↑ …” Thứ lợi hại nhất trên thế giới này không phải là tiền bạc, cũng không phải là quyền lực mà là cách tư duy”… Vậy tư duy như thế nào mới là đúng vậy bác? Bác thử viết lên đây cho mọi người cùng mở mang xem sao Xin lỗi bạn nhé, rất tiếc nhận định tôi đưa ra không phải là tư duy thế nào cho đúng để trả lời câu hỏi của bạn. Mà muốn nói rằng: Trong thế giới của người trưởng thành Tư duy tạo ra tiền bạc và quyền lực chứ tiền bạc và quyền lực không tạo ra tư duy đâu ( nhận định cá nhân ). Qua những chia sẻ của bạn trong Topic này, tôi cảm nhận có vẻ bạn đang dùng tiền để tạo ra tư duy về cáp nguồn cho âm thanh đó. Cụ thể : Trong topic này, tôi luôn tư duy được rằng: lever cao thấp của hệ thống âm thanh nằm ở lever thiết bị trong hệ thống và dây nguồn chỉ có vai trò phát huy giá trị sử dụng, những phẩm chất của từng thiết bị trong hệ thống, để rồi từ đó mới trải nghiệm thực tế sự đúng sai tư duy của chính mình bạn ạ. Tư duy là một phần của cuộc chơi này, sẽ là không đúng khi cho rằng những nhận định có tính từ duy là viển vông, không có yếu tố kỹ thuật.
Cái ổ cắm này đúng là nhảm nhí ! Thật ko hiểu nổi có mỗi chỗ trung gian để truyền điện vào máy móc, tiếp xúc qua 2-3 chân cắm mà họ cũng "thổi" lên bán dc . Rồi lôi nguyên cục đồng, nhôm đặc chạy CNC để làm cái bao che gắn phần lõi ổ cắm . Lại "nhưng thôi" vì họ kiếm tiền . Thực tế cho thấy người này ko làm thì người khác làm miễn là bán được và có lời . Trên đời này, có nhiều thứ chẳng tác dụng gì, nhưng vẫn mua bán trao đổi với giá cao dc, vì nó đem lại lợi nhuận ! Đơn giản vậy thôi .
Người giàu họ thể hiện đẳng cấp giàu có qua việc xài tiền. Người chưa giàu nhưng cũng cố bám theo để thể hiện đẳng cấp mới là điều dở khóc dở cười ...
Ổ cắm nó dành cho những người cần, khi cần phân lộ chia ra cho nhiều thiết bị thì dĩ nhiên cần mua ổ cắm rồi. Còn đương nhiên đẹp nhất khi có 5 lộ dây 5 át tổng đi vào thì lúc này ổ chẳng còn quan trọng. Ổ cắm tối ưu nhất là nó trong suốt, tức ko gây ảnh hưởng tín hiệu qua nó. Để vậy thì ổ cắm nó phải đảm bảo được cái việc cơ cấu vật lý nó tiếp xúc chắc, bền theo thời gian. Cắm ổ pana vài ba bữa là thấy lỏng lẻo, cắm ổ replas hopital cứng ngắc lại chả sướng hơn sao? Đó là nói tới nhân ổ, nhân ổ thì nó yêu cầu tiên quyết là tiếp xúc đủ 15-20-25A và ko suy hao theo thời gian. Càng lỏng thì nó càng ko thể đạt được mấy cái yếu tố công nghiệp đó. Cứ đúng về tiêu chuẩn điện là đã ok rồi. Về mặt tiếp xúc cũng nên mịn láng sáng bóng như gương, mục đích là tăng cái độ tiếp xúc lên mà thôi chứ có gì. Vấn đề là ổ đểu nó ko ép được vậy, ko chắc chắn được vậy. Còn đế ổ, 1 là nó có xử lý nhiều vấn đề về mass - công nghệ xả nhiễu nọ kia. Mỗi hãng nó có 1 cách riêng. Sao lại bảo ko quan trọng. Ai chơi audio mà còn ko biết tầm quan trọng của xử lý mass nhiễu lan thì chắc dàn chưa thể hiện dc. Đế ổ theo em đảm bảo được cái này là Ok Rồi. Còn mấy vụ đế chống nhiễu ring chống rung nọ kia em nghĩ nó có ảnh hưởng, nhưng rất ít đến nỗi nó tâm linh. Vì nếu căn cứ khoa học, phải là vậy liệu có tính chất từ thì mới ảnh hưởng tới dòng điện được với cơ cấu đó. Ai thừa tiền chứ chơi. Còn ai tư duy theo kiểu khoa học thì sẽ luôn chọn dc sản phẩm phù hợp & phải biết nói "tôi đủ rồi". Tóm lại, ổ cắm ngon giờ thì cũng 4-5tr tiền nhân là ok rồi mà các bác, em nghĩ mức đó rất Ok Cho 1 sản phẩm nét. Để ổ thì tuỳ, hãng thì 10-15 củ cho 1 ổ thuần chức năng chia. Tự làm bằng đồng thì cũng khó mà rẻ được. Còn tuỳ nhu cầu, ví dụ mấy lá đồng trong nhân ổ, nếu hãng nó cực đoan, cho thợ mài thủ công đánn bóng cho nó phẳng & sáng như gương - cái này hoàn toàn tốt về mặt khoa học - thì người ta lấy 20-30 tr cũng chả có gì vô lý. Cụ nào ko thích mấy giá trị gia tăng đấy thì thôi đừng mua. Ai bắt đâu. Trên đời thiếu gì thứ được định giá cao vút, từ cái đồng hồ vài chục tỏi tới cái cây cả trăm tỏi - mà người lên án lại toàn là người ko sở hữu được thế mới hay.
Tôi nói rõ trong bài viết ? Họ kiếm tiền họ cứ làm để bán , họ ko làm người khác làm, ai thích cứ mua ... Cứ có lợi nhuận là họ sẽ làm, đây là quy luật ko thể đảo ngược . Nhưng đừng vì thấy người này mua mà nhắm mắt mua theo, nhất là học theo mấy ông chơi dàn xịn suốt ngày khoe dây nguồn, dây tin hiệu ... mồm xoen xoét nay hay tuyệt, mai dàn máy như được hồi sinh, tuần sau lại có mỗi ổ cắm tường thay vào mà như thay hàn dàn loa mới ???? Còn người chơi có tiền thì hiển nhiên họ mua thôi, mua để đem lại sự thoả mãn tinh thần cũng là việc nên làm . Có cấm và lên án cũng chẳng dc. Giống như Ma tuý, ko thê cấm và tiêu diệt hết dc .
Thú chơi gì cũng vậy. Nên chơi bằng hiểu biết và chính bản thân người chơi nên dần dần trở thành master trong chính thú chơi đấy, đừng mãi ở vai người chơi riết rồi trở thành con gà cho shop luộc & đôi khi bị chính những người chơi khác gạt. Nên gặp đúng người, chơi đúng bạn. Cần thiết thì đừng ngại thử nghiệm test mù - nhất là trong bộ môn liên quan tới giác quan này.
Bác nói cũng vừa có lý, vừa ko. Đúng là 1 số người ko hiểu biết, nhưng có tiền, thích là setup cả dàn luôn, sau thấy gì đắt thì mua ko lăn tăn, và về thấy nó hay, đôi khi cũng ở yếu tố tâm lý, cũng có thể nó hay thật. Tóm lại những này họ có tiền, và mua những đồ đó để giải trí, để cân bằng cuộc sống, và với giá đó họ thấy hợp lý thì họ mua. Nhưng cũng có những người có tiền, có tư duy logic và họ hiểu về bản chất từng món hàng họ mua, và họ thấy những món đó giá cao nhưng nó có giá trị thực. Có thêm những người ko có nhiều điều kiện trải nghiệm hàng cao cấp (giống như em), chủ yếu ... nghe nói và thắc mắc giống bác. Thôi chốt 1 câu, đôi khi cứ thử, trải nghiệm ko nên bảo thủ thì tương lai sẽ tốt hơn. Ví như e 2 năm trước e thấy dây nguồn nó chả là gì, 2 năm sau vẫn vậy, thấy nó chả khác. Có lẽ tính e cũng bảo thủ. Nhưng sau khi đắn đo, năm nay e cũng sẽ thử mọi thứ dây từ rẻ đến đắt xem có gì khác biệt ko, nếu khác là điều tốt mình cũng biết thêm 1 chút về âm thanh, còn ko thì ... cũng tốt vì đỡ tốn kém
Nếu có hãng nào đó sản xuất ra con ốc hi-end để vặn cái nắp vỏ ampli thì rồi nó cũng sẽ có chức năng làm thay đổi chất âm thôi bác. Họ cũng sẽ dùng đủ thứ lý lẽ để nó trở lên có lý ... Từ ổ cắm, phích cắm, dây nguồn, cầu chì ... mà họ còn tượng tượng, phân tích kiểu như dòng điện sẽ đi thẳng từ dây nguồn tới bóng công suất/sò công suất vậy đó. Các chức năng của tụ lọc nguồn và các linh kiện quan trọng khác ... chỉ là đứng cho vui mà thôi. Hoặc theo suy luận là khi thay tụ nó làm thay đổi chất lượng âm thanh, thì thay dây, ổ cắm, phích cắm, cầu chì cũng thay đổi chất lượng âm thanh ...
Dây dẫn chỉ làm cho thiết bị thể hiện tốt nhất khả năng của nó. Không bao giờ làm thiết bị hay vượt giá trị. Nếu muốn có chất lượng ở 1 tầm khác, việc nên làm là nâng cấp thiết bị chính. Dây dẫn, nên ở 1 chừng mực nhất định. Chừng mực này nó phải cao tương đương vs năng lực tài chính của bạn. Dàn chục tỷ, dùng hệ dây 1-2 tỷ là bình thường. Vì năng lực tài chính họ dư sức chi 1 khoản như vậy để vui. Dàn 300-400 triệu, cứ cố "đua" mấy bộ dây 80-100 triệu chiếm 1/3 giá trị dàn để oách, để tự sướng, để nâng tầm - thì nó lại là lố bịch. Lúc này chủ dàn hay bị cái tâm lý "sính đồ hiệu" mà ảo tưởng lắm. Cắm sợi Odin vào cái rồi não tự sinh ra chất kích thích & nghiễm nhiên hiệu ứng giả dược rất mạnh...
E cũng nghĩ vậy đó, dây dẫn ngon là dây giúp các linh kiện trong thiết bị hoạt động tốt nhất có thể theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Nên ko cần dây quá đắt tiền, vì để đạt được mục tiêu đó chỉ cần 1 dây xịn hơn dây... nồi cơm điện là được. Còn những dây đắt đến vài chục triệu, thậm chí cả trăm, chủ yếu nó thay đổi màu mè theo hướng của ông sx ra nó, từ đó pr rằng nó hay, nhưng thực tế âm thanh đang bị thiếu đi sự trung thực vốn có, hay nói cách khác nó bị "méo mó", âm thanh bị.... chèn ép
Đúng vậy bác. Đây cũng là lý do tại sao bên Dubai có nhiều ks hạng siêu sang, họ sử dụng những cái bồn cầu dát vàng. Dù nó cũng chỉ có chức năng đơn thuần như nó vốn được nghiên cứu và sản xuất mà chẳng có chức năng gì quá ghê gớm khác. Đối với những người quá nhiều tiền, họ mua cọng dây giá bao nhiêu cũng không quá quan trọng. Cái cơ bản là họ thích. Hơn nữa, nhiều trường hợp một ai đó "có địa vị/vị trí" họ chẳng mất tiền mua, mà là do em nọ, cậu kia tặng để "cảm ơn" vì vấn đề gì đó. Khi đó, kể cả người mua tặng và người được tặng họ chẳng cần quá quan tâm đến sự thay đổi chất lượng âm thanh. Còn trường hợp xài hệ thống vài ba trăm triệu nhưng cũng cố chạy đua dây nguồn vài chục triệu thì .....
Không có đâu, 1-2 tỷ với 80-100tr trên có từ lời... tả trong văn kể chuyện ra thôi. PS: Cứ xem rao vặt vnav mấy cái cầu trì cỡ triệu hơn triệu ngót, cái dây loa, dây nguồn 5-7tr được luộc, xào vòng ra vòng vào tối ngày là hiểu
Không thiếu đâu. Đầy bác dàn loanh quanh 1 tỏi (giá 2hand: Loa 200, đồ 300, MS + than củi + CDP 400,... ) đang rục rịch cuối năm lên đời. Hãng nó tài 1 cái là cắm Odin vào nó vẫn KHÁC so với Val mới giỏi. Nhưng như bác chủ Chim Sâu nói, cái khác này đôi lúc không thể đánh giá là Hay hơn / Không hơn được - Mà nó KHÁC. Chỉ cần Khác là đủ thuyết phục được dân chơi xuống tiền rồi. Nói xịn hơn dây nồi cơm là được thì cũng hơi quá. Vì như mấy bạn trên có chia sẻ, mình thấy đúng đấy chứ. Dây dẫn quan trọng nhất tính liền mạch, từ vật liệu, cấu trúc, kết nối. Sự liền mạch này nó liên quan tới trở kháng, điện dung, ... tóm lại mọi vật liệu nó đều có tính chất của nó dễ dàng đo đạc được. Mà để đạt đến thông số tạm gọi là ổn, thì dây cũng nên ở mức 6-7 triệu, 10-15 triệu tùy dàn. Thì lúc này mới có các vật liệu, giáp, jack tốt,... ổn ổn với đồ đánh của các bác được. Cũng ko nên tiêu cực quá bằng kiểu nói "Dây cadivi nghe cũng chả khác gì" - Cắm vào mấy con pow 2000-3000w nó khác liền ấy chứ. Kể cả mấy con pow ghi ở đít 500w, thì nó cần dòng peak 1000-2000w là bình thường.
Làm sao biết loa, am, cd của hãng nào là hay, là chuẩn mực khi mỗi thiết bị mỗi phẩm chất và giọng khác nhau. Rõ ràng loa Jbl khác với Focal, vậy loa nào là tham chiếu???? Accuphase khác với Octave, sò sắt chắc nghe khác sò lông, sò lụa... ?
Cái đó phải mò để tìm ra chất âm thôi bác, nhưng e nói 1 dây nguồn tốt là dây nguồn thể hiện rõ nhất bản chất của thiết bị, chắc chắn là đúng 100%Chỉ là vấn đề: chúng ta ko biết bản chất âm của thiết bị ấy được nhà sx họ định hình ntn nên đôi khi cắm dây đủ tốt vào rồi cũng ko biết nó là tốt, vì vậy ta cố gắng hướng sang dây mà khi cắm vào nó thỏa mãn cái tai của ta, và coi nó là tốt. Và dây nguồn đắt hơn, khiến ta thỏa mãn hơn nữa thì nó lại tốt hơn nữa. Cái e muốn nói, dây nguồn ko cần phải đắt để thể hiện đúng chất ấm, chỉ là bản thân ta ko nhận ra mà thôi. Đâm ra sự nghiệp nghe nhạc là cứ phải mua - bán, cắm - rút miết thôi
Em nói hơn dây nồi cơm điện là câu cửa miệng thôi, dây đủ tốt để thể hiện bản chất của thiết bị đôi khi cũng phải còn do thông số của thiết bị quy định nữa, nên có thể 5 - 7tr cũng ok mà 20 - 30tr thậm chí 100tr cũng ok. Tùy thuộc vào đòi hỏi của thiết bị
Amply vốn là vật vô tri nhưng lại hoạt động tốt, bộc lộ được những đặc tính tốt nhất khi có những vật xung quanh, có mối quan hệ trực tiếp với amp như dây nguồn, ổ điện, kệ, ổ cắm,... lạ cái cắm sợi nguồn vô nó KHÁC chứ chưa chắc nó HAY ... kaka. Lạ thật. . Vậy như dây nguồn chả ảnh hưởng gì mà nó lại làm cho KHÁC LẠ thế nhỉ.?
Chính cái không cân đo đong đếm được này tạo nên 1 thú chơi không hồi kết. Nó đã MÉO vì hao hụt kể từ lúc thu âm, tới khi ông master chỉnh chọt ghép track trên mix desk để tái tạo hiệu ứng. Rồi lại tiếp tục MÉO khi in file master ra CD, ra LP, xuất ra file DSD, FLAC, WAV,... Mỗi một lần convert (chuyển đổi bằng các thuật toán) như vậy, tín hiệu gốc vốn đã bị suy hao và... không còn giống với âm thanh ban đầu. Chỗ này mất tý hài âm, chỗ kia mất tý độ ngân vang, kéo đuôi,.. độ tự nhiên & nhạc tính sẽ giảm. Quá trình convert file 32bit - CD Quality cũng vậy. Từ đó, xu hướng phối ghép nó phân rõ: 1. Tái tạo lại chính xác cái tín hiệu ở trong CD, File nhạc. Điều này được coi là trường phái chơi chính xác. Các thiết bị, dây, loa sẽ không thêm thắt hài âm, tone màu gì hết. Damping kiểm soát lớn, Feedback ở khuếch đại nhiều để THD (tổng méo hài) rất thấp. Ở cách nghe này, file dở qua dàn nó sẽ dở, file thu tốt mix tốt qua dàn nghe sẽ tốt. Chơi dàn kiểu này thì tốt nhất cứ focus vào phần nguồn phát sao cho trung tính nhất có thể. 2. Bổ sung thêm màu sắc, gia vị vào màn biểu diễn của dàn, để tạo ra màu âm signature của dàn. Turn theo kiểu này, thì tính cách của bộ dàn thể hiện rất rõ. Chơi mọi bản nhạc với tone màu của dàn. Thường thấy ở các hệ thống Amply Tube, loa màng giấy, màng to/nặng, đôi lúc sẽ được powerup bằng subwoofers; THD thường cao (cỡ 0.5% đổ lên). Thường thì dàn kiểu này sẽ dễ tính với nguồn nhạc, 1 track nhạc thu phô, lỗi,... thì cũng được thể hiện dễ nghe, ấm áp. Cách 1 dành cho những người yêu vị nguyên bản. Món beefsteak đơn giản là áp chảo lên rồi thưởng thức. Miễn nguyên liệu ngon là OK. Cách 2 dành cho những người mê vị nước sốt, món beefsteak dù có dùng nguyên liệu tốt or dở dở tý thì nó cũng cho ra vị sốt đặc trưng. Đúng vị là được. Ví dụ cá nhân em, xài Octave V80se để cân bằng giữa việc: Tube bổ trợ hài âm chẵn dễ nghe cho vocal & tính chính xác của người Đức ở thiết kế. Nó ở ngưỡng giữa giữa. Và dùng tai nghe cùng hệ thống gear portable để tham chiếu. Tham chiếu bằng tai nghe có thể cung cấp cho ta nhiều thông tin chi tiết về bài nhạc nhất vì nó ko ảnh hưởng bởi điện, bởi phòng. Tiêu chuẩn của em là tính đúng đắn về chi tiết, về lớp lang, bass trong bản ghi như nào thì dàn nó đánh như thế thôi, đừng có uỳnh uỳnh như trống điện tử; hoặc vocal mà rền rĩ kéo đuôi méo hết cả lên là ko ổn. Tuy nhiên, khi một số người bạn (chững tuổi) với cách nghe quen với màu âm từ Tube, từ những hệ loa ấm áp - lại không hợp kiểu nghe này. Họ chấp nhận đánh đổi chi tiết, tính rộng rãi, tính live,.. để đạt được sự ấm áp dễ nghe & tình cảm. Nên nếu bảo đâu là tiêu chuẩn ? Khó ! Vì rằng cách chơi đã khác nhau, nhận thức khác nhau, trải nghiệm khác nhau. Đôi lúc - em thích nghe cả 2 kiểu hệ thống như vậy. Nó phù hợp với từng dòng nhạc khác nhau. Ảnh dưới là bộ Infinity ISR Reference V tham chiếu của hãng PS Audio (nghe đâu thế giới còn có vài bộ còn xài được), chúng ta cần hiểu tham chiếu của hãng nghe như nào thì ta mới hiểu được chất âm hãng hướng tới là gì thì mới ghép dây nguồn "tối ưu" được. Còn không, thì cứ dây zin là đúng ý hãng nhất.
Người dùng, vì "chất lượng âm thanh" mà thay dây nguồn hãng siêu mắc tiền. Rồi nhận xét dây nguồn hãng làm cho chất lượng âm thanh hay hơn, sáng hơn, nổi hơn ... Chính là coi thường nhà sản xuất thiết bị mà chính mình đang sử dụng khi quăng bỏ cọng dây theo máy ...
Đâu ra cái suy diễn buồn cười thế nhỉ?!?! Mua xe Vios tôi nâng cấp đèn, thay màn Lcd, cách âm bổ sung là coi thường Toyota.
Bạn xem chuyện độ đèn, cách âm đối với xe hơi nó có giống chuyện cọng dây nguồn không nhé? Độ đèn thì đo được cường độ sáng tăng lên bằng mắt thường, hoặc bằng thiết bị; cách âm thì nhận thấy được bằng cảm nhận, kể cả bằng thiết bị đo độ ồn ... Còn dây nguồn hay hơn thì bạn đo bằng niềm tin ....
Thưa bác đo bằng lỗ tai, bằng cảm xúc. E chưa bao giờ quan tâm mấy cái thông số kỹ thuật xa rời cảm xúc, nhu cầu của e. Mya loa đài là để mua trải nghiệm cảm xúc chứ quan tâm ohm, db làm quái gì. Kkaaaa
Chính vì nghe nhạc là gu cảm xúc, thẩm mỹ của cá nhân nên làm gì phải theo nhà sx đúng kg bác. Cái gì làm có lợi cho ta, ta có "đạn" và kg hại ai thì ta làm thôi. Chả nhẽ thay con tụ, inlet lại là xúc phạm nhà sx ta.... .kaka