Con cái chúng ta cần gì để trưởng thành!

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by nguyenhanoivn, 30/6/11.

  1. nguyenhanoivn

    nguyenhanoivn Advanced Member

    Joined:
    11/2/09
    Messages:
    1.036
    Likes Received:
    0
    Location:
    Vietnam
    Em đang tìm lớp học võ cho con, con gái sáu tuổi.
    Mục đích chính là rèn luyện thể lực, trí lực và để phòng thân khi cần thiết.
    Em thấy các môn võ Nhật phần " tinh thần", " đạo" rất tốt nhưng cận chiến môn Vịnh Xuân tay rất linh hoạt và hiệu quả.
    Các bác tư vấn thêm cho em nhé.
     
  2. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Nếu anh vừa thích võ Nhật vừa cận chiến tốt thì có môn Aikido. Một trong những môn phái hiện đại và hiệu quả. Cận chiến rất tốt, lại là nhu đạo nên hợp với con gái. Chủ yếu dùng để tự vệ rất tốt.

    Nếu anh thích thì các tối thứ 4, thứ 6 ở nhà thể thao 10-10 trong giảng võ, buổi từ 7h30 trở đi. Cái môn đấy 2 bố con cùng đi học cũng đc.
     
  3. nguyenhanoivn

    nguyenhanoivn Advanced Member

    Joined:
    11/2/09
    Messages:
    1.036
    Likes Received:
    0
    Location:
    Vietnam
    Môn này đúng là rất hay, bẻ khớp thì kinh khủng nhưng lại ít làm gãy tay chân đối phương, đúng là môn võ hòa bình.
    Em sẽ tìm hiểu thêm vì mẹ cháu muốn con học múa... Em thấy học múa cũng tốt vì con được vận động thể lực (thể lực tốt thì chí lực cũng tốt), người mềm dẻo linh hoạt... sau này tập sang môn gì cũng ổn. Chỉ lo con nó lại bồ kết nghiệp múa thì khổ, tập luyện vất vả và gian khổ nhưng chỉ làm nền, phụ họa, tuổi nghề ngắn, sau này muốn chuyển nghề cũng gặp nhiều khó khăn.
    Cảm ơn bác.
     
  4. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Môn này nếu vận lực thì không chỉ bẻ khớp đâu mà bẻ đc cả xương đấy cụ ah. Thêm nữa môn này có cả phần biểu diễn, đẹp như múa.

    Còn nếu đi học múa thì nó nữ tính hơn, cái gì cũng có mặt mạnh, yếu. Cụ cứ ngâm cứu nhé.
     
  5. Penicillin

    Penicillin Advanced Member

    Joined:
    3/5/11
    Messages:
    117
    Likes Received:
    0
    Bác gohi thử số ĐT 0903211595 gặp cô giáo Lan, CLB Ngọc Trai Việt dạy múa và dance sport. Con gái em cũng đang theo CLB. Nhưng đi xem thấy các cháu 4-8 tuổi học múa cxung vận động không nhiều lắm đâu
     
  6. Info_Seeker1309

    Info_Seeker1309 Advanced Member

    Joined:
    2/6/07
    Messages:
    699
    Likes Received:
    1
    Location:
    HCM - Vietnam
    Em không dám bàn về vụ dạy con nhưng về vụ học võ để tự vệ thì... lạy các cụ!!!

    Trừ trường hợp được đào tạo rất bài bản, còn thì các khoá võ thuật dành cho nữ hầu như không có tác dụng chiến đấu thực tế. Đơn giản là các bé gái có học mà không có... hành (mà em đố bác nào dám tạo điều kiện cho con mình "hành" đấy :lol: )

    Kỹ năng tự vệ hay chiến đấu có được là thông qua va chạm thực tế, nếu các cháu học trong lớp thì có thể có sức khoẻ, có thể có ý chí, có thể có rất nhiều lới ích khác nhưng dứt khoát khi "đụng chuyện" thì không hy vọng các cháu có thể tự vệ được - Lạc quan lắm là thoát ra được rồi... kêu cứu thôi. Mà thực ra em cũng chỉ mong các chau làm được như thế thôi.

    Ngày xưa em học võ, có trưởng lớp là nữ. Nếu nói độ nhanh nhẹn, chính xác, tập quyền, chỉnh sửa động tác... thì nàng quá ổn, nhưng nếu phải "bem" nhau hoặc thậm chí đấu tập nặng tay chút thôi là nàng "ra ngoài chơi" ngay vì tay chân nàng... mềm quá, động vào người em ứ thấy đau mà thấy... :twisted: còn em chỉ lỡ tay đỡ mạnh cái thôi là nàng muốn méo mặt vì đau rồi (tay lũ quỷ bọn em mỗi tối phải quật vào thân cây 100 cái, riết rồi tay cũng như cái thân cây luôn)

    Tuy nhiên em vẫn rất ủng hộ việc cho con (cả trai lẫn gái) đi học võ - nhưng phải chọn được chỗ tốt "Tiên học lễ - Hậu học võ". Một võ đường tốt, một thầy tốt sẽ giúp các chàu rèn luyện nhân cách rất nhiều. Còn khi nào muốn chiến đấu thì... về bố chỉ :)
     
  7. nguyenhanoivn

    nguyenhanoivn Advanced Member

    Joined:
    11/2/09
    Messages:
    1.036
    Likes Received:
    0
    Location:
    Vietnam
    Em cũng nhận thấy tập võ không đơn giản. Người ta đứng cho mình đấm, đá mà chưa chắc đã làm được họ đau :( - ngày xửa ngày xưa em cũng tập được một thời gian.
    Nhưng em thấy để rèn luyện sức khỏe, ý chí, đạo nghĩa là rất tốt... cái cô bạn của bác, khi lâm chuyện thực sự, gặp kẻ phàm tục :twisted: là cũng không vừa đâu bác.
     
  8. thanhchi

    thanhchi Advanced Member

    Joined:
    25/8/06
    Messages:
    6.471
    Likes Received:
    73
    Location:
    HCM
    Võ nào học cũng được. Quan trọng là cái bôi đậm. :)

    Còn chiến đấu hả. Võ đường nào cũng dạy. Chiêu hiểm, chiêu độc hả - Môn nào cũng có đầy. Quan trọng là môn sinh có đủ tư cách để thầy truyền lại cho hay không thôi. :)

    @Bác chỉ cho con bác chiến đấu là hạ sách - Em là em chỉ thượng sách thôi. :wink: :lol:
     
  9. nguyenhanoivn

    nguyenhanoivn Advanced Member

    Joined:
    11/2/09
    Messages:
    1.036
    Likes Received:
    0
    Location:
    Vietnam
    Dạy trẻ đúng là rất khó, chỉ lơ là một chút là có chuyện ngay.
    Con em ở nhà gần như không bao giờ sờ vào mặt vô tuyến, em cũng thường nhắc nhỏ con không lại gần vô tuyến...
    Tưởng thế là ổn, hôm nọ cái tivi bên nhà ông bà ngoại bị hỏng. Lúc đấy em mới xem thì thấy trên mặt màn hình vô số vết xước nông sâu. Tra hỏi một hồi thì con cũng nhận đã dùng cái điều khiển đập lên mặt màn hình những khi ... khoái trí :( .
    Em cho con 1 roi cảnh cáo. Cũng may ti vi vẫn còn hạn bảo hành, và thợ bảo hành không để ý kỹ nên đã thay cho cái mặt tivi mới. Coi như gần hết bảo hành thì được đổi tivi :mrgreen: .
    Qua đây mới thấy đối với trẻ con thì không thể chủ quan được, cũng may là ti vi không bị đổ, rơi vào người con.
     
  10. pangaea

    pangaea Advanced Member

    Joined:
    21/6/11
    Messages:
    341
    Likes Received:
    1
    Location:
    :D
    Sai bét!
     
  11. homanhhuong

    homanhhuong Advanced Members

    Joined:
    18/2/11
    Messages:
    1.226
    Likes Received:
    23
    Location:
    Đinh audiophile Càfe - Gò Vấp HCM
    Em có cái này cho các bác có con nhỏ nhỏ
     

    Attached Files:

  12. homanhhuong

    homanhhuong Advanced Members

    Joined:
    18/2/11
    Messages:
    1.226
    Likes Received:
    23
    Location:
    Đinh audiophile Càfe - Gò Vấp HCM
    Cái này nữa...
    Còn vài cái nữa nhưng toàn tập tin lớn hơn yêu cầu nên không thể gửi được. Bác nào thích thì cho Email. em gửi nhé.
     

    Attached Files:

  13. clio206

    clio206 Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    634
    Likes Received:
    8
    Không hẳn là sai bét đâu cụ ạ. Đòn roi có hiệu quả của đòn roi. Đó là làm cho con biết sợ, đưa vào kỷ luật, đặt đâu ngồi đấy được. Nhưng trong trường hợp gặp em bé nào "đầu gấu" thì chưa chắc hiệu quả... Tóm lại, em thấy cụ chủ topic là ông bố tốt, rất sốt ruột để uốn nắn cho con nên người nên em cũng không dám có ý kiến bảo là cách cụ phạt roi là đúng hay sai.

    Em lại liên tưởng đến .... ông bố em hồi xưa. Cũng vì sốt ruột vì con cái nên cụ tận dụng rất nhiều cơ hội để giảng điều phải, mắng mỏ và đánh (đương nhiên). Theo như em nhớ thì cơ hội để cụ làm những điều trên nhiều vô kể (đi học chỉ được điểm 6,7 :? , mất đoàn kết với trẻ con hàng xóm, không lễ phép với người lớn .v.v... quan trọng là có rất nhiều trường hợp thậm chí em không hiểu mình bị mắng về chuyện gì nữa, chỉ biết qua mức độ nghiêm trọng của từ ngữ ông cụ sử dụng, nét mặt nghiêm khắc, có khi thêm "phụ kiện" là cái roi cầm trên tay, thế là cứ biết cúi đầu mà nghe (mà cũng không nghe thấy gì, chỉ ước mong cho màn tra tấn này kết thúc mau mau). Điều em muốn nói là: người lớn luôn muốn cái gọi là "điều tốt nhất" cho con mình mà quên rằng suy nghĩ của mình và của đứa bé cách xa nhau cả vòng ... trái đất (ngay cả cùng là người lớn suy nghĩ cũng khác nhau kinh khủng rồi, chỉ có điều người lớn với nhau bảo nhau không được thì ... thôi chứ cũng không đè nhau ra quất 1 roi, 2 roi vì cái tội "không nghe lời khuyên của tớ"?). Nhiều khi mấy cô cậu bé tí chỉ biết mình có năng lượng dư thừa, cần giải phóng hoặc muốn tìm tòi khám phá, cảm nhận thế giới xung quanh cho nên ngăn cản ở chỗ này, thì ra chỗ khác (không có giám sát) "vi phạm". Nhiều khi có bị giảng dạy hay mắng hay đánh chúng cũng không biết "thực ra mình vi phạm cái gì đâu nhỉ?".

    Trở lại việc ông bố em hình như ở trong "tình trạng sốt ruột" trong suốt thời gian em còn bé (cho đến hơn 10 tuổi) cho nên "mối quan hệ" của em với cụ là thừa sự mắng mỏ, các bài giáo huấn, đòn roi, cảm giác ê chề chán nản (các cụ đừng nghĩ cảm giác này là đặc quyền của người lớn nhé :wink: ) nhưng lại thiếu tình cảm, thiếu "giao tiếp". Trong khi đó thì ông cụ vẫn "vô tư" cho rằng mình đang làm tất cả để bảo vệ cho con và luyện con thành người. Cho đến bây giờ sau nhiều chục năm, thực tế em vẫn gặp vấn đề trong giao tiếp với ông cụ. Em vẫn nhớ như in những lần hiếm hoi quý báu khi bố em tạm bỏ bộ mặt nghiêm khắc, tươi cười đùa giỡn hoặc khen em giỏi. Trong hàng trăm hàng ngàn lời giáo huấn dạy bảo đầy "ý nghĩa" của ông cụ em chỉ nhớ nhất 1 lời "dạy": Khi em chạy về nhà mách "con bị 1 thằng không biết từ đâu nhảy ra đánh tới tấp", ông cụ cười bảo:"Không được vô cơ đánh người khác, nhưng khi nó đánh mình thì nhất định phải đánh lại". Có lẽ đây là lần duy nhất suy nghĩ của em và bố em "giao tiếp" được với nhau.

    Em chia sẻ chuyện riêng của em bởi vì em cũng suy nghĩ nhiều chuyện dạy con, mong cụ chủ topic không cho rằng em định góp ý về cách dạy con của cụ. Đây là việc rất khó chỉ có thể chia sẻ chứ chẳng ai góp ý cho ai được.
     
  14. nguyenhanoivn

    nguyenhanoivn Advanced Member

    Joined:
    11/2/09
    Messages:
    1.036
    Likes Received:
    0
    Location:
    Vietnam
    Vấn đề là phản đối vô hiệu vì không có giải pháp thay thế.
    Cá nhân em thì thấy rất hiệu quả. 1 roi không đau, vì khi hỏi con bảo thế, trước khi đánh em cũng nói trước là đánh nhẹ và 1 roi là vì biết nhận lỗi và thật thà. Nếu không nhận lỗi sẽ bị đánh nhiều roi và rất đau (đánh mẫu vài roi vào đệm giường).
    Không phải các cụ vô lý khi nói: "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Vấn đề là làm gì thì cũng phải để con tâm phục khẩu phục. Chắc xưa ông cụ bác lạm dụng roi vọt nên bác dị ứng chăng :mrgreen:
     
  15. pangaea

    pangaea Advanced Member

    Joined:
    21/6/11
    Messages:
    341
    Likes Received:
    1
    Location:
    :D
    Vì chưa thấy bác nói cháu bao tuổi?
    Cũng chưa thấy bác nói vô tuyến là loại gì?
     
  16. thanhchi

    thanhchi Advanced Member

    Joined:
    25/8/06
    Messages:
    6.471
    Likes Received:
    73
    Location:
    HCM
    Nếu em nhớ không nhầm con bác ấy năm nay vào lớp 1 -> 6 tuổi.

    Khổ một điều là muốn nhờ anh em tư vấn lại không nói rõ bé bao nhiêu tuổi ngay từ đầu. :mrgreen:

    Còn vô tuyến chắc là cái LCD hay tương tự. :mrgreen:
     
  17. nguyenhanoivn

    nguyenhanoivn Advanced Member

    Joined:
    11/2/09
    Messages:
    1.036
    Likes Received:
    0
    Location:
    Vietnam
    Em nghĩ việc bảo vệ an toàn và dạy dỗ con cái không phải việc của cá nhân ai. Em cũng biết mình bảo vệ và dạy dỗ con cái tốt hơn nhiều người, nhưng có nhiều người làm việc đó tốt hơn em. Vì vậy em lập topic để mọi người cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm để làm tốt hơn bổn phận làm cha của mình :mrgreen:
    Câu chuyện trên em kể chỉ với mục đích để mọi người cùng nhìn lại các đồ vật, thiết bị đã an toàn chưa, để ngôi nhà thật sự là một nơi an toàn cho con. Còn việc phán xét, theo em là rất tốt, nhưng nó phải mang tính xây dựng, có giải pháp thay thế... chứ không nên phán sống cụt lủn như thế, cứ như thánh sống vậy.
     
  18. pangaea

    pangaea Advanced Member

    Joined:
    21/6/11
    Messages:
    341
    Likes Received:
    1
    Location:
    :D
    Thông thường người lớn xét hành động của trẻ thông qua cách nghĩ của mình. Do vậy bác mới trừng phạt cháu (6 tuổi) khi nó đập điều khiển gây xước TV.

    Đầu tiên mình phải xét, đứa trẻ có hiểu là đập như vậy gây xước? Trẻ chưa có khái niệm xước.
    Tiếp theo, nếu hiểu rằng làm vậy gây xước màn hình nhưng trẻ ko ý thức được TV lcd là vật có giá trị, mắc tiền (trẻ ko hiểu mắc tiền là thế nào). Do vậy trẻ gây xước nhưng ko hiểu việc đó ko nên làm.
    Trẻ cũng không hiểu nếu mà hình lcd đó vỡ có thể gây nguy hiểm.

    Bác có thể nói là bác đã cấm không cho cháu làm như vậy trước đó. Nhưng người lớn hay nói theo kiểu: "con ko đc đập như vậy vì làm vỡ màn hình, nguy hiểm đấy, tv một đống tiền con ạ", nhưng thật sự trẻ ko hiểu những điều ta nói. Thông thường trẻ ko làm là do bố mẹ cấm, dọa đánh.

    Do vậy, người lớn ko kiểm soát đc để trẻ đập như vậy là do người lớn chưa tổ chức đc cuộc sống chứ ko nên vì vậy mà đánh trẻ. Nhỏ nhà bác có thể sẽ ko đập tv nữa nhưng cháu ko đập chỉ vì sợ bị đánh. Như vậy mục tiêu giáo dục là không đạt bác Nguyên à.

    Đôi dòng với bác vì thấy bác rất say sưa việc dạy con.

    Trân trọng.
     
  19. nguyenhanoivn

    nguyenhanoivn Advanced Member

    Joined:
    11/2/09
    Messages:
    1.036
    Likes Received:
    0
    Location:
    Vietnam
    Xin lỗi bác hôm trước em nói lời lẽ chưa được phải phép lắm.
    Cảm ơn góp ý của bác, những góp ý của bác cũng rất đáng lưu tâm, mặc dù cá nhân em không đồng tình lắm. Trong cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt của một sự việc "thưởng" và "phạt", đôi khi hình thái của nó quá đa dạng mà ta không nhìn nhận hết được. Con cũng phải dần hiểu, làm việc sai trái, vi phạm quy định sẽ bị trừng phạt; ngược lại làm điều tốt sẽ được khen thưởng và hưởng lợi... đấy chính là phương tiện răn đe và là xuất phát điểm để có một xã hội tích cực.
    Người mẹ có thể chăm sóc con bằng những hành động cụ thể, tỉ mỉ... nhưng em thấy người bố bao giờ cũng quan tâm đến con cái sâu sắc hơn mẹ.
    Em quan tâm đến vấn đề này bởi đã chứng kiến và biết rất nhiều trường hợp các bé bị tai nạn, thương tật, thậm chí là chết trong chính ngôi nhà tưởng chừng rất an toàn của mình... chỉ vì những chủ quan của người lớn.
     
  20. pangaea

    pangaea Advanced Member

    Joined:
    21/6/11
    Messages:
    341
    Likes Received:
    1
    Location:
    :D
    Chào bác Clio
    Mình nghĩ là cha mẹ cần hiểu rõ nội dung giáo dục sau mỗi hành động. Vài cái roi là cần thiết nhưng là trong trường hợp nào???
    Thông thường trẻ nhỏ tuổi dễ bị roi oan vì chưa ý thức được hành vi của mình. Trẻ lớn, khoảng hơn 12 tuổi, nhiều khi bị các cám dỗ (game, đtdđ...) làm cho mắc các vi phạm, thậm chí là nghiêm trọng. Một lần thì nhắc nhở nhưng nhiều lần thì cần có hình phạt cần thiết để trẻ ko tái phạm. Tuy nhiên các hình phạt này cần vừa phải để đủ răn đe.
    Mấy người bạn mình lúc nhỏ cũng mắc trộm cắp, cũng bị công an bắt nhưng lớn lên họ đều trở thành người tử tế, làm ăn đàng hoàng. Đó là bằng chứng về việc cần có trừng phạt đúng thời điểm, đủ mức độ để tránh trẻ tái diễn hành vi trở thành tính cách. Không nên xem quá nặng các vi phạm lần đầu.
    Chúc các bác vui vẻ.
     
  21. pangaea

    pangaea Advanced Member

    Joined:
    21/6/11
    Messages:
    341
    Likes Received:
    1
    Location:
    :D
    Chào bác,

    Mình nói thêm chút về Nội dung giáo dục và Tình huống giáo dục.

    Thông thường, trước mỗi lỗi của trẻ, mình luôn coi đó là tình huống để giáo dục trẻ. Coi đó là cơ hội để mình đối thoại với trẻ về một vấn đề giáo dục. Ví dụ trẻ ăn cắp tiền, thay vì trừng phạt, mình sẽ dùng đó là tình huống nói với trẻ hiểu về lòng tự trọng, rằng con người ko có quyền lấy đi tài sản người khác và cũng ko muốn người khác lấy cắp đi tài sản của mình.

    Không nên dạy trẻ kiểu: con phải thế nay, con không đc thế kia. Kiểu nói như vậy, ko đi cùng một tình huống giáo dục thì chỉ đem lại kết quả là trẻ sẽ nhắc lại đc nhưng ko thực hành đc. Do vậy cần tận dụng các tình huống giáo dục để giải thích. Ví dụ trường hợp cháu nhà bác đập LCD, bác có thể chỉ cho cháu thấy các vết xước đó, giải thích rõ con đập như vậy gây xước, nếu ko đập thì ko xước. Xước vậy là con làm hỏng TV của cả nhà. Bố đã giải thích rõ rồi, nếu con còn đập nữa bố sẽ phát vào mông đấy nhá. Với trẻ thông thường, sẽ ko tái phạm nữa. Nếu trẻ nghe tới vài lần mà vẫn đập thì mình nên nhìn nhận ở góc độ y học, tức là nên xem trẻ có vấn đề gì về tâm lý, đừng vội trừng phạt.

    Một ví dụ nữa mình vẫn thực hành với trẻ nhà mình, 13 tuổi. Đó là mỗi khi thấy tai nạn giao thông ngoài đường, mình thường dừng lại, giải thích rõ cho con xem ai sai, tai sao sai và con cần tham gia thế nào để bảo đảm an toàn cho mình. Mình phải thực hiện việc này trong khoảng 5 năm để khi trẻ đủ tuổi tham gia giao thông thì đủ kiến thức. Đó là cách mình tận dụng các tình huống giáo dục diễn ra mỗi ngày.

    Chúc bác vui.
     
  22. nguyenhanoivn

    nguyenhanoivn Advanced Member

    Joined:
    11/2/09
    Messages:
    1.036
    Likes Received:
    0
    Location:
    Vietnam
    nê chi la chuyen cai tv hong em co hinh phat khac nhu cam xem tv, ko dc di choi, ko dc mua do choi... Van de lâ cai gi lien quan den nguy hiem, lien quan toi tinh mang, den nhan thuc minh phai can thiep kip thoi bang cac bien phap tuong doi "manh". Truong hop tren em danh roi vi con lam hong vo tuyen (cai nay con nhan thuc dc), thuc ra la vi dieu do co the nguy hiem cho con. Con chi danh 1 roi nhe la vi con biet nhan loi chu ko phai tivi dc bao hanh, luc do thuc ra em nghi se ko dc bao hanh.
     
  23. clio206

    clio206 Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    634
    Likes Received:
    8
    Em nhất trí với ý kiến của cụ về việc trừng phạt đúng thời điểm. Riêng về chuyện trừng phạt bằng đòn roi với con trẻ. Em muốn nói thêm rằng, mặc dù ở bài post trước em có thừa nhận hiệu quả của roi ở một mức độ nào đó, bản thân em không coi chính sách "yêu cho roi cho vọt" (nếu hiểu nghĩa đen) là có lý và đáng áp dụng. Nói cách khác, roi vọt chỉ chứng tỏ 1 trong những điều sau đây: 1) bố mẹ thiếu kiên nhẫn nóng nảy, quá sốt ruột sợ con đi chệch đường ray, 2) bố mẹ bất lực vì không tìm ra cách nào khác, 3) bố mẹ "tin" rằng làm đau thể xác là cách trừng phạt hiệu quả (sử dụng nỗi sợ để tạo hiệu quả dạy dỗ)

    Thời em đi học, nhất là cấp một, đánh học sinh là "sinh hoạt" thường ngày của thầy cô, phổ biến là dùng thước kẻ đánh vào lòng bàn tay. Trong trường hợp học trò sợ đau rút tay lại thì thầy cô càng bực tức, nhiều khi bonus thêm 1 vài phát; nếu chẳng may đánh trúng mu bàn tay hay cổ tay của học trò thì thầy cô ... lo. Theo em, đó là phương thức dạy dỗ vô trách nhiệm và mì ăn liền. Tại sao lại nói như vậy, vì học sinh (do sợ) có thể học bài đàng hoàng và cư xử đúng mực trong ngay sau khi bị đánh, ít bữa sau ... nó quên cái vết đỏ trên bàn tay, đâu lại vào đấy. Thế là lại đánh. Rồi chưa kể học sinh rất ngoan trong giờ các "giáo sư khủng bố", nhưng tới giờ học của các giáo viên "thân thiện", tất cả thành ... quỷ sứ hết. Chưa kể ra ngoài đường và về nhà, vì mấy cái roi đó mà trẻ nó có hành xử tốt hơn không khi không có giáo viên và thước kẻ ở đó. Thế nên mới gọi là mì ăn liền (hiệu quả của nó rất ngắn hạn). Còn tại sao gọi là vô trách nhiệm? Khi đánh đòn, thầy cô có nghĩ đến cảm giác của đứa trẻ lúc đó và sau này không? Có quan tâm đằng sau lưng bọn trẻ nó gọi mình bằng những cái tên gì không (vô trách nhiệm cả với danh dự của mình)? Và dám cá rằng họ cũng chẳng dám nghĩ rằng mấy cú đét của mình sẽ góp phần đào tạo nên 1 công dân tốt cho xã hội sau này. Riêng em không bao giờ nhớ lại những thầy cô đã từng tặng roi cho mình (dù chỉ 1 lần) với cảm xúc tốt đẹp hay sự kính trọng. Điều duy nhất có thể biện minh cho việc này là: một lớp học như một xã hội thu nhỏ với mấy chục đứa đủ kiểu, thầy cô nhiều khi phải dùng các biện pháp này để giữ kỷ luật và để duy trì... thành tích học tập.

    Đó là với trường học, còn ở trong gia đình, trừng phạt bằng roi càng không có cớ gì để tồn tại. Nếu đặt mình vào vị trí của đứa bé, sẽ thấy chúng "nương nhờ" vào rất nhiều thứ để cảm thấy vui thích, nhiều khi trừng phạt chỉ là cắt giảm hoặc ngăn cấm những thứ đó thôi; ví dụ: cấm túc (không cho ra ngoài chơi hoặc đi chơi với bạn), không cho ăn hay chơi những món đứa bé thích, bắt ngồi một mình để suy nghĩ, nhiều khi chỉ cần bố mẹ làm thái độ lạnh nhạt, "tẩy chay" là đứa bé cảm thấy hối hận rồi.

    Tóm lại một khi bố mẹ còn đủ "tỉnh táo" (nên tỉnh táo :D ) thì nên cố gắng sáng tạo nhiều cách trừng phạt (nếu cần) ngoài dùng roi. Theo em việc dạy con ngoài là nghĩa vụ còn là sự vui thích cho nên bố mẹ phải mang tâm lý thoải mái.
     
  24. nguyenhanoivn

    nguyenhanoivn Advanced Member

    Joined:
    11/2/09
    Messages:
    1.036
    Likes Received:
    0
    Location:
    Vietnam
    Em thấy nhiều bác phản đối "roi vọt" một cách cảm tính, định kiến khá nặng nề.
    Vấn đề ở chỗ thuốc kháng sinh là để chữa bệnh... nhưng bệnh gì, liều lượng, thời gian dùng thuốc thì phải qua học hành và kinh nghiệm.
    Cái gì cũng có 2 mặt của nó, không nên quá thiên về mặt "tích cực" hay "tiêu cực". Vì vậy dạy làm người bao giờ cũng là khó nhất :mrgreen: .
     
  25. clio206

    clio206 Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    634
    Likes Received:
    8
    Em cũng thấy có nhiều cụ ủng hộ roi vọt một cách cảm tính và nhiều định kiến. :) .
    Nói vui một chút chứ thực sự em không nhìn thấy ở roi vọt mặt tích cực nào liên quan đến việc "trồng người" (như trên em đã nói tích cực trong việc duy trì trật tự thì có). Nếu em chưa nhìn ra thì nhờ cụ giải thích giùm em nó có tác động tích cực nào đối với việc phát triển nhân cách con người?
    Ngoài ra em cũng không thấy việc dạy đứa trẻ dưới 10 tuổi giống gì với việc khám,chữa bệnh. Một đứa bé chưa hiểu hết những điều mà người lớn cho là phải thì nó bị bệnh gì ạ? Em hỏi nghiêm túc.
     

Share This Page

Loading...