Mình đã thử nâng cấp lên dây lõi 1.5m từ dây zin theo ampli là 0.75mm. Cuối cùng phải tháo ra và ráp dây zin nhỏ mà có võ vào lại các bác ạ.
Không nên DIY dây loa làm dây nguồn vì : - Dây loa có thiết kế và vật liệu chế tạo để chuyên truyền dẫn tín hiệu - Dây nguồn có thế kế và vật liệu chế tạo để để truyền tải điện năng Vì vậy nếu dây loa có kích cỡ lớn cỡ 7.5mm2 chưa chắc đã có khả năng chịu được tải qua dây nguồn có kích cỡ 0.75mm2. Do cấu tạo và thiết kế không chịu tải (dòng ampe) cao được nên khi dây loa đem đi làm dây nguồn sẽ dễ bị nung nóng và chảy lớp cách điện gây chập nổ toàn bộ dàn HI-END của các bạn, thậm chí ngay cả khi ta ngâm sợi dây đó trong nước lạnh
Được hết nhé vì chúng được gọi là dây dẫn điện...không tính dây có lượng Cu quá thấp và le que vài cọng...nôm ra dây kém chất lượng,
- Dây nguồn hay dây loa đều truyền tải điện AC. - Nếu 2 dây cùng chất liệu và cùng tiết diện thì chịu tải như nhau. - Nếu quá tải thì lớp vỏ cách điện dây nào kém hơn thì khả năng dẫn đến nóng và cháy sẽ xảy ra sớm hơn. - Với dây loa 7,5mm2 thì dư sức làm dây nguồn cho cả bộ dàn rồi.
Các bác lấy dây loa WE của Dungaudio làm dây nguồn OK lắm đó.. loại to nhất ấy. DIY cẩn thận thì an toàn thôi.
Chẳng hiểu vì sao mà dây loa thì thường đan mắc võng và kết hợp với nhiều kim loại khác nhau như đồng , bạc , niken... Còn dây nguồn thì dây sợi thẳng và đồng nguyên chất ....
Cám ơn câu trả lời của bạn, nhưng ý mình hỏi là tại sao đa số các loại dây loa và dây nguồn có kết cấu như vậy? Nó có lợi cho tín hiệu và dòng điện như thế nào? Thân
Em chưa thấy sợi nguồn nào dùng dây sợi thẳng cả, trừ dây em tự DIY. Hầu hết các dây nguồn em thấy đều xoắn, có điều xoắn ít hay xoắn nhiều thì tùy sợi, tùy hãng.
Oyaide (Nhật) có dây nguồn Tunami Nigo cũng khá nổi tiếng. Sau đó họ bỏ dây ground đi và dùng nó làm dây loa (loại cao nhất của hãng) luôn.
Em thì nghĩ vầy, điện lưới quốc gia có tần 50Hz hoặc 60Hz theo chuẩn Mỹ. Ở tần số này ít chịu hiệu ứng bề mặt và các giao động chủ yếu trong lõi. Vì vậy, chuẩn dây nguồn nhất vẫn là dây đồng solid lõi đặc, single là đảm bảo. Đó là lý do các ổ cắm hãng hay dùng dây lõi đặc, ngay cả ổ hiend furutech etp80 họ cũng dùng đồng alpha lõi đặc. Bác nào dùng dây mạ bạc cho nguồn tổng em nghĩ quá khủng khiếp. Còn dây loa có làm dây nguồn được không? Có thể nói là được và làm tốt, dòng ra loa giao động có thể từ 20hz đến 44khz. Nhưng có lẽ ko ai dùng dây loa làm dây nguồn vì nó sai công năng và lãng phí.
Lưu ý dây điện còn chở mấy thứ khác ngoài điện 220v 50Hz. VD nhiễu tần số cao. Đó là lý do dây nguồn tổng xài dây Western rất tốt, lớp mạ niken của nó không chịu chở nhiễu ) Nếu dùng dây loa xịn làm dây nguồn thì đôi khi nối giáo cho giặc vì cùng lý do trên. Chở nhiễu cao tần tốt quá mà
Có 2 vấn đề chủ yếu thôi bác, việc xoắn dây nhằm: - Nhằm giảm nhiễu xuyên âm giữa 2 sợi dây truyền tín hiệu xoay chiều/xung. - Nhằm giảm điện dung ký sinh giữa 2 sợi dây với nhau.
Dây nguồn tổng theo ý bác là dây âm tường hay dây từ ổ cắm tường (receptacle) ra ổ cắm nguồn chính (power distributer) ạ? Nếu là dây từ ổ cắm tường ra thì đồng mạ bạc hoặc dây bạc solid em thấy đầy mà. Còn nếu dây âm tường thì người ta không dùng do nó quá dài nên không kinh tế, ngoài ra lúc đấy chất âm sẽ không cân bằng.
Ý em là mạ bạc sẽ làm tăng khả năng dẫn nhiễu như bác mtbc đã đề cập là "nối giáo cho giặc" đấy. Còn dây hãng thì vô tư, họ thừ hiểu công dụng dây họ làm ra. Tuy nhiên, nếu mình bắt chước dùng dây mạ bạc rẻ tiền sẽ lãnh hậu quả ngay thôi. Ngài Bjorn Bengtsson (phù thuỷ dây dẫn nordost) có nói rằng sự khác biệt về chất lượng âm thanh giữa hai chất liệu thường dùng để chế tạo dây dẫn là bạc và đồng rất ít. Cho nên coi như em nói sai câu bác đã highlight.