Em xin đặt vấn đề tiếp : - Định tính: Lâu nay các bác kiểm chứng, đánh giá một dây loa chủ yếu dựa vào đánh giá bằng tai. Em đã kiếm chứng bằng tai chừng vài loại dây loa khác nhau trên cùng một dàn máy => Có thấy khác nhau. Theo ý cá nhân là dây loa cho âm thanh khá hơn được tí tẹo thì giá sản phẩm tăng gấp hàng chục lần và được tí chút thì giá tăng gấp hàng trăm lần. Dây loa có phần lệ thuộc vào dàn máy, không mấy dàn âm thanh nào giống nhau, không hẳn luôn luôn mắc hơn là hay hơn => thử dây trong tầm tiền của chính dàn máy của mình trước một thời gian trước khi đi tới quyết định "giữ em dài lâu". ------------------------------------- Em xin đặt vấn đề tiếp : - Định lượng: Tín hiệu truyền đi trên dây dẫn sẽ bị suy hao tùy theo độ dài, tiết diện, vật liệu dẫn... vậy có thể dùng máy móc gì để có thể đo kiểm tra sự suy hao khi tín hiệu đi qua dây loa ? Em nghĩ rằng nếu thực sự vai trò của dây loa ảnh hưởng rất nhiều tới chất âm như các đánh giá thì đây có thể là vấn đề mấu chốt để giải quyết . ------------------------------------------ Dựa theo link sau để trích dẫn sơ đồ về tiết diện và chiều dài của dây loa nên sử dụng bảng phía dưới : http://www.roger-russell.com/wire/wire.htm Maximum Wire Lengths For TWO CONDUCTOR Copper Wire Wire Size 2 ohm load 4 ohm load 6 ohm load 8 ohm load ----------------------------------------------------------------------------- 22 AWG 3 feet max 6 feet max 9 feet max 12 feet max 20 AWG 5 feet max 10 feet max 15 feet max 20 feet max 18 AWG 8 feet max 16 feet max 24 feet max 32 feet max 16 AWG 12 feet max 24 feet max 36 feet max 48 feet max 14 AWG 20 feet max 40 feet max 60 feet** 80 feet** 12 AWG 30 feet max 60 feet** 90 feet** 120 feet** 10 AWG 50 feet max 100 feet** 150 feet** 200 feet** ------------------------------------------------------------------------------ Em đã có dịp sử dụng cái máy HP(đã hơn chục năm, quên mất model rồi ) có phần để đo dây , được gọi là phần TDR (transfer data reflection), Theo Em nghĩ là máy này có thể dùng để xem hiển thị chất lượng của dây. Mò trên google thì thấy có cái máy này Agilent 86100C tương đương link : http://www.home.agilent.com/cgi-bin/pub ... RY_CODE=US (Có lẽ theo thời gian chữ TDR được cập nhật lại là time domain reflectometer). Mục đích đo này là : 1- hiển thị thời gian tín hiệu từ đầu vào tới đầu ra. 2- trên đoạn đường tín hiệu biến đổi ra sao , chỗ dây dẫn tốt đều sẽ có đường hiển thị thẳng đẹp , gập ghềnh và xấu xí những chỗ dây nở hoặc thắt hoặc chất liệu dây thay đổi. Những hãng sản xuất dây loa có những bí quyết , bằng sáng chế riêng. Cho dù mình có tìm ra nguyên tắc cũng không có khả năng hoặc hữu dụng để đầu tư vào máy móc tuy nhiên dùng sự hiểu biết để kiếm những sợi dây có giá trị sẵn có bên ngoài với giá thật bình dân.
Em xin phép post cái link này! http://www.sound.westhost.com/cables-p2.htm#spkr-leads Thật đấy, có bác nào giải thích cho em cơ sở khoa học về việc dây Bạc "hay hơn" dây đồng không? Vì vài m dây thì trở kháng tăng lên là bao? Hơn nữa, dây bạc thì bị ôxy hóa lớp vỏ ngoài, vì vậy xét về mặt "skin effect" thì sẽ phải kém hơn dây đồng OFC chứ?? Trong Article trên, tác giả có đo đạc và đưa ra một vài con số (vì em dốt điện tử nên không biết áp dụng công thức nào mà ra) nhưng tác giả nói là cứ kiếm cái dây OFC to vào, thế là xong Còn bác nào nói là dây tín hiệu có chiều (direction) thì quá là nó thành Retifier àh? ================== Bottom Line on Speaker Leads Use quality cable, but extravagance will buy no more genuine performance. You will be able to obtain far greater benefits by biamping the system [3] than spending the same amount on esoteric (read "expensive") speaker leads. ==================
Em xin đưa ra một cách tweak dây loa đã được loan truyền trên mạng , không biết là dây loa vô địch trong tầm tiền hay không ?. Em chỉ đưa ra có tính tham khảo , sài được thì xin chúc mừng. Xin miễn mắng vố nhé!!....(nếu không phù hợp xin bác mod xóa dùm ) Chuyện là thế này !!... Dây loa của hãng transparent có cái hộp , bên trong chẳng qua là cái điện trở và cái tụ. Chỉ vậy mà giá cả lên đến....rất là mắc.!!!..... cho bộ đây. Dân DIY trên mạng có lan truyền cho nhau , đây là link , data sheet là 119 , kéo chuột xuống khoảng phần giữa : http://www.dansdata.com/danletters119.htm http://db.audioasylum.com/cgi/m.mpl?for ... e&session= Đại ý là mắc cái điện trở 26.7 Ohms nối tiếp với cái tụ 0.001uF/ 5% / 630V/ -55 to 70 degree Celsius rating , mắc từ dây loa đỏ qua dây loa đen gần chỗ loa. Kèm theo là cái hình nói hơi chi tiết một chút để nhỡ có mất link trên cũng còn hình này đọc. Bác nào có link kiện và điều kiện thử , xin cho ít cảm nhận (Em cũng muốn thử nhưng không có tụ điện).
Studio thu nhạc ở chỗ tôi thường chỉ dùng các loại dây dẫn thường thôi, tuy nhiên cũng có các loại dây riêng cho tín hiệu số, tín hiệu analogue, dây Micro, giá tiền thì không “mắc” kiểu buồn cười như ngoài thị trường đâu. Hay là mấy thằng chuyên gia thiết kế âm thanh chỗ mình nó không biết nhỉ??? Chỉ có duy nhất mấy bộ dây đo của các thiết bị đo chỗ tôi là mắc thôi : vì lý do rất rõ ràng và hợp lý là giảm thiểu trở kháng và suy hao ở các connector (thường được làm bằng vàng và các mối hàn với chất lượng cao nhất hoặc đúc liền khối). Tiện thể nói các bác luôn là chúng tôi vẫn có thiết bị để đo chất lượng âm thanh nhưng bên này ít khi phải xem xét vấn đề dây rợ cho dù nó đi từ toà nhà này sang toà nhà khác vì chất lượng đầu cuối thường như nhau (dựa trên đáp tuyến tần số, méo, hài ….) duy nhất một yếu tố hay bị là suy hao mức trên đường dây. Với tín hiệu số digital thì thường A và A’ là giống nhau như hệt luôn…. Theo thiển ý của tôi dựa trên các phân tích đánh giá định lượng kia thì các bác đừng mắt nối tiếp các đoạn dây mà nên mắc song song thì sẽ tốt hơn vì phía Loa sẽ nhận được đủ các lợi điểm của các loại dây!!!!! Chúc thành công/
Đối với dây tín hiệu, càng ít mối nối thì càng tốt! Nếu ghép N sợi với nhau --->>> sẽ có ít nhất N mối nối --->>> chất lượng tín hiệu sẽ ra sao?
Em rất đồng tình với ý kiến của bác! Nhưng em nghĩ giá kể ta nung chảy cả đồng, bạc rồi trộn chúng với nhau theo tỷ lệ Đ/B = 1/0.8 (con số này em tự nghĩ ra thôi)Sau đó ta đưa dung dịch này đi làm dây( chẳng biết làm như thế nào nữa). Trong công đoạn làm dây sử dụng dòng điện 1 chiều để sắp sếp các ion trong dung dịch theo thứ tự. Như vậy ta đã can thiệp vào chất liệu cấu thành dây dẫn có thể nó cho tiếng chi tiết hơn ấm áp hơn các bác nhể!!! :idea: Nhưng chắc là không DIY theo kiểu này được khó quá khó quá!! :mrgreen:
Úi, cái vụ mắc // này nghe được đấy, xét về logic là đúng, còn về kỹ thuật thì như thế nào em không dám khẳng định, không biết có ai thử chưa? Bác nào lắp thử và review cho mọi người biết luôn.
Em đã thử rồi bác ạ + Dây mạ bạc : tiếng rất sáng : Chord + Dây đồng tiếng ấm chắc: MIT 800 + Dây Dầu tiếng bass mạnh nhưng tép kém chi tiết : Trung quốc Em gép cả vào chạy song song, hiệu quả : RẤT HAY . Các bác chơi đồ dây thật xịn thì chắc là cười nhưng em thấy với tổng thiệt hai 3 sợi dây của em gần 4 triệu thì hiệu quả thật sự . Cân bằng cả ba giải rõ ràng, tách bạch, ấm áp mạnh mẽ ... he he... Không biết thế nào mà lần các bác ạ .. hè ...hè..
Xin có lời chúc mừng, Nhưng cẩn thận có thêm mấy sợi nữa có thêm ưu điểm khác chắc phải đấu song song cả chục sợi mất. Tiền lương về vợ hỏi biết giải trình sao đây...
Hiện tại trên thế giới và mới xuất hiện tai Việt Nam vài thứ coi là như vậy! Em thiết nghĩ đây là điều không tưởng, vì biết đâu các đời sau lại chế ra AMPLI trên cả vô địch và dây loa trên cả vô địch thì sao nhỉ? Chỉ khổ các bác Audiophile