Mời bác Giặc Cái Nguyên Tác: Hoàng Ly Dịch Thuật: Vô Danh http://www.nhanmonquan.com/?page=story&id=43 review thì cho em chịu, văn viết em kém lắm ạ Hoàng Ly là một nhà văn nhà báo tên tuổi,đã xuất hiện như một vì sao lạ chói sáng trên làng báo chí Việt Nam từ thập niên 50 trên tờ "Giang Sơn" của Ngô Thái Bảo,toà soạn tại phố Hàng Trống,Hà Nội. Di cư vào Nam năm 1954,Hoàng Ly tiếp tục viết cho nhiều tờ báo với các tác phẩm tiểu thuyết đường rừng,có sức lôi cuốn mãnh liệt với nguời đọc như "Nữ Tướng Biên Thuỳ", "Giặc Cái"," Thập Vạn Đại Sơn Vương", "Yêu Truyền Kiếp"...Ngoài ra,với bút hiệu "Thánh Sống" ký ở mục phiếm "Vấn Kế",Hoàng Ly đã chứng tỏ tính đa dạng của một ngòi bút đầy tài năng. Tác phẩm "Thập Vạn Đại Sơn Vương" hay "Lửa Hận Rừng Xanh"... là một câu chuyện của tay hảo hán người Việt,ngang dọc trên vùng núi vùng Ba Biên Thuỳ với những cuộc đấu võ,đọ súng kinh hồn cùng bọn giang hồ thổ phỉ. Tóm tắt truyện Giặc Cái - Nữ tướng miền sơn cước Chàng trai Thái Dũng gia đình trong 1 ngày phân ly tử biệt, thân mang tiếng Phan An nên bị các nữ tặc khát tình săn đuổi, nhưng trớ trêu thay lại thương yêu con gái của giặc núi Phi Mã Ác, kẻ thù giết gia đình mình. Được Hồng Diện Thần Quân cứu và cưu mang. Thầy lấy thân mình trả nợ đời , nợ tình cho bà vợ suốt đời chỉ biết đến vàng và kho tàng Tôn Thất Thuyết. Trò học nghệ chưa thành thân đã lâm hiểm cảnh, trái ngang lại dẫn đến thụ lãnh Phi Kiếm truyền của Vua Đảo Rắn cùng 1 đêm vân vũ truyền điện công cả đời. Đến Phòng Tô lĩnh giáo Quỹ Nhập Tràng, Nam Thánh Phòng Tô danh trùm thiên hạ, Phi Kiếm ngòai 40bộ lấy đầu người như bỡn, 1 mình đùa giỡn cã Đông Quân lẫn Chúa Phản Tây Phàn mà vẫn ko hề thấy mặt , ai dè chỉ là 1 chú bé hiền lành, ban ngày ko bít 1 chút võ công?? Thế nhưng, cha mẹ có phải là cha mẹ? người chết phải đã chết? Kẻ thù giặc Cờ Đen với nàng Long Nữ khét tiếng nhưng đa tình, với Đông Quân thâm độc và võ công trùm đời có phải là thù nhân? Chúa Mười Vạn Núi lại phải bôn ba tìm cho ra lẽ, Hồng Diện vẫn phải trân mình mặc cho bà vợ ngày xưa đọa đày để trả nợ vợ chồng...
cho em sì bam tí Giới thiệu tặng bác XXX vài kiểu lạ, cầm mấy kiểu này xoay xoay mấy em teen mới thích nè
Hồi Tết em cũng được 1 ông giới thiệu Câu chuyện dòng sông của Herman Hess, em mới đọc được 2 chương thì tạm bỏ đấy ạ. Sách mới ở VN thì phải hỏi bác BAB và Loving, chứ em bỏ bê đọc mấy năm nay nên lạc hậu lắm ạ
XX cu~ng không đọc tiểu thuyết của tác giả hiện đại, duy chỉ đọc các tác giả viết về Leadership, Sales và Motivation (để kiếm cơm ) như: John Maxwell, Zig Ziglar, Rick Handfield, Spensor Johnson, Tony Buzon... Một quyển mà XX thường đọc đi đọc lại là Leadership Gold mà gần đây AlphaBook vừa dịch và phát hành "Tinh Hoa Lãnh Đạo", quyển này là đỉnh cao suốt 40 năm tâm huyết về lãnh đạo của John Maxwell, ông đặt bút viết khi 60 tuổi và nó thể xem như 26 "túi gấm" ngày xưa Quỷ Cốc Tiên Sinh đã cho Tôn Tẩn mang theo xuống núi...
Lâu lắm mới thấy bác svn xuất hiện trên diễn đàn. Mấy trang trước em có hỏi về Alexis Zorba mà không thấy ai đọc, hóa ra bác cũng là fan của con người hoan lạc này. Không biết bác đọc Zorba của cụ Dương Tường dịch hay bản dịch trước 1975 (tên là "Cuộc đời và kinh nghiệm của Alexis Zorba"). Kaznzakis còn một cuốn nữa em cũng rất thích là "Xin chọn người yêu là thượng đế" - chưa thấy in lại lần nào, không hiểu bác đã đọc chưa. Còn Herman Hess thì em mới tạm gọi là đọc qua Narcist & Goldmund nhưng thực sự chưa có cảm giác gì gọi là thích thú (trừ cái tên Goldmund làm em thèm quá )
Sẵn có anh XX ở đây, em múa rìu phát :mrgreen: Các bác nhận xét về dòng VH Nam bộ thế nào qua các tác phẩm tiêu biểu của cụ Nam Sơn và Đoàn Giỏi. Bây giờ thì có chị Tư.
The Last Temptation em mới xem phim, mà xem xong hết mún đọc sách lun. Thú thực là em mới đọc có 2 cuốn của Kazantzakis, còn "Thủ lĩnh Mi-sen" (Captain Michalis) dù nhà có bản dịch tiếng Việt (2 tập) nhưng em cũng chưa muốn cầm lên. Stefan Zweig lúc trước em có hỏi, nhưng không thấy ai trả lời, hóa ra bác cũng là người tri âm. Tuy nhiên, em thích tập truyện ngắn "Ngõ hẻm dưới ánh trăng" hơn là "Bức thư của người đàn bà không quen biết" và "24h trong đời một người đàn bà". Còn Gide thì em mới đọc mỗi ký sự đi Nga của ông này thôi, các sáng tác khác em đều chưa được nhìn thấy bản Việt ngữ. Có gì bác chỉ cho em vài cuốn hay để mở mang tầm mắt với ạ.
Ạ. Nếu là Hòa âm điền dã của Bùi Giáng tiên sinh dich thì em có thấy qua. Cái gì mình không biết thì phải nhờ người khác chỉ cho la đúng rồi ạ. Mong bác tiếp tục vào đây post bài cho bọn em được nhờ nhé Cảm ơn bác nhiều!
em mới đọc Ngõ Hẻm và 24h, Bứ thư em chửa đọc, 24h em đọc lâu lắm rồi, thậm chí bây giờ k nhớ chi tiết nữa, chỉ nhớ là hay :wink: @Loving : hóa ra bác thích mọi thứ liên quan đến ánh giăng, từ Sôlát đến Ngõ Hẻm cho đến Người và xe chạy dưới Ánh Giăng ... . Ngày xưa có yêu em nào là Nguyệt k ? Ô kìa bóng Nguyệt trần truồng tắm Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe....
Em thích Giăng là do ngày xưa thích nghe Thái Hiền hát "Ông Trăng Xuống Chơi" của cụ Phạm Duy, và sau này đọc Ôn Thụy An có tổ chức sát thủ "Tần thời minh nguyệt, Hán thời quan" bác ạ... Nghe lạ nhỉ! Em mà là ông Trăng thì trả hết, trừ vợ đàn ông. Bắt lên cung Quảng Hàn cho chị Hằng đỡ bơ vơ... :lol:
Bác caithang đọc Leon Uris chưa ạ ? "Về miền đất hứa", "Hoàng ngọc - Topaz".... Truyện dịch mới thì khéo em còn lạc hậu hơn bác
Bác ơi cuốn tiểu thuyết mà chuyển thể thành phim " 40 năm vẫn còn zin" là của tác giả nào ý nhỉ em go gù mà vẫn k thấy .Thank
Wow lần đầu tiên em mới biết BXP làm dịch giả, A.Gide thì em biết cụ Bùi Giáng dịch nhiều nhưng cụ Phái cũng có dịch thì hào hoa quá. Sáng nay em phải chạy ra các nhà sách cũ mới được, hay bác svn cho em mượn vài hôm. Đa tạ
@ bác caithang chủ thớt: topic bác đưa ra đánh đúng vào nhiệt huyết thầm kín của nhiều thành viên nay có dịp bộc lộ. Em rất trân trọng nhiều bài viết của các bác trên đây khi đánh giá hay nhận định về tác giả, tác phẩm. Phần lớn các bài viết đều rất chắc tay, sắc sảo, uyên bác ... nhưng có điều em thấy thiếu tập trung. Đang bàn về tác giả này, thì lại có bài xọ vào tác phẩm khác. (Có lẽ do tính chất diễn đàn nhiều người muốn nói nhiều người muốn nghe chăng? ). Em có một đề nghị nho nhỏ như vậy: bác chủ thớt đứng ra cầm chịch chủ đề. Hàng tuần, đưa ra từng chủ đề một cho anh em bàn luận. Ví dụ tuần này ta bàn về Antoine de Saint-Exupéry, tuần sau ta bàn về Kim Dung, ... anh em tha hồ bàn tán trong chủ đề đó. Ý em vậy bác chủ thớt thấy sao?
Bàn về Rờ Mạc đi các Bác, Ba Người Bạn em đọc cũng 5, 7 lần rồi đó. Còn Khải Hoàn Môn, Đêm Lisbon, Bia mộ đen bầy diều Hâu gãy cánh... Nhưng 1 tác phẩm kinh điển dựng thành Phim : Một thời để yêu và một thời để chết. Cuốn này sau này dịch lại thì có tựa "thời gian để yêu và thời gian để chết" nghe nó hơi kỳ kỳ sao ấy.
Em thấy cũng hay nhưng sợ khó thực hiện ạ, vì thực ra em cũng muốn lập topic để được giới thiệu các tác phẩm hay và giao lưu với các bác hay đọc sách trên này, còn nếu để bàn luận kỹ em sợ phải có 1 box chuyên đề văn học mới đủ. Các bác thấy sao ạ ?
Truyện thì em chịu, thể loại tâm sinh lý em xem phim cho lành. Hay bác xem "101 Reykjavík" đi, hay đáo để.
Em khoái tiểu thuyết Erich Maria Remarque lắm bác, em mới được đọc những cuốn được dịch ra tiếng Việt. Ông viết 14 cuốn tiểu thuyết, bằng số tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, có khi tên truyện cũng xếp được thành đôi câu đối k biết chừng Giọng văn châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc, niềm vui cuộc sống luôn có trong những chi tiết nhỏ nhặt, tư tưởng lãng mạn thường trực bên cạnh số phận trong những lúc khó khăn, tình cảm giữa con người và con người hiển hiện ở mọi trang sách. List of Works Note: the dates of English publications are those of the first publications in a book form Novels (1920) Die Traumbude. Ein Künstlerroman; English translation: The Dream Room (written 1924, published 1998) Gam (1928) Station am Horizont; English translation: Station at the Horizon (1929) Im Westen nichts Neues; English translation: All Quiet on the Western Front (1929) (1931) Der Weg zurück; English translation: The Road Back (1931) (1936) Drei Kameraden; English translation: Three Comrades (1937) (1939) Liebe deinen Nächsten; English translation: Flotsam (1941) (1945) Arc de Triomphe; English translation: Arch of Triumph (1945) (1952) Der Funke Leben; English translation: The Spark of Life (1952) (1954) Zeit zu leben und Zeit zu sterben; English translation: A Time to Live and a Time to Die (1954) (1956) Der schwarze Obelisk; English translation: The Black Obelisk (1957) (1961) Der Himmel kennt keine Günstlinge (serialized as Geborgtes Leben); English translation: Heaven Has No Favorites (1961) (1962) Die Nacht von Lissabon; English translation: The Night in Lisbon (1964) (1970) Das gelobte Land; English translation: The Promised Land (1971) Schatten im Paradies; English translation: Shadows in Paradise (1972) Other works (1931) Der Feind; English translation: The Enemy (1930-1931); short stories (1955) Der letzte Akt; English translation: The Last Act; screenplay (1956) Die letzte Station; English translation: Full Circle (1974); play (1988) Die Heimkehr des Enoch J. Jones; English translation: The Return of Enoch J. Jones; play (1994) Ein militanter Pazifist; English translation: A Militant Pacifist; interviews and essays http://en.wikipedia.org/wiki/Erich_Maria_Remarque
Ông này em chịu nhất là Phía Tây không có gì lạ (có một bản dịch khác tên là Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh, có lẽ dịch từ tiếng Anh) và Bia mộ đen (bản dịch trước 1975). Châm biếm, triết lý và chua cay kinh người. Nhờ đọc Bia mộ đen mà em biết nói câu "Lửng lơ con cá vàng" từ gần 20 năm trước, hi hi...
Em cũng khoái "Chiến hữu" và "Bia mộ đen (đài tưởng niệm những con diều hâu gãy cánh)", tình bạn của những con người đã cùng nhau vào sinh ra tử thật đáng trân trọng. Tên sách "Phía Tây không có gì lạ" theo em không đạt. Vì sao ? Thời đó ở Đức, nói "phía tây" là người Đức hiểu ngay là "mặt trận phía tây". Thế nên khi dịch sang tiếng Anh người ta mới phải dịch cụ thể ra là "Western front", và sang tiếng Việt nó trở thành "Mặt trận miền tây" (một cách đầy đủ "All quiet on the Western front", "Mặt trận miền tây vẫn yên tĩnh"). Sau đó xuất hiện bản dịch khác, tựa là "Nothing new in the West", và đương nhiên sang tiếng Việt trở thành "Phía Tây không có gì lạ", mặc dù nghĩa của nó là "Mặt trận miền tây không có gì mới (để thông báo)". @caithang: cụ làm cho cái danh sách các tác phẩm dịch đê
Hì hì. Em lại thích cái tên Phía Tây không có gì lạ hơn, vì nó có vẻ "thoát". Chứ Mặt trận miền Tây lại đủ đầy quá. Bác nào đọc quyển này đến đoạn cuối cũng thấy là anh lính ấy chết vào 1 ngày yên ắng, đại khái là Mặt trận phía Tây không có gì đặc biệt hết. Theo em, cái tên Phía Tây không có gì lạ dành cho những người đọc sách rồi thì đúng hơn, các bác nhỉ. Nhân nói chuyện dịch thoát, em nhớ đợt trước cụ Dương Tường có bắt bẻ cái tên Chúa tể của nhẫn, kêu là rườm, rồi bảo dịch thành Chúa nhẫn mới thoát. Nhưng để bán được sách thì cứ phải Chúa tể của nhẫn. Bản thân em cũng thích Chúa tể của nhẫn hơn, nghe rất kêu. Túm lại, thưởng thức văn hóa nghệ thuật phải mỗi người một ý mới vui, mới có cái để tranh luận...
Phía Tây không có gì lạ từng bị một nhà xuất bản từ chối nhưng khi ra đời, cuốn sách được dịch ra hơn 30 thứ tiếng, tiêu thụ được hơn 14 triệu bản (2006). Henry Louis Mencken (nhà phê bình văn học nổi tiếng) đã nhận xét về "Phía Tây không có gì lạ" : Không nghi ngờ gì nữa, đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất về thế chiến I.Sau khi xuất bản Phía Tây không có gì lạ - cuốn tiểu thuyết kể về số phận của một toán lính sống sót trong chiến tranh, danh tiếng của Remarque trở nên nổi tiếng nhưng cũng khiến ông trải qua không biết bao nhiêu long đong lận đận. Những câu đầu tiên của tiểu thuyết : Chương 1 Cuốn sách này không phải là một bản cáo trạng, cũng không phải là một bản phát biểu chính kiến. Nó chỉ thử nói về một thế hệ bị chiến tranh hủy hoại. Ngay cả khi thế hệ ấy đã thoát khỏi những viên đạn đại bác. ................. Mời các bác đọc : http://www.maiyeuem.net/vtopic96931.html