Nói đến nhà văn Nguyễn Quang Lập, mời các bác vào thử quechoablog, em k nhầm thì do bác Lập sáng lập.
Hê hê dạ đúng đấy ạ! Mà bác đọc "Ký ức vụn" em bảo chưa??? hay cực kỳ và rất buồn cười nữa!!! Hôm nào Bác caithang mời em chầu cafe nhé! Thèm cafe quá rùi!!!
Cuốn này xuất bản từ 1954, giờ em mới đọc được, thấy hay. Up topic lên để các bác xem cùng cho vui Quyển "Tìm Hiểu Người Nhật Bổn để biết rõ nhược điểm của ta" của cụ Trần Minh Tiết do nhà xuất bản Thông Tin Nam Việt phát hành năm 1954. Tác phẩm này được Thư Viện Đông Dương - Toyobunkou, Tokyo bảo hành rất chu đáo. Trong tinh thần vô vị lợi, bản điện tử này được chia sẻ đến bạn đọc trong mục đích cùng xem lại cách nhìn của người đi trước về Nhật Bản. Với bản điện tử này, cùng với cụ Trần Minh Tiết, chúng tôi xin kính gửi đến bạn đọc lời cụ Trần Minh Tiết đã ghi trong trang mở đầu của tác phẩm : " KÌNH TRỌNG : đề tặng những ai thật tình muốn cho xứ sở càng ngày càng thêm hùng mạnh "
Em lại up topic lên Cái tên truyện này chắc gây kích thích hơn Lạc Thú Ở Đời (1955) Nguyên tác :LÂM NGỮ ĐƯỜNG Lược dịch : Trình Xuyên http://cotab.com/viet/download/LacThu.rar
Em vẫn thik đọc sách giấy hơn, hay em cổ điển thì ko biết, đọc trên mạng thấy nó cứ khô khan lạnh lẽo giết chết cảm xúc, chả tập trung dc. Mà sao dạo này đầu óc ta lười vận động thế, cứ cầm cuốn nào dầy dầy nặng chút là ngại đọc rùi , chết thật.
Em cũng theo bác, thích sách giấy hơn ấy, đến giờ vẫn khoái đọc sách giấy. Nếu mấy bác ngại đọc khi cầm sách giấy thì có cuốn "Sống" của Dư Hoa ấy, còn muốn vừa đọc vừa tập tạ và công tác liên quan đến xây dựng, kiến trúc thì đọc cuốn " Suối nguồn," e không nhớ tác giả xem thử, còn muốn phá cách, thắc mắc về ngữ pháp, văn phong, dịch thuật, tình dục, ... thì đọc "tình ơi là tình", hình như nhà văn Áo viết, và Nhã Nam liên kết xuất bản ấy.
Thói quen đọc sách giấy thì còn gì bằng nữa ạ. Thôi thì trong thời buổi gạo châu củi quế thời gian vàng, còn đọc sách là tốt rồi. Sách giấy hay sách điện tử cũng được, giống analog hay digital thui :mrgreen:
Em lại lọ mọ câu khách up topic bằng link đệ nhất "râm thư vintage" http://www.ziddu.com/download/4628592/K ... i.rar.html
@ CT: Nghe đâu, Boạ-Lập ruột non ruột già với "Ku" này: http://nguyencuvinh.wordpress.com/2011/ ... E1%BB%A5c/ (Em khoái trá nhất đoạn thằng canh cửa tàu chưởi bác Nhà báo trẻ.. :mrgreen: )
Bác nì văng tục mộc quá, đâm các bài khác lại mất mát ít nhiều nghiêm túc bác nhể. Mí cả trên blog kiểu này phải có tí châm biếm chua ngoa sâu cay, chứ k thì như báo mạng.
Có lẽ không nhầm đâu, 3 chục là tùy theo thời gian: lịch đóng "gạch" ở ĐỒ Sơn như vầy: Hàng tuần, từ chiều thứ 6, từng đoàn xế hộp từ trên về ĐS đóng "gạch" đến tối chủ nhật, lúc này 3 chai solo cũng khó. Từ chiều thứ 2 đến thứ tối thứ 5, "gạch" nghĩ ngơi vì mọi người trở lại đầu tuàn làm viẹc rồi, lúc này ĐS vắng bóng du khách, nên các "cặp" rãnh thì sẽ có 3 chục ấy, khe khe. thứ 6 lại đông vui đến chủ nhật. "ăn chơi khu một Dại dột khu ba, .... :lol: Mà về ĐS không đọc sách nổi đâu các bác ui. E nói thế không biết đúng không? Các bác HP cho e biết ợ
Bác nào mê kiếm hiệp, đặc biệt là mê Cổ Long thử tìm đọc Ôn Nhu Nhất Đao của Ôn Thụy An xem, bảo đảm không thất vọng. Lâu lắm rồi em thấy thị trường mới ra được 1 quyển "chưởng" tử tế đến vậy... http://nhanam.vn/Desktop.aspx/Van-hoc-n ... HAT_DAO-2/
Nó là cuốn đầu trong seri Thuyết anh hùng thùy thị anh hùng. Mỗi cuốn 1 truyện, bác cứ yên tâm mà xúc. Em chưa thấy OTA fake bao giờ bác ạ.
Trong Binh Khí Phổ do Bá Hiểu Sinh soạn thì Ôn Thụy An xếp thứ 5. Nhưng em thì em thấy ông số 5 này còn cách 2 ông thứ ba và tư (Ngoạ Long Sinh, Lương Vũ Sinh) đoạn ngăn ngắn, cách 2 ông nhất và nhì cả đoạn tít tắp. Kiếm hiệp Ôn Thụy An nhân vật chết nhiều quá, như ngả rạ, đa số chết thảm, trang nào cũng máu me be bét. Bộ này em cũng đọc qua qua trên mạng, em k khoái bằng Nghịch Thủy Hàn, nối tiếp Tứ đại danh bộ, bác Lơ đọc chưa ?
Cá nhân em thích bộ và Sát Sở nhất, thích hơn nhiều so với hơn Nghịch Thủy Hàn, (Tứ Đại Danh Bộ) Hội kinh sư. Bộ này nhân vật chính cũng có chết nhiều lắm đâu. Thêm nữa, cá nhân em thấy OTA đọc sướng hơn Song Sinh, chắc tại ông này ít nhiều chịu ảnh hưởng từ Cổ Long. Quân sư đọc Tứ Đại danh Bộ mà xuống đến Chấn Quan Đông, Đấu Thiên Vương, Đấu Tướng Quân. Khai Tạ Hoa, Đại Trận Trượng... thì còn oải nữa.
em dạo này lại thích đọc lại mấy cuốn hồi ký như " Cát bụi chân ai" "Chiều chiều" của nhà văn Tô Hoài hoặc tản văn của nhà văn Băng Sơn và vài cuốn tiểu thuyết về đề tài cải cách ruộng đất.....