Dây nguồn có vẻ ko ảnh hưởng gì đến chất lượng âm thanh

Discussion in 'Phụ kiện' started by Chim Sâu, 4/7/22.

  1. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.154
    Likes Received:
    1.142
    E xin hỏi combo đích danh nghe hay giao hưởng theo vài mức giá.
     
  2. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.804
    Likes Received:
    2.293
    Location:
    Q3, Saigon
    vấn đề ngay chỗ cái phòng. Nhà em thường ở là nhà phố: dài, hẹp mà còn méo. Tra cứu vô cái bảng kích thước yêu cầu của BS Phương là thua ngay từ đầu :))
     
  3. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.364
    Sửa được bác ạ. Biết 2 giải pháp

    1. Rẻ tiền. Dùng bộ DSP của Meridian là Trifield, tức dùng 3 loa. Nó sẽ khắc phục đc việc mất cân đối của phòng nghe. Có điều kiếm hơi khó, đồ cũ thì rất rủi ro với mấy cái chip DSP của nó. Đồng thời kiếm power 3 kênh ngon cũng khó.

    2. Đắt tiền. Chính là cái MBL. Loa đa hướng Radialstrahler của MBL gần như ko quan tâm đến phòng ốc, nhất là dòng Mk2 mới nhất.
     
  4. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.154
    Likes Received:
    1.142
    Cổ điển phần lớn ở dải tần trung cao và dải tần này không quá khó để xử lý nếu kg cầu toàn chứ nhỉ. Nếu dc bán share công thức của Bs Phương cho ae tham khảo ah.
     
  5. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.364
    Phần này bác nói chuẩn. Đã thích nghe nhạc nói chung, classical nói riêng thì nghe bằng loa phường vẫn đc. Chẳng qua nghe nó thì nghe phần tiết tấu, giai điệu là chính chứ muốn tìm thấy cái riêng của các nghệ sỹ khác nhau thì khó, tương tự vụ nhạc trưởng bẻ đũa chỉ huy bên trên. Ví dụ cungz cái bản Totentanz đó, dù nó ko nổi tiếng như tác phẩm khác, nhưng mình search trên QoBuz đã thấy hơn 150 bản ghi khác nhau rồi.

    Hệ thống nghe classical nói là đòi hỏi cao nhưng nếu có kéo cẩn thận thì ko tốn mấy. Chỉ cần tìm thiết bị đảm bảo 3 yếu tố cơ bản:

    1. Không màu âm nhiều (loa Đức, Thụy Sỹ, Thụy điển..hầu hết đều đáp ứng), phân tần bậc cao (cắt càng dốc càng tốt, trên 6dB..). Phần playback có các bộ lọc chậm/dài-tuyến tính và cắt pha dốc đứng (fast roll-off)

    2. Tuyến tính. Classical âm vực rộng, nhiều lớp âm nên loa thường xuyên thay đổi trở kháng trong quá trình làm việc. Power cần đảm bảo độ tuyến tính cao. Goldmund hay McIntosh là các power đẳng cấp nhưng lại ko phải đối tác tốt của classical vì công suất gần như ko đổi ở mọi trở kháng - méo phi tuyến rất cao. Ngược lại, Hegel và một số cái tên khác dù ko đẳng cấp (SNR, tách kênh, băng thông...) nhưng lại tuyến tính hơn.

    3. Khoẻ. Để đảm bảo độ động cao, classical hầu như ko có loudness war nên vol rất nhỏ, thường kém từ 6-10dB so với pop-rock. Dynamic range DR của pop-rock tầm 3 đến 7 là cao, classical yêu cầu tối thiểu 13 (dùng foorbar đo là ra)
     
    HoanComf, dinhtaibvag and mtbc like this.
  6. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.364
    Chỗ này bác nhầm chút. Cổ điển loại thanh nhạc (opera, chorus...) thì đúng là tập trung chủ yếu ở trung-cao. Nhưng loại khí nhạc thì đau đầu đấy. Bass của pop-rock xuống tầm 100Hz là ghê rồi thì 20% nhạc cụ classical xuống dưới 50Hz, và sâu nhất là 5Hz. Jazz chơi 1 cái contrabass đã thấy sâu thẳm, dàn nhạc classical cỡ trung thường là 7 cây contrabass, bác thử tưởng tượng 7 cái đó cộng hưởng thì chuyện gì xảy ra.

    Contrabass có dây dài tầm 1.9m, ko có cái trống pop -rock nào có đường kính bằng 1/2 nó đâu. Octo-contrabass dài 3.5m, nó ít xuất hiện chính thức trong dàn nhạc nhưng 7 cái contrabass kia cộng hưởng thì ko thua gì.

    https://www.reddit.com/r/goodboomer...mweb3xcss&utm_term=1&utm_content=share_button

    [​IMG]
     
    Last edited: 25/10/24
    HoanComf, dinhtaibvag and mtbc like this.
  7. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.154
    Likes Received:
    1.142
    Ok bác, e nói "tiệm cận tử tế" chứ không dám nói đến đỉnh cao đâu. Món nghe classi này đòi hỏi set up riêng, tốn kém. E cũng nghe đc đủ loại cổ điển nhưng thời lượng nghe kg nhiều nên cũng k nhiều hiểu biết set up thể loại này
     
  8. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.804
    Likes Received:
    2.293
    Location:
    Q3, Saigon
    Cảm ơn anh đã chỉ. Power 3 kênh mà hay coi bộ khó dữ :’D Còn PA MBL chắc đợi em cày thêm ít năm. Ha ha
     
  9. lagavulin

    lagavulin Approved Member

    Joined:
    29/10/24
    Messages:
    19
    Likes Received:
    22
    Bác nói hợp lý và rất sâu về classic. Ko riêng gì contrabass, chỉ riêng piano thôi range của nó đã vượt xa kha khá thể loại nhạc cụ khác rồi. Để nghe ra tiếng đàn có đủ độ lực, chi tiết lực ko phải dàn nào cũng nghe ra và ko phải đôi tai nào cũng hiểu ra.
    Một số bác chơi tai nghe và thiết bị chính xác lâu năm mới hay nghe được những chi tiết này.
    Những bản nhạc được viết ở những thời kỳ người ta chế tạo ra được những cấu trúc đàn phức tạp, thể hiện được tinh tế và khắc nghiệt cảm xúc hơn đòi hỏi người nghe hiểu nhiều hơn là việc...nghe bẳng đôi tai là được.
    Ví dụ trên những hệ thống loa chính xác của Đức, Đan Mạch,... được bố trí tốt, đôi khi ta còn nghe người nghệ sỹ đang dùng lực trên ngón tay hay lực cả cánh tay để nhấn vào phím đàn. Đặc biệt ở các quãng đang từ ppp sang fff (nhẹ tinh tế sang mạnh mẽ).
    Còn phần lớn gu nghe nhiều anh em là cứ màu mè, dày, rền, bass sâu, ngân, tức ngực, vocal ồm ồm lên thì được coi là dàn hay. Nhiều dàn loa lớn (củ loa lớn) khi thể hiện các chi tiết này thì... mất tích - chi tiết mất hết. Nhưng người nghe nghe ko ra từ đó vẫn cho là hay. Xu hướng lựa chọn nhạc để test nó cũng loanh quanh mấy bản uỳnh uỳnh oàng oàng nghe giật thót người lên ấy là đạt.
     
    Last edited: 30/10/24
    dinhtaibvag likes this.
  10. oneclicklogin

    oneclicklogin Advanced Member

    Joined:
    18/12/12
    Messages:
    1.129
    Likes Received:
    852
    Bác có bản Totentanz này kg cho mình đưa lên dàn cỏ nghe thử xem có như nó quảng cáo không ?
     
  11. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.364
    Clips quảng cáo mà bác, người ta dùng thủ pháp điện ảnh chứ nhạc trưởng bình thường ai lại đi bẻ đũa chỉ huy, vừa tốn tiền mua lại vừa không hiệu quả !!

    Tuy nhiên, trong thực tế thì có nhiều cách để test tương tự. Ở phần test này, micro dynamic là chủ đạo, sau đó đến nền âm tĩnh (SNR, SINAD). Nghệ sỹ piano được đánh giá vĩ đại nhất đương đại Glenn Gould Herbert thường hay đọc nhẩm các note nhạc bằng miệng khi đang chơi. Thời kỳ 1970s, ghi âm kém và ông ấy đọc khá to. Hiện tại cũng có một thiên tài piano khác làm tương tự nhưng đọc nhỏ và kỹ thuật ghi âm thời nay cũng vượt xa 1970s rồi. Đó là Fazil Say. Bác có thể nghe các bản độc tấu piano của Fazil Say và tìm ra các đoạn ông ấy đọc nhẩm note nhạc.

    Còn ở mức cao hơn, tức dàn nhạc chính chơi đồng thanh (tuti) ở mức âm lượng lớn mà dễ kiểm tra nhất là nhạc EDM và Symphonic Metal vì hay có hát bè. Nhạc Việt có thể lấy bản Kiều mệnh khúc - Bùi Lan Hương. Bác chỉ cần xác định xem bè hát đệm tham gia vào thời điểm nào là đủ :p. Vụ này hơi khoai đấy vì ko có videos trực tiếp nào nên ko thể xem hình để đoán lời được (đúng nghĩa test mù). Ngoài ra, cô nàng này cậy kỹ thuật thanh nhạc tốt nên thường xuyên hát "đóng khẩu hình" (tức không có khẩu hình - nôm na là ít khi mở miệng). Tuy nhiên, cách hát phi tự nhiên này ko thể kéo dài liên tục, thỉnh thoảng vẫn có lúc "mở khẩu hình", lúc đó âm lượng bị đẩy lên rất nhanh và rút đi cũng nhanh. Bác cần phát hiện ra các thời điểm đó là đủ.

    Nếu bác sợ thu âm nhạc Việt không chuẩn thì có thê dùng symphonic Metal. Em giới thiệu album Theater of Dimensions của Xandria (được giải thu âm hi-res năm 2017), bài hát đầu tiên "Where the Heart is Home". Trong nhịp trống kick trùm 3 tốc độ rất cao, nếu phân biệt được nhịp đầu tiên nặng hơn 2 nhịp tiếp theo là đạt. Tượng tự, phát hiện ra thời điểm đầu tiên bè hát đệm tham gia là đạt.

    Với classical thì hơi khó để phân định. Ví dụ bản Symphony số 5 của Mahler, đầu tiên là trumpet và bộ kèn đồng Brass nêu chủ đề bằng hợp âm trưởng. Sau đó đến bộ dây string bắt nhịp và chuyển sang hợp âm thứ. Lúc này, bộ kèn hơi (kèn gỗ gồm clarinet, basson) đệm nhẹ nhẹ song song với string. Bộ kèn đồng vốn hùng hậu lại thêm đặc tính "to mồm" nên nó cân được dàn dây khủng lồ chứ bộ kèn gỗ vừa ít (bằng 1/4 vì chỉ có 2 cây clarinet, 2 cây basson tham gia) vừa "bé mồm" nên rất khó nhận ra... Ngoài ra, hệ thống chơi được đã là vấn đề lớn mà người nghe có nghe được hay ko cũng ko kém phần đâu. Cách đây không lâu khi test một hệ thống cũng cỡ lớn (loa gốm Đức, Ampli Đức luôn), vì để dễ nhận diện nhất em đã chọn bản của nhạc trưởng Jonathan Darlington - chơi dữ dội nhất với âm lượng của bộ kèn được đẩy lên cao nhất, kể cả kèn gỗ. Vậy mà khi test, bác chủ nhà thì nhận ra được nhưng đồng chí ngồi cạnh nghe ko ra :p:p, chỉ thấy chăm chú vào hài âm gì đó của mấy cái dây IC, dây loa !!
     
    Last edited: 30/10/24
  12. 123456

    123456 Approved Member

    Joined:
    10/4/09
    Messages:
    13
    Likes Received:
    80
    Cảm nhận thế nào là hay phụ thuộc rất nhiều vào thẩm mỹ & tư duy mỗi người.
    Sở thích âm nhạc nó hình thành kể cả khi người nghe là dân ngoại đạo, ko hề có kiến thức về âm nhạc thì người ta cũng tự có cho mình quan điểm thế nào là hay. Cần phải hiểu rõ điều này là như vậy trước khi đánh giá bất cứ bộ dàn nào hay hoặc ko hay.
    Nếu, người nghe yêu cầu "tính đúng đắn" khi nghe, tức người nghe sẽ đòi hỏi ở sự thể hiện của dàn loa phải ở mức cân bằng, đầy đủ chi tiết với tham chiếu của người ta. Sự đúng đắn này ko phản ánh độ hay. Nghe đúng, chưa chắc đã hay. Thực tế là vậy.
    Nếu, người nghe muốn "màu sắc", tức âm thanh phát ra nó phải hay hơn bình thường, rực rỡ hơn bình thường, giọng ca sỹ qua loa phải hay hơn cả giọng thực tế. Như vậy người chơi sẽ chơi theo 1 cái kiểu "nêm nếm gia vị" theo đặc trưng của từng hãng, và đặc trưng của từng phối ghép.
    Không có 1 thước đo nào cả, ngay cả ở những loa highend, thì vẫn tồn tại các trường phái khác nhau này để chiều lòng thượng đế.
    Tuy nhiên, nếu loa ở tầm càng cao, mức super, thì khoảng cách ấy sẽ thu hẹp lại, khác biệt giữa các bộ loa đỉnh bảng sẽ khác nhau ko nhiều hoặc rất tinh tế.
    Như comment ở trên, ví dụ ở những cặp loa của Đức, amp Đức. Người ta đề cao sự chính xác, tái tạo không gian đúng, và không bỏ qua cho lỗi về nguồn phát, bản ghi. Trường phái ghép dàn chính xác này cần chú ý nhất về nguồn điện tổng, dây nguồn tổng, thiết bị phát,... tất cả nếu chỉ cần nhiễu/lỗi/jitters xuất hiện ở khâu nào đấy thôi thì trải nghiệm cuối cùng sẽ khác ngay, khác rất nhiều. Vì sao? Nó sẽ thể hiện đúng những gì nó được nhận. Khác hoàn toàn khi các bác chơi JBL, Tannoy đấy,...
    Người chơi cần hiểu rõ mình lắp cái gì vào hệ thống, lắp vào có ảnh hưởng ko, có tác dụng không. Chứ nếu cứ tù mù thì chơi theo phong cách "chính xác" này rất dễ tẩu.
    Đôi khi, hệ thống vốn đang bị nhiễu nên khi thay dây nguồn, dây tín hiệu vào nghe mông lung ko biết có khá hơn ko, là do người chơi ko hiểu mình đang làm gì. Khi bị như vậy, tốt nhất hãy từ từ, xem xét các vấn đề để tìm nguyên nhân đã. Khoan đã đầu tư linh tinh.
    Nhiều khi đang chơi đồ Đức, lại nghe ông chơi đồ Anh phán cho câu xanh rờn "dàn bạn mid không ấm áp",... lại cuống cuồng thay dây, thay lọc,...để cho mid... như loa Anh ??? Cái này gọi là chơi mà ko có tư duy & lập trường.
     
    Last edited: 1/11/24
  13. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.364
    Mình trích lại bài viết cũ. Chơi kiểu "chính xác" ko có gì là dễ tẩu cả bởi nó có mục tiêu và tiêu chuẩn rõ ràng !

    ..........
    Có thể. Với những người có đôi tai đặc biệt và được đào tạo, trải nghiệm nhiều, ví dụ rõ nét nhất là các nhạc trưởng. Trong hơn 100 luồng âm thanh từ hơn 100 nhạc cụ truyền đến, họ vẫn biết ai chơi sai nhịp, sai not và kinh khủng hơn là sai cường độ. Mình nhớ trong một chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam, anh trai của Bảo Thy (ko chắc lắm) có thể nghe tiếng violin là phân biệt được nam hay nữ chơi.

    Tất nhiên, "trung thực" đến mức vậy vượt ra ngoài khả năng của đại đa số chúng ta và nếu ai có khả năng phân biệt được đến trình của bác kia thì hoàn toàn có thể đăng ký vào Nhạc viện học khoa Lý luận và chỉ huy âm nhạc, đó chắc chắn là một tài năng.

    Còn với đa số chúng ta, sự trung thực chỉ có thể dừng lại ở cấp độ sắc thái (naunce) đã là quá khủng khiếp rồi. Cấp độ cao hơn của "trung thực" phân biệt nhạc cụ cùng loại. Cây grand piano có âm thanh (dynamic) sẽ khác với upright piano, với forte piano ... rồi xa hơn đến harpsichord. Một cây Grand Piano đỉnh cao sẽ thể hiện được 12 sắc thái, còn cây upright piano chỉ có tầm 5 sắc thái mà thôi. Sắc thái ở đây định nghĩa cũng rất khó khăn, ở mức độ người nghe nhạc bình thường thì có thể hiểu đó là 12 cấp độ sử dụng sức mạnh khi gõ lên phím piano. Cây grand đỉnh có lực căng dây đủ lớn, hệ thống đòn bẩy kép đủ phức tạo (như hộp số ô tô 4 cấp sẽ khác hộp số 12 cấp vậy). Nó cho phép người nghệ sỹ nếu đủ tài năng có thể thực hiện đủ 12 sắc thái đó, từ nhẹ (pianissimo - ký hiệu p) cho đến mạnh (fortissimo - ký hiệu f), trên nhạc phổ sẽ thể hiện các sắc thái đó bằng p, pp, ppp,... f, ff,fff....

    Rất nhiều hệ thống âm thanh còn ko phân biệt nổi piano và guitar cơ chứ đừng nói đến phân biệt được đến sắc thái.

    https://vnav.vn/threads/Đĩa-cd-và-nhạc-số.62892/page-54#post-3153241
     
    Last edited: 1/11/24
    HoanComf likes this.
  14. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.154
    Likes Received:
    1.142
    tiêu chuẩn cá nhân có vẻ là tiêu chuẩn cao nhất. Nhiều lúc chả hơi đâu để cố nghe cho được cha nội nhạc trưởng muốn thể hiện cái gì. Cái mục tiêu cao cả nhất có lẽ là làm vừa lòng bản thân theo cách thật là văn... vì tiền mình, tai mình mà :p:p:p
     
    ngxtuananh likes this.
  15. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.364
    Hoàn toàn chính xác. Vì thế em mới chia thành 2 phái, như bác là phái màu âm, xem ra bác cũng ko chịu đọc kỹ


     
    lethanhngoc likes this.
  16. lagavulin

    lagavulin Approved Member

    Joined:
    29/10/24
    Messages:
    19
    Likes Received:
    22
    Bản thân cái từ Trung thực đã là 1 thứ không trung thực.

    Trung thực với một số bạn là nghe làm sao trên dàn cho nó ra đủ chi tiết, micro details cho giống tai nghe. Ngoài ra, bạn chơi tai nghe chả quan tâm tới những giá trị khác trong phòng nhạc.

    Tôi có thấy 1 comment trong 1 group tai nghe thấy có bạn trẻ tuổi bảo "gear tai nghe & máy nghe nhạc của bạn đấy dàn dưới 2 tỷ ko so sánh được".

    Ừ, tôi chỉ nghĩ "đúng rồi, ko so sánh được theo tiêu chí của em".

    Gặp lại bạn ấy hôm highend show, bạn ấy lặp lại câu đấy. Với tiêu chí của bạn ấy, trải nghiệm tiệm cận với bộ tai nghe của bạn ấy thì được cho là trung thực.
    Gặp 1 bạn khác, cũng trẻ tuổi tầm ngoài 30, bạn ấy nghe đôi loa Devialet Thiên Hà Audio, bạn ấy lại khen "ôi trung thực như cảm giác em ngồi pub nghe nhạc EDM".

    Vậy nên, chúng ta đang ở trong 1 thú chơi đa dạng, rất đa dạng về trải nghiệm. 1 bộ dàn có trung thực hay không nó nằm ở việc trải nghiệm của chủ bộ dàn là trải nghiệm thế nào. Trải nghiệm thực tế của bạn ở 1 concert ngoài trời sẽ khác với cùng chương trình đó mà ở vị trí khác. Cùng 1 bộ dàn, người nghe ở highend show HN sẽ thấy khác khi ở HCM.
    "Trung thực" nói chung, & "nghe hay" nói riêng chắc chỉ chủ nhà mới biết. Và đúng sai sẽ thay đổi theo thời gian, bằng chính sự nâng cấp về trải nghiệm của người đó.

    Vậy nên hãy chia sẻ, lắng nghe, đừng nên dùng cái tôi trong thú chơi này.
    Và hơn hết, cần trải nghiệm thực tế & cùng mọi người bàn về trải nghiệm đó - đó mới là cách giao lưu văn hoá.
    Tránh thầy bói xem voi, phán xét linh ta linh tinh.
    Âm nhạc mà, NGHE đi, đừng NÓI.
     
  17. chauphuong

    chauphuong Advanced Member

    Joined:
    4/4/12
    Messages:
    2.332
    Likes Received:
    1.790
    Đúng là "trung thực" cần phải có tham chiếu, dễ nhất là nghe tham chiếu ở nhà hát nhạc viện HN. Em từng nghe nhạc ở nhà một bác có bộ dàn nghe cổ điển rất khá, được nhiều tai già khen. Đến khi ông ý lôi violin ra kéo thì bộ dàn kia lại ko ăn thua, dĩ nhiên ông ý ko phải Sophie Mutter nhưng âm thanh sống động, có hồn hẳn.
     
    Haolq likes this.
  18. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.364
    Cả 2 bạn ấy đều có vấn đề bác..

    Bạn này đúng 1/2, tức là giấu cái xấu đi. Bộ tai nghe tầm 200 triệu hoàn toàn có thể vượt bộ dàn máy 2 tỷ nhưng chỉ ở phần các thông số đo đếm được bằng máy móc. Hệ thống tai nghe tốt nhất không thể tạo ra không gian rộng như một bộ dàn 2 tỷ được, chưa kể còn các cảm nhận khác thông qua xúc giác với các bản nhạc và hệ thống có dải trầm tốt và dải cao tốt. Nói cách khác, tai nghe mới chính là công cụ kiểm âm đáng tin cậy nhất; hệ thống dàn máy là công cụ thưởng thức tuyệt vời nhất.


    Bạn này thì sai trầm trọng, ngồi ở Pub nghe nhạc EDM là nghe qua hệ thống dàn máy rồi. Âm thanh ở Pub chưa chắc đã được đầu tư tốt hơn hệ thống dàn máy ở nhà đâu. Ở Pub thường chú trọng công suất chứ ko phải sự chính xác - trung thực.

    Khi đánh giá hệ thống âm thanh (tái tạo) là người ta đánh giá khả năng tái tạo lại thực tế.
     
  19. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.364
    Thứ nhất, nghe concert thực tế chúng ta chưa chắc đã tìm/mua/có được vị trí lý tưởng nhất để thưởng thức trọn vẹn tác phẩm. Do đó, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chất lượng cả 2 đầu thu - phát đều nâng cao thì ngồi nghe âm thanh tái tạo có khi hay hơn nhiều nghe trực tiếp đó bác vì vị trí đặt mic thu âm thường được chọn tối ưu. Còn thu âm trong phòng thu thì khỏi nói, họ bắt cả ban nhạc ngồi theo sơ đồ thu âm tốt nhất, số mic thu âm cũng thoải mái ko bị hạn chế như thu âm trực tiếp.

    Thứ hai, (vẫn là vấn đề nói lại) Dàn nhạc Berliner Phiharmonic Oscher - BPO - chơi hay gấp 100 lần dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam - VNSO. Kỹ sư thu âm thu lại được 80%, đến lượt hệ thống dàn máy nghe phát lại được 70%.. Như vậy, dù có nghe tái tạo thì BPO vẫn hơn 56 lần đi nghe trực tiếp VNSO.

    Hay nói ngắn gọn thì cho dù nhạc test không nhất thiết phải hay nhưng bản thu âm được chọn để test cũng phải xem người nghệ sỹ thực hiện là ai, có đủ sức thể hiện các yêu cầu kỹ thuật hay không; kỹ sư/thiết bị thu âm là gì, có đáp ứng được hay không; hay ít nhất là hãng phát hành có đủ uy tín hay ko ?...
     
    Last edited: 1/11/24
    HoanComf and Legolas00 like this.
  20. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.154
    Likes Received:
    1.142
    2 PHÁI BÁC CHIA RA CŨNG NẰM TRONG CÁI PHÁI CỦA E THÔI (PHÁI MONG MUỐN CÁ NHÂN)
     
  21. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.364
    EM CHÍNH THỨC CẠN LỜI !!! :D:D:D
     
    Tuannguyen_71 and lethanhngoc like this.
  22. November_Rain

    November_Rain Advanced Member

    Joined:
    17/1/11
    Messages:
    1.880
    Likes Received:
    610
    Có khi bác quên chưa đổ nước vô thôi, nên nó mới ... cạn :D
     

    Attached Files:

    TrueHD likes this.
  23. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.026
    Likes Received:
    1.035
    Xác nhận ! Nghe kéo Violin thật tại chỗ so với dàn loa thì chắc chắc ko dang Highend lại dc . Đàn dây để thu âm cho tốt có lẽ thuộc loại khó nhất, nghe live tiếng đàn dây nó khác hẳn so với nghe qua loa .
     
  24. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.364
    Đó chính là sự khác biệt giữa người chơi âm thanh và người nghe nhạc !

    Người chơi âm thanh thì cần đoạn nhạc đơn giản 5 giây là đủ và họ sẽ mất ăn mất ngủ để tìm cách "phối ghép" cho "ra" được cái âm thanh "sống động, có hồn" đó.

    Người nghe nhạc thừa hiểu không thể nào tái tạo được 100% nên chỉ căn cứ vào ngân sách của mình để tìm phối ghép tái tạo được càng gần càng tốt. Họ cũng không quan tâm cái ông "lôi violin ra kéo" kia vì ông ấy không thể chơi được Devil's Trill của Tartini. Họ nghe Devil's Trill chứ ko nghe tiếng Violin.

     
    Last edited: 12/11/24
    Haolq likes this.
  25. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.026
    Likes Received:
    1.035
    Đúng ! Mình vẫn thích Nghắm hoa hậu và mơ ước, nhưng sống thì vẫn với vợ thôi .
     
    lenamvl likes this.

Share This Page

Loading...