Hồi học cấp2 em rất thích cuốn" Những tấm lòng cao cả" sau đó cứ buổi chiều lại nghe chị Tuệ Minh đọc trên chương trình đọc truyện cho thiếu nhi phê ơi là phê. chỉ tiếc sau này lấy cuốn này ra bảo các con mình đọc chẳng đứa nào chịu đọc, chung toàn đọc truyện tranh...... thế mới đau. Tiện đây em cũng xin giới thiệu với các Bác cuốn " Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp" và cuốn " Vô ngã vô ưu" của Ni sư AyyA KheMa một ni sư người Đức gốc Do Thái viết về Phật đạo rất hay.
Ở đây có bác nào đọc hết được thiên tiểu thuyết " Tuyển tập năm la mã một Lê-nin " chưa ạ? Ngày xưa em thấy trong giá sách của ông già,được phát thì phải. Bìa cứng bọc bóng trắng,trông đẹp phết.
Bộ này lâu nay có tái bản k các bác nhể. K phải em bôi bác, trước hồi bao cấp, mấy bà đồng nát có mua được mấy cuốn này là dành riêng cho các shop xôi ngô xôi xéo
Kụ nào yêu khoa học nên tìm cuốn :" Đạo của vật lý" của Fritjof Capra do Nguyễn Tường Bách biên dịch mà đọc. Có rất nhiều cách nhìn nhận mới lạ về bản chất của triết học, vật lý, đạo học....Nhưng quan trọng nhất là cuốn sách đã hệ thống hoá tương đối đầy đủ về nguồn gốc và lịch sử triết học, đạo học, vật lý từ Đông sang Tây
bác Khivang ui, đọc cái này khó nhằn phết, phải thực sự thích cả khoa học lẫn triết học mới chén hết được, k thì đọc bỏ cách thường xuyên, mà nó phải là thế này chứ: Đạo Của Vật Lý - Một Khám Phá Mới Về Sự Tương Đồng Giữa Vật Lý Hiện Đại Và Đạo Học phương Đông. Cuốn sách này là bản dịch Việt ngữ của “The Tao of Physics” (Đạo của vật lý) của tác giả Frijiof Capra, bản in lần thứ ba, do Flamingo sản xuất 1982. F.Capra sinh năm 1939, là giáo sư ngành vật lý tại các đại học và các viện nhgiên cứu tiếng tăm tại Mỹ và Anh. hoảng cuối những năm 60, ông bắt đầu chú ý đến các tương đồng giữa những phát hiện của ngành vật lý hiện đại với quan niệm của những nền đạo học phương Đông như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo... để đến cuối năm 1974, bản in đầu tiên của Đạo của vật lý ra đời. Từ đó đến nay, khoảng trên một triệu cuốn sách này đã đến tay độc giả với trên mười thứ tiếng khác nhau. Nội dung chủ yếu của cuốn sách này là sự trùng hợp về nhận thức luận của nền vật lý hiện đại với đạo học phương Đông, nhất là với Phật giáo. Đặc trưng của nền vật lý hiện đại của thế kỷ 20 là sự tìm kiếm nguồn gốc khởi thuỷ của vật chất, cố tìm ra những “hạt cơ bản” cuối cùng tạo nên nguyên tử. Thế nhưng, khi đến cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật của vật chất, nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt cứng chắc tạo thành mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác. Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục vừa phi liên tục, vừa hữu hiện vừa phi hữu hiện, dạng xuất hiện của nó tuỳ theo cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học : nền vật lý hiện đại vừa thống nhất vừa lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài nguời mà các nhà đạo học từ xưa đến nay đã tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu so với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa. Vì những lẽ đó, trước Capra đã có nhiều nhà vật lý xuất sắc của thế kỷ này đến với triết học, nhầt là các nhà sáng lập tuyết tương đối và thuyết lượng tử. Họ tìm thấy nơi triết học phương Đông một thế giới quan hết sức phù hợp để soi rọi cho những vấn đề nan giải của vật chất đề ra. Thế nhưng, với cuốn sách này của Capra, ta có một cái nhìn tổng thể về những thành tựu của vật lý học, về những vấn đề lớn hiện nay làm vật lý đang bị giam trong một cuộc khủng hoảng về nhận thức luận và những sự tương đồng nổi bật với các triết lý phương Đông. Với tính cách là một giáo sư vật lý, Capra trình bày một cách cặn kẽ khúc chiết các vấn đề vật lý. Tác giả cũng trình bày khá sâu và chính xác về các nền đạo học phương Đông cũng như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo. Nhờ am hiểu hai nền học thuật đó mà tác giả cuốn sách này mang lại cho người đọc, dù người đó đến từ phương trời nào, rất nhiều điều bổ ích. Người đọc có kiến thức đạo học phương Đông sẽ nhận thấy, đối với luận đề này, triết lý phương Đông còn cống hiến nhiều hơn nữa so với những gì trong sách trích dẫn. Nội Dung: I. CON ĐƯỜNG CỦA VẬT LÝ HỌC Vật lý hiện đại - một “tâm đạo”? Biết và thấy Bên kia ngôn ngữ Nền vật lý mới II. CON ĐƯỜNG ĐẠO HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Ấn Độ giáo Phật giáo Tư tưởng Trung Quốc Lão giáo Thiền Tông III. CÁC TƯƠNG ĐỒNG Tính nhất thể của vạn sự Vượt trên thế giới nhị nguyên Không gian - Thời gian Vũ trụ động Không và sắc Điệu múa vũ trụ Cấu trúc đối xứng quark - một công án mới? các mẫu hình biến dịch Sự dung thông Lời cuối Điểm lại nền vật lý mới Tương lai nền vật lý mới Tài liệu tham khảo. http://tusach.tuoitre.vn/TTBookDetails. ... ctid=22140
Anh Nguyễn Tường Bách này còn có cuốn tự biên tự diễn "Lưới trời ai dệt" diễn dải & tổng kết các thành tựu VLý hiện đại - tất nhiên là kèm vs Đạo & chân lý tận cùng , tuyệt đối :mrgreen: đọc cuốn này xong ngộ hết chắc nhập Niết bàn lun - kụ Cai có hứng thú em gửi kụ hẳn sách giấy để kê gối đầu giường :lol:
Cái ông Nguyển Tường Bách này mới là tiến sĩ ở Đức, trình độ ăn thua gì so với ráo sư nhân dân VQ_audio mà cũng đòi viết linh tinh kụ nhể :mrgreen:
từ ngày có cái máy tính cá nhân với mạng internet phổ biến đến giờ,đến 70% lượng "kiến thức" vào đầu em là cướp-giết-hiếp,10% là tham ô tham nhũng,10% là chuyện lạ đó đây,và 10% là VNAV Chắc sắp hỏng đến nơi rồi !
Cảm ơn cụ khivang. Phải đi tìm đọc thôi. Lại nhớ cuốn Ivanhoe, đọc mà tưởng tượng nàng Rebecca đẹp vô cùng.
cũng như bác, hồi đó vớ được cuốn nào đọc cuốn đó, có mấy cuốn nhớ mãi, "Tuấn, chàng trai nước Việt (Ng Vỹ)", "Câu chuyện dòng sông - Phùng Khánh, Phùng Thăng dịch", "Phi lạc sang Tàu - H H Tường", "Đường đi o đến","Nẻo về của ý - Nhất Hạnh"....chả biết chọn lọc gì cả,
Có bác nào biết ở đâu bán cuốn "Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ" của Brian Greene không ạ, em có bản điện tử nhưng không có hình minh họ đọc hơi mất hứng Em cảm ơn các bác nhiều
Cuốn này giờ li - mi - tịt rồi. :wink: Mí lị đọc kiểu analog là phải tốn tiền cho phần mềm Bác quẳng 1.000.000 VND đây em đi lùng cho :mrgreen: http://www.vatgia.com/701/22004/giai-%C ... BB%A5.html
Ke ke, em thử hỏi theo link của bác cho em, không chắc đã còn ạ. Không thì xài tạm đi zi tồ, chứ sách a na lốc nhiều khi khó tìm lắm bác cai à. Vậy mới phải có Kindle :lol:
Em mới đọc cuốn Quà tặng cuộc đời cũng của tác giả này viết về những trải nghiệm cuộc sống và con đường đến với đạo Phật của ni sư thấy nội dung rất hấp dẫn và lôi cuốn bác ah. Bác cho xin review về cuốn " Vô ngã vô ưu" được ko?
Em ngồi lục lại danh sách của thầy Cai, thấy có mấy tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt từ ngày xưa, em đọc rất thích. Những quyển này (tiếng Việt) giờ không biết kiếm ở đâu ? :roll: 8. Mười người da đen nhỏ 39. Người từ miền đất lạnh (dịch giả miền Nam trước 75) 85. Sáu ngày của thần ưng
Nghe bẩu tay này đi nghỉ mát dài hạn hả bác ? Em đang có việc tìm lão í mà không thấy lão í xuất hiện trên này, bữa nào bác thấy nhắn giúp em phát, cám ơn bác nhiều