CLB lướt ván Vàng Đô, cùng nhau kiếm chút đổi đồ AV!

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by ThuyLT, 16/11/07.

  1. Mike

    Mike Advanced Member

    Joined:
    11/9/09
    Messages:
    9.171
    Likes Received:
    26
    Location:
    San Fanx...Long
    Em giống bác này, thấy đồng nghiệp em bán khổ sở luôn vì nó đẩy lên 29 mà mua 25 kịch trần mà trời SGN nóng hơn cả mùa hè 37- 38 độ C chen chúc chỗ nắng nhất ở chợ Bến Thành con buôn nó vừa mua vừa mắng cho, các hàng Dr Thanh, Trà Xanh 0 độ cháy hàng luôn mà người bán xếp hàng dài, ko cấp cứu kịp thời bạn em vô viện mất vì say nắng :lol: . Thời buổi ko biết thế nào mà lần các bác ah :)

    Thân
     
  2. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Bố cháu được cả 30% rồi,
    Khao đi thôi , có gì vui nấy; AE ủng hộ hết mình đóa.
     
  3. Amateur

    Amateur Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    158
    Likes Received:
    1
    Location:
    Tiền Giang
    Dô kỳ này lướt sóng được không các bác? cho em tí ý kiến .Còn vàng vật chất thì em không dám nhúc nhích lúc này
     
  4. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    CK ế ẩm, em đành mang nốt chút xiền còi sang "nghỉ tết" ở bên Au cho nó "lành".
     
  5. oDoh5

    oDoh5 Advanced Member

    Joined:
    30/3/09
    Messages:
    2.001
    Likes Received:
    5
    Location:
    DNCity
    Em đang lo năm nay AU tụt dốc về mốc 900USD/ounce và loanh quoanh ở đó :( , chắc chuyển sang nắm USD quá à.
     
  6. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.132
    Likes Received:
    420
    900$ thì làm sao mấy cá mập tài chính đủ ăn ? hổng chừng nó rớt về 800 luôn để hốt cho trọn ổ . Bữa trước nó hốt một mớ khẳm của mấy trự đánh xuống rùi ! hic . :(
     
  7. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Bữa nay Vàng đã pháo mức Newhight.
    Ngày mai đồng VND còn trôi tiếp, Vanmgf đô còn đi đâu về đâu ?

    Hic
     
  8. oDoh5

    oDoh5 Advanced Member

    Joined:
    30/3/09
    Messages:
    2.001
    Likes Received:
    5
    Location:
    DNCity
    :arrow:
     
  9. oDoh5

    oDoh5 Advanced Member

    Joined:
    30/3/09
    Messages:
    2.001
    Likes Received:
    5
    Location:
    DNCity
    :arrow:
     
  10. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Cùng lắm là như tiền Zimbabwe, 100 ngàn tỷ mua đc cái bánh mỳ :mrgreen:

    Em thấy ở làng em bắt đầu xuất hiện các đại gia đi xế hộp chở hàng bao tải tiền mặt, vào hỏi mua đất ko cần mặc cả, miễn chủ nhà đống ý bán là vần tải tiền xuống đè chết chủ nhà lun :mrgreen:
     
  11. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Mời các thầy tiếp tục thư giãn nè :

    Vàng, đô la và lạm phát
    Cập nhật: 7:46:00 24/11/2010


    Một số cảnh báo về những vấn đề tài chính hiện nay, đặc biệt là đối với vàng và đô la.



    Vàng không nên là phương tiện thanh toán

    Vàng là gì? Đúng là vàng chỉ là quý kim, dùng làm vật trang sức. Nhưng có lúc, vàng trở thành phương tiện thanh toán khi dân chúng mất tin tưởng vào đồng tiền nội địa.

    Việc biến, hoặc gắn vàng vào giá trị đồng tiền (chế độ kim bản vị ngày xưa) tưởng là giải pháp nhưng thật ra là không vì không nền kinh tế nào có thể kiểm soát được lượng cung vàng; nó tùy thuộc vào lượng vàng sản xuất và đặc biệt là đầu cơ, không liên quan gì đến mức phát triển kinh tế và nhu cầu thanh toán.

    Nó lại biến nhà nước bất cứ nơi đâu thành nạn nhân tế thần của các lực ngoại biên, và triệt tiêu khả năng làm chủ chính sách tiền tệ của nhà nước.

    Vàng trở về đúng vị trí quý kim của nó từ thời Tổng thống Mỹ Nixon, khi ông ta quyết định xóa bỏ việc bảo đảm giá trị đồng đô la Mỹ bằng vàng. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trở về đúng vị trí của nó là chính sách mà nhà nước (qua ngân hàng trung ương và chi tiêu ngân sách) có thể dùng để quản lý nền kinh tế, mà không bị trói buộc bởi những yếu tố nằm ngoài nó.

    Trong quá khứ, lạm phát đã từng xảy ra chỉ vì đào được nhiều vàng, hoặc có khi ngược lại sự phát triển kinh tế bị hạn chế lại vì thiếu thanh khoản do không thể tăng lượng vàng lên được.

    Ngày nay, tăng cung hay hạn chế cung tiền có thể nằm trong tay nhà nước. Thí dụ các nhà kinh tế hiện đại đều biết rằng cung tiền thái quá sẽ tạo ra lạm phát nhưng nhà chính trị thì có thể lại quá nôn nóng hoặc chủ quan muốn thực hiện điều gì đó mà cố tình quên đi nguyên lý này. Do đó mà lạm phát hay ổn định tiền tệ là kết quả của chính chính sách kinh tế mà nhà cầm quyền đưa ra, và do đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chúng.

    Giá vàng tăng trên thị trường thế giới

    Giá vàng tăng trên thị trường thế giới vì nền kinh tế thế giới bất ổn. Sự bất ổn này là do chính sách sai lầm của hai cường quốc Mỹ và Anh, mở cửa tự do cho tư bản tài chính, cho phép phát hành các công cụ tài chính phái sinh, mà không có thế chấp, nhằm đầu cơ vào thị trường chứng khoán và thị trường nhà đất, đẩy giá lên tưởng như không có chỗ dừng.

    Nhưng rồi bong bóng ảo tưởng vỡ vì giá cả vượt ngoài khả năng chi trả của người lao động. Giá xuống đã đẩy hàng loạt các nhà đầu cơ phá sản, trong đó phần lớn là những người đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, chạy theo kiểu bày đàn.

    Để cứu nguy, các nền kinh tế phải bội chi ngân sách, phát hành thêm tín dụng để chặn đứng khủng hoảng. Giới đầu cơ trục lợi, rồi cả những người bình thường, cho rằng như thế lạm phát toàn thế giới sẽ tăng và đua nhau mua vàng. Giá vàng đã tăng vùn vụt.

    Tình hình hiện nay ở Mỹ, cũng không khác gì tình hình đã từng xảy ra ở Nhật, là doanh nghiệp chưa dám đầu tư vì phải cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá lớn do trước đây đã chạy theo bong bóng. Ở Mỹ hiện nay, mặc dù lãi suất rất thấp, thanh khoản tràn đầy nhưng ít ai dùng nên khả năng lạm phát ở Mỹ trong thời gian tới là rất thấp, hay có thể nói không có.

    Thời gian này có thể kéo dài tới 5-6 năm. Ở đây, với tốc độ tăng việc làm khoảng 150.000 người một tháng thì cũng cần sáu năm để giải quyết việc làm cho 15 triệu người thất nghiệp, đưa tỷ lệ thất nghiệp từ 10% xuống 3%.

    Giá vàng lên chỉ vì người ta nghĩ rằng lạm phát sẽ tăng mạnh. Nhưng nếu lạm phát không xảy ra thì giá đầu cơ hiện nay sẽ xuống. Khó có thể đoán là trong thời gian tới khi nào giá vàng sẽ xuống nhưng nó sẽ xuống, giống như sự lao dốc của giá nhà đất và chứng khoán ở Mỹ.

    Tấn công và tháo chạy của tư bản nước ngoài

    Các quốc gia châu Á đã học được bài học năm 1997. Đó là cần làm chủ phương tiện thanh toán của mình. Tài chính nước ngoài ồ ạt chảy vào các nước châu Á, đầu cơ vào thị trường địa ốc và chứng khoán, giá lên đến mức tưởng như châu Á mãi mãi là trung tâm thịnh vượng của thế giới. Chi tiêu ồ ạt. Cán cân thanh toán thiếu hụt.

    Chính sách của hầu hết mọi nước ở đây là chính quyền quyết định tỷ giá đồng bạc. Tình huống trên đã cho phép giới đầu cơ tài chính mở cuộc tấn công vào nội tệ; họ bán nội tệ, mua ngoại tệ, tạo ra một cuộc tháo chạy của giới đầu cơ tài chính. Giá nhà, giá chứng khoán xuống. Ngoại tệ tháo chạy đưa đến việc chính quyền các nước này phải hủy bỏ tỷ giá cứng.

    Chính sách tự do dòng chảy tư bản mà IMF cổ vũ, kể cả ép buộc các nước thành viên thực hiện, đã hoàn toàn thất bại. Suharto ở Indonesia sụp đổ. Chỉ có Malaysia, chống lại IMF, ra lệnh cấm rồi hạn chế cuộc bán tống, tháo chạy trên mà nền kinh tế đỡ bị ảnh hưởng nhất. Mở cửa hoàn toàn cho dòng chảy tư bản chính là tự làm mất quyền và khả năng kiểm soát lượng cung tiền qua chính sách tiền tệ của mình.

    Để vàng và đô la Mỹ trở thành phương tiện thanh toán cũng là tự hy sinh quyền kiểm soát chính sách tiền tệ.

    Việt Nam: vẫn đặt chỉ tiêu tăng trưởng cao

    Năm 2007 mở đầu cho sự kiện Việt Nam vào WTO với dòng tư bản ồ ạt chảy vào. Chứng khoán và giá nhà lên tận mây. Ai nấy đều kỳ vọng mức phát triển cao với tốc độ 9-10%. Vinashin và hàng loạt các dự án tiền tỉ khác được đặt lên bệ phóng, quên mất tác dụng của chúng mang đến cho ngân sách và tiền tệ.

    Vay mượn tăng, dòng chảy tư bản nước ngoài đổ vào, tín dụng tăng, chi tiêu nhà nước tăng. Lạm phát nhanh chóng tăng ở mức 28% vào năm 2008. Thiếu hụt cán cân thanh toán tăng. Và sau đó ngòi nổ xẹp vì kinh tế thế giới khủng hoảng. May là có khủng hoảng, cắt đứt dòng chảy tư bản vào Việt Nam.

    Vấn đề là Việt Nam vẫn đặt các chỉ tiêu tăng trưởng cao, tiếp tục chi tiêu quá mức, lần này là với lý do nhằm làm giảm ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Tất nhiên bội chi ngân sách tăng rất cao.

    Theo kế hoạch năm 2010, thiếu hụt ngân sách được quyết định là 6,2% GDP, nhưng theo IMF, có thể lên tới 9% nếu tính cả chi tiêu ngoài ngân sách. Nợ công tăng nhanh, năm 2009 tăng 9% và năm 2010 tăng 12% năm, do đó tỷ lệ nợ công trên GDP đã nhanh chóng vượt quá 50% GDP, có thể là 57%.

    Nhập siêu vẫn tiếp tục lớn, năm 2009 là 12,2 tỉ đô la, năm 2010 dự báo cũng sẽ tương tự, ít nhất là trên 12 tỉ đô la. Nợ nước ngoài vì vậy tăng nhanh, hiện nay là khoảng 28 tỉ đô la, bằng khoảng 40% GDP.

    Tình hình như thế nhưng không giống bất cứ nước nào trên thế giới là có lạm phát rất thấp, Việt Nam lại vẫn lạm phát cao; vào năm 2010 sẽ ở mức gần đạt hai chữ số. Khó có thể chấp nhận mức lạm phát như thế vì trong năm năm qua, kể từ năm 2006, lạm phát đã làm giảm sức mua gần 57% và như thế khiến đời sống người lao động ngày càng khó khăn thêm. Hiện nay lạm phát lại đang trong đà tăng tốc; đây là những dấu hiệu đáng cảnh báo nhất.

    Tất cả chỉ là vì chính sách ở cả trung ương và địa phương vẫn chạy đua nhằm đạt tốc độ tăng GDP cao, thậm chí tất cả mọi tỉnh đều báo cáo đạt mức tăng trên dưới 10% GDP, trong khi cả nước chỉ tăng 6%.

    Vì đặt chỉ tiêu tốc độ tăng GDP cao, bất chấp thực tế và các hệ lụy của nó, mà chúng ta đã thấy tỷ lệ đầu tư tăng nhanh từ 33% GDP năm 2006 lên 42% GDP hiện nay và ngay năm 2011 sắp tới, chỉ tiêu vẫn ở mức 42% và tốc độ tăng trưởng là 7-8%.

    Tỷ lệ đầu tư ở Việt Nam hiện nay là cao nhất thế giới. Mà càng đầu tư cao, càng cần vốn, cần tín dụng, và vì không thể tăng năng suất do đó mà lạm phát. Đầu tư cao, đặc biệt tập trung ở các doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước, là tăng cường cơ hội cho tham nhũng, cho các nhóm lợi ích.

    Đầu tư ở Việt Nam rất khác Trung Quốc. Họ nhập công nghệ mới, để tự tạo ra máy móc, sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh với nước ngoài. Ngược lại, Việt Nam là nhập máy móc, nhập nguyên liệu, làm gia công để bán tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ tiền.

    Mặt trái của đầu tư cao, như trường hợp Vinashin, là tăng nhập siêu và nếu không bán được hàng thì phá sản, đưa đến công nợ không trả được. Nhu cầu ngoại tệ đang tăng cao để nhập máy móc, nhập nguyên liệu và trả nợ nước ngoài. Dự trữ ngoại tệ trước đây là trên 25 tỉ đô la, mới đây theo IMF chỉ còn 15 tỉ đô la.

    Vấn đề vàng và đô la Mỹ

    Có thể nói một nền kinh tế bình thường là nền kinh tế ở đó nhà nước có thể kiểm soát được phương tiện thanh toán. Khi phương tiện thanh toán vượt ngoài tầm hoạt động của mình thì rõ ràng là có vấn đề. Để làm chủ được nền kinh tế, tất cả mọi nước đều cố gắng làm chủ được phương tiện thanh toán, qua đó điều hành chính sách tiền tệ. Tất nhiên điều hành sai hay đúng là chuyện khác nhưng phải đặt nó trong tầm tay của mình.

    Ngày trước, đã có lúc người Việt chỉ có tin vàng và đô la Mỹ. Sau cải cách từ năm 1989, giá trị của đồng tiền Việt đã trở lại.

    Từ năm 2008, giá trị tiền đồng giảm đều, vàng và đô la lại trở thành phương tiện thanh toán trong nước. Tất nhiên, lý do cơ bản là lạm phát, mà lạm phát là kết quả của chính sách chạy theo tốc độ tăng GDP, bỏ tiền cho doanh nghiệp quốc doanh đầu tư tràn lan.

    Để ổn định tình hình, Nhà nước cần điều chỉnh chính sách phát triển chạy theo chỉ tiêu số lượng như hiện nay, tức là phải giảm mức đầu tư, và như vậy phải tăng lãi suất nhằm thu hút tiền vào ngân hàng, và đồng thời tăng giá tín dụng mà nhà đầu tư phải trả. Về mặt tiền tệ, dù là trong ngắn hạn, mọi biện pháp cần thiết là triệt tiêu việc biến vàng và đô la thành phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, chứ không phải cổ vũ việc dùng chúng như tiền.

    Nhưng Việt Nam đang làm ngược lại. Ngân hàng Nhà nước giữ giá đồng đô la, làm lợi cho những người có thể vay dễ dàng (như các tập đoàn) và tạo thêm nhu cầu giả tạo, không phải nhằm đầu tư mà nhằm đầu cơ. Những người không thể tiếp cận đô la, phải đổ xô mua vàng. Ngân hàng Nhà nước lại cho phép nhập vàng để giảm giá vàng. Mà ổn định giá vàng đâu có phải là nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước.

    Tất nhiên là tuyên bố như thế thì hy vọng sẽ tạo ra tâm lý giảm giá vàng. Nhưng nếu nhập thì sẽ mất nguồn ngoại tệ, tạo thêm áp lực tăng giá trị của nó. Rồi lại có những “kinh tế gia” đề nghị tạo ra tài khoản tiết kiệm vàng và trả lãi cho nó. Đây là hành động của thời bao cấp trước đây. Chứ hiện nay là phải làm sao có biện pháp xóa bỏ vàng như một phương tiện thanh toán.

    Và để làm điều này, dễ nhất là đánh thuế nhập hay xuất vàng. Giống như đánh thuế các cuộc tháo chạy tư bản nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chúng đối với nền kinh tế mà nhiều nước đã làm.

    Quan trọng hơn, cần thay đổi cách suy nghĩ theo hướng chạy đua đạt tốc độ tăng GDP, từ đó đầu tư cao mà thiếu hiệu quả, bội chi ngân sách, đẩy mạnh cung tiền để tài trợ bội chi, đưa đến lạm phát và sự mất giá của đồng bạc. Mọi tiêu cực đang phát triển hiện nay là do quá chú trọng đến tăng trưởng kinh tế và các chính sách hướng đến tăng GDP.

    Thông tin mới nhất từ báo chí là quyết định bù lỗ xăng dầu để chống tăng giá. Kinh nghiệm cho thấy chính sách này sẽ không thành công vì lạm phát đâu có thể bù lỗ để giảm. Nguyên nhân của chúng nằm trong chính sách tài khóa và tiền tệ dễ dàng để đẩy mạnh đầu tư của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước. Đó là nút thắt cần tháo gỡ.



    Theo Vũ Quang Việt

    TBKTSG
     
  12. 5HIEN

    5HIEN Advanced Member

    Joined:
    12/1/06
    Messages:
    1.874
    Likes Received:
    54
    Location:
    TP HCM
    Vàng đang trong cơn bão dữ, bác Thủy có múc được tí nào không :lol: .
    Hiện nay sàn giao dịch mua bán vàng qua mạng có còn cho hoạt động hay không vậy các bác :?:
     
  13. dungkts

    dungkts Advanced Member

    Joined:
    12/2/06
    Messages:
    494
    Likes Received:
    109
    Đọc lại bài viết cũ của Vũ Quang Việt, phân tích hay quá các bác nhỉ.
     
  14. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Chị VND còn đi hoang thía này thì mốc 40Tr/ lượng chẳng mấy chốc sẽ bị phá bác à .
    em vưỡn còn một ít nhưng đã quy sang ... loa đài.
    Các bác cũng bảo trọng nhé , chưa tin thì xem đây :
    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011 ... eng-tu-do/
     
  15. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
  16. anvn

    anvn Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    1.082
    Likes Received:
    4
    $$$ thì có thể,kể cả kết hối us$,chứ vàng em chả tin khả thi.Nó có cả cái thị trường cuốc tế,cấm thì giá nó cũng phải theo g đó mà igao dịch.
    Cứ quăng đấy khéo mấy nữa hiếm còn tăng giá trị.
     
  17. nguyenlequan

    nguyenlequan Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    732
    Likes Received:
    5
    em kinh doanh vang bạc , NN ra những chính sách này chỉ tăng thêm sự bất mãn trong dân thôi , mấy ngày hôm nay thấy dân tình rất khổ , có usd mang đi các hiệu vàng bán , hoặc mua thì ko cửa hàng nào dám giao dịch , cần mua usd vào ngân hàng nó ko bán , rồi đến cấm vàng miếng , bán ra ngoài thì bị bắt , tịch thu , bán cho ngân hàng thì rẻ , giá ko bao giờ bằng thì trường tự do
    :cry:

    Ps : nếu bác nào có ý định bán vàng miếng giá cao pm cho em nhé , em mang đèn khò đến tận nhà nấu cục lại rồi mua bằng giá thì trường chợ đen luôn , đảm bảo nhà nước ko làm ghì được các bác
    :lol:
     
  18. anvn

    anvn Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    1.082
    Likes Received:
    4
    cái chợ hà Trung giờ chuyển vào họp trong...Ngân Hàng,có thế thôi.
    Riêng vàng miếng,em tin cấm rồi sẽ gây tăng giá chứ ko thể bình ổn được.
    Đây mời các bác xem nhé bắt đầu dở quẻ rồi đấy.
    Ngân hàng thu phí bán ngoại tệ?
    Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ chính đáng của người dân khi đi nước ngoài, một số ngân hàng (NH) cho rằng hướng giải quyết là vẫn bán theo giá niêm yết nhưng có thu thêm phí.

    http://vef.vn/?vnnid=12560
     
  19. Sanh Trang

    Sanh Trang Advanced Member

    Joined:
    4/9/07
    Messages:
    1.649
    Likes Received:
    25
    Location:
    Saigon
    -Vàng là quý kim.Do đặc điểm của nó không bi oxyt hóa nên không hao mòn,không mất màu.Là kim loại mềm,dể nóng chảy,dể chạm khắc,dát mỏng,kéo sợi(như bạc) nên người xưa dùng chế tác vật trang sức,trang trí cho các bậc vua chúa,người giàu có và nhất là đúc thành tiền có giá trị cao(phương tiện thanh toán và tích lủy).
    -Khi tiền giấy bắt đầu lưu hành.Để được mọi người tin dùng nhà phát hành bảo chứng bằng 1 trọng lượng vàng tương ứng với đơn vi tiền tê bằng giấy(thịnh hành vào thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20).Tiền tệ lúc này được gọi là "Kim bản vị"(bảo đảm bằng vàng,bạc và đồng).Sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và 2 cuộc chiến tranh thế giới người ta mới chấm dứt vai trò tiền tệ của kim loại(vàng,bạc,đồng) chỉ thuần túy là tiền giấy bảo đảm bằng uy tín của nhà phát hành và hàng hóa của xã hội(tổng sản lượng quốc gia).Kim loại quý đó trở thành hàng hóa như các loại hàng hóa khác.
    -Uy tín nhất đối với 1 quốc gia chỉ duy nhất là nhà nước của quốc gia đó nên quyền phát hành tiền thuộc về nhà nước.Trên nguyên tắc có quyền thì phải có trách nhiệm.Trách nhiệm chính của nhà phát hành tiền là bảo đẩm sự ổn định giá trị tiền tệ.Nếu tiền tệ mất giá.Coi như mọi người cầm tiền bị tước đoạt một phần tương ứng với tỉ lệ giãm giá đó.Nếu tiền tệ có xu hướng yếu đi.Người ta sẽ tìm cách bảo toàn thặng dư tích lủy bằng thứ khác như vậy tiết kiệm bằng tiền sẽ giảm và tiền tệ sẽ xoay vòng nhiều hơn trong thị trường làm lệch cung cầu hàng hóa.Dẩn đến tăng giá và tích trử tạo ra áp lực lạm phát rất lớn.Sự ổn định giá trị tiền tệ rất cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và an ninh trật tự xã hội mới được bảo đảm.
    -Vấn đề tỉ giá? Nếu không giải quyết căn cơ là cân bằng cán cân thương mại XNK,tăng dự trử tích lủy ngoại tệ quốc gia(do ngân hàng NN quản lý điều hành) thì kể cả không lạm phát tỉ giá vẫn thay đổi theo quy luật cung cầu dẫn đến lạm phát (trường hợp này lạm phát là hậu quả của sự mất cân bằng thanh toán mậu dich quốc tế.)
    Ở nước ta hiện nay có thể nói Lạm phát,tăng giá là hậu quả của sự mất cân đối dự trử quốc gia trong mấy năm qua.Chẩn đoán đúng bệnh mới chửa hết bệnh.
     
  20. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Mời các cụ thư giãn chiêm bái nhé :

    KẾT LUẬN CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

    về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011

    ______

    Tại phiên họp ngày 10 - 11/3/2011, sau khi nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011, ý kiến của Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan liên quan, Bộ Chính trị thảo luận và kết luận :

    I- TÌNH HÌNH
    1- Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2011
    Bước sang năm 2011, nước ta có những thuận lợi cơ bản : Nền kinh tế tiếp tục giữ được mức tăng trưởng khá; an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã thành công tốt đẹp, tạo sức mạnh và niềm tin trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

    Tuy nhiên, khó khăn, thách thức vẫn còn rất lớn. Trên thế giới, kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp: Những biến động về chính trị, xã hội ở một số nước Trung Đông và Châu Phi tác động làm tăng mạnh giá dầu mỏ, giá vàng, lương thực và một số loại nguyên vật liệu cơ bản; thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là khu vực đồng EURO vẫn bất ổn; lạm phát bắt đầu tăng cao ở một số nước trong khu vực vốn là thị trường nhập khẩu quan trọng của nước ta. Ở trong nước, kinh tế - xã hội của nước ta tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, thậm chí lớn hơn so với dự báo cuối năm trước về lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Tăng trưởng GDP có xu hướng chậm lại, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2010; giá cả, lạm phát, mặt bằng lãi suất tăng cao so với chỉ số lạm phát và tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp; tình trạng đô la hóa và sử dụng vàng để kinh doanh, làm công cụ thanh toán trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn; tỉ giá biến động mạnh, giá vàng tăng cao; dự trữ ngoại hối giảm; việc cung cấp điện còn nhiều căng thẳng. Ngoài ra, việc rét đậm, rét hại kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ cũng đã gây tổn thất và tác động bất lợi không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân.

    Tình hình trên tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, người về hưu, cán bộ, công chức, viên chức và ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và những năm tiếp theo như Quốc hội đã thông qua và Nghị quyết Đại hội XI đã đề ra.

    Nguyên nhân của tình hình trên: Về khách quan, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới; về chủ quan là do những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm được khắc phục, bị tích tụ nặng nề hơn trong những năm phải đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế và do một số hạn chế trong quản lý, điều hành của các cấp. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trong nhiều năm qua, nước ta luôn phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và kinh tế vĩ mô không vững chắc, gay gắt hơn các nước trong khu vực.

    2- Tình hình trong thời gian tới
    Trên thế giới: Nhiều dự báo cho rằng kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục có những diễn biến xấu. Lạm phát cao diễn ra ở nhiều nước, kể cả các nước trong khu vực. Giá dầu mỏ, lương thực và một số nguyên vật liệu cơ bản còn tăng. Thiên tai, biến đổi khí hậu và những diễn biến mới của tình hình Trung Đông, Bắc Phi tác động xấu đối với nền kinh tế thế giới. Thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục có mặt còn thiếu ổn định, thậm chí đã có những cảnh báo về nguy cơ tái khủng hoảng.

    Ở trong nước: Việc thực hiện đồng thời ba mục tiêu (kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội) và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn, thách thức; kết quả tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố quyết tâm và đồng thuận của toàn xã hội, vào năng lực, hiệu lực, hiệu quả của việc điều hành, tổ chức triển khai thực hiện thành công các chủ trương của Đảng và Nghị quyết 11/NQ-CP, ngày 24-2-2011 của Chính phủ. Chỉ số giá tiêu dùng có thể còn tiếp tục tăng cao. Những tác động của các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bên cạnh mặt tích cực, có thể có những tác dụng phụ làm giảm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, thị trường tài chính, tiền tệ, tính thanh khoản và độ an toàn của một số ngân hàng thương mại, nhất là đối với sự ổn định của hệ thống cơ chế, chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

    II- MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
    A- Về chủ trương
    - Các cấp, các ngành cần quán triệt sâu sắc, nhất quán tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 là: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội. Đây là những nhiệm vụ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau; cần được quán triệt, triển khai đồng bộ trong suốt quá trình phát triển.

    - Tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội; coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách ngắn hạn của năm 2011, vừa là nhiệm vụ quan trọng của một vài năm tiếp theo. Trong năm 2011 và một vài năm đầu của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, không quá câu thúc bởi mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011 cao hơn năm 2010 để tránh tạo ra lạm phát cao, tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối của kế hoạch 5 năm. Từ giữa năm 2011, căn cứ tình hình thực tế 6 tháng đầu năm, Bộ Chính trị sẽ có chỉ đạo tiếp theo. Chưa đặt vấn đề điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 vào lúc này.

    - Triển khai thực hiện đồng bộ chủ trương của Đại hội XI về đổi mới kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cụ thể là: Các chủ trương, biện pháp cấp bách trước mắt phải đảm bảo cho việc thực hiện nhất quán các nguyên tắc, các quy luật kinh tế của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần có lộ trình tiến tới chấm dứt việc bao cấp qua giá một số vật tư nguyên liệu quan trọng, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển bình thường và giảm sức ép gây ra lạm phát về sau; các chính sách, biện pháp cần phải dựa trên cơ sở cơ chế thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước với những lộ trình và bước đi thích hợp.

    B- Một số giải pháp chủ yếu
    Đồng thời với việc tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nghị quyết Chính phủ đã ban hành, đặc biệt là Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 24-02-2011 "Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội", cần triển khai thực hiện những giải pháp đối với các vấn đề quan trọng sau đây:

    1- Về tiền tệ, tín dụng
    Áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt phải hướng tới kiềm chế lạm phát cao, góp phần ổn định giá trị tiền đồng Việt Nam, tăng dần dự trữ ngoại hối. Nhanh chóng xây dựng các cơ chế, chính sách tăng cường quản lý thị trường ngoại tệ (đô la) và vàng, khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép. Có lộ trình và biện pháp phù hợp trong từng thời kỳ, đảm bảo lợi ích hợp pháp của người có tài sản này; quan tâm đúng mức nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân, tránh tạo ra các "cú sốc" về tâm lý gây bất ổn xã hội; khuyến khích, không gây trở ngại cho việc thu hút các nguồn ngoại tệ từ nước ngoài về nước, tổ chức lại thị trường kinh doanh vàng. Tăng cường quản lý hoạt động các ngân hàng thương mại, tránh rủi ro về nợ xấu, bảo đảm tính thanh khoản; khắc phục những bất hợp lý về lợi nhuận và thu nhập trong lĩnh vực này.

    2- Về tài chính và đầu tư
    Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công cần lưu ý: hướng tới giảm bội chi ngân sách nhà nước và nợ công ở mức phù hợp; kiểm soát chặt chẽ đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian hoàn thành công trình như lâu nay.

    3- Về thị trường bất động sản
    Cần có giải pháp đồng bộ chấn chỉnh thị trường bất động sản, không để trở thành nhân tố tác động gây ra lạm phát cao và nền kinh tế bong bóng. Việc kiểm soát, hạn chế dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản cần có lộ trình, bước đi và giải pháp phù hợp; chống đầu cơ nhưng cũng tránh gây sốc, làm đóng băng thị trường bất động sản, gây tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội.

    4- Về vấn đề nhập siêu
    Tận dụng mọi cơ hội tăng cường xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là những mặt hàng xa xỉ, hàng trong nước sản xuất được; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Triển khai quyết liệt chủ trương khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ; thu hẹp dần sự mất cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu, giảm nhập siêu.

    5- Về cải cách doanh nghiệp nhà nước
    Đẩy mạnh việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước theo hướng: cổ phẩn hóa các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước; tập trung phát triển ngành sản xuất chính của doanh nghiệp; không khuyến khích phát triển những ngành không liên quan đến ngành sản xuất chính; sớm xác định cơ quan nhà nước đóng vai trò chủ sở hữu doanh nghiệp, khắc phục tình trạng không rõ ràng như hiện nay; sớm ban hành thể chế về quyền và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân sử dụng vốn nhà nước trong sản xuất, kinh doanh.

    6- Về vấn đề điện
    Song song với việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình điện; cần sớm có chính sách ưu đãi, biện pháp khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạnh các loại nguồn điện; xây dựng phong trào tiết kiệm năng lượng trong toàn xã hội, ban hành chính sách khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích tiết kiệm năng lượng; ưu tiên bảo đảm đủ điện cho sản xuất; không khuyến khích đầu tư và sản xuất, xuất khẩu những sản phẩm tiêu tốn quá nhiều điện.

    7- Về bảo đảm an sinh xã hội
    Thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội đã ban hành; đồng thời sâu sát nắm tình hình để hỗ trợ kịp thời các đối tượng khác, kể cả đối tượng cận nghèo, người thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn do tác động của lạm phát và điều chỉnh giá.

    Tập trung ưu tiên nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất và quản lý tốt hoạt động xuất khẩu lương thực, thực phẩm, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, đảm bảo an sinh xã hội nông thôn.

    8- Về công tác tuyên truyền
    Cần quán triệt sâu sắc tạo sự thống nhất nhận thức cao trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong toàn xã hội về tình hình và những chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước; củng cố niềm tin; động viên cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện và động viên các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện các chủ trương, giải pháp, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

    9- Về tổ chức chỉ đạo, điều hành
    - Kiên quyết, nhất quán, đồng bộ trong điều hành triển khai các chính sách và biện pháp đã đề ra; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

    - Thường xuyên nắm bắt, phân tích, dự báo kịp thời tình hình; tranh thủ thời cơ, hạn chế rủi ro nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội để phát triển bền vững.

    - Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở mọi cấp, mọi ngành để có biện pháp động viên, khen thưởng và kỷ luật kịp thời.

    *

    * *

    Bộ Chính trị tin tưởng với sự đồng tâm hiệp lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện những chủ trương, biện pháp trên đây và các nghị quyết của Chính phủ, đất nước ta chắc chắn sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức hiện nay, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra.

    Bộ Chính trị
     
  21. atuanp

    atuanp Advanced Member

    Joined:
    20/2/09
    Messages:
    395
    Likes Received:
    56
    E không dám có ý kiến về cái nì nhưng đọc thấy cứ thế nào ý

    1-Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2011: nguyên nhân khách quan thì có abcd… còn không thấy nói nguyên nhân chủ quan ???

    2-Tình hình trong thời gian tới:
    Ở trong nước:
    Việc thực hiện đồng thời ba mục tiêu (kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội) và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn, thách thức....

    Cái này đọc thấy quen quen, báo cáo nào cũng có.

    Chỉ số giá tiêu dùng có thể còn tiếp tục tăng cao.

    Hên xui ???

    3-II- MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
    A- Về chủ trương

    Các cấp, các ngành cần quán triệt sâu sắc, nhất quán tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI….

    Thấy giống 1 cái banner

    …Chưa đặt vấn đề điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 vào lúc này

    Mới hết Q1, để Q4 điều chỉnh để luôn đảm bảo hoàn thành/vượt mức kế hoạch.

    4-abcdef….
     
  22. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Nhà bác thông cảm đi, chỗ đó chỉ đạo chung, ko ông nào dân kinh tế cả;
    mà cái gì nói cụ thể thì thường độ chính xác không cao :lol: .
     
  23. Sanh Trang

    Sanh Trang Advanced Member

    Joined:
    4/9/07
    Messages:
    1.649
    Likes Received:
    25
    Location:
    Saigon
    Các bác phải hiểu chuyện đại sự lãnh đạo tối cao không thể chỉ đạo kiểu cầm tay chỉ việc.
    Bên cạnh lãnh đạo cả một giàn tham mưu toàn là tiến sỹ kinh tế tài chính có tầm cở cả.Nhận ra vấn đề dầu gì cũng đơn giản hơn thống nhất giải pháp gải quyết.
    Tôn trọng quyền lựa chọn hình thức tích lũy,cất giử tài sản của người dân dưới dạng tiền đồng,quý kim hay ngoại tệ hay BĐS hay tài sản có giá khác là dứt khoát không thay đổi.Hơn nữa thành phần có tích lũy trong dân chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng rất quan trọng.Khó kiểm soát và cấm đoán lắm.
    Giải quyết về kinh tế tài chính phải bằng các biện pháp kinh tế tài chính là chính chứ không chỉ là biện pháp hành chính mới có hiệu quả.
     
  24. regular

    regular Advanced Member

    Joined:
    6/6/07
    Messages:
    7.375
    Likes Received:
    22
    Location:
    Non-Groups
    Em lại cứ nhớ bà ngoại thằng bạn em. Hồi nhỏ nó hay bị đau bụng, mỗi lần như vậy bà nó lại hay sức dầu cho nó mà khg biết bên trong nó đau cái gì! :lol:
     
  25. Tomcat

    Tomcat Advanced Member

    Joined:
    3/12/09
    Messages:
    1.795
    Likes Received:
    7
    Em là dân kinh tế :) . Bằng cấp của em nó đề: " Cử nhân khoa học ngành Kinh tế". Cái này khác với các bác có bằng cử nhân Kinh tế là kinh tế ứng ụng còn em nghiên cứu về lý thuyết kinh tế.
    Với nền kinh tế như của VN thì có thể gọi là nửa ông nửa thằng. Gọi là ông vì các chính sách vĩ mô của ông theo lý thuyết vĩ mô còn gọi là thằng vì vi mô của ông thực hành lại theo kiểu chụp giật và lợi ích nhóm. Thực tế em tham gia các dự án hạ tầng nếu không phải con ông lọ cháu bà chai thì đừng có mơ. Những khoản lót tay gọi là undertable thì chỉ mấy cháu tép riu khi đi họp cho vài cái phong bì răm chục triệu còn lại các cấp phê duyệt bọn em phải mua $ chợ đen (NH nào bán $ đi hối lộ đâu) đến nói chuyện. Chưa kể đến các chính sách không minh bạch và tệ nạn XH tiếp tay cho buôn lậu ( không mua chợ đen thì ai bán cho đi buôn lậu). Chưa kể nói đến các NH TM là sân sau của nhiều quan chức chế độ, đây là cơ hội để họ làm giàu khi có thể tuồn nguồn ngoại tệ ra chợ đen. Với việc tăng cường kiểm soát như hiện nay, giá mua vào chỉ tầm 21K/$ nhưng bán ra 21,8,9K/% thì là siêu lợi nhuận. Em cũng có bạn bè buôn vàng ngoại tệ nhà ngay đối diện nhà bác tungh ở Hàng bạc, có những đợt cao điểm cần mua ngoại tệ, dù khách đến mua NH báo không có nhưng các hàng vàng bạc alô là có $ từ NH tuồn ra ngay để ăn chênh lệch. sau đó khi thu mua của khách lẻ, lượng $ này lại tuồn ngược trở lại NH để bù đắp. Với các chính sách như hiện nay, nó chỉ làm lợi cho một thiểu số nhóm lợi ích và làm lợi cho các công chức chịu trách nhiệm kiểm soát thị trương mà thôi như ANKT, CAKT...Chỉ khi nào Nhà nước tạo được lòng tin nơi dân chúng và tạo ra một sân chơi lành mạnh cũng như minh bạch hoá nền kinh tế thì hãy nói chuyện thống nhất quản lý vàng và ngoại tệ. Mà cũng lạ các bác lướt sóng sao không tạ thị trượng ngoại tệ online để phụ vụ nhập khẩu hàng audio cho AE trên diễn đàn :lol:
     

Share This Page

Loading...