Nhưng phải thật cẩn thận bác nhé! Khi có sửa chữa điện trong nhà nhớ kiểm tra kỹ lại cái điểm nối dây này chắc chắn không bị đảo thành dây pha (dây nóng). Kẻo bị tèo đấy! :mrgreen: Thân!
Chết thật. Cái anh sửa máy này hình như chưa nghĩ đến hậu quả của việc này hay sao mà lại nối dây kiểu này. Nguy hiểm quá. Các bác lưu ý đây. Nếu người thợ sửa cáp truyền hình sửa ở điểm tiếp đất đầu tiên tính từ nhà bác ra thì sẽ thế nào nhỉ? Chỉ có nước cười mà không nói được gì. Lúc đó lôi thôi to đấy bác ạ. Tùy theo trường hợp mà các bác phải làm như sau mới tạm gọi là an toàn: - Cái cảm giác tê tê mà không làm cho ta giật bắn mình khi chạm phải thì đây là hiện tượng rò nhẹ, dòng điện rò nhỏ, chưa tới mức nguy hiểm cho con người. Trường hợp này chỉ cần dùng thanh sắt mạ kẽm 10mm đóng ngập xuống đất và nối với vỏ máy (lưu ý chống rỉ mối nối). Còn nếu ở tầng cao thì phải đục tường tìm thanh sắt của cột chịu lực và nối vỏ máy vào đó (cách này hơi lằng nhằng). - Cái cảm giác giật bắn người như các bác mô tả thì theo em là ngừng ngay sử dụng thiết bị, cho kiểm tra và tìm nguyen nhân từ đâu. Còn để còn nguy hiểm. Việc này chúng ta phải đề phòng từ trước chứ không nên để nó xảy ra rồi mới xử lý tiếp mát. Việc đề phòng là lắp cho bộ giàn một Áptômát chống giật (20A là quá đủ cho bộ giàn rồi) (thị trường bán nhiều) để phối hợp với tiếp mát. Trường hợp kết hợp hai cách trên mà Aptomat cứ nhảy thì tuyệt đối không được sử dụng bộ dàn. Bắt buộc phải tìm ra nguyên nhân.
Cái này em nói ở trên rồi mà các bác ko để ý đó thôi. Mass của TV cable với Telephone chắc là ổn đấy. Tại sao? Vì thiết bị của họ rất nhiều tiền. Nếu có sự cố với đường mass đó thì thiết bị của họ hỏng trước và chắc là tốn tiền triệu đô chứ không phải là tiền ngàn như đồ nghe của ta. Các thiết bị tổng đài, máy phát... rất đắt. Mass của telephone thì phải đo kiểm tra cho đúng. Mí lại mass của TV cable nó tiện dùng hơn. Làm mass xuống đất cần làm đúng qui trình và đo đạc cẩn thận như bác Thọc lẹt đã nêu trên. Về qui phạm nó cũng đòi phải cách xa điểm nối tiếp đất chống sét. Nếu làm cà cộ chắc ko ổn, toi hàng. Riêng bác nào nối được với đường ống kẽm cấp nước cũng rất tốt. Hệ thống đường ống kẽm mà ko có tiếp mass tốt thì sự có dò điện vô đường ống có thể giết chết cả trăm người một lúc.
[/quote] Em đính chính thêm: Thanh sắt đường kính 10mm dài khoảng 1m Còn việc nối với mát của cáp truyền hình thì tốt cho bộ Dàn của mình mà không tốt cho nhân viên sửa chữa cáp đâu các bác ạ.
Em đính chính thêm: Thanh sắt đường kính 10mm dài khoảng 1m Còn việc nối với mát của cáp truyền hình thì tốt cho bộ Dàn của mình mà không tốt cho nhân viên sửa chữa cáp đâu các bác ạ.[/quote] vậy ư? thui nếu thế thì em không làm
Cá bác yên tâm , cửa hàng em đang dùng tới 3 thuê bao SCTV (3 hộ mà) , thỉnh thoảng vẫn chỉnh sửa đường dây trong nhà mà có thấy ông thợ nào phàn nàn bị tê giật gì đâu ( em thường hỏi dò mấy ổng là đường dây cáp có hay bị giật do rò rỉ gì không ? Mấy ổng bảo có mass ngoài cột mà giật gì :mrgreen: ) . Các bác cứ vô tư đi , chuyện giật chỉ do mình lo xa thôi , mấy ổng bảo không gì mà .
Theo em việc dùng vỏ giáp của dây truyền hình cáp làm tiếp đất cho thiết bị nhà mình là không an toàn. Em không biết công ty truyền hình cáp họ tiếp đất kỹ lưỡng như thế nào, và khoảng cách bao xa thì có cọc tiếp đất ( chắc chắn phải là một cự ly nhất định nào đó ). Các bác hãy thử nghĩ xem khi ta đấu vỏ thiết bị đang rò điện của mình lên vỏ giáp của truyền hình cáp ( hoặc dây điện thoại ) thì dây này đang mang dòng điện rò và một điện thế (lớn hay nhỏ tùy vào mức độ rò rỉ của thiết bị) lên dây cáp TV, đồng thời cũng liên thông sang các nhà khác. Giả dụ dây cáp chính bị tuột ra thì sao nhỉ, các dây cáp của nhà khác đều trở thành dây nóng, sẽ là tai họa khi các cháu nhỏ đùa giỡn và chạm vào các cục chia tín hiệu hoặc các đầu dây tưởng chừng như vô hại này. Hoặc một tình huống khác khi các bác kỹ thuật viên leo lên cột đèn để đấu nối dây cáp mà bị giật một phát thì ....em không dám nghĩ nữa. Thiết nghĩ chúng ta không nên cổ súy cho phương pháp không an toàn này, đừng mang tai họa đến cho người khác. Nếu muốn có tiếp đất an toàn thì nhất định phải đóng cọc tiếp đất thôi các bác ạ, hoặc nếu không thì nối vào ống nươc băng sắt ( cho giải pháp tạm thời ). Còn khi máy của mình bị rò rỉ nhiều thì phải ngưng hoạt động, mang đến bác sĩ thôi. Em hơi dài dòng, có gì mong các bác bỏ qua cho.
Em rất đồng tình với bác Hailua, không nên làm bừa và thiếu an toàn cho cộng đồng và các thiết bị khác. Nếu có điều kiện thì các bác làm như em đã trích dẫn rất cụ thể ở trên, còn nếu không, một là chúng ta không làm tiếp đất, hai là làm tạm thời bằng cách đóng cọc thép xuống đất, ba là khoan vào tường bằng vít nở sắt (cỡ 16) là OK nhất.
Đồng ý là bên TH cáp có làm nối mát cho thiết bị. Tuy nhiên, mục đích tiếp địa của họ là chống nhiễu vì thiết bị trên mạng ( node quang, khuếch đại...) chỉ hoạt động với điên áp xoay chiều tầm 35 - 60V thôi. Mặt khác, hệ tiếp địa trên, sau một thời gian vận hành cũng rất hay bị cắt trộm mất dây đất nên tác dụng bị giảm đi nhiều. Bởi thế, các bác không nên dùng vỏ giáp của cáp TH để tiếp đất cho mình.Rất nguy hiểm vì nó có thể làm cho công nhân TH cáp bị điện giật khi đang thao tác trên cột, làm hỏng thiết bị trên mạng... Hãy làm hệ tiếp mass của riêng mình thôi.Hệ thỗng cốt thép của nhà tầng hoàn toàn thỏa mãn được yêu cầu này.Chớ có nối vào hệ chống sét chung kẻo lại rước Thiên Lôi vào nhà đó.
Cái này chỉ dùng để chống sét thôi nếu để chống rò điện e là không phù hợp về kinh phí. Trước Cty mình thi công KS Sheraton, Horizon ở Hà Nội tiêu chuẩn 5 sao cũng phải làm vậy đó nhưng kỹ sư nước ngoài họ kiểm tra giám sát nghiêm ngặt hơn và các vật tư cũng là hàng cao cấp. Vậy tại sao ta không tận dụng ngay cái khiếm khuyết của ngành xây dựng việt nam là thi công ăn cắp bớt xén ngấm dột lung tung để sử dụng ngay cốt thép trong toà nhà dẫn điện. Hơn nữa, Nhà trung cư tầng 1 đa phần dưới là tầng hầm việc đóng cọc thép hầu như là không tưởng. Mình nghĩ nếu muốn an toàn tuyệt đối bạn mua luôn aptomat chống giật có dòng delta = 0,01 là an toàn tuyệt đối luôn khỏi lăn tăn. Nó ngắt điện ngay cả khi mưa bão có sấm sét làm không khí tích điện. Loại này trước Cty mình nhập của Đức giá rất cao khoảng 150 USD/em 40A nhưng ngày nay hàng LG cũng rất sẵn và rẻ nhưng dòng Delta của nó lớn hơn hình như là 0,05 trở lên hay gì đó.
Không sai đâu bác, đấy mới là hệ thống tiếp đất tiêu chuẩn. Kinh phí thì em không bàn tới vì nếu đã làm được như thế thì thường hệ thống điện trong nhà sẽ là chân cắm 3 chấu, hệ thống tiếp đất sẽ được nối vào với hệ thống điện của cả nhà. Còn chống sét thì họ làm khác bác ạ. Bác có thể than khảo tại đây: http://www.eti.com.vn/Zone/vn/sanpham/chongset.html
Chiều này đi làm về sớm, e ra ban công mới để ý thấy ban công có rất nhiều trụ sắt mà phía dưới bồn hoa ở ban công thì có đất và luôn ẩm ướt ---> vậy thì mình có thể cắm 1 cây sắt ở ban công này để làm cọc mass không? có tác dụng gì không? P/S: tất cả các hướng dẫn ở trên e vẫn đang ghi nhớ để làm, vì chợt thấy như thế này nên mới hỏi thôi. Chứ các bác đừng mắng là sao e cứng đầu hỏi hoài nha
Mời các bác vào google rồi đánh thẳng dòng chữ ''nối đất an toàn''. Nó sẽ cho các bác vô số những kiến thức về tiếp đất. Thân.
Vì lợi ích cá nhân mà ta nối bậy nguy hiểm lắm các bác à, hậu quả gánh vác không nổi đâu, bộ dàn của em lúc chưa nối mass bị nhiễu và có lúc khuyếch đại lên mạnh lắm, giống như dây nóng vậy đó ( em thử bằng vít thử điện thì đèn sáng mạnh như khi thử với dây nóng ) Từ đây em buộc phải nối mass cho hệ thống. Em được tư vấn là nên đóng cọc ở chỗ có nền đất ẩm, có nước thì bắt mass mới tốt, triệt tiêu nhiễu hoàn toàn 100% đúng chuẩn luôn => em được gợi ý đóng cọc gần máy bơm nước ( ý kiến của các bác thi công chống sét mà em quen ) Sau khi nối xong điện hết nhiễu, triệt tiêu hoàn toàn các bác ạ, đụng thử nhẹ lông tay không còn cảm giác tê như trước nữa => yên tâm. Chi phí cọc sắt mạ đồng dài 2,2 mét = 65.000vnđ + 10m dây lioa có sẵn + ổ cắm 3 chấu hiệu chengli : 52.000vnđ => dưới 200.000vnđ. Ảnh minh họa cọc sắt mạ đồng trước khi đóng :
Ái chà, em đã làm xong rồi, mà sai ở chỗ sợ nó mass ra máy bơm hay sao vậy bác ? vì em đóng cọc chung trong 1 hố nhưng cũng cách máy bơm 50cm rồi.
Đóng cọc gần máy bơm, thì cọc lại có tác dụng như một anten thu và dẫn nhiễu điện từ do máy bơm gây ra khi hoạt động, truyền vào ổ cắm điện lên dàn máy! :wink:
Em thấy khoảng cách 50cm cũng là một khoảng cách an toàn đấy chứ bác. Không có vấn đề gì gây nhiễu sang được nhiều lắm, mà nếu có sang thì nó đi xuống đất luôn rồi mà bác, máy bơm không phải lúc nào cũng hoạt động, dàn máy không phải lúc nào cũng nghe nhạc mãi. Tiếp đất mà sờ vào thiết bị không còn bị tê tê vậy là ổn rồi, yên tâm mà chơi thôi các bác ơi.
để trả lời câu hỏi này. các bác quan sát 2 hiện tượng: 1. chân (hoặc tay) khô hay ướt cái nào dễ bị điện giật hơn khi lỡ chạm vỏ máy bị mass? 2. nước cất và nước muối cái nào dẫn điện tốt hơn ? cho nên một số người cho muối quanh cột mass là có lý vo của nó. nước từ các bể ngầm chứa nước sẽ thấm ra xung quanh tạo môi trường ẩm, rất thích hợp cho dẫn điện. riêng nhà em, cột mass để gần hầm xí, hiệu quả khử mass... tuyệt. gần máy bơm.... hổng sai... nếu máy bơm bị... xì nước :mrgreen:
Khu vực máy bơm em là một ô vuông khoảng 50cm, đất ở đây lúc nào em cũng thấy ẩm ( máy bơm và các mối nối không bị xì ) em xem lại thì khoảng cách 50cm là xa lắm không bị nhiễu từ đâu, mà từ lúc nối xong thấy em nhẹ cả người các bác à. yên tâm sử dụng thiết bị.
Mình thường nối mass tất cả các thiết bị để đảm bảo an toàn cho mình trước, sau đó thấy âm thanh có êm hơn!
em muốn nối mass đường dây phục vụ riêng cho audio chào các bác .em có vấn đề thế này em muốn chạy 1 đường điện riêng phục vụ cho audio từ automat tổng của cả nhà , ko dùng diện chạy vòng vèo trong nhà cho bảo đảm thứ 1 là cục pow linn của em nó ko có cọc nối mass đất mà nó nối mass vào nguồn từ cọc thứ 3 của jack cắm điện vậy mình phải nối mass cho cái nguồn điện phục vụ riêng cho audio đó thế nào , các bác tư vấn cho em với còn nếu đồ có cọc mass ngoài thì đơn giản chỉ cần nối vào ống nước luôn đúng ko các bác các bác tư vấn cho em với nhé thanks các bác