Dây nguồn có vẻ ko ảnh hưởng gì đến chất lượng âm thanh

Discussion in 'Phụ kiện' started by Chim Sâu, 4/7/22.

  1. November_Rain

    November_Rain Advanced Member

    Joined:
    17/1/11
    Messages:
    1.880
    Likes Received:
    610
    Cũng chưa hẳn, mặc dù nhận xét của bác gần như chính xác 100% về tâm lý và cảm nhận của người nghe nhạc qua 1 bộ dàn nào đó. Phần còn lại, mặc dù rất nhỏ, nhưng lại khá quan trọng, vì khi đã quen thuộc, thì có cảm nhận được (e chỉ nói cảm nhận thôi), đó là bản nhạc do 1 ông nhạc công (ông nhạc công này cũng phải được nghe rất nhiều), hoặc ít nhất giống ông ấy chơi. Lấy ví dụ luôn với bản Devil's Trill của Tartini (Sonata cho cung son thứ), đây là 1 bản chơi không phải cực kỳ khó đối với nhiều violiníst thành danh (sheet ở đây: https://musescore.com/user/35903566/scores/6709159 ). Các hợp âm 3 thường được sử dụng ở phần kết Allegro assai, là kỹ thuật khó nhất. Đây chính là lúc cảm nhận được sự khác nhau giữa các violinist, giữa heavy và light do lực tay của phụ nữ, đàn ông khác nhau, rất khó diễn tả bằng lời, nhưng bác nào nghe quen e nghĩ sẽ có suy nghĩ giống e. Thứ đến là tốc độ, âm thanh tái tạo ở đoạn này thể hiện khá rõ ràng, mặc dù đoạn nghỉ giữa các hợp âm và âm đơn không nhiều, nhưng 1 người chơi nhanh và thường sẽ có sự khác nhau. E thì chưa bao giờ được nghe live của các huyền thoại như Menhudi, Heiftz (chắc đang chơi ở heaven rồi :D), mà chỉ nghe qua LPs, nhưng cũng cảm thấy có sự khác nhau giữa tốc độ giữa các ông (nghe = LPs).

    1 ví dụ khác nữa, e tin rằng chắc chắn sẽ có nhiều bác "cảm" thấy như e, nếu nghe quen thuộc, là bản Csárdás (V.Monti), đây vốn dĩ là tác phẩm viết cho độc tấu violin có đệm là piano, của Vittorio Monti, tuy nhiên về sau thì nhiều nhà soạn nhạc cũng dưạ theo chủ đề này để viết carzdas riêng cho mình (nhưng ở bài reply này e không đi vào khía cạnh đó). Bản nhạc gồm 4 phần, trong đó, phần thứ 4 là phần cao trào nhất khi chuyển từ rê trưởng về rê thứ với 4 nhịp liên tục, đặc sắc nhất chính là đòi hỏi tốc độ cực kỳ nhanh, chưa kể các đoạn ngắt nhịp khá bất chợt. Đoạn cuối của phần 4 lại chuyển về rê trưởng, tốc độ chậm hơn nhưng đây chính là chỗ cảm nhận được sự khác nhau giữa các violinist.

    Vốn dĩ e không thích nghe violin bằng piano, các tác phẩm viết cho đàn piano nghe thích hơn viết cho violin, bất kể là chuyển thể hoặc nguyên bản. Nhưng mà cũng không thể không nghe, vì nó là 1 phần quan trọng trong nghe nhạc, thiếu sao được. Cùng ví dụ sự phân biệt bằng cảm nhận khác nhau, với tác phẩm viết cho đàn piano, thì dễ hình dung hơn, tỉ dụ như bản Hungarian Rhapshody No.6, ta dễ thấy có sự khác biệt hơn giữa ông Rudolf Serkin & Evgeny Kissin, cùng 1 bản Sonata Moonlight, ta cũng cảm nhận được nhịp điệu khác nhau giữa Arthur Rubinstein & Wilhelm Kempff. Nhưng cùng 1 bản Sonata No2, Shostakovich, ta cảm thấy sự khô khốc và gằn tiếng khi nghe lại bản LPs do Vladimir Horowitz chơi, trong khi Martha Argerich chơi bản này, cảm nhận được sự thánh thót của ngay từ phần mở đầu.

    Tóm lại, khi đã nghe quen, nghe nhiều, nghe "bởi' người chơi khác nhau, những bản nhạc mà ta hiểu, biết, hay thậm chí có thể ngẫu hứng chơi, thì sẽ phân biệt được ít nhiều, cho dù không thể diễn tả sự khác biệt đó bằng lời.
     
    TrueHD likes this.
  2. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.363
    Đây là topic về chủ đề kỹ thuật nên em ngại lan man sang chuyện âm nhạc mà bác. Nhưng chẳng mấy khi gặp được đúng người nên em mạn phép "cố" thêm một chút !

    Ở trên có bác nói về "trung thực cũng cần tiêu chuẩn" chính là cái bác đang đề cập đến. Tức là phải nghe quen, phải biết về tác phẩm, nghệ sỹ trình diễn ... để biết được đoạn nào có những gì và hệ thống có thể hiện được hay không. Violin thuộc loại "âm thanh liền mạch" nên nó rất dễ bị lẫn sang tiếng của bộ hơi (winds), đặc biệt ở âm khu cao (treble) nó rất dễ lần với tiếng sáo (flute). Điểm khác biệt lớn nhất để nhận diện violin chính là nó rất mạnh về micro cả dynanic và details. Chính vì vậy mà người ta hay dùng từ như "nức nở, nỉ non..." để mô tả tiếng violin.

    Đoạn Allegro assai mà bác đề cập đến thực chất nó là sự tổng hợp của 2 kỹ thuật khó: double-stop (chơi 2 note trên 2 quãng tám cùng lúc) vốn rất dễ với các loại đàn có cầu đàn phẳng nhưng lại rất khó với nhạc cụ có cầu đàn cong như violin; và láy Trillo. Có hai kỹ thuật láy là láy dài và láy ngắn. Nhưng dù là kỹ thuật nào thì cũng cần sự thích ứng phù hợp giữa bàn tay và sức mạnh cơ bắp nhờ sự chuyển động nhanh, linh hoạt của ngón tay và sự dẻo dai, bền bỉ để thực hiện liên tục như một chiếc chuông điện. Có một số ngón tay được trời phú trở lên dễ dàng thực hiện những đoạn trillo dài. Nhưng có những ngón tay kém may mắn hơn, mặc dù siêng năng luyện tập vẫn không bao giờ chơi trillo được một cách thành thạo. Chỉ cần 1 trong 2 kỹ thuật này là đã đủ để đánh giá hệ thống chơi violin thế nào rồi. Nhưng muốn đánh giá được thì cũng phải dùng bản thu âm tốt của một nghệ sỹ đủ khả năng thể hiện chứ ko phải cứ ấn bừa một cái CD có violin vào.

    Xem ra bác rất thích đồ cổ, mình thì khác chút. Mình vừa thích nghe nhạc nhưng thích sự chính xác chứ ko đơn thuần là "cái hồn" của tác phẩm nên mình thích như bản thu âm hiện đại hơn.

    Ngược lại với violin, piano lại rất mạnh về marco do nó gần như ko dùng cộng hưởng thùng, lực căng dây vô đối (có thể lên tới 20 tấn) và hệ thống đòn bẩy trợ lực phức tạp mà hiệu quả. Ở âm khu cao, piano dễ lẫn với tiếng chuông, còn âm khu thấp thì dễ lẫn với các loại đàn gẩy như Harp, guitar. Cũng vì rất mạnh ở marco nên người ta thường hay dùng các từ như "long lanh, tròn trịa, thánh thót..." với tiếng piano, hoặc văn vẻ hơn là tiếng ngọc vỡ, tiếng thủy tinh vỡ...

    Thu âm hiện đại chấ lượng cao hơn thời cổ nhiều đó bác. Và không thiếu những quái kiệt xuất hiện mà có phần còn vượt trội cả các cây đa cây đề bác đề cập bên trên như Fazil Say, Igor Levit.... hay trẻ măng như Alexandre Kantarow
     
    Last edited: 12/11/24
    Haolq likes this.
  3. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.026
    Likes Received:
    1.035
    Mình thì chỉ chơi máy, nên chú trọng tới âm thanh của loa khi phát ra so với âm thanh thực tế khi chơi Live, để âm thanh dàn loa Highend phát giống Live là ko thể ! Do 2 yếu tố :
    - Công nghệ thu âm
    - Khả năng dàn máy .
    Ngay dàn High-end lên đấy mấy chục tỷ của các NPP đem vào Show Hiend SG chẳng giải quyết dc vấn đề này . Còn dàn Highend tại gia thì mỗi bác 1 kiểu, hoàn toàn phụ thuộc tai /gu nghe của người setup .
     
    TRANDAIARC and lethanhngoc like this.
  4. quocdat

    quocdat Advanced Member

    Joined:
    4/6/06
    Messages:
    1.612
    Likes Received:
    977
    Em thì ở ngoài đường, quán xá thì nghe nhạc (nghe kiểu musicphile). Ở nhà thì nghe âm thanh (nghe kiểu audiophile).
    Tập nghe ở nhà là nghe nhạc chứ không phải nghe âm thanh nhưng mãi vẫn chưa được. Nghe dàn của mình âm thanh nó lệch, nó xé chút xíu là cứ thấy khó chịu mặc dù nốt vẫn thế, cao độ vẫn thế, nhịp nó vẫn thế. Có lẽ do tâm lý. Em đoán cứ mang tâm lý nghe nhạc cho có nhạc thì thế nào cũng nghe được (nghe kiểu musicphile) nhưng chả hiểu sao nghe ở nhà lại ở trạng thái tâm lý khác (nghe kiểu audiophile).
    Mà cái dàn của em bèo, nghe chơi vui thôi chứ nghe đến hài âm, cộng thưởng thùng thì em chịu, kiểu như ông nào đó (em đọc ở đâu đó) nói rằng nghe tiếng đàn violon nó phải có được cái độ mượt như nhung của cộng hưởng thùng gỗ thì mới chuẩn, quả thật em nghe ở ngoài (live unplug) thì có cảm thấy được,còn nghe trong dàn thì chưa thấy bao giờ. Em cũng không rõ là do giàn hay do chất lượng thu âm.
     
    minh62 and Haolq like this.
  5. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.154
    Likes Received:
    1.142
    ở đây thớt dây nguồn mà các bác cứ đưa nhiều về cổ điển và còn lấy nó làm chuẩn mực thấy nó sao sao ấy. Nên mở Thớt riêng chắc sẽ có người tham gia thảo luận, vừa có hiệu quả và tôn trọng người khác
    E đang nghe Wagner để chém với các bác đây. Nghe kiểu phê, khỏi phân tích ~ tích phân gì cả
     
    Last edited: 12/11/24
    lagavulin likes this.
  6. lagavulin

    lagavulin Approved Member

    Joined:
    29/10/24
    Messages:
    19
    Likes Received:
    22
    Bác chơi sâu mà cứ khiêm tốn rồi.
    Việc nghe ko live nó đều do tất cả yếu tố bác nói. Từ việc thu âm, chuyển đổi định dạng analog - digital, đã mất khá khá độ tự nhiên của live rồi. Quá trình đóng gói, in ấn, pressing đĩa cũng vậy. Qua một khâu lại mất mát một ít. Nên dàn nào mà bảo đánh chính xác bản thu thì chẳng khác gì loa monitor kỹ thuật & trải nghiệm nghe sẽ flat (phẳng/nhạt nhòa) lắm mặc dù về chi tiết thì nó đúng. Nên người nghe kỹ tính, bước qua được ranh giới tái tạo chính xác (như bản thu) sẽ lại tìm tòi để bổ sung thêm "âm nhạc" vào màn biểu diễn của loa. Vui vẻ người ta gọi là "méo". Đọc đến đây sẽ có một số bác chưa hiểu cặn kẽ sẽ dè bỉu bảo đã "méo" thì là sai rồi - tôi đây chỉ thích nghe đúng như bản thu thôi. Mà đâu nghĩ rằng ngay cả cái bản thu đấy cũng ko phản ánh được âm thanh gốc mà nó phải thu vào.
     
    quocdat likes this.
  7. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.363
    Cho nên cũng dễ băt gặp nhiều bác chơi âm thanh bỗng nhiên bán hết đồ, từ bỏ cuộc chơi. Lý do có lẽ là phối mãi ko ra vì công nghệ cũng có giới hạn của nó, ít nhất hiện tại nó chưa tái tạo được 100%. Khi sự kiên nhẫn hoặc túi tiền bị bào mòn nhiều quá thì chán, bỏ thôi.

    Người nghe nhạc thì khác, chắc chẳng bỏ bao giờ. Không có tiền thì nghe loa phường cũng được, Devill' Trill vẫn là Devill thôi, vẫn "cái hồn" đó, có chăng là cách xa sân khấu chỗ chị Mutter đứng kéo đàn cỡ vài km. Càng nhiều tiền thì khoảng cách đó càng được kéo gần lại, độ phê càng tăng lên. Trên con đường rút ngắn khoảng cách đó, tài chính mạnh thì cứ cắm đầu mà đi đường quốc lộ chính quy, trải nhựa phẳng lì (tất nhiên có trả phí đường bộ cao ngất nữa); ít tiền thì có thể tìm cách đi đường tắt (thậm chí off-road), tốn thời gian và công sức hơn.
     
    Last edited: 12/11/24
  8. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.363
    Đoạn này chuẩn. Cho nên mình ko chơi CDP hay LP là vậy. Mua/tải trực tiếp file nhạc gốc từ nhà phát hành sẽ giảm bớt được rủi ro đó.

    Phần này thì mình e là bác có chút hiểu lầm ở đoạn sau.

    Thu âm cũng là một hệ thống như phát âm, cũng Ampli, ADC (thay cho DAC), micro (thay cho Loa) nên cũng ko thể tái tạo 100% được. Việc "điều chỉnh", thêm bớt "méo" là công việc của kỹ sư thu âm hậu kỳ (mix). Có ông thích để sát với bản gốc nhất, có ông thích thêm bớt cho "long lanh" nhất ... Do đó, việc hệ thống phát âm (DAC-AMP-LOA) mà thêm méo vào nữa là sai cơ bản. Trừ phi bác am hiểu âm nhạc/âm thanh hơn và không đồng tình với việc "thêm bớt" của kỹ sư thu âm chuyên nghiệp. Cũng với bản Devill' Trill bên trên, bản gốc năm 1993 sẽ khác, bản remaster năm 2005 sẽ khác và bản remaster năm 2015 cũng khác.

    Bản 2005, kỹ sư âm thanh cho rằng phải diệt sạch đám nhiễu nền do kỹ thuật và thiết bị thu âm 1993 kém bằng cách convert sang chuẩn DSD. Nhiễu nền có bớt đi nhiều nhưng kèm theo đó là tiêu diệt bớt cả dynamic. Bản nhạc nghe dễ chịu, êm ái hơn vì giảm nhiễu nền nhưng cũng mất đi cái "nức nở, nỉ non", nhất là của đoạn Allegro assai cuối

    Bản 2015, kỹ sư âm thanh quyết giữ lại dynamic tối đa như bản gốc và giảm nhiễu nền bằng cách upsampling lên 96kHz và mở rộng "kho chứa" từ 16bit gốc lên 24bit. Dĩ nhiên là nó ko chứa vừa cái CD mà phải phát hành qua mạng (streaming hoặc download về ổ cứng)

    Cho nên, nếu bác để ý sẽ thấy dân nghe nhạc (classical) ngoài việc quan tâm đến nghệ sỹ solo, dàn nhạc, nhạc trưởng ..nào chơi, họ cũng luôn hỏi đến hãng đĩa nào phát hành, bản thu âm hay resmaster năm nào ..v.v.. Ví dụ như Karajan thu âm 9 Beethoven Cycle tới 3 lần (1963-1976-1984), mỗi lần là một cách giải thích khác nhau. 3 lần thu âm đó cũng có tầm gần 30 bản remaster cho mỗi lần và bản gần nhất là giữa năm 2024 vừa rồi.

    Đấy là nói classical, dùng hoàn toàn acoustics chứ các thể loại pop-rock thì live hay tái tạo không khác gì nhau cả. Vì sao ? Ca sỹ vẫn phải dùng micro, tăng âm trợ lực rồi phát ra loa, nhạc cụ điện tử cũng phải tăng âm , cũng loa... điểm khác biệt duy nhất có lẽ chỉ nằm ở vấn đề công suất.

    P/S: nhân nhắc lại cái Clip quảng cáo của MBL ở post trước. MBL ko nói gì nhưng ai xem cũng có thể hiểu tuyên bố của họ. MBL tuyên bố với toàn bộ khâu thu âm bao gồm nghệ sỹ trình diễn, kỹ sư thu âm, kỹ sư mixer hậu kỳ...rằng "Các ông cứ việc thể hiện mọi thứ các ông có đi, yên tâm, chúng tôi sẽ phát lại đầy đủ và chính xác nhất cho người nghe".
     
    Last edited: 12/11/24
    TRANDAIARC likes this.
  9. lagavulin

    lagavulin Approved Member

    Joined:
    29/10/24
    Messages:
    19
    Likes Received:
    22
    Một cách lịch sự nhất - Sai hay đúng bác chẳng có cơ sở nào để nhận xét khơi khơi vậy được; Khi con đường bác nghe nhạc chủ yêu là qua headphone và đồ portable cầm tay.
    Trải nghiệm thực tế của bác là các buổi nghe thử vài tiếng ở show, hoặc ở nhà người chơi khác, bác chưa cắm rút nên nên việc bác ko hiểu điều tôi chia sẻ là cũng đúng thôi.
    Ai cũng có lập trường của mình nên tôi tôn trọng!
    Còn về nhạc classic thì bác nghe nhiều biết nhiều, nhưng sai topic mất rồi. Lan man quá.
     
    Vinhoankiem likes this.
  10. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.363
    Đúng là về cơ bản ko nói chuyện chia sẻ được thêm. Bác bảo vệ màu âm của bác, tôi cũng bảo vệ sự chính xác của mình. Thế thôi. Dùng lập luận và lý lẽ (+ thực tế), ko cần phải lái sang công kích cá nhân

    Ngoài ra, đừng vội kết luận kiểu coi thường người khác như vậy. Tôi sẽ ko dở người mà đổ cả đống tiền đi vác đồ về chỉ để quay clips, chụp ảnh cho bác thấy dù có khả năng. Tiền mô hôi nước mắt đấy, nên phải cân nhắc chọn lựa kỹ.
     
    Last edited: 12/11/24
    Ls Hoa Hồng likes this.
  11. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.154
    Likes Received:
    1.142
    Từ ông nhạc sỹ đến ca sỹ/ nhạc trưởng rồi đến thu âm, ghi chép qua dàn máy, phòng... thế mà tuyệt đối hóa 1 khâu. Tốn tiền, tốn time của mình mà sao cứ nâng người khác lên làm chân lý?!?!? Tiền t, time t nên t quyết. Kakakaka
     
  12. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.363
    Kaka.. Phần này thì bác đúng đến 90% :p:p:p:p:p

    Quy trình ra sản phẩm thu âm cơ bản thường gồm

    1. Ông nhạc trưởng/ nghệ sỹ trình bày bản nhạc. Như lão Karajan kia thì cùng 1 bản nhạc lão kêu tao có cảm nhận khác nhau khi thanh niên (1963), trung niên (1975) và lão niên (1984). Thế là lão thu âm làm 3 lần.

    2. Với mỗi lần thu âm đó, tên kỹ sư thu âm thì hỏi anh định xuất ra bao nhiêu tiền để em còn biết đường chọn phòng thu và thiết bị ghi âm. Rồi hỏi ông kỹ sư mix hậu kỳ, mày định dùng mấy cái micro thu âm...

    3. Thu âm xong, thằng kỹ sư mix sẽ cầm tất cả các bản ghi từ các micro đó về, rồi hỏi ông nhạc trưởng "anh định mix kiểu gì ?, đúng như trên sân khấu hay em đẩy bộ violin 1 từ bên trái vào giữa, cho bộ kèn lùi ra xa nữa ..v.v.. Trên sân khấu trật hẹp anh có ko nhiều lựa chọn sắp xếp dàn nhạc chứ phòng thu thì vô tư, anh muốn đẩy thằng đánh trống timpani lên Sao Hỏa cũng được ....

    Thế là tụi nó in đĩa bán. Sau một thời gian, hãng phát hành lại gọi cho Karajan .." chúng ta cần kéo dài vòng đời sản phẩm, mày ko có kiến giải gì mới cho bản nhạc đó thì tau sẽ remix lại nhé. Lần trước mày đẩy thằng đánh Timpani lên tận Sao Hỏa, tội nó, giờ tau đưa nó xuống tầng áp mái của tháp Vincom 81 nhé..". Karajan tặc lưỡi.. OK, độ cao đó cũng ổn, ko phải nhìn cái mặt đáng ghét của nó là được.

    4. Một ngày đẹp giời, Karajan bỗng có ý tưởng mới. Thế là bộ sậu lai tập hợp một lần nữa, làm lại 3 bước trên. Lão nói tau cần đổi tempo chậm hơn chút, nhấn nhá thêm chút vì cùng với tuổi tác, tau thấy thời thanh niên trẻ trâu hung hăng quá. Nhưng cái thằng chơi timpani vẫn đáng ghét, lần này cho nó sang góc trong cùng bên trái, để đám string đông nhịt phía trước đánh r.a.m cho ngửi.

    5. Sau khi Karajan mất, hãng đĩa khoái chí hơn vì bây giờ remix éo cần hỏi hắn nữa. Đám con cháu được thừa kế thì éo hiểu gì về nhạc nên đấm cho ít tiền là xong. Vậy là, ông đánh timpani bị quăng quật khắp các vị trí mà thằng kỹ sư mix hậu kỳ nó nghĩ ra... Với mỗi vị trí, nó thuê một thằng reviewer chém gió, phân tích các thể loại... các con giời cãi nhau ầm ĩ.. và hãng đĩa càng bán được nhiều.

    6. Giờ đến lượt thằng MBL nhảy vào ăn phần... tụi bây muốn múa kiểu gì thì múa, thoát y luôn cũng ko sao, tau đảm bảo thiết bị của tau sẽ phát lại đầy đủ và chính xác đến từng cọng lông măng. Thằng XYZ nào đó cũng muốn chia canh, thế là tuyên bố "..tụi bây cãi nhau làm gì, để hãng đĩa nó vặt lông cả chục lần mà ko biết. Dùng đồ của tau đi, tau phủ màu full luôn, thằng chơi timpani có ngồi đâu thì cũng giống nhau cả.."


    ----
    Vậy là thành như bác nói. Rất nhiều khâu, ko cần tuyệt đối khâu nào cả. Còn nếu kỹ tính thì phải lựa chọn từ cả 6 giai đoạn trên.
     
    Last edited: 12/11/24
  13. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.154
    Likes Received:
    1.142
    Khuyên mấy ae nhập môn tránh xa Karajan, Beatles,... down free về mà nghe, hợp hẵn mua. :p:p:p
     
  14. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.363
    Kakaka.. Chính xác !! Cắm đầu chổng mông vào phối ghép, phụ kiện mới chính là thầy bói xem voi. Gặp phải phiên bản ông chơi Timpani bị ném trên Sao Hỏa thì bảo hệ thống thiếu bass. Hì hục tìm cách tăng bass xong thì lại gặp người đưa cho bản ông chơi Timpani bị đẩy vào chính giữa sân khấu ... lại thành thừa bass :p:p:p:p:p
     
    caoductho likes this.
  15. caoductho

    caoductho Advanced Member

    Joined:
    18/8/14
    Messages:
    80
    Likes Received:
    32
    mai mốt trong tương lai sẽ có bác kiu điện lực thay dùm sợi dây từ trạm hạ áp đến nhà nghe cho nó hay hơn ấy chứ :D
     
  16. caoductho

    caoductho Advanced Member

    Joined:
    18/8/14
    Messages:
    80
    Likes Received:
    32
    Dạ ae trong topic này có ai kiu điện lực xuống thay dây từ trạm hạ áp vào nhà minh chưa à :D cho ace cảm nhận với phê ko ah :D thay như vậy điện áp mới sạch và ít sụt áp nhất :D
     
  17. Chim Sâu

    Chim Sâu Advanced Member

    Joined:
    3/3/22
    Messages:
    162
    Likes Received:
    287
    Đại gia đầu tư vài nghìn mét nhằm nhò gì:D
     
    caoductho likes this.
  18. caoductho

    caoductho Advanced Member

    Joined:
    18/8/14
    Messages:
    80
    Likes Received:
    32
    nghe chắc chất phết mấy bác nhỉ bass sâu thăm thẳm trép lên tận mây xanh :D
     
  19. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.363
    Mình bắt đầu trở lại loa đài bằng Ampli ASR Emitter II HD (cũ) + loa Dantax Utopia 5 (cũ, thay lại phân tần) + REL S812 (mới 1 tuần). Dây dợ toàn dây theo máy và dây đi xin (ko quá 900k/sợi). Bác nào sợ cắm rút hỏng máy thì qua nhà mình cắm rút nhé. Vậy là đầy đủ đồ cũ, đồ mới cho thử nghiệm dây nếu cần
     
    Last edited: 16/12/24
    caoductho likes this.
  20. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.363
    mark levinson no 33

    upload_2024-12-17_16-10-47.jpeg

    Krell FPB
    [​IMG]

    Boulder Power

    [​IMG]
    .....
     
  21. Chim Sâu

    Chim Sâu Advanced Member

    Joined:
    3/3/22
    Messages:
    162
    Likes Received:
    287
    Chờ các cụ phản biện về dây nguồn, chả lẽ hãng sx các thiết bị này họ sai:D:D:D
     
  22. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.154
    Likes Received:
    1.142
    Test mù, test sáng dây nguồn thì làm nhiều rồi, nghe oke mới mua chứ tiền đâu có chùa. Cầu chì thì test sáng, chưa test mù vì sở hũu ít, thời gian hạn hẹp.
     
  23. lagavulin

    lagavulin Approved Member

    Joined:
    29/10/24
    Messages:
    19
    Likes Received:
    22
    Có gì cần phản biện đâu.
    Dây nguồn cứ đủ kỹ thuật, ví dụ con bouder trên thì nó đánh loa tới 1 Ohm, dòng 3x A thì nó xài chuẩn 3x A. Hãng làm sẵn jack chuẩn công nghiệp thì cứ thế chơi bao hay rồi.
    Con ML cũng thế, dây đáp ứng đủ tiêu chuẩn hãng đề ra tức pow amp hoạt động đúng với thiết kế. Ông nào muốn nâng cấp, muốn tối ưu thì dùng vật tư đắt đỏ, tốt hơn mà xài.
    Kiểu như mua ô tô xong ổng đi phủ chống ồn gầm, thì đó là việc của ông ấy.

    Ví dụ dây trở kháng thấp, vật liệu tốt hơn dĩ nhiên sẽ có khác biệt về lý tính. Còn thay đổi ấy có hiệu quả gì tới âm thanh ko thì ... biện pháp muôn thuở là test mù với bạn bè. Còn ko test mù ra thì xin thưa chỉ toàn là bốc phét.

    Cũng nên xét tới 1 khía cạnh nữa, dây nguồn chính là vật liệu có thể lọc được nhiễu dòng điện AC, cái này là khoa học đàng hoàng. Tuỳ từng chất liệu & cấu trúc nó sẽ bảo toàn tín hiệu theo nhiều kết quả khác nhau. Vậy nên ngoài việc coi dây nguồn là cung cấp điện, thì cũng nên coi nó như vật liệu lọc điện.
    Mà đã lọc thì sẽ có hiệu ứng khác biệt thôi. Nhiều hay ít, đáng tiền hay ko đáng tiền thì tuỳ gu tiêu tiền từng người, chúng ta ko nên đánh giá.

    Với em, thì em sẽ focus vào các đồ chính, đó là loa, đồ đánh, điện, phòng ốc, sau đó mới tới dây dẫn và cuối cùng là chống rung. Còn vụ hiệu ứng lọc điện của dây nguồn, em thà chơi hãng lọc chuyên như Ansuz, Audience, Giga,... luôn chứ cần quái gì ném tiền vào dây nguồn để nhờ nó lọc.
    Cũng có vài quan điểm cho rằng dây tốt thì dẫn dòng tức thì nhanh hơn - Cái này đúng - Nhưng chắc chả đáng kể. Mạnh hay ko mạnh nó phụ thuộc con pow các bác chơi.
    Cứ quất con pow khủng long biến áp 3kva + dây nguồn đúng thì ko lo nghẽn gì cả
     
    Last edited: 18/12/24
    tepriu, 123456 and Legolas00 like this.
  24. 123456

    123456 Approved Member

    Joined:
    10/4/09
    Messages:
    13
    Likes Received:
    80
    Thay là đúng, nâng cấp cũng là nên làm. Nhưng đừng mụ mị quá. Tỉnh táo lên. Nó chỉ là phụ kiện thôi. Đừng đặt lên bàn thờ với hy vọng lột xác cho bộ dàn. Có tiền hãy nâng cấp loa, pre pow ấy.
    Chủ topic đang đi mua ổ cắm, dây nguồn nháo nhào kia kìa :D Quan điểm sẽ thay đổi khi có thêm hiểu biết & trải nghiệm.
     
    caoductho and tepriu like this.
  25. Chim Sâu

    Chim Sâu Advanced Member

    Joined:
    3/3/22
    Messages:
    162
    Likes Received:
    287
    À vâng, đôi khi do nghi ngờ e sẽ vẫn mua vẫn thử, và ko hiệu quả e lại bán, đơn giản vậy thôi. Hiện dàn của e toàn dây dưới 1tr thôi, nhiều ae chơi cùng cứ khuyên thử nên e mới đi tìm mua, hi vọng nó thay đổi để đỡ mất công
     
    Last edited: 19/12/24

Share This Page

Loading...