt đoạn xuống dòng làm bác hiểu sai ý của mình. Ý em nói trẻ em TP cũng đầy dẫy nguy cơ như tai nạn giao thông, điện giật vì nhà nào cũng đầy các thiết bị điện, thực phẩm ko đảm bảo an toàn vì bị phun bón đủ thứ có giời mới biết, ô nhiễm ko khí trầm trọng, bạn bè xấu rủ rê làm những điều có hại cho XH và gia đình... Em ko muốn tranh luận nhiều về câu chữ nhưng khi bác đọc từ "KỸ NĂNG SỐNG" nó đã nói lên đầy đủ ý nghĩa rồi. Kỹ năng sống chứ đâu phải kỹ năng để trở thành quý ông quý bà :wink: . Em chê cái "BỆNH" chứ em ko chê chuyện "THÀNH TÍCH" bác ạ. Mong bác hiểu ý em hơn. Kính.
Bàn thì cứ bàn cho vui thôi bác? Còn việc này mấy Cụ Lớn nhà mình mà không lo,không làm AE minh lo sao nổi? than trách tí cho giảm sì tét tí chơ hổng cơm cháo gì hết. Em ví dụ cái ngoài lề tuy rằng nó không phù hợp cho lắm. Người ta dạy con chó,con vật họ Phương Tây họ năm bắt rất kỹ trước khi họ làm,họ dạy Bác nào nuôi chó mèo thì chỉ cần search trên mạng là đầy dẫy thông tin,giống loại,tính tình từng giống má,họ có rất nhiều thông tin về các loài, http://www.canismajor.com/dog/germansh.html Ngay như Vụ các bác nhà mình bắt Rùa cũng thế họ Phương Tây chắc họ không bắt kiểu Cưỡng bức như mình đâu, Nên nếu họ " Các Cụ " không để ý mà chỉ để ý cái Túi nhà Cụ thì Giòng giống quê mình chỉ có thế và hơn thế nữa mà thôi. Ngày chỉ đi xuống và chả mấy lúc cũng thành món Lẩu thập cẩm mà thôi
Cha mẹ những cô cậu này hay thật, chuyển giao trách nhiệm cho bên thứ 3 và kỳ vọng vào phép nhiệm màu: trong vòng 1 thời gian ngắn mà con mình trưởng thành, giống bón thúc quá ! Công ty dịch vụ này hay thật, từ tổ chức vui chơi hè hội cho trẻ em, trở thành nơi dạy "kỹ năng sống" với giá cao, có vẻ đây là một cách chơi chữ xét trên bình diện: đầu tư-được-mất.. thì mình không cho con tham gia những lớp được tổ chức như thế này, lý do chính đó là: suy nghĩ ăn xổi ở thì, có tiền thì mua con người mình cũng được.
Em cũng biết cho côn đi học thêm là tước mất thời gian nghỉ ngơi vui chơi và học một số điều khác về cuộc sống .Nhưng ko cho đi ko được ,con em học rất tốt ,em cũng ko muốn cháu đi học thêm .Nhưng mà ko đi học thêm thì ko được học sinh giỏi thế là khi thi cấp 3 đương nhiên mất 8 điểm xét tuyển .Em kể thế này nhé ,năm lớp 6 ko cho đi học thêm các giờ kiểm tra có bạn nhìn bài nó mới làm được .Khi có điểm bạn cháu 9 điểm ,con em 8 bị trừ 1 điểm do trình bày ko đẹp :?: .Cuối năm đó ko là học sinh giỏi ,thiếu 0,2 điểm mới đủ .Cô giáo nói cháu chỉ cần chăm hơn chút là học sinh giỏi :?: :?: .Đến lớp 7 đành đi học thêm cho có mặt -học sinh giỏi luôn mà còn giỏi xuất sắc nữa cơ .Hài thật
Mấy định nghĩa về "giáo dục kỹ năng sống" bac Nguyen đưa ra rất hay. Ít nhất cũng giúp a e hiểu đang tranh luận về cái gì. E cũng đồng ý việc cha mẹ phải thay đổi tư duy trc để giáo dục con. Nhưng nhiều lúc cha mẹ chỉ kêu ca về lỗi của "hệ thống" và ko làm gì mấy. Nếu vậy thì chứng tỏ cha mẹ "bất lực" vì cha mẹ cũng đang tư duy (và sống) trong "hệ thống". E nghĩ chừng nào cha mẹ còn nghĩ "trong hệ thống (giáo dục) này, con mình ko theo như thế ko đc" thì tư duy của cha mẹ đã bất lực rồi. Có nhiều bài báo chê học sinh học trg quốc tế "khó thích nghi với XH", "nửa ng nửa ngợm"... Cá nhân e đánh giá kiểu chê đó là qua "lăng kính" của Ng Nhìn. Nếu sâu sát hơn, thì khi viết bài phải đi tìm hiểu xem ng ta dạy cái gì và thế nào. Ít ra cũng phải ngẫm thử xem: các a đại gia hay gửi con học ở Unis, Hanoi academy... liệu họ có "nhận thức kém" hơn ng nhận lương của họ ko nhỉ", sau đó đi tìm hiểu, chắc sẽ hiểu ra nhiều điều. Cá nhân E nghĩ cho con "học thuộc lòng" ít thôi, dành tiền cho nó học cái khác, cái gì mà "hệ thống" đang (vô tình hay cố ý) "quên" ko dạy cho cha mẹ nó, và cho cả nó.
Thôi không bàn lan man về những vấn đề "vĩ mô" nữa các cụ ơi. Chúng ta cứ vĩ mô hóa thì chả biết cần phải làm gì đâu ạ. Em mới đọc bài báo về một trường hợp cháu bé ngồi cạnh mẹ xay thịt làm bánh, vô tình và chủ quan mẹ cháu quay đi một chút thôi thế là cháu bé đã thò tay vào máy xay....hậu quả là cháu đã mất đi bàn tay phải khi mới ~2 tuổi. Rồi một trường hợp nữa là một cháu bé cũng ~2 tuổi khác trong lúc mẹ dọn phòng, không để ý con thì cháu đã đưa tay vào ổ điện...phải đưa đi cấp cứu. Khi cháu đã qua cơn nguy kịch, cháu nói một câu rất ngây ngô và chưa sõi " con bắt trước ba"... Và còn nhiều chuyện đau lòng khác... Như cụ Thinhgia nói: Muốn cho trẻ không bị ngã do trèo cây thì hãy dạy trẻ biết trèo cây, sao cho an toàn. Muốn trẻ không bị "nguy hiểm" khi ngã nước hãy dạy cho trẻ biết bơi. Vậy cần phải làm sao để rèn cho trẻ kỹ năng biết tự tránh những mỗi nguy hiển ngay trong cuộc giống hàng ngày, ngay trong ngôi nhà của mình??? Mời các cụ chia sẻ, bàn luận về những kỹ năng cơ bản nhất và không kém phần quan trọng này !
Chỉ có dùng cho con người mới có khái niệm "kỹ năng sống" (cái này trên mạng có nhiều khái niệm mà em cũng đã dẫn ra trước rồi). Loài vật nói chung (theo cách hiểu của bác) thi gọi là "Bản năng sống" hoặc "Bản năng sinh tồn" bác ạ. Chữ "thành ông" "thành bà" bác đọc nhanh quá hay sao ấy :mrgreen: Những thứ khác em xin miễn bàn vì nó liên quan đến nhận thức cá nhân mỗi người, bàn nhiều rất dễ dẫn đến mâu thuẫn không cần thiết. Tai nạn là chuyện đau lòng, khó tránh. Vấn đề là để có những người lớn như chúng ta hiện nay, chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu rủi ro, sai lầm... bằng sự may mắn, kinh nghiệm bản thân, sự dạy dỗ của những người lớn (khi chúng ta còn nhỏ) chúng ta mới tồn tại đến giờ này. Nhưng mỗi người thường không thể hội tụ đủ yếu tố "kinh nghiệm" hay em gọi là "kỹ năng sống", vì vậy mới phải tìm thầy, tìm thợ để học và cho con học. Trường hợp em bé 2 tuổi là lỗi của mẹ bé rồi, thiêu thận trọng, thiếu cái gọi là kỹ năng sống (em không hiểu tại sao có bác lại nhẫn tâm phán là kệ ... rồi "cho các cháu chắt đi học cũng chưa muộn" ) Thực ra cũng không oán trách được mẹ bé nhiều bởi mẹ em chưa hề được dạy, cảnh bảo và phải học về những nguy hiểm cho bé. Cần phải học Kỹ năng sống là vì thế. Một việc quan trọng nữa là làm sao cho những người bị váp ngã tự đứng dạy được. Công Hùng có kể với em một chuyện mà theo em là rất ý nghĩa: Một cô bé 17 tuổi, chẳng may bị tai nạn gãy mất một chân. Ở tuổi đẹp nhất của cuộc đời, cô bé chán nản, oán trách mọi thứ. Oán thân phận, số kiếp rồi lại quay ra trách móc gia đình ăn ở không ra gì nên cô mới gánh nan cho cả nhà. Vô tình lên mạng cô mới biết và quen Công Hùng, ngày nào cũng gọi đến Công Hùng để than vãn vài lần. Sau gần 1 năm như vậy, đến một ngày Công Hùng nói với cô bé "Em than vãn đủ chưa? Em còn được 17 năm đi lại, chạy nhảy trên đôi chân của mình, còn anh, anh chỉ có 3 năm. Gần 30 năm nay, đến động tác mà em nghĩ đơn giản nhất "đưa tay vuốt tóc mình" mà anh còn không thể làm được. Tại sao không mỉm cười với cuộc đời và làm điều gì đó thật có ích" Kết quả cô bé đó đã nhận ra sự may mắn của mình và không than vãn nữa. Thế đấy các bác ạ.
Ý em muốn là các bác bàn luận cụ thể vào mấy cái gọi là cơ bản trước cơ. Làm thế nào để dạy cho trẻ có được các ký năng sống an toàn trong ngôi nhà của mình trước đã ! Ví dụ: Làm sao để trẻ nhỏ không cho tay vào ổ điện và an toàn với các thiết bị điện ??? - Thiết kế ổ cắm tường đủ cao để những trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức về những nguy hiểm từ điện không thể với tới. - Trẻ nhỏ khi chưa nhận thức đc sự nguy hiểm từ nguồn điện thì thực tế rất hay bắt trước những gì người lớn làm => Hãy để trẻ thấy người lớn cũng sợ, cũng rất đau khi "đưa tay" vào ổ điện. - Người lớn cần có thói quen cẩn trọng, và quan tâm đến vấn đề an toàn điện: Thường xuyên kiểm tra dây dẫn các thiết bị như quạt, tivi và đặc biệt là các ổ nối dài để phát hiện các trường hợp dây bị chuột cắn, hở vỏ ...
Với quan điểm, nhận thức của em: Bác đã làm rất đúng để rèn cho trẻ tính chủ động trong cuộc sống => chủ động trong mọi thứ. Với con em thì em cũng có một chia sẻ nhỏ: Khi cháu nhà em tập đi, em cho cháu mượn 1 ngòn tay => tạo cảm giác tự tin cho cháu chứ không phải để cháu bám chặt cho khỏi ngã. Khi cháu tập xuống bậc cầu thang hay leo lên và leo xuống dốc (dốc ngõ, dốc dắt xe từ sân lên nhà) cũng vậy. Và khi không có ai cầm tay cháu thì cháu đã biết phải làm thế nào. Tuy khi chạy từ nhà ra hay từ sân vào với tốc độ "cao" cháu đã diết dừng lại, từ từ bước lên hoặc từ từ bước xuống. Nếu bậc thang quá cao, hay dốc quá thì cháu sẽ tìm cách xoay người lại để xuống cho an toàn. Còn nếu vẫn không được thì cháu cũng không bao giờ tự mình xuống vì biết như vậy là nguy hiểm ...
Phải thú thực là kiến thức về dạy trẻ của chúng ta còn rất khiêm tốn. Mấy cô truờng Mầm Non ngày nay được trang bị kiến thức du nhập nên hơn các cô ngày xưa nhiều. Các bạn đã lên đây gõ được bàn phím đều chịu chung thiệt thòi là ngày xưa không học mẫu giáo hoặc có học thì giáo trình cũng rất lạc hậu và sơ đẳng. Vây, phải bắt đầu từ các ông bố bà mẹ. Chúng ta là các ông bố nên có điều kiện hơn vì chúng ta đều có thể cặp với 1 cô nuôi dạy hổ để cô ấy dạy cho. Miềng cũng có thể cặp được 1 cô hiệu trưởng nào già và xấu xí để dạy cháu. Ngày xưa, thời Pháp thuộc cụ Hoàng Đạo Thuý tổ chức phong trào hướng đạo sinh thực ra là rèn luyện kỹ năng sống cho thanh thiếu niên rất thiết thực và bổ ích mà cha mẹ chả tốn kém gì lắm. Chả hiểu sao người ta lại bỏ nó đi. Nay lại du nhập món " học kỹ năng sống" với những chiêu quảng cáo ba hoa bốc phét kiểu như thuốc giảm cân, thực phẩm chức năng, vòng đeo tay rồi giuờng nêm từ chữa bách bệnh rôi lang băm Tàu chữa bách bệnh từ hôi nách đến trĩ thưọng trĩ hạ, giang mai tổ đỉa, ung thư ết-iếc chữa hết. Dạy và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là hết sức cần thiết nhưng đừng làm theo phong trào mang tính đua đòi, đôi khi tiền mất tật mang.
Thứ nhất là em vưỡn bún đậu mắm tôm thường xuyên cụ nhé Thứ hai là em vưỡn thịt chó mắm tôm đều như vắt chanh cụ nhớ Thứ ba là thỉnh thoảng em vẫn thưởng thức những món tuy ko phải là mắm tôm nhưng lại có mùi mắm tôm cụ nhá :mrgreen: ........................ Túm lại là cụ đặt câu hỏi chửa chuẩn. Chuẩn phải là :"Khỉ ăn được mắm tôm là phản xạ có điều kiện hay vô điều kiện?" :mrgreen:
Mình chỉ nói sơ lược được thôi là khi đứa trẻ bên này bắt đầu đi học, Chính phủ họ ràng buộc rất nhiều điều kiện đi kèm để bảo đảm cho đứa trẻ trước khi tới trường,,,,," không cập nhật hết được " Giấy tiêm chủng vacxin phải đủ liều do một tổ chức chuyên trách đảm nhận.(không có giấy này đưa trẻ sẽ không được vào lớp,nhưng bên này họ làm khá chuẩn nếu thiếu thì xin cấp,mất thời gian không mất tiền, không bị Cháo Hành ) Sau khi đăng ký đứa trẻ được đến lớp, ngày đầu là mỗi ngày một tiếng trong khoảng 1 tháng (tránh làm tâm lý đứa trẻ hoảng sợ khi Cha Mẹ chúng rời xa chúng qua lâu ở thời điểm đầu - VN ứ làm được vụ này) Một mẫu đơn kèm theo nói sơ qua về cá tính,tính tình,thức ăn,thích xem.tôn giáo. Tùy theo lứa tuổi mà sau này Cô giáo hay Thầy giáo sẽ tiếp xúc với Cha Mẹ học sinh tham khảo thêm,chia sẻ thông tin từ Thầy cô và ngược lại cho Cha Mẹ. Mình tiếp xúc với họ (Thầy Cô ) thì thấy là họ nắm bắt tâm sinh lý đứa trẻ rất tốt, họ dạy trẻ nhỏ ở lớp ngoan như con Mèo ấy nhưng vui tươi,ngây thơ và ngộ nghĩnh lắm (Điều mà bây giờ mình thấy VN ta toàn là các Bà,Ông cụ non ở lứa tuổi mầm non ) Trường bên này họ luôn có khoảng sân Cát, vài cái đồ leo trèo,Một phần còn lại là sân nhựa dẻo ( để tránh trẻ nhỏ ngã bị đau )vài cái xe đạp tại vùng này,trẻ nhỏ có thể đạp xe.đá banh ....vvv