Dạ, bản dịch bác đọc thì đúng là 1 trong nhưng những bản dịch tồi tệ nhất trong lịch sử dịch thuật VN. Em không nói quá đâu vì em cũng đã đọc bản này. Ngoài ra còn 1 phiên bản nữa dịch cực tệ là cuốn 2 vạn dạm dưới biển được dịch từ tiếng Nga, em quên mất tên người dịch, thật khủng khiếp. Nói chung, khi đọc bản dịch Da Vinci Code thì rất dễ nhận thấy đây là tác phẩm của rất nhiều dịch giả còn khá trẻ. Họ chia nhau dịch rồi sau đó gộp lại và vượt qua việc hiệu đính chỉnh sửa 1 cách đang ngạc nhiên. Dịch sai nghĩa, sử dụng đại từ kô thống nhất, sai chính tả, mạch truyện bị lỏng ....là do sự cẩu thả này mà ra.
À! Vậy, em hiểu theo như bác nói thì các quyển sách được nhúng thị trường nhiều ít khác nhau. Và có thể có quyển hoàn toàn không nhúng ? Nhưng trước khi nhúng, em vẫn không hiểu làm thế nào mình biết được màu của thị trường ? Vì :da mặt em đen nhưng biết đâu em lại thích chuối vàng ? :mrgreen:
Giờ mới thấy ông BAB vô đây, ông review mấy cuốn đi cho anh em Đọc xong thấy 2 hạt thị nó dài ra thì là thị trường chứ sao ?
Em đang tìm hiểu kiến thức. Bác xê ra, cầm sách mafia của Trường Sơn đọc đi. Em nghe quảng cáo quyển Al Capone hay lắm đấy.
2 vạn dặm dưới đáy biển em có đọc,hồi đó đóng vai em yêu khoa học ( những năm lớp 8 lớp 9 của em ),em có lùng đọc rấ nhiều tác phẩm của Jules Verne.Nhưng do hồi đó trình độ còn non nớt và thấy nội dung rất thú vị nên cũng ko để ý lắm. Mãi gần đây đọc Da Vinci Code em thấy có cái gì đó không ổn nên tìm thử bản gốc dể đọc,tuy là trình độ tiếng anh của em nó kém nhưng em vẫn cảm nhận được mình đang đọc một tác phẩm có giá trị.
2 vạn dặm dưới biển có rất nhiều bản dịch, tiếc là bản em có thì quá lởm và được dịch từ tiếng Nga, còn những bản dịch từ tiếng Anh thì theo em là quá ổn rồi. Hôm nọ em có lôi ra đọc lại thấy người dịch biến câu truyện hấp dẫn thành thành 1 lời kể lể rất lằng nhằng, chán chả đọc nữa. Nhân đây, chắc các bác còn nhớ Ông già Khốt? Hồi còn bé em bị bộ râu của cụ này làm mê mẩn. Sao mà hồi còn trẻ con đọc truyện gì cũng thấy hay thế, kể cả....Trà Hoa Nữ
Mãi đến năm lớp 6 em mới dám đọc cái ông Khốt đó đó cụ.Hồi bé e bị mấy bà hàng xóm doạ đi ra đường một mình là bị ông 3 bị 9 quai hoặc ông Khốt bắt đi nên em sợ có dám đọc đâu :mrgreen:
Hồi nhỏ em lại cực mê truyện khoa học viễn tưởng, ngoài truyện dài của Jules Verne, em thấy vô số truyện ngắn đọc đi đọc lại mãi k chán
Bác nào biết ở đâu bán cuốn Trà hoa nữ(Alexandre Dumas con) ko ạ,hồi em còn nhỏ em đọc cuốn này còn nhớ là rất xúc động,giờ quên hết rồi mà ko tìm đâu thấy bán. Nội dung tương tự cuốn này mới đây thấy 1 chú Tàu khựa viết trên internet rồi in ra sách,dịch ra tiếng Việt cũng gây xôn xao 1 dịp các bác nhỉ.
Ngoài hiệu sách Tràng tiền có mà bác, giờ in lại giấy đẹp bìa cứng @BAB : có đường link nào hay về giới thiệu sách bác share cái đê
Hồi bé, cụ nhà em làm thư viện ở trường nên cũng "tham nhũng " được ít nhiều. Hồi đó em mê mẩn truyện Kim Đồng như; cậu bé Bát sắt, Đội du kích thiếu niên Đình bảng, chú bé có tài mở khóa, Dế mèn..., các truyện lịch sử (mà toàn viết về nhà Trần), rồi các truyện Trung quốc (các bác đây ai cũng biết: tam quốc, Hán sở, Tây du, Tiết đính san , Phong thần..), chuyện khoa học viễn tưởng: Hai vạn dặm dưới đáy biển, Cuộc phiêu lưu vào lòng đất, Ông già Khốt tabit.....Em cũng có ông chú mê sách kinh khủng nên cũng hay được đọc ké. Nhưng nhà em không giữ được tủ sách vì cho mượn, mất, dọn nhà, mối ăn... Bây h muốn mua lại những tác phẩm đó cũng khó phết, lại mò lên Tràng Tiền. Mà giống như cụ Cai nói, bây h hay đọc Internet nên đâm ra lười đọc truyện dài, tiểu thuyết. Em thỉnh thoảng chỉ đọc mấy cuốn Truyện ngắn hay chọn lọc...hichic
em không nói về giá trị văn học ở Harry Potter. em chỉ đề cập đến khía cạnh giải trí. Rowkling rất thông minh. bà biết cách khai thác yếu tố tâm lý độc giả thích phiêu lưu và tò mò muốn biết kết quả ra sao ở những phần tiếp theo. các chi tiết trong truyện xuất hiện và kết thúc 1 cách logic. nội dung cũng hấp dẫn và lôi cuốn đó bác. Harry vẫn đứng đầu về doanh thu mọi thời đại bác ạ. các truyện triết lý loằng ngoằn như trứơc kia bây giờ xưa rồi. ai mà mua bác nhể. các tác phẩm của Dan Brown, chẳng hạn Da Vinci code cũng thành công cũng nhờ vào biết khai thác khía cạnh thích tò mò, khám phá của con người mặc dù biết tác phẩm là hư cấu. Loving, không hiểu sao dạo này em không cỏn thích đọc sách dài nữa... cứ quyển nào ngăn ngắn, dễ hiểu là ok... chắc tại em... suy... rùi
Ủa, cụ thích đọc truyện mafia, em đã giới thiệu Trường Sơn rồi mà. Nếu đọc truyện để thư giãn, lúc đọc không cần nghĩ, lâu lâu nhớ lại thấy ý nghĩa thì em xin giới thiệu cuốn "Thạch kiếm", do cụ Cung Vũ dịch.
Đúng là nên thử dòng kiếm hiệp Nhật Bản xem thế nào. Tập truyện ngắn "Kiếm khách liệt truyện" cũng rất khá, em thích nhất truyện cuối cùng, về chiêu kiếm ánh trăng. Ngoài ra còn một bộ về Miyamoto Musashi - nhân vật truyền kỳ của Nhật, nổi tiếng như Hoàng Phi Hồng, Trần Chân, Diệp Vấn bên Trung Quốc vậy.
Hê hê. Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt chứ nhỉ? Có đoạn tả ăn bún thang với bánh khúc mà hồi bé em cứ thèm mãi. Đội Thiếu niên du kích Đình Bảng của bác Xuân Sách thì quá đỉnh rồi. Ngoài ra còn quyển Cậu bé Ti-co-lo nữa, không biết bác nào nhớ không. Trước 75 thì em cũng may mắn được đọc Phan Tân Sĩ Phú, phê phê là... Rồi còn Ti-mua và đồng đội, Coxchia lùn, Con nuôi trung đoàn, Vi-chia Ma-lê-ép ở nhà và ở trường nữa chứ. Ôi, tuổi thơ... Tắt nắng khi đọc Thầy giáo Thảo trên Nhục Bồ Đoàn :lol:
Có cụ nào có quuyển nói về cuộc đời Thomas Edison không cho em mượn.Ebook càng hay.Quyển này hồi lớp 5 em có đọc,bây h rất muốn đọc lại nhưng không thể tìm được nữa.,
Truyện thiếu nhi ngày xưa thì nhiều lắm, em nhớ còn có ""Hành trình ngày thơ ấu", Chú bé có tài mở khóa", rồi "Tuổi thơ dữ dội", "Những ngày đi lưu động" ... Toàn chuyện bỏ nhà từ thủa bé :roll: Sao lại thế nhỉ ? Các bác giải thích cho em với. @Loving: cụ đem Hoàng Phi Hồng với Diệp Vấn ra so thì tủi cho Thạch Điền Đạt Lang quá.
Hi hi. Vâng. Có lẽ nhân vật này phải như Trương Tam Phong, Nghiêm Vịnh Xuân vậy. Khai sơn lập phái. Nhưng nổi tiếng trong văn học nghệ thuật thì Trương Tam Phong không thể bằng Hoàng Phi Hồng được. Em vẫn thích các nhân vật cận đại hơn, hì hì... @caithang: có khi có quan hệ với Ngọc Thứ Lang và Biểu Mệnh Tam Lang Thạch Tú nữa chứ không đùa đâu... :lol:
Lần đầu tiên em sở hữu 1 quyển sách sau 1 thời gian dài đọc cọp ở thư quán là quyển Kha Luân Bố tìm ra Châu Mỹ. Năm ấy ước chừng em 9t vừa vào lớp 3, nhưng cái cảm giác sướng vẫn theo em đến bây giờ. Những năm học cấp 2 bắt đầu biết mộng mơ thì những quyển của Tự Lực Văn Đoàn lại làm em mê mẩn. Hồi ấy nhà em còn thiếu thốn, bao nhiêu tiền quà sáng đều dành dụm mua sách. Thức khuya đọc sách toàn chong đèn dầu hôi. Bây giờ mấy con mọt xơi gần hết sách của em. Một quyển khác em cũng thích khi nhỏ là Túp Lều Chú Tom. Không biết bác Cai đoc chưa?
Cuốn này nhà Kim Đồng in thì đổi từ chú thành Bác. Túp lều bác Tôm. Em đọc cùng thời với Bim trắng tai đen. Một Nga một Mỹ.
Bàn nhiều về VH Trung Quốc,em chưa thấy ai bàn về VH trẻ Trung Quốc cả,do những "nhà viết" còn rất trẻ "đẻ" ra. Riêng em thì không thích thể loại này lắm.Ngoài một tác phẩm có vẻ như phá cách "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" thì những tác phẩm ra sau em cảm thấy đều có hơi hướm cho cái tư tưởng mới,hiện đại là phải nói trần trụi mọi sự việc ra,nhiều tiểu thuyết mà tác giả viết ra như một quyển nhật kí vậy.
Hình như cụ nhớ nhầm rôi, Tiêu Thập Nhất Lang là huynh đệ của Dâm Bôn Thất Lang, dân săn đồ hãng. Còn Thạch Điền Đạt Lang là dân DIY lọ mọ.
Em thích Quách Kính Minh. Còn mấy em nữ kiểu Vệ Tuệ, Cửu Đan thì em không khoái, nên cũng không đọc nhiều. Ít ra Thiếu nữ đánh cờ vây của Sơn Táp cũng còn khá hơn mấy Bảo bối Thượng Hải hay Quạ đen - đấy là ý kiến của riêng em thôi nhé.