Cái bệnh này nhiều thiên tài mắc phải lắm, hoặc ngược lại, bệnh này tạo ra một số thiên tài. Bệnh này hiện tại gần như không chữa được hoàn toàn. BTW, bệnh này là bệnh bẩm sinh. Quê mình thường không có thái độ đúng mực về những bệnh thuộc dạng tâm bệnh thế này. Dẫu sao thì xã hội cũng đang thay đổi nên việc nhìn nhận khoa học đúng đắn cũng đang dần thay thế những nhìn nhận lệch lạc.
Hihi... em tưởng cụ rút ra điều này từ khi chuyên tâm chơi hidend chứ . Just kidding. Em thường muốn thằng cu nhà em học tính tự lập càng sớm càng tốt. Bọn em thống nhất với nhau rằng nếu nó chạy nhảy bị vấp ngã thì cứ lơ đi để cho nó tự đứng lên (ngoại trừ những lúc xét tình hình thấy nghiêm trọng). Có vẻ điều này cũng giúp ích nhất định các bác ah. Thêm một điều nữa là trẻ con nên học nói "xin lỗi" và "cám ơn" thường xuyên. Cá nhân em thấy nhiều trường hợp các bé không được chú trọng về chuyện này cho lắm. Kính.
@thinhgia: Mình có đứa cháu, trứoc khi vào lớp 1, mình đã dạy cháu tự mua đồ ăn (mình chỉ chở đến tiệm và đưa tiền, cháu tự đi vào mua món gì cháu dự định mua, tự tính tiền, tự lấy nước chấm..). Mục tiêu là cho cháu học tính toán và mạnh dạn. Nhưng thấy bác nêu trên đây, không biết thế nào tốt hơn ? @Cominup: Mình đồng ý với bác, có kinh tế mạnh là một điều kiện rất tốt. Thế nhưng, mình muốn bổ sung thêm, việc làm chủ và tôn trọng đồng tiền là một việc không dễ. Cũng nói thêm, mặt còn lại của đồng tiền cũng dễ dàng khiến con chúng ta mất ý chí, ỷ lại và dễ dàng sa lầy vào tệ nạn. Mình nghĩ, cần nên dạy con về việc nhận thức đồng tiền, giá trị thật của nó, và quản lý nó cho phù hợp.
Riên em thì có lẽ sẽ tránh được cái cảnh này roài ! Từ khi chưa sinh con em đã quan niệm sự chạy vạy là một phong trào rất xấu cảu xã hội VN ngày nay. Và chuyện chạy để cho con đi học cũng vô tình ảnh hưởng xấu đến ý thức xã hội của trẻ. Chính vì vậy em đã đưa vợ bầu về quê sống (gọi là ngoại thành thì đúng hơn, vì từ nhà vào trung tâm HN ~ 15km). Những năm học mẫu giáo, cấp 1 chắc chắn em sẽ để chảu học ở trường làng. Với quan niệm ở tuổi này học mà chơi chơi mà học => không nên để trẻ rơi vào vòng xoáy của học vẹt, học thêm, học "vì miếng cơm manh áo của các thầy cô"...
Em có một cháu trai con thằng em út rất giống thế này .Gia cảnh ko lấy gì là đầy đủ để nói là ăn uống thừa sinh biếng ăn .Bố mẹ nó cho ăn thì bất cứ kiểu gì nó cũng khóc và nhè ra ,ép cố nó thì nó ọe ,nôn nom rất tội .Đưa sang cho vợ chồng em ,vợ em đút cho ăn cứ thun thút chẳng í ới tiếng nào .Chưa đầy 10 phút là xong -rút ra rằng chính thái độ chúng ta khi đối xử với trẻ tạo nên thái độ của chúng với ta .Ngay từ đầu ta đã nghiêm khắc thì sau này rất ít khi phải quát mắng trẻ mà chúng vẫn ngoan ,còn ngay từ lúc 6 tháng tuổi mà chiều theo mọi đòi hỏi dù cực nhỏ thì chúng sẽ rất khó nghe lời khi còn bé .Rất nhiều người nghĩ trẻ mới vài tháng thì biết gì -thật sai lầm .Nó đã biết được đòi hỏi người nào trong gia đình để được đáp ứng cái chúng muốn .
Cho trẻ học trước nhiều quá sẽ làm giảm hưng phấn của chúng khi học chính thức .Chỉ nên rèn trước các kỹ năng học trước thôi ,ví như rèn cho con ta cách viết chữ cho nhanh ,đẹp .KO nên dạy trước kiến thức ,mà nên dạy sau để trẻ nhớ lâu những gì chúng học thôi .Vậy trong giờ học chúng mới thấy ham với bài mới -tập trung nghe bài hơn .
Cũng không có gì lớn chuyện hết,vì mỗi nơi sinh hoạt sẽ khác nhau chút chút, Quan trọng là trong tầm kiểm soát được , và đoán bắt được ý thức chúng,còn lại là khuyến khích giao dịch khi thích hợp như bác nêu,tạo cho chúng tính tự tin,biết phải làm gì tiếp theo khi chúng làm việc đó. Tuy nhiên sự khác biệt địa phương nên Tết đến Cô hay chú lì xì nhìn thấy tiền Lì xì con em nó coi như tiền Âm phủ ấy.mặc dù chúng có biết giá trị nào đó,song không cụ thể được giá trị đích thực nhưng chắc chắn không giống trẻ VN. Vì nếu so vụ này với trẻ VN thì con em Giống mấy thằng Ngố hơn :lol:
Cái này cụ ấy bảo thầy cố làm chứ cụ ấy có chỉ cách cho ông thầy làm như thế nào đâu! Lại thuộc vào nhòm NATO tức NO ACTION TALK ONLY :lol:
Theo bác thế nào là đổ lỗi cho xã hội ạ ? Em thì nghĩ ngược lại đấy, bác mới đang ngụy biện ! Mọt khi bác nhận ra xã hội đang theo một trào lưu mà tụ bản thân bác thấy rằng cái trào lưu đó là xấu thì bác sẽ phản ứng ra sao ? Làm theo hay là tìm một hướng đi khác đúng đắn hơn... Mới vào trường mầm non, cha mẹ phải thức đêm hôm để xin cho con. Rồi với người có tiền thì không cần thức, chỉ cần đút nhiều nhiều vào phong bì là được... Rồi khi còn đi làm cũng lại dùng tiền để mua cái vị trí làm việc của con. Cả một cuộc đời được xây dựng bởi một chữ duy nhất là "chạy". "Chạy" để đi học, "chạy" để có điểm cao, "chạy" để có vị trí công việc tốt. Một xã hội được tạo nên bởi chữ "chạy" đó liệu có văn minh liệu có trình độ thực hay chỉ là một cái vỏ bọc hoa mỹ nhưng bên trong thì rỗng...
Cha mẹ lo cho con là điều đúng đắn. Nhưng mỗi người có một cách biểu hiện sự quan tâm tới con cái một cách khác nhau. Không nên lấy chuẩn mực của bản thân để áp đặt người khác. Không ít thủ khoa đại học là người "nhà quê" đâu các bác!
Tiền chỉ là phương tiện, nó có thể giúp ta đi nhanh hay đi chậm, nó là vật vô chi, có thể dùng nó để lao xuống vực hoặc dùng nó để bay lên các nấc thang xã hội. Cái quan trọng là trang bị cho con ý chí, tư duy và tầm nhìn cuộc sống.
Với thực trạng giáo dục như hiện nay, theo em để trẻ em ngày một hoàn thiện kỹ năng sống, trưởng thành cả về thể chất lẫn tư duy thì cha mẹ cần phải làm mấy điều sau: - Hãy đối xử với con cái như một người bạn, hãy biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của con cái. - Hãy tạo mọi điều kiện để con cái được tự làm những việc cá nhân, việc nhà... Chỉ nên hưỡng dẫn con cái làm như thế nào rồi để chúng tự làm dù kết quả những lần đầu không thật sự đạt yêu cầu. Tuyệt đối không làm hộ. - Hãy để con cái tự quyết định những vẫn đề của chúng với sự đóng góp ý kiến, phân tích đúng sai của cha mẹ. Cha mẹ chỉ là người tư vấn chứ không nên là người ra lệnh. - Hãy để con cái có nhiều thời gian tham gia các hoạt động xã hội, giao tiếp với người xung quanh... Mời các bác tiếp ạ !
Biết các ý kiến của bác đưa ra là khá đúng nhưng em xin phản biện cho rộng đường dư luận Mời các bác chiến tiếp... :lol:
qua đây không biết em có thể làm gì để thay đổi tính cách con gái mình hay không, mới 5t mà khó bảo quá, em dạy bảo cháu mình nó nghe lời mình hơn là con gái của mình sao kỳ vậy hả các bác, bác nào có thuốc gì bốc cho em một toa với, em tẩu với con gái của em mất rùi
Tính cách trẻ nó như là bản năng, nó phù hợp với tâm lý của trẻ. Chúng ta không thể làm gì để thay đổi tính cách chúng. Có chăng chỉ là thay đổi cách thể hiện tính cách đó theo chiều hướng hài hòa hơn... Trẻ không nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ có nhiều nguyên nhân, nếu bác không tìm ra được nguyên nhân thực sự thì rất khó để làm cho trẻ nghe lời. - Trẻ đang giận, đang bực tức vì một lý do nào đó, chúng không thể tự giải quyết. Trước vấn đề đó cha mẹ đúng ra giải quyết nhưng lại theo chiều hướng ngươc lại với suy nghĩ của trẻ => chúng sẽ cố tình không nghe lời cha mẹ... - Trẻ được cưng chiều, muốn được cha mẹ chú ý nhiều đến mình => làm trái lời cha mẹ để cha mẹ luôn luôn chú ý để tâm đến con. - Cha mẹ khi dạy con, chỉ chú trọng đến lời nói mà không chú ý đến biểu cảm khuôn mặt, cơ thể => biểu hiện không phù hợp => trẻ sẽ hiểu theo một chiều hướng khác. Tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ tạo cho trẻ phản xạ tự nhiên là cha mẹ nói phải làm thế này nhưng vẫn có thể làm khác được. Khi quan sát lũ trẻ nhiều khi chúng ta ngẫm ra những điều vô cùng thú vị mà từ trước chúng ta luôn nghĩ khác ! VD như con nhà em: Rất thích leo cầu thang => bố mẹ nhìn thấy bảo "con ơi, không được trèo một mình thế" => cháu quay lại nhìn cha mẹ và leo nhanh hơn, leo lên vài bậc lại quay lại nhìn và thấy cha mẹ vẫn đang dõi theo => trèo tiếp. Ấy thế nhưng khi mà cu cậu trèo lên mà em bảo " Con ! trèo cầu thang một mình thế bố không đồng ý !" và kèm theo đó là vẻ mặt nghiêm nghị rồi quay đi kệ cu cậu => cu cậu lại thôi không trèo nữa... => Khi ta nói trẻ không được làm việc gì đó mà nét mặt lại biểu hiện không phù hợp, đồng thời không dứt khoát => nhiều lần sẽ làm cho trẻ "hiểu" rằng cha mẹ nói là nói vậy chứ vẫn được làm...
Em thì thấy một thực trạng. Bố mẹ ở VN rất đa năng, việc gì cũng làm được, kể cả kê đơn bốc thuốc :mrgreen: Theo em ai làm nghề ấy, bố mẹ chỉ tự điều trị những bệnh đơn giản. Bệnh nặng thì phải khám bác sỹ... Dạy con cũng vậy.
- "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" => bố mẹ là người phải hiểu biết để mà phòng bệnh cho con khi con còn nhỏ... - Dạy trẻ cũng phải hiểu theo nghĩa rộng, dạy văn hóa (kiến thức sách vở ) thì là việc của thầy cô, nhà trường. Còn dạy trẻ cách sống... thì không thể nói là cha mẹ nên "nhờ" người khác có chuyên môn. Nhiệm vụ chăm lo đời sống cho con cái là của cha mẹ: Lo cái ăn, cái mặc, lo giấc ngủ... => cũng cần có kiến thức. Nhiệm vụ của nhà trường là dạy các cháu học văn hóa. Nhưng hiện nay các bậc phụ huynh VN ôm đồm quá, kiêm luôn cả phần này => không có trình độ hoặc không dủ thời gian thì lại nhờ gia sư, nhờ các lò học thêm ...
Em thì nghĩ khác. Dạy kỹ năng sống đòi hỏi kiến thức rất chuyên sâu về tâm lý hành vi của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Cái này đòi hỏi trình độ và sự kiên trì rất cao. Em biết 1 em bé 6t, sang Mỹ từ 1t -5t, mới về VN gần nửa năm. tiếng Việt chưa sõi, không tự làm được việc gì từ mặc q áo đến tắm giặt, không tự ăn, không nói chuyện, chơi với các bạn, chỉ một mực đòi mẹ , có một số động tác cử chỉ mất kiêm soát giống trẻ tự kỷ. (em này ở Mỹ ko được đi học, ông bà cực chiều. Hồi mới về VN, cả cô giáo và mẹ phải chấp nhận 1/2 tháng, mẹ đi học cùng con). Thế mà sau 2 ngày 1 đêm được giáo dục đặc biệt, con đã tự gấp được q áo, tự mặc, tự ăn chơi vui và nói chuyện với bạn bè, thầy cô. Đến mẹ của em còn không tin nổi.
Với trường hợp này em cũng nghĩ khác ! Đối với trường hợp này, cháu bé do được cưng chiều quá => làm lũng và cáu bẳn để người thâm phải chú ý, quan tâm. Và thực tế, trẻ em có khả năng học hỏi rất tốt => tầm tuổi như cháu có thể nói đã biết rất nhiều nhưng cháu không muốn làm. Nếu nói rằng cháu chưa bao giờ, chưa từng học làm những việc như bác nói và thêm nữa biểu hiện như cháu đó mà để 2 ngày 1 thêm xoay 180 độ như vậy chỉ có thể nói là liệu pháp "Tâm Lý"... Về tâm lý như em cũng đã nói, nếu chúng ta hiểu được tâm lý của trẻ thì việc dạy chúng rất dễ. Nếu không hiểu được tâm lý trẻ thì việc dạy, thuyết phục chúng làm theo chúng ta là vô cùng khó (ngay cả người lớn chũng ta cũng vậy). Trong gia đình Việt hiện nay thường dạy bảo trẻ theo cảm tính, rất máy móc và thiếu sự tìm hiểu, đánh giá tính cách, tâm lý của trẻ một cách đúng đắn. Thường có suy nghĩ "trẻ con thì biết cái gì", chính vì thế chúng ta mới gặp khó khăn khi hướng dẫn, yêu cầu trẻ làm... Em quay lại một ví dụ: Với trẻ nhỏ, khi chúng làm một việc gì đó không đúng, người lớn chúng ta sẽ quát, mắng chúng. Nhưng đi kèm với việc quát mắng đó là một vẻ mặt rất bình thường và đôi khi lại khuyến mại thêm một "nụ cười" không ăn nhập gì với lời quát mắng đó => trẻ sẽ nhìn nét mặt và hiểu rằng "cha mẹ mắng yêu" => vẫn làm như vậy ...=> trẻ đã không nghe lời cha mẹ rồi !
Trường hợp này, lúc đầu em cũng nghĩ là " bó tay.com". Gần đúng như bác nhận định...thầy giáo ban đầu thực hiện liệu pháp " bánh bơ" nửa ngày, sau đó thực hiện nhiều liệu pháp nữa mà em cũng không rõ. Chỉ biết riêng việc áp đặt ý chí qua câu " Tâm Bảo là một cậu bé ngoan", hai thầy trò " đánh vật" với nhau gần 3h đồng hồ ( chắc bé phải nhắc lại tới cả 1000 lần. Lúc đầu bé thể hiện sự bất hợp tác, không nghe lời; nhưng rất lạ là khi cậu bé không nghe lời, thầy nói "Vậy Tâm Bảo là cậu bé hư nhé?" thì con lại kéo ngón tay thầy chỉ vào mình, ý bảo là cậu bé ngoan và rất khó khăn để nói tiếp... Kết quả thì thật tuyệt vời.