Hay quá. Em lại có suy nghĩ rất đơn giản là: Bé cần tình thương yêu, sự hy sinh làm gương của cha mẹ và điều kiện vật chất khả dĩ giúp bé có thể phát triển được.
:lol: :lol: Cụ chỉ cho em vài huyệt gây tê tạm thời để mỗi lần vợ em nó "mở máy" thì em mang ra dùng.
Xóa thế nào được mà xóa. :mrgreen: Con em lúc 3 tuổi được mẹ tắm cho. Hai mẹ con đang vui vẻ với nhau. Bỗng: Con: ĐMM. Mẹ: Bốp. Ai dạy con chửi thề. (cực nhanh) Con: Con nghe bạn nói (vừa nói vừa khóc) Mẹ: Lần sau mà con nói nữa thì mẹ tát cho chảy máu mồm nhé. (Cái này chắc vợ em học đúng bài: tát chứ không vả :mrgreen: ) Con: Dạ. Lát sau em nhẹ nhàng nói với bé là không được nói như vậy nữa, đó là từ xấu. Con chưa được phép dùng. Từ đó về sau bé không nói những từ tương tự nữa. Như vậy các bác cho em hỏi bé không tái phạm là do bị ăn tát hay nghe lời nhẹ nhàng?
Chỉ có bác là hiểu ý em. :mrgreen: Em mới vừa nói bậy xong vì mắc cười chịu không nổi. :lol: Như vậy em hiểu lý do rồi: bé không nói nữa vì .... hiểu ý bố nó ... khà khà ... :mrgreen: :lol:
He he... câu chuyện vừa rồi em kể với mục đích để cả nhà nhìn lại đồ đạc vật dụng... sao cho an toàn nhất cho con. Nhưng các bác lại chỉ chú ý đến vụ đánh đòn... Việc em đánh con, kể cả các nghĩa đều rất "nhẹ" so với sức chịu đựng của con cũng như mức độ nghiêm trọng lỗi mà con mắc phải (Em nghĩ 1 roi đó chỉ hơn phủi bụi một tí, việc không lại gần tivi thì em cũng nhắc nhở khá nhiều). Hơn nữa trước và sau khi đánh em đều phân tích tại sao đánh, tại sao 1 roi, tại sao đánh nhẹ, đánh mạnh sẽ thế nào v.v... Thế nhưng nghe chừng các bác phản đối dữ dội quá, em hiểu là đang được nhiều bác rất giỏi trong việc dạy con tư vấn. Em xin làm một khảo sát bỏ túi, mong các bác giúp đỡ: 1. Trong số các bác, có bác nào chưa từng đánh con hoặc đe dọa đánh con? 2. Lỗi nặng nhất mà con phạm phải và cách thức dạy bảo cũng như hiệu quả của nó? Các bác nhớ nêu con bao nhiều tuổi để em áng chừng tuổi các bác, kẻo lại bị mắng là không phải phép với người lớn tuổi :mrgreen:
Em thì khác với bác một chút .Riêng em nếu đã phải dùng đến roi để phạt thì phải cực đau ,mà chỉ đánh vào mông bằng roi nhỏ .Mà chỉ một roi mà thôi ,nhưng phải thật đau . Những trường hợp phải dùng roi để phạt là ta muốn trẻ cực kỳ ghi nhớ việc đó để ko tái phạm ,thường là để cho cháu có được những thói quen tốt .Ví như chơi đồ chơi xong ko cất gọn ,nhắc tới lần thứ ba về việc đó mà vẫn tái phạm thì sẽ bị ăn roi .Khi trẻ mới vài tuổi mà giảng giải nhiều thì làm sao chúng nhớ lâu ,cho một roi thật đau đảm bảo ba năm sau nhyững việc đó vẫn còn nhớ .Thời gian của mỗi người có hạn ,ko phải ai cũng đủ để việc gì cũng giảng giải hết được .Trẻ nhỏ hiếu động làm sao chúng có thể nhớ hết những gì ta nói ,em chỉ cần lúc nhỏ trẻ nó hiểu được giới hạn được phép làm và ko được phép làm là ổn .Hồi nhỏ em bị mẹ đánh khá nhiều mà chẳng nhớ gì cả ,duy có ba lần bị chú ruột cho ăn roi thì đến bây giờ vẫn nhớ .Những lỗi mắc phải để bị ăn roi của chú vẫn ko quên . Em thấy bác cũng rất tâm huyết với con cái ,bác thấy cần phải làm thế nào cho con mình ngoan thì cứ làm thôi .Quan trọng là đừng đánh con vì cáu hay giận nó là tốt rồi .
Em nghĩ khi bác hỏi, bản thân bác đã có câu trả lời, vì vậy em không muốn nói thêm. Còn việc so sánh... với tất cả các so sánh nếu chỉ nhìn vào nghĩa đen, cụ thể thì đều khập khiễng... nhưng nếu bác nhìn rộng hơn và để tâm suy nghĩ tới nó, bác cũng sẽ nhìn thấy những điểm tương đồng.
Một khi nếu không nắm bắt được tâm sinh lý trẻ con thì mọi việc dạy dỗ sẽ trở lên khó khăn, Việc quan tâm thái quá với con nít cũng chẳng phải là điều hay, Và cũng như vậy chúng ta làm đứa trẻ sống sẽ ngột ngạt bởi chính sự yêu thương quá mức cần thiết mà mình tạo ra. Hãy tạo cho chúng môi trường sống được vui chơi,sự thoải mái trong sinh hoạt không gò bó bởi những điều mà người lớn bủa vây lấy lũ nhỏ bởi vài ba cái requirement quá lố,nó có thể trở thành Bác sĩ hoặc Bà quét rác thì hãy cứ để ông Trời xắp đặt tùy theo khả năng của chúng, đừng vì lý do này nọ mà mài dũa đến trầy da xước vẩy với lũ trẻ một cách thiếu nhìn nhận khoa học, Là con người chứ không phải cái Máy
Câu hỏi 1 của cụ em khó lòng mà giơ tay nhận bừa được :lol: . Bản thân em đã nói lúc đầu là em không có ý tư vấn cho ai về nuôi dạy con. Em cũng đâu có phủ nhận việc đánh con là không hiệu quả. Em chỉ nói "quan điểm cá nhân" của em về roi vọt. Em chỉ xin nói ngắn gọn thế này: roi vọt chỉ có hiệu quả dạy con cái biết sợ và tuân thủ chứ không có hiệu quả cải thiện nhận thức và nhân cách con người. (Nếu cụ nói là có thì giải thích giùm em). Đánh đòn là bất khả kháng, vì thế chúng ta đừng nên thi vị hóa roi vọt và gán cho nó tầm quan trọng quá mức trong việc dạy trẻ con. Còn nếu nói vào cụ thể trường hợp của cụ đánh con, dù phủi bụi hay đánh mạnh em cũng không dám có ý kiến vì chỉ có cụ hiểu con cụ, con cụ hiểu cụ, người ngoài biết gì đâu mà phán ạ. Nhân tiện em tò mò muốn hỏi: nếu cụ nói chỉ là phủi bụi thì hiệu quả của "cú đánh" ấy là gì ạ?
Em hỏi vì muốn xin ý kiến của cụ ấy chứ? Em hỏi mà chỉ muốn cụ nói giống em thì hỏi làm gì. Em đã cố gắng nghĩ "rộng" tối đa trước khi hỏi cụ mà vẫn không thấy tương đồng cụ ạ. Ý em là thế này, một đứa bé lớn lên ngây thơ trong trắng chúng nó cứ phát triển tự nhiên nhiều khi không theo đúng cách mà bố mẹ muốn, thế thì có phải là bệnh không mà phải dùng kháng sinh? Như trên em đã nói, quan điểm dạy con là nên thoải mái chứ không phải nhìn đâu cũng thấy vi trùng nên phải cho uống thuốc.
Chính bác vừa nêu ra được chí ít một phần đáp án câu hỏi của bác, còn nếu muốn làm rõ nữa thì lại phải làm rõ lại phải định nghĩa cụ thể khái niệm "nhận thức" và "nhân cách". Hiệu quả hay không uh? Tất nhiên là có, rất tích cực: Khi em hỏi "con có đau không?"/ Con trả lời là "không ạ" "Con có sợ không?"/"Có ạ" "Lần sau còn nghịch như thế nữa không?"/ "Không ạ" Ba hôm liên tiếp, khi em gặp con, con đều chủ động khoe "hôm nay con không lại gần tivi". Thức tế là gần 3 tuần nay con không hề đập điều kiển vào mặt tivi cũng như lại gần. Đối với em thế là đủ.
Vấn đề ở đây là con đang mắc lỗi, tất nhiên với bổn phận làm bố mẹ, chúng ta phải tìm hiểu và biết điều gì là tốt cho con, điều gì là không tốt (chí ít là khi con còn nhỏ). Còn với quan điểm "đứa bé lớn lên ngây thơ trong trắng", lại có quan điểm ngược lại con người sinh ra là hoàn toàn bản năng, hoang dại... cần phải được giáo dục, học hành. Hai quan điểm này tồn tại lâu đời và có lẽ chưa có quan điểm nào lấn át được quan điểm nào cả.
Bố mẹ vô tình khuyến khích bé 'cầm nhầm' "Mình cũng định mang đồ vào trả cho cô giáo nhưng sợ cô nghĩ con xấu sẽ ghét con nên thôi, cũng chỉ là vài thứ nhỏ nhặt mà" http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/0 ... -cam-nham/
- Mầm non nên dạy cho con tính trung thực,cho tiếp cận với môi trường văn hóa lành mạnh, rèn luyện kỹ năng vất rác vào thùng rác. ko nên cho tiếp cân với game.......... - Tiểu học em rèn luyện cho các cháu nhà em ý thức học tập nghiêm túc, đúng 19h ngồi vào bàn học có sự kiểm tra thường xuyên. Học hết bài mơi làm việc khác. - Trung học cơ sở bắt đầu dạy cho các cháu kỹ năng tư duy dựa trên nguyên tắc tự tìm tòi khi làm bài tập, khâu này vất vả, tốn nhiều công sức lắm, vì thường xuyên phải kiểm tra bài vở của các cháu ( vở ghi, vở BT, thơi khóa biểu, vvv) và nhiều khi phải ngồi cùng với con để giải một bài tập khó nhưng ko làm hộ đâu nhé mà phải giảng lại cho nó hiểu mới thôi. - THPT các bác chỉ cần tăng cường kiểm tra ( rất quan trọng) và định hướng nghề, khối thi. Nói thì vắn tắt nhưng thực hiện khó và phải rất kiên chì. và cũng phải giảm thời lượng audio.....
Em cũng xin chia sẻ với các bác về vấn đề giáo dục nhân cách cho con cái chúng ta để trưởng thành. Theo quan điểm của em để hoàn thiện nhân cách một con người (có trách nhiệm,biết yêu thương,hòa nhập, biết chia sẻ và hướng tới chân thiện mỹ,biết nhận diện những cái xấu của đời) thì gia đình đóng góp tới 60% xã hội 25%, nhà trường 15% đây là em ang áng thế ko chính xác các bác đừng cười như vậy vai trò của gia đinh vô cùng quan trọng. nếu một gia đình vợ chồng hòa thuận,tôn trọng nhau, kính trên nhường dưới,mọi thành viên quan tâm,chăm sóc,chia sẻ, có gia phong được củng cố qua 4>5 thế hệ thì em tin tưởng một điều tất cả các thành viên trong gia đình đó anh em mình đếu chơi được có khi lại quý mến là khác. Do vậy theo em một trong những việc để dạy con cái là phải củng cố nền móng gia đình,thừa kế những gì tốt đẹp mà các thế hệ trước để lại, yêu quý vợ con và các thành viên trong gia đình...... Xã hội đóng vai trò thứ hai trong quá trình hình thành nhân cách của con cái chúng ta do vậy cần định hướng cho con cái tiếp xúc vơi những môi trường lành mạnh( như lựa chọn nhà ở nơi dân trí có văn hóa, tư vấn chọn bạn mà chơi,kể cả phải đưa con học ở môi trường tốt vv) Nhà trường nên cho con học ở những cơ sở giáo dục có đội ngũ thầy cô có kinh nghiệm sư phạm.
Phần THPT bác còn thiếu một chi tiết rất quan trọng. Cần dạy các cháu mua và sử dụng bao cao su, tránh để lại hậu quả, ảnh hưởng việc học tập.
Bác không theo kịp thời đại rồi, hiện nay các cháu THCS đã ...ấy rồi (theo em được biết một cháu lớp 7 THCS CL ở Hà Nội trót ươm bầu một cháu lớp 6 cùng trường!) Choáng :!:
Em cũng có con và xin kể ra cho các bác nghe góp nhé. Con em năm nào cũng là học sinh giỏi, bỏng dưng học kém. Em còn phát hiện là con mình thêm tật xấu. Amp vô địch của em suốt ngày mở volume toàn từ hướng 1g trở lên k à. Con cũng sợ em nhưng đáng tội là em suốt ngày ra đồng để cày. Sau đó em có một số hành động như sau: - Cho nghĩ học Anh văn và tiếp tục học đàn. - Em ra một bản thời gian biểu đại loại là: sắp xếp giờ học, giờ sinh hoạt xem phim chơi game và tiếp người lớn làm việc nhà. - Có những điều kiện cụ thể về thưởng phạt: trong tuần học đạt nhiều điểm 10 thì thưởng, còn ngược lại thì phạt. - K cắm chơi nhưng có quy định rõ ràng, thoải mái giờ giấc nhưng có quy định. Bây giờ em rất vui mừng là phương án này đã phát huy tác dụng. Bác nào càn tham khảo cái bảng thời gian biểu do em nghĩ ra thì em sẽ ps lên cho. For share