Một topo amp gây nhiều thảo luận trong nhiều thập kỷ. Một seri các bằng sáng chế đã cấp cho Topo mạch khuếch đại âm thanh kiểu này. Hàng loạt các Audio amp từ thế hệ Tubes đến BJT tới Hybrid, Mosfes đã sản sinh , Ai đã từng nghe cấu trúc amp này một lần không khỏi khắc khoải một nỗi niềm : nó là cái gì mà mọi người theo đuổi như vây? Thể theo nguyện vọng của AE trong làng chơi, xin phép mở Topic này để cùng thảo luận. Kính .
Tôi không nhớ rõ ai phát minh, nhưng hãng Electrovoice áp dụng khá thành công với dòng máy PA từ 6BQ5 đến EL34, OPT có Z thấp, xuất Cathod.
Chính xác ạ . ngoài ra một số đèn nội trở thấp có thể xuất thẳng khi mắc // , thiết kế bias có thể đơn giản dễ nhưng đúng là hơi tốn nguồn , riêng cho tầng công suất cho 2 vế mất tới 4 nguồn riêng biệt .
Circlotron amp Tiếp theo : Topo này đầu tiên được đề xuất ứng dụng cho Tubes và nó khác với những amp thông thường đó là dùng 2 nguồn độc lập; 2 đèn công suất haotj động ở 2 bán kỳ của tín hiệu ngược pha nhau, kết quả những điểm lợi là : - Tải no dc, vào thời đó việc cấu tạo một tải OPT nodc thật là quá tốt cho giưới chuyên môn. - Trở kháng ra tải thấp. - Méo nhỏ, kiểm soát tốt. Những điểm hại là : - Tốn nguồn : sử đụng 3 nguồn cho 1 kênh: B1,B2 và B+ cho tầng trước (2 kênh có thể sử dụng chung nguồn B+ tầng trước). - Điều chỉnh rắm rối , bias hay bị trôi. xem sơ đồ đi kèm:
Để từng bước đi vào cấu trúc circlotron, mời các bác trở lại hình vẽ giản lược : tại đây phần nguồn cho 2 đèn công suất được bố trí độc lập, 2 đèn công suất được lái bởi 2 pha push pull.
Đối với tầng đẩy việc nuôi nguồn được bố trí thêm 1 nguồn C độc lập và đây là một mạch điện tầng lái & công suất thực tế của amp circlotrol có dùng OPT No DC. thông số thu được như sau : Power, (Watts). Distortion, Percent. 3,600 ohm load. Distortion, Percent. 1,840 ohm load. Distortion, Percent. 1,160 ohm load. 50 -- -- 2.9 32 -- 2.20 1.8 20 2.5 -- -- 16 2.3 1.45 1.8 8 1.3 1.40 1.7 4 0.83 1.20 1.6 2 0.59 0.96 1.45 1 0.41 0.74 1.25
Cho đến tận những năm cuối của triều đại Tubes MkI người ta vẫn cấu tạo Circlotron amp có OPT NO DC với những loại đèn thông dụng trở kháng cao như EL34, KTxx. xin mời AE chiêm bái sơ đồ một Tubes amp hoàn chỉnh thời đó : Kỳ tiếp Circlotron amp trong triều đại bán dẫn.
Bước sang thời kỳ đồ bán dẫn vẫn với cấu trúc circlotron, nhiều nhà khoa học thời đó đã trăn trở đề chuyển thể chất âm huyển thoại của thiết kế này sang áp dụng với vật liệu bán dẫn. Nhiều cuộc thí nghiệm đã được triển khai, phần lớn đều đi đến thất bại bởi việc bias Solid nảy sinh nhiều vấn đề hóc búa hơn như trôi nhiệt, feeed back, kiểm soát hệ thống lớn..... Cho đến khi James Bongiorno đệ trình kỹ thuật bias cho hệ thống BJT trên cấu trúc Circlotron, và nhận bằng sáng chế No 4229706 tại Hoa Kỳ (xem hình) ; tất nhiên thành công này có sự góp mặt bởi kỹ thuật sản xuất chíp Opamp thời đó đã phát triển đến mức cần thiết. và ngay sau đó ông bắt tay vào hiện thực hóa kỹ thuật bias đó trên sản phẩm SUMO 9 (The Nine) cùng với công ty SUMO Electtric Hoa kỳ. Hệ thống khuếch đại SUMO Nine có cấu trúc Circlotron hoàn chỉnh, lái bằng thuật toán opamp và chạy 5 cặp NPN BJT cho mỗi vế, công suất tiêu thụ 600 W, công suất ra tải 60w ClassA cho chất âm mê muội và đặc biệt là hết sức truyền cảm (see JPG kèm theo).
Trong cùng triều đại bán dẫn được phát triển hùng hậu, những biến thể của mạch Circlotron được các nhà kỹ thuật triển khai, để tận dụng âm chất mạch này với những vật liệu " dễ điều trị" hơn kết quả của quá trình nghiên cứu đó là một số Bằng sáng chế đã được đăng ký và cấp cho Mạch khuếch đại Circlotron và biến thể của nó dành cho vật liệu bán dẫn sử dụng "Sò" hiệu ứng trường MOSFET một thứ vật liệu mà kỹ thuật điều khiển và âm chất của nó được coi là gần gũi với tubes nhất :
Một trong những hãng audio hàng đầu thế giới đã đón nhận cấu trúc Cir trên MOSFET sau vài chục năm lưu lạc như là một sự tái hiện của một thần tượng máy khuếch đại âm thanh; sức mạnh và âm chất của hệ thống mang lại cho hãng Thorens danh tiếng một luồng sinh khí mới : Lúc này các hãng (Thorens, BAT,Amafer...) bắt đầu cuộc chạy đua sản xuất thiết bị khuếch đại Hạng Hi-end trên cấu trúc Cir bằng Mosfet : Mời các bác chiêm bái một trong những schematic đơn giản ngon bổ rẻ đã được, người Đức, người Anh, người Thụy sỹ khai triển trong các amp của họ. (see JPG) Một trong những thành công vang dội trong giai đoạn này phải kể đến là sản phẩm Thorens 3200 Team và 3800 Team. Tất nhiên sơ đồ của sản phẩm này không được công bố và các tay nhà nghề Rề viu bình luận, đồn đoán rất nhiều về nó , xin được trích 1 câu trong nguyên văn : Thorens sẽ là xxx si để công bố công khai các schematic họ được cấp phép để sử dụng độc quyền từ Blöhbaum hệ thống :wink:
Có em đơi , em may mắn đã đc nghe Sumo nine plus đánh với AR2, 3, Ditton 66...quả là danh bất hư truyền. Âm thanh ấm áp, tinh tế, truyền cảm, chính xác, độ động rất tốt...Nếu xét về sự đồng đều của các tiêu chí thì em vote cho Sumo nine plus 5 sao. Trên diễn đàn ta em đc biết có cao thủ đã âm thầm lắp theo cấu hình này và đang phê :roll: . Có bác nào máu làm thì hô lên nhé
A cái Cir là vậy Rất cảm ơn cụ trưởng thôn đã sưu tầm và giới thiệu cho anh em một hướng đi mới Té ra ,em làm theo Sumo nine Plus chính lại là circlotron mà không biết , một thiết kế ClassA công suất khá mạnh mà em biết :wink: Thảo nào âm thanh của nó hay thía
À, có ai máu làm để em đu theo ấy mà :mrgreen: Theo cấu hình mạch cir này về độ phức tạp thì tube hay ss cũng na ná như nhau, hay ta chơi luôn ss cho nó...rẻ và thời thượng đi các bác nhỉ.
Hay quá, túm đc cao nhân đây rồi. Bác review kỹ hơn về chất âm và các bước thực hiện em này đi để AE đu theo với. Thanks
Bác tề Thiên này nhận xét rất chính xác về em Sumo này. Mình không biết lý thuyết mạch hay gì hết, nhưng với chất tiếng này, thì nên chơi các bác ạ.
Thực ra thiết kế hoặc (làm theo) kiểu mạch circlotron đã có nhiều Bác trên diễn đàn đã làm và kết quả cũng rất tốt rồi mà Bác , ví dụ SUMO 2008 có 1 amply chạy mạch này mà , một ưu điểm lớn của nó là chỉ dùng 1 loại lk ( đèn , BJT ,FET) nên đặc tính dễ cân (giống) nhau hơn (nhất là tube) khi dùng cặp thuận ngược . kế đến là trở kháng ra nhỏ vì thường thiết kế ra ở chân K(tube), E(BJT) , S(FET) .
Tiếp nối triều đại Solid hùng hậu , cấu trúc circlotron được nghiên cứu nâng cao và ứng dụng mạnh mẽ : SuMo 9 được nghiên cứu hoàn thiện bởi The Nine plus (9+) với việc đưa Bufet BJT vào giữa tầng OPamp với tầng công suất và việc cải thiện bias tự động bằng nguồn dòng dùng BJT, SUMO 9+ cung cấp một công suất 70W classA đủ đánh và cho âm chất hay với phần lớn các cặp loa home đương đại.(Xem hình Cir 11) Passlabs alep sau nhiều năm mày mò chinh phục các đỉnh cao công suất nay cũng đã trở lại cải thiện phần chất bằng việc áp dụng cấu trúc Circlotron trên Mosfet , với cấu trúc đơn giản này Passlabs bung ra thị trường thiết kế amp bán chuyên nghiệp cho âm chất cực kỳ quyến rũ bởi sự kết hợp Mosfet + Circlotron có mang nhiều hơi hướng lả lơi của tubes (xem hình cir12) Kỳ tiếp : Tubes Mosfet Hybrid Ciclotron amp.