CLB đọc sách

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by caithang, 13/10/09.

  1. BAB

    BAB Advanced Member

    Joined:
    3/8/09
    Messages:
    1.985
    Likes Received:
    0
    Cụ nhiều hồng cầu mà phán đồ uống hơi bị chuẩn, trong các loại bia chỉ có Heineken mới khả dĩ so sánh cùng Agatha Christie. "Mười người Anh-điêng nhỏ" là một trong những truyện trinh thám em kết nhất.
     
  2. chich_bong_oi

    chich_bong_oi Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    2.336
    Likes Received:
    23
    Location:
    Hà Nội
    Em cũng biết ý nên không dám mượn bác :mrgreen: Cơ mà đọc trên mạng dăm bảy trăm trang thì nổ mắt mất. Với lại cái thú đọc truyện nó phải sờ vào quyển sách, phải ngửi hơi sách mới sướng, chứ ngồi như lướt web thì chả khác gì ăn thịt chóa chấm với mayonnaise :mrgreen:
     
  3. chich_bong_oi

    chich_bong_oi Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    2.336
    Likes Received:
    23
    Location:
    Hà Nội
    Em muốn quá đi chứ ạ. Bác PM cho em xin số điện thoại để em liên hệ với bác. May quá, em cảm ơn bác nhiều.

    Hôm trước đi khua một loạt các tác phẩm hiện đại của một số nhà văn Nhật Bản, với hy vọng có ai đó ở tầm của Murakami, nhưng khi xem xong lại thất vọng. Em lượm được cuốn "Biên niên ký TRYM vặn dây cót", mua về đọc lại (trước phu nhân lão Up cho mượn). Mà lạ, sao cái chú nhân vật chính nhiều bế tắc giống mình thế cơ chứ. :lol:

    Đúng là đọc tiểu thuyết của Murakami nhiều lúc cũng mụ mị, quay quay thật. Nhưng hấp dẫn, gấp cuốn sách mà đầu óc vẫn hoạt động theo quán tính trong cái thế giới của Murakami tới mấy ngày liền.

    Em có cảm giác khi ngôn ngữ, hình ảnh thông thường không còn đủ để bộc lộ ý tứ, tình cảm hay tư tưởng của tác giả thì Murakami dùng lối hành văn & cấu tứ rất lạ, giúp người đọc cảm được các vấn đề nội tâm. Cái trường phái hơi trừu tượng này đâm hay, đọc mãi không chán. :lol:
     
  4. anvn

    anvn Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    1.082
    Likes Received:
    4
    Em gần đây cũng kiếm liền 2 cuốn Best seller Thomas L.Friedman,Thế giới phẳng và cuốn Chiếc Lexus và cây oliu,nghe quảng cáo nhiều nên rắp tâm đọc hết cho sành điệu,vậy mà được hơn chục trang rồi oải,vứt xó,đúng là khó nuốt.Ko hiểu Tiểu thuyết thì nhá kiểu gì nhỉ,thời buổi đến nỗi buồn cũng là xa xỉ rồi.
     
  5. donquixote

    donquixote Advanced Member

    Joined:
    24/3/06
    Messages:
    534
    Likes Received:
    3
    Location:
    Ha Noi
    Ơ các bác nói về văn học Trung Quốc sao không kể đến chuyện kinh dị "Kỳ án ánh trăng" , "đau thương đến chết". Em thấy truyện lôi cuốn người đọc, đọc rồi chẳng muốn dứt ra nữa, chỉ muốn đọc hết luôn.
    Còn truyện trinh thám em thích mỗi sherlockhome và a-ra-tha sờ rít thôi. Mấy cuốn Conan gì đó, em đọc mấy tập thấy hơi hướng bắt chước sherlockhome nhưng tình huống không chặt chẽ bằng nên bỏ luôn.
     
  6. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.761
    Likes Received:
    61
    Location:
    Антарктида
    Kì án ánh trăng em đọc buồn ngủ muốn chết.Hix.Nhưng theo đánh giá của em thì là một tác phẩm khá.
     
  7. pilotOne

    pilotOne Advanced Member

    Joined:
    11/5/08
    Messages:
    309
    Likes Received:
    1
    Quyển này hả Bác Cai, Vũ Công Hoan dịch. Em chỉ có bản ebook, đang đọc chưa xong.
    Nhà văn Giả Bình Ao Ngày 9-9-1997
    Thưa Vũ Công Hoan tiên sinh! Vì tôi bị ốm đi nằm bệnh viện nên bức thư tiên sinh gửi ngày 8 tháng 8 tôi mới nhận được, xin lỗi tiên sinh tôi đã trả lời chậm. Tôi rất vui mừng đọc thư của tiên sinh và Tất Thành Húc tiên sinh. Tác phẩm của tôi đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, và Hàn Quốc, nhưng chưa được dịch ra tiếng Việt. Tuy tôi chưa sang ViệtNam, nhưng đúng như tôi đã từng viết trong một bài tản văn của mình, khi tôi đang học đại học đã từng hiến ba trăm mililít máu vì Việt Nam. Tôi kính phục dân tộc Việt Nam! Thông qua đài báo, tôi biết Việt Nam cũng đang cải cách, phát triển khá nhanh, tôi rất vui và xin chúc mừng các bạn Việt Nam hạnh phúc… Một lần nữa cám ơn tiên sinh và xin gửi lời hỏi thăm tới Tất Thành Húc tiên sinh cùng Lục Quân tiên sinh. Chúc an khang!
     
  8. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Sáng nay lúc cà phê, cụ caithang có hỏi em về "Kafka bên bờ biển". Cộng thêm cơn vật của cụ chich_bong, nay em xin post bài này lên, em viết sau khi đọc xong "Kafka bên bờ biển" lần thứ 2, hồi đầu năm 2008. Các bác nào đọc "Biên niên ký chim vặn dây cót" rồi sẽ thấy rất nhiều tình tiết trong đó đã được phát triển đầy đủ và trọn vẹn hơn trong Kafka.



    Haruki Murakami không phải cái tên xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Những "Rừng Na-uy", "Biên niên ký chim vặn dây cót", "Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời"... đã nổi tiếng từ nhiều năm qua với ý tưởng mới lạ, văn phong độc đáo và những thủ pháp nghệ thuật đặc biệt. Nhưng chỉ có "Kafka bên bờ biển" mới được hầu hết giới phê bình văn chương trên thế giới coi là đỉnh cao trong sự nghiệp của Haruki Murakami - kỳ quái nhất, siêu hình nhất, gây ám ảnh dai dẳng nhất nhưng đáng "để-ngấu-nghiến" nhất. Không khó để nhận ra Haruki Murakami là một tín đồ của Frank Kafka (nhà văn siêu thực hàng đầu người Séc) và ông cũng chẳng ngại ngần giấu diếm điều đó. Kafka Tamura là tên nhân vật chính trong truyện, đồng hành cùng cái "bản ngã thứ hai" (alter ego) là cái thằng tên Quạ, mà trong tiếng Séc, Kafka chính là con quạ gáy xám.

    Vâng, câu chuyện trong "Kafka bên bờ biển" chính là xoay quanh cuộc hành trình vô định dù có đích đến hẳn hoi của cậu bé 15 tuổi Kafka Tamura giữa hai thế giới thực và ảo, lọt thỏm trong cái "cong vênh của thời gian". Nhưng cậu chỉ được xuất hiện ở các chương lẻ, còn các chương chẵn lại dành cho Satoru Nakata, ông già lẩm cẩm ở độ tuổi lục tuần, tuy chỉ còn nửa cái bóng nhưng lại biết nói chuyện với mèo. Từ một biến cố kinh hoàng, Nakata cũng quyết định dấn thân vào một cuộc hành trình vô định khác, để tìm lại bản thân mình. Cả hai nhân vật chính và cả độc giả đều bị Haruki Murakami đẩy vào một cái mê cung hấp dẫn nhưng đầy quái dị, với đủ cả hồn ma bóng quế, mưa cá, mưa đỉ a, Beethoven, Schubert tới John Coltrane, Beatles, Prince... rồi cả Johnnie Walker, KFC, gái điếm nói về "Vật chất và ký ức" của Henri Begson và trích dẫn Hegel... Độc giả có thể cảm nhận được cái mê cung trong "Kafka bên bờ biển" còn có lối ra khác ở phía bên kia (chứ không phải như mê cung của vua Midas chỉ có duy nhất một đường ra vào) nhưng không biết hai nhân vật chính sẽ tìm tới đó bằng cách nào, vì thế, đã cầm sách lên là khó mà đặt xuống khi chưa lật tới trang cuối cùng.

    Ban đầu, người đọc có thể rất khó chịu với kiểu cốt truyện song hành, có người thích các chương chẵn hơn, cũng có người mê các chương lẻ hơn, nhưng rõ ràng đây là lối viết kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Ai cũng hiểu rằng A-plot và B-plot phải có cái gì đó liên quan đến nhau, phải có những bước ngoặt để con đường của Kafka Tamura và Satoru Nakata gặp nhau. Và cách giải quyết vấn đề của Haruki Murakami vừa gây bất ngờ vừa thuyết phục (điều này thì độc giả phải tự khám phá). Cách xây dựng nhân vật của ông cũng rất tuyệt, nhất là với Miss Saeki. Từ lúc thoáng xuất hiện cho tới khi trở thành một nhân vật mấu chốt, tất cả đều hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ. Các nhân vật tuyến hai Oshima và Hoshino cũng đều có nét độc đáo và bản sắc riêng không thể trộn lẫn, khó phai mờ. Cá nhân người viết rất thích Hoshino, gã tài xế "chuẩn mực", người vô tình dính vào chuyến đi của ông già Nakata. Hoshino là nhân vật "đời thường" nhất trong "Kafka bên bờ biển", hoàn toàn đứng ở phía thực tại, chỉ biết làm việc hùng hục và chơi gái cho sướng đời. Cái "ngộ" của Hoshino khi lần đầu nghe Beethoven trong quán cafe cho tới lúc chấp nhận thay Nakata hoàn tất công việc dở dang gần như một hình thức chuyển giao tinh thần giữa hai thế hệ, qua đó, giúp anh ta (và cả độc giả) thấy được hết vẻ đẹp của cuộc sống.

    Cuốn sách đầu tiên Kafka Tamura đọc khi đến thư viện tưởng niệm Komura là "Nghìn lẻ một đêm", và với Kafka bên bờ biển, Haruki Murakami đã có thể tự hào mình là một Scheherazade thời hiện đại. Mở đầu bằng cách cho nhân vật chính gánh chịu một bi kịch đúng kiểu Hy Lạp cổ đại (bi kịch Eudipe - giết cha và ngủ với mẹ), lần lượt, ông đưa vào tác phẩm của mình nào là hiện thực kì ảo, ảo giác, chiêm bao, định mệnh, khái niệm, manga, những kiến giải rất độc đáo về văn chương và âm nhạc. Các nhân vật trong "Kafka bên bờ biển" như những nhà hiền triết nói lên các suy nghiệm của mình, đến cả cô gái điếm xinh đẹp cũng có thể mượn lời Hegel để nói lên ý thức về bản thân. Và cũng không thiếu hài hước, độc đáo và hóm hỉnh nhất có lẽ là đoạn Oshima "đặc biệt" đối đáp với hai bà "sồn sồn" đi điều tra về bình đẳng giới. Hỗn độn và nhồi nhét mà không hề "phô", có lẽ chỉ Haruki Murakami mới có khả năng "chế biến" tài tình như vậy. Và người đọc thì "trôi" tuốt tuồn tuột. Cũng như hầu hết tác phẩm của mình, Haruki Murakami không quên đưa tình dục vào "Kafka bên bờ biển". Tình dục là một trong những nguyên nhân cơ bản xô đẩy hai nhân vật chính vào mê cung, từ nỗi ám ảnh về chuyện "ngủ với mẹ và chị gái" của Kafka Tamura cho tới giấc mơ đầy nhục cảm bản năng của cô giáo Setsuko Okomachi dẫn đến định mệnh bị thay đổi của Satoru Nakata. Tình dục xuất hiện trong những suy nghiệm của Oshima, tình dục gắn liền với lối sống phóng túng của Hoshino. Đặc biệt với nhân vật Miss Saeki - vĩnh viễn đẹp như một nàng tiên - tình dục cũng là một phần không thể tách rời khỏi cuộc sống của bà (trong cả quá khứ cũng như hiện tại bị đánh mất). Có thể coi hai cuộc hành trình của Kafka Tamura và Satoru Nakata là hình ảnh của hai nước Nhật Bản - một cổ xưa, thuần khiết, trong trẻo và một hiện đại, đa dạng, sục sôi, nhưng ở một khía cạnh nào đó, rất cô đơn và trống rỗng, như Miss Saeki, như Oshima hay Hoshino. Hai lần khẽ chạm vào nhau của hai cuộc hành trình chính là những cuộc giải thoát có tính chất quyết định. Để tuổi 15 của quá khứ trong sáng, đẹp đẽ gặp tuổi 15 của hiện tại dũng cảm, cứng cáp.

    Giữa hai không gian chính song hành về mặt thời gian, Haruki Murakami đã dựng nên những không gian phụ phi thời gian, phi hiện hữu (căn phòng của Johnnie Walker, khu rừng bí ẩn của những người đánh mất ký ức - một dạng âm phủ) và đây chính là những nhịp cầu được bắc rất khéo léo để hai con đường của Kafka và Nakata có thể tiếp xúc với nhau. Nhiều người đã nói, đọc "Kafka bên bờ biển" cũng như nghe nhạc của Pink Floyd vậy, hư hư ảo ảo, mơ mơ thực thực. Đúng là có một chút liên quan thật. Người đàn ông thổi cây sáo thần trong đoạn Cái thằng tên là Quạ chính là mượn từ tên album đầu tiên của Pink Floyd - "The Piper At The Gate Of Dawn" (Người thổi sáo lúc bình minh). Có lẽ đây là hình tượng "ẩn" duy nhất trong "Kafka bên bờ biển", không phải người đọc sành sỏi nào cũng có thể phát hiện ra được. Và dĩ nhiên, còn rất nhiều thứ ẩn sau cuộc hành trình của hai nhân vật nữa: cách nhìn nhận của tác giả về nhân sinh, về thế giới mà chúng ta đang sống, những dục vọng, ham muốn cũng như ước mơ của con người. Còn quá nhiều thứ để độc giả khám phá trong Kafka bên bờ biển - "tiểu thuyết mê hoặc và khác thường nhất của thần tượng văn chương Nhật Haruki Murakami". Một cuốn sách đáng để đọc nhiều lần, đúng như bí quyết để hiểu nó một cách thấu đáo nhất theo lời tác giả - "nằm ở chỗ đọc đi đọc lại nhiều lần".
     
  9. CAPTAIN

    CAPTAIN Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    27
    Location:
    Somewhere Out There
    Great review,Mr.Loving!

    Thú thật là sau khi đọc xong "Kafka bên bờ biển" em phải mất mấy ngày mới hoàn hồn :|
    Murakami rất tài tình khi kết hợp rất nhiều "sơn hào hải vị" về văn hóa với nhau,nhạc jazz,cổ điển,hội họa,triết học... Thậm chí tình dục trong câu chuyện này cũng thấm đẫm chất porn Nhật Bản,rất đè nén. Xin các bác thứ lỗi chứ loạn luân là một "Thể loại" trong nền công nghiệp phim porn Nhật.

    Bác nào chưa đọc Murakami nên đọc "Kafka bên bờ biển" trước,rồi hãy nghiền sang "Biên niên ký chim vặn dây cót". Cá nhân em thấy "Biên niên ký..." đồ sộ & toàn vẹn hơn.
     
  10. pilotOne

    pilotOne Advanced Member

    Joined:
    11/5/08
    Messages:
    309
    Likes Received:
    1
    Đang nói về Văn học, bác này lại bàn đến loạn luân, phim Nhật. Em nghĩ bây giờ bác vẫn chưa hoàn hồn đâu. Nhà văn người ta dùng chữ nghĩa thể hiện ý tứ nên nó mang màu sắc nghệ thuật và không phản cảm. Chủ quan em không thích nhưng không chê được. Chứ còn phim mà bác đề cập chỉ là nhục dục. Mặc dù em cũng là người, cũng chẳng phải tốt đẹp để phê phán, nhưng 2 thể loại trên chẳng thể gặp nhau được bác ạ.
     
  11. CAPTAIN

    CAPTAIN Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    27
    Location:
    Somewhere Out There
    Bác không hiểu về người Nhật,văn hóa Nhật thì không thích Murakami là phải rồi. Tình dục cũng là một thứ văn hóa đấy,nếu bác nhìn sâu hơn một chút.

    Kính.
     
  12. pilotOne

    pilotOne Advanced Member

    Joined:
    11/5/08
    Messages:
    309
    Likes Received:
    1
    Em có thể không hiểu người Nhật sâu sắc, nhưng em biết người Nhật thế nào, công nhận họ giỏi nhưng em không thần tượng hóa họ. Đa số họ sống cô đơn và tỷ lệ tự vẫn hiện nay ở mức cao.
    Bác chưa hiểu ý em phát biểu, tình dục trong phim bác nói và trong tác phẩm của ông Haruki Murakami là hoàn toàn khác nhau. Em nhìn sơ sơ cung thấy 1 bên là tình dục vô văn hóa (Porn loạn luân) và tình dục có văn hóa.
    em kính bác 2 lần.
     
  13. BAB

    BAB Advanced Member

    Joined:
    3/8/09
    Messages:
    1.985
    Likes Received:
    0
    Hay quá, gặp các bác nói chuyện Nhật Bản. Visitor Q hay nhỉ bác nhỉ. Nhưng mà em chỉ thấy hay, chả hiểu mấy. Bác Purser, bác Loving cho em mấy lời bình cái. Cám ơn các bác! :D
     
  14. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Phim này em chưa xem bác ạ. Thực sự là em không khoái dòng phim cult của Nhật. Em khoái mấy dòng kiếm hiệp hoặc thần thoại kiểu Âm Dương Sư, Azumi, Zatoichi, Shinobi hơn. Mê nhất vẫn là cái Shogun Assassin. Còn phim Cult kiểu Wild Zero hay Visitor Q thực sự em nuốt không trôi bác ạ.

    Nhưng 2 tập Battle Royal em lại thích. Còn Death Note thì khỏi phải bàn. Em Miyabi sau cũng đóng phần 4 của Death Note, đổi tên thành Meat Note, phê phải biết :lol:
     
  15. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Bác Pilot thấy Giả Bình Ao nói về tính dục ra sao ?
    Nó đơn giản chỉ là 1 phần k thực tế k thể thiếu của bất cứ giai cấp nào ? Và mỗi giai cấp lại có nhận thức về tình dục theo 1 tầng văn hóa khác nhau ?

    Em k biết nguyên tác ra sao, nhưng quả là mỗi 1 đoạn tả chuyện đó lại thấy (... lược bỏ sau khi kiểm duyệt ...), bị kiểm duyệt thật hay chỉ là 1 thủ pháp gây tò mò của tác giả ???
     
  16. Blues

    Blues Advanced Member

    Joined:
    30/8/07
    Messages:
    563
    Likes Received:
    5
    Trong mấy ngày chưa hoàn hồn bác có bị đè nén không bác Purser?
     
  17. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Em chưa đọc Kapka;
    Trang 1 y tá Tcqanh có bàn về tác phẩm Đèn k hắt bóng cũng của JP, trong tác phẩm đó ông bác sĩ Naôê dùng tình dục để giải phóng ức chế, mới đọc cũng có thoáng cảm giác tình dục bất bình thường, nhưng k hề đẫm chất porn tẹo nào !
     
  18. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Em cũng đồng ý với bác caithang. Những gì thuộc về khía cạnh tính dục Murakami mô tả trong Kafka (và nhiều tác phẩm khác của ông) có thể xa lạ với người Việt, nhưng em tin là bình thường với người Nhật và các nước phương Tây. Đoạn Kafka xxx với Miss Saeki là ví dụ điển hình. Còn loạn luân thì như em đã viết, là mượn từ bi kịch Hy Lạp cổ đại, chứ đẫm chất porn thi e rằng hơi quá. Anyway, mỗi người có một cách cảm nhận riêng, chuyện đó hết sức bình thường mà.
     
  19. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Bác nào đọc Thi nhân và Sát nhân chưa ạ ?
     
  20. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Em mê chất trinh thám của Cổ Long. Như Lục Tiểu Phụng truyền kỳ, Sở Lưu Hương truyền kỳ, Bích huyết tẩy ngân thương, Thiên nhai - Minh nguyệt - Đao, Cửu Nguyệt Ưng Phi... Sau có bác Hoàng Ưng và Nghê Khuông viết tạm ổn.
     
  21. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Bác Nơ vinh cũng trong Ban chấp hành Trung ương của www.QuỷMônQuan.com phải k bác ?

    Cổ Long cũng là 1 trong các tác gia em mê nhứt (sau Kim Dung)
    Chất trinh thám trong tác phẩm Cổ Long thì tuyệt rồi, lắt léo bất ngờ, đượm màu truyền kỳ huyền hoặc, đầy chất giang hồ lãng tử, phải gọi là kỳ trinh thám hiệp :D. Một loạt các tác phẩm trong thời kỳ đỉnh cao phong độ của Cổ đại hiệp có thể nói k tiền khoáng hậu bác nhể :D . Những tác phẩm về sau em lại chê cách tháo nút của lão, cách buộc nút thì thủ pháp cũ òm. :wink:
     
  22. CAPTAIN

    CAPTAIN Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    27
    Location:
    Somewhere Out There
    Em chả thần tượng hóa người Nhật đâu,có điều em thích văn hóa Nhật nên tìm hiểu khá sâu về họ thôi.

    Mối quan hệ giữa Miss Saeki & nhân vật chính,xét trong khung thời gian hiện tại,chính là loạn luân đó bác à.

    Sự loạn luân này không phải là porn,có điều cách nhà văn miêu tả sex mang khuynh hướng tính dục của người Nhật,bởi vì xét cho cùng ông vẫn là một người Nhật.
     
  23. anmy

    anmy Advanced Member

    Joined:
    7/7/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    1
    Bác Pur review 1 loạt tác phẩm văn học hay của Nhật đi, văn học Nhật bản trước thế chiến hình như không nhiều tác phẩm xuất sắc như đương đại phải không bác ?
     
  24. anmy

    anmy Advanced Member

    Joined:
    7/7/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    1
    Em phản đối chút, theo bác nó là gì ?
     
  25. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Sau này nhiều tác phẩm Cổ Long viết 1 đoạn rồi cho đệ tử Đinh Tình viết thay nên chất lượng giảm sút là đúng. Rồi còn nhiều lý do khác nữa, đa số là tiêu cực :( Nhưng em rất thích cách đặt tên truyện của Cổ Long. Rất gợi mở, về ý nghĩa cũng như âm thanh, hình ảnh. Ví dụ như Lưu tinh - Hồ điệp - Kiếm; Phong linh trung đích đao thanh, Na nhất kiếm đích phong tình, Bích huyết tẩy ngân thương, Huyết hải phiêu hương, Biên thành đao thanh, Đa tình kiếm khách vô tình kiếm, Thiết huyết đại kỳ môn... Cổ Long viết nhiều nên chuyện trùng lặp khó mà tránh khỏi. Nhưng dù thế nào thì em cũng thích Cổ gia hơn Kim gia.

    Còn bên quỷ môn quan kia thì em cũng chinh chiến ở đó gần 10 năm rồi, hơi gọi là tạo dựng được tí tên tuổi :lol: Trước khi thành gia lập thất cũng còn kịp ẵm cái giải Hoa vương 2007 :lol:
     

Share This Page

Loading...