Cái này đúng, dây nguồn nói chung jack tiếp xúc tốt và ít oxy hoá, chứ jack dây tín hiệu, dây loa nó hay bị oxy hoá . Mua NN về VN vàng au và bóng lộn nhưng ở VN một thời gian là xỉn .
Vâng. Ngòai lý do ngân sách thì cái lỗ tai quyết định. Có ng nghe đc thính, ng k...vậy bàn quá sâu về kỹ thuật k có nh ý nghĩa với đa số người tiêu dùng. Bác thấy dây nguồn k hiệu quả vì bác k cảm đc sự khác biệt, còn ng khác ngc lại, họ thấy hiệu quả họ xuống tiền.
Mình thấy cái driver Altec 515 nam châm ferit với nam châm alnico cuộn coil vật liệu giống nhau tiếng nó khác nhau (cái này ai chơi altec chắc không phủ nhận) vậy cái này có phải do cái dây cuộn coil hay do nam châm nhỉ?
(Cười tươi thôi)! Thông cảm nhé, nói kỹ nữa đau đầu lắm, chỉ quan sát đc vậy. “ní nuận” là chịu luôn…dễ mất “vui” à
Các bác lo cho sợi dây nguồn bị "tái nhiễm" là có lý do. Tuy nhiên, có bác nào đã nghĩ đến việc phải "bọc" sao đó để các thiết bị âm thanh như Pre Amp, Power Amp, CDP hoặc DAC có thể chống nhiễu/nhiễm như sợi dây nguồn chưa ? Nếu giả thiết là chơi dây nguồn xin, mắc tiền để tránh tái nhiễm truyền dẫn do dây xịn có lớp giáp bảo vệ. Vậy thì cũng ở khu vực đó liệu các thiết bị âm thanh với vô số dây dẫn, mạch dẫn, linh kiện bên trong cũng có thể "nhiễm bẩn" như thường. Làm sao để sợi dây nguồn có thể bảo vệ được cho các thiết bị không bị nhiễm? Hay các bác cho rằng, thiết bị Hi-End thì các dây dẫn, mạch dẫn, linh kiện bên trong sẽ không bị "nhiễm bẩn" do vỏ của thiết bị đã được cấu tạo bởi lớp giáp chống nhiễu luôn rồi ? Hình dưới mô tả các nguồn gây nhiễu truyền dẫn:
Vậy thì các bác cần gì lọc nguồn, bacl, Cần gì dây tín hiệu dây loa xịn bác? Dây tín hiệu dây loa xịn nó khác biệt dây điện ở chỗ nào? Bác giúp em chút kiến thức. Tks
Em đang nói về việc chống tái nhiễm/nhiễu cho dây nguồn bằng sợi dây nguồn xịn, có lớp giáp chống nhiễu như vậy liệu có thực sự hiệu quả hay không? Khi mà vô số "điểm yếu khác" của thiết bị có thể bị nhiễm/nhiễu như thường....
Loa đo Fs , R là biết ngay, Bác có thể đem qua bác Thế Anh ở HN đo bất kỳ Driver nào . Khi lên cặp loa vẫn đo Fs loa dc , còn lại dây tín hiệu và dây nguồn thì hiện ở VN chắc chắn ko có ai đủ khả năng và thiết bị để đo đạc và đánh giá trực quan như đo loa . Riêng về loa là giải thích cái một , vô cùng đơn giản . Hoặc bác lên web, lấy dc spec và Fs của 2 driver bác nói up lên đây, đọc cái là giải thích dc . Bấy kỳ driver loa nào nếu SX và bán chuẩn chỉ sẽ kèm theo spec với các thông số Tần số đáp ứng Fs, trở kháng, Vts... dùng làm thông số thiết kế, nhìn vào Fs và các thông số sẽ đánh giá được các tính chất cơ bản của driver . Dây nguồn , dây loa và và dây tín hiệu thì thôi rồi ... may nhờ rủi chịu .
Đồ Altec SX quá lâu, loa toàn dùng trong nhà hát, dàn loa biểu diễn hôi xưa .., về đến tay người dùng nói chung giống xe bãi ..., Hồi đầu mình cũng chơi Altec và có đủ 515B,C ... nhưng sau đó từ bỏ vì ko đáp ứng dc y/c của mình .
Sự ảnh hưởng của dây nguồn đến âm thanh,em có ý kiến nên chia theo phân khúc để tiện thảo luận. Ví dụ Ae nào bộ dàn nghe tầm 100 -200 triệu thì mở thớt 1-2 rồi rủ nhau vào bàn. Ae nào có bộ dàn 200-300 triệu ..vv thì mở thêm thớt 2-3. Có như vậy mới bớt vênh nhau được.Chứ bộ dàn 1,2,3 triệu ,đến bộ dàn...n tỷ thì bàn đến bao giờ mới sáng tỏ vấn đề được. Mời ae thư giãn, mừng ngày quốc khánh Ukraine https://www.google.com/url?sa=t&sou...EQFnoECCoQAQ&usg=AOvVaw0psMdqm95z-ZLgRf_dUn2-
Vậy theo bác, người thích chơi dây nguồn và người không chơi dây nguồn thì vênh nhau về cái gì? Về giá trị hệ thống nghe nhạc hay quan điểm kỹ thuật? Bác nghĩ rằng, tất cả những người chơi dây nguồn đều là những người sở hữu hệ thống nghe nhạc cao cấp hơn những người không chơi dây nguồn sao? Các thread về dây nguồn mà chia theo phân khúc dạng giá trị dàn máy 100tr, 200tr, 300tr, 400tr, …. Như bác nói thì nó sẽ khác nhau ở điều gì?
Em không nói là người thích chơi dây nguồn và không thích chơi dây nguồn là vênh nhau.Em chỉ ý kiến là nên chia ra từng phân khúc để dễ thảo luận.Vì rõ ràng người chơi bộ dàn 1 triệu thì rất vênh so với người chơi bộ dàn n tỷ.Trãi nghiệm về sự ảnh hưởng của dây nguồn đến âm thanh của hai người này là khác nhau.Nhận thức cũng khác nhau, không thể thảo luận nghiêm túc được.
Vậy bác cho rằng, nhận thức và trải nghiệm của người chơi dàn máy 1 tỷ đương nhiên sẽ cao hơn người chơi dàn máy 100tr sao?
Sao bác lại nghĩ vậy?Em đã nói rõ là khác nhau.Khác nhau có nghĩa là không giống nhau.Chỉ thế thôi. Ví dụ chữ a khác chữ b.Em chỉ nói vậy chứ không có nói cao thấp dài ngắn gì hết.Bác thật là không nghiêm túc khi thảo luận
Bác đọc lại một cách nghiêm túc bài bác post. Sau đó bác xem lại những câu hỏi tôi đặt ra từ nội dung bài của bác. Từ đó sẽ thấy ai nghiêm túc khi thảo luận nhé … Cứ đọc và nghiền ngẫm thật kỹ…
Tôi xin đc tham gia nhóm có dàn 1 triệu. Tôi cũng xin được trao đổi trực diện với @hoang964. Mời bạn bắt đầu.
Thôi chết! Bác thì vô tư, nhưng vô tình gây thêm chiến tranh, mà nhiều người tự ái khi nói đến $ lắm bác ơi. Trước thì người dùng dây nguồn vẫn dc coi là tiền hổng biết để làm gì, trọc phú, không hiểu biết về khoa học,… giờ thì… toang thiệt rồi bác.
Bác nên mở thớt riêng em sẽ thảo luận nghiêm túc với bác.Phải thật nghiêm túc đó nghen.Bắt đầu bằng việc sắm một bộ dàn nghe trong khoản 1 triệu đồng.
Chúng ta sẽ trao đổi về sự ảnh hưởng của dây nguồn đến âm thanh của hai người này là khác nhau.Nhận thức theo phân chia trên.
Nói nhiều không giải quyết được vấn đề.Bắt tay vào làm luôn bác ơi,Bác mở thớt và sắm bộ dàn 1 triệu đồng . E cũng sẽ sắm bộ dàn tương tự rồi vào chia sẽ trãi nghiệm cùng bác.
Xin lỗi bác. Do tôi chờ mà không thấy bác trả lời nên tôi viết tiếp nhé. Tôi đang hỏi nhưng bác không trả lời, mà lại hỏi đến những vấn đề khác để yêu cầu tôi trả lời. Vì vậy nên tôi hơi băn khoăn tự nhủ và liên tưởng đến nguyên tắc tranh luận/thảo luận. Từ đó lại liên tưởng đến một số dạng nguỵ biện tôi sẽ nêu bên dưới mà tôi thấy có liên quan. Tranh luận đúng nghĩa thì phải có lí luận, có luận điểm, và đặc biệt là không tấn công cá nhân. Thật ra, tranh luận là một nghệ thuật, nhưng có lẽ ít người nắm được. Vì không nắm được nghệ thuật này nên nhiều người hay sa đà vào những nguỵ biện (fallacy). Danh sách nguỵ biện thì rất dài và khó có ai hiểu hết được. Nhưng những ngụy biện phổ biến nhất có thể tạm liệt kê như sau: - Tấn công cá nhân (Ad Hominem): đây là loại ngụy biện phổ biến nhất, khi người nguỵ biện thay vì bàn vấn đề trước mặt lại quay sang tấn công cá nhân. - Tấn công người rơm (Straw Man Fallacy): người nguỵ biện đơn giản hoá một vấn đề hay đánh lạc hướng vấn đề bằng cách tạo ra một 'straw man' (người rơm). - Dựa vào đám đông (Argumentum ad Populum): người ngụy biện dùng đám đông để thuyết phục rằng luận điểm của họ là đúng. - Dựa vào số nhỏ (Cherry Picking): Thay vì dựa vào đám đông, người nguỵ biện cherry picking dựa vào một con số hay dữ liệu đơn lẻ nào đó để yểm trợ cho quan điểm của mình. - Dựa vào chứng cớ đơn lẻ (Anecdotal Fallacy): người nguỵ biện hay lấy một case đơn lẻ để biện minh cho quan điểm của mình. - Dựa vào thẩm quyền (Argumentum ad Verecundiam): người ngụy biện dùng chuyên môn, chức danh, vị trí xã hội của mình để bảo đảm rằng quan điểm của họ là đúng. - Dựa vào thành tựu (Appeal to Accomplishment): người nguỵ biện hay lấy thành tựu của một người nào đó để biện minh cho một quan điểm. - Dựa vào tương quan (Ecologic Fallacy): người ngụy biện hay dùng mối tương quan thống kê để biện minh cho quan điểm của mình. - Đẩy gánh nặng cho người khác (Burden of Proof fallacy): người nguỵ biện thay vì trả lời câu hỏi được phía đối diện đưa ra nhưng lại bảo người đối thoại chứng minh/trả lời câu hỏi khác của họ. - Dựa vào cảm tính (Appeal to Emotion hay Appeal to Fear): người nguỵ biện dùng cảm tính hay nỗi sợ để bảo lưu quan điểm của mình. - Ngụy biện 'Tôi cũng làm được': người nguỵ biện thay vì bàn về đề tài hiện tại thì quay sang nói mình cũng có khả năng làm như thế. - Suy diễn hấp tấp (Hasty Generalization): Với loại nguỵ biện này, người ta dùng dữ liệu từ một nghiên cứu với số cỡ mẫu nhỏ, để khái quát hoá. - Đánh trống lãng (Red Herring fallacy): Người nguỵ biện thay vì tập trung vào vấn đề đang bàn, thì đánh lạc hướng sang một vấn đề khác. - Nguỵ biện mù mờ (Vagueness Fallacy): Với nguỵ biện này, người ngụy biện dùng những chữ mù mờ (không rõ nghĩa) làm cho người đọc hiểu sao thì hiểu.
Khi chơi audio mình suy nghĩ thế này : Nếu dàn máy phụ thuộc nhiều biến số, nhất là phụ thuộc biến số phụ : dây nguồn, dây loa ... chúng ta sẽ vô cùng mệt mỏi và mất thời gian, tốn kém tiền bạc vì chơi phụ kiện nó vô cùng, có thể coi là xa xỉ phẩm cũng ko sai, hôm trước thấy có shop rao cái dây nguồn 300 củ ! Quả thực ko tin vào mắt mình nữa ... Để đánh giá 1 dàn máy , mình chỉ cần biết người đó chơi loa gì là mình có thể đoán chất tiếng của cả hệ thống đó mà ko cần biết họ dùng dây dợ phụ kiện thế nào. Nhưng 1 HT dùng cả đống dây nguồn, dây tín hiệu , dây loa đắt tiền ... được dùng trong dàn máy, mà ko biết người đó dùng loa gì , có Thánh cũng ko đoán được chất tiếng của hệ thống đó ! Mặt khác, nếu phụ kiện tác động thật sự tới chất âm của dàn máy, đó sẽ là điều đáng lo ? Ta sẽ rớt vào cái vòng luẩn quẩn ko biết hay do đâu ? Dây này hay còn dây khác thì sao ? Thay dây khác thì các dây còn lại thế nào ? Trong khi đó thay cái Loa hay cái Driver của loa, cái Ampli, nguồn phát .., thì âm thanh thay đổi rõ mồn một . Hay lên hoặc dở đi cực kỳ rõ ràng chứ ko phải lăn tăn nghe đi nghe lại ... Nói tóm lại, chơi thì phải tính toán và có chính kiến để đem lại hiệu quả cao nhất .