Trời ơi,thật sự có chuyện này sao ? Điện áp lưới thay đổi 10% mà hệ thống âm thanh nhà anh không ảnh hưởng?Nhưng lại có sự thay đổi khi một sợi cotton nằm vắt ngang dây nguồn.(Đối với cá nhân em,điểm làm việc của đèn pre hay đèn công suất mà thay đổi 10% thôi thì amplifier đã cho ra màu âm rất khác). Em chỉ ngạc nhiên ,chứ không có ý gì khác nghen.
Do thiết bị có mạch ổn áp bên trong. Còn ai chơi pre pow hay amp đèn không có mạch ổn áp thì bị ảnh hưởng bởi điện áp rất nhiều, thấp hơn 5v là nghe hết hay, thấp hơn 10v tắt máy luôn. Cao hơn 5v thì hơi chói, cao hơn 10v thì chói gắt. Ở trên đã có bác nói trải nghiệm cá nhân là lau sạch bụi trên bộ dàn là nghe hay hơn rồi. Tất cả bụi bặm, băng keo, giấy, sợi cotton, nylon ... là những vật dễ nhiễm tĩnh điện và ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Những bác nào chơi mâm hát đĩa vinyl là cảm nhận rõ nhất, khi bụi bẩn bám vào cartridge là âm thanh tệ hơn rất rõ. Chỉ có một chút xíu bụi thôi mà, làm sạch xong nghe như kim mới. Luyện tai được tới mức này thì cứ tự tin mà chơi. Nói thêm: chơi audio thì tất cả những thứ có thể nhiễm tĩnh điện và nhiễm từ thì rất có hại cho chất lượng âm thanh. Cho nên phụ kiện giá cả rất khác nhau, phụ kiện và linh kiện mà nhà sản xuất đã ghi rõ non-magnetic thì mắc hơn hẳn.
Khác xa thông thường (kính nể, không có y gì nhé) Mình thấy chữ ký của bạn Độ trung thực cao cũng giống như những sở thích thông thường khác. Nó nâng cấp bạn, sau đó bạn lại nâng cấp nó, nếu không muốn chuyện này xảy ra, chỉ còn cách là hãy tránh xa nó, càng xa càng tốt. Chắc chắn bạn không đuổi theo cái gì tác động đến “mầu âm”.
Một số người chơi nâng niu sợi dây nguồn, dây tín hiệu, dây loa đến mức bọc/quấn nylon cả sợi dây, hay ở 2 đầu jack mà không nhận ra điều đó có ảnh hưởng xấu đến âm thanh. Nếu không phân biệt được thì nên chơi dây rẻ nhất, đó là hiệu quả nhất đối với người đang chơi.
À, em không nói máy lạnh ở nhà em ạ! Ý em nói là máy lạnh của các nhà trong thành phố sẽ được bật khi vào khuya nên nó tạo nhiễu trên lưới và cái tác động gắt, chói, làm mất cân bằng dải là kiểu tác động do nhiễu nguồn xung/inverter (loại băm xung, chặt sóng sine) tác động lên âm thanh nên em mới kết luận được đó là máy lạnh inverter. Còn máy lạnh đời cũ chạy on/OFF thì sẽ không có kiểu tác động đó (nó cũng có 1 cái nguồn xung nhưng công suất nhỏ cho mạch điều khiển nên tác động cũng có nhưng ít hơn). Cái tivi cũng là nguồn phát nhiễu nguồn AC kinh dị vì nó nhiều và được sử dụng liên tục. Em biết việc thay đổi nguồn làm thay đổi đặc tuyến hoạt động của đèn/sò sẽ làm thay đổi màu âm. Nhưng DAC, Preamp đèn của em đều dùng nguồn ổn áp. Chỉ có con amp là dùng trực tiếp từ chỉnh lưu. Thay đổi 10% thì chưa tới, chứ thay đổi từ 225V-240V (điện nhà em nó cỡ đó) thì không thấy phân biệt gì đáng kể, nếu nó dao động nhanh kiểu so sánh A/B thì em nghĩ em sẽ phát hiện ra nhưng rất tiếc là lưới điện lại thay đổi chậm chứ không thay đổi A/B được. Và những nhược điểm tác động lên âm thanh phụ thuộc vào lưới AC mà em phát hiện thì đến chủ yếu từ nhiễu nguồn AC hoặc giả sử biên độ điện áp nguồn AC có ảnh hưởng thì quá nhỏ so với ảnh hưởng từ nhiễu nguồn AC để em có thể phân biệt nó ra khỏi ảnh hưởng của nhiễu nguồn AC. Em hiểu độ trung thực cao một cách thông thoáng và thông suốt bác ạ! Em nghe nhiều, phân tích nhiều, so sánh giữa âm thanh từ dàn máy và âm thanh thực (unplug), giữa có phòng và không có phòng, giữa phòng thường và phòng có tune âm, giữa nhạc cụ thật và từ dàn máy. Mặc dù em ít có cơ hội đi nghe nhà hát hay nhà thờ nhưng em nghĩ em cũng hiểu ở mức vừa phải sự khác biệt giữa chúng và xác định được thế nào là đúng theo quan điểm so sánh của mình. Để hiểu rõ ràng, cây đàn guitar khác nhau thì âm thanh cũng khác nhau. Cũng cùng đây đàn đấy đàn ở không gian khác nhau thì nó khác nhau. Như vậy thế nào là trung thực? Trung thực là âm thanh nó phù hợp với nhận thức của mình. Và để cho nó ít sai lệch thì mình phải cải thiện nhận thức liên tục. Một cái ly đầy nước thì không thể cho thêm nước vào được nữa. Em theo đuổi âm thanh trung thực, nhưng thực tế khách quan là mọi thứ đều ảnh hưởng đến chất âm cho dù nó không dẫn điện. Nói đơn giản lại, tức là vật liệu tác động đến màu âm. Và cái khéo là ta phải đủ kiến thức/kinh nghiệm để phối hợp những thứ đó cho ra thứ âm thanh mà mình muốn, mình cho là trung thực.
Thưa bác. Tôi không khen, không chê. Chỉ thắc mắc nên hỏi. Vì thấy bác viết có vẻ rành về kỹ thuật nên có vài câu hỏi (thắc mắc) sau: Ai học về kỹ thuật thường cũng phải học môn ‘sức bền vật liệu’. Vật liệu truyền dẫn trong cầu chì chắc chắn là kim loại (dẫn điện), có thể là loại vật liệu siêu truyền dẫn gì đó …. Vậy, tại sao khi nhà sản xuất chế tạo cầu chì không “chạy rà” cho đủ 200h để khi giao cho khách hàng thì nó là sản phẩm hoàn hảo? Tại sao phải để khách hàng tự chạy rà? Theo quảng cáo của nhà sản xuất thì cầu chì chỉ phát huy đầy đủ tác dụng (giúp dàn máy nghe hay nhất) khi đã chạy đủ khoảng 200h. Vậy thì sau 200h thì nó có tiếp tục hay lên, đứng yên, hay sẽ giảm xuống dần dần? (Tôi thắc mắc nên chỉ hỏi, không tranh luận)
Em không nghĩ quấn ny lông là ảnh hưởng xấu đến âm thanh, chẳng qua họ kĩ , quấn để đỡ bụi bặm , mở ra nó đẹp như lúc mua , bán lại cũng đỡ lỗ, em thì em không quấn, vì toàn xài cadivi, kkk
Thật ra nhiều bác nghe được như vậy lắm bác! Nhưng các bác đấy mãi nghe hoặc chán tranh cãi nên không chém cùng anh em mình thôi. Nhiều bác còn nghe ra âm sắc ở mức độ cao hơn, em chỉ ở tầm nhận thấy khác biệt thôi, chưa phân biệt được âm sắc đúng sai.
Buồn bác ạ, e thì chưa có dư để chơi dây. Cơ mà mình cũng đâu phải ép ng khác phải tin phải theo gì đâu, từ hồi chơi LP là tụi em hay có kiểu “thôi cái album này mày k cần biết đâu”, biết làm gì, chơi làm gì cho đĩa nó tăng giá ầm ầm . Tranh luận trao đổi cho vui, học hỏi thêm chứ căng thẳng quá, mấy bác cứ “tôi thấy thế này….”, có cho gặp pro blind test phân biệt đủ 5 cọng dây nguồn xong cũng chả tin đâu mà . Vô ích
Tôi nghĩ, khi kết thúc công đoạn sản xuất, các hãng đều tiến hành kiểm định sản phẩm theo tiêu chí thiết kế kỹ thuật mà hãng đặt ra. Còn việc bạn nói burn thì hãng không là điều này. Việc burn nó lại nhằm đến mục đích khác là : khi anh burn trực tiếp trên một thiết bị nào đó, trong khoảng thời gian nào đó thì độ tương thích của cầu chì với hấp thụ điện của thiết bị sẽ cao hơn và ổn định hơn. Tôi thấy một số anh em nghĩ chạy rà là cho nó sử dụng đủ số giờ là OK, nên lấy dây nguồn audio cắm nồi cơm điện là không đúng. Còn khoảng thời gian 200h , thôi nghĩ đây là thời gian để các tính năng của cầu chì ổn định. Không có chuyện hay lên hoài được. Hiện nay, tôi và mấy người bạn đang sử dụng cầu chì audio magic Ultimate , thời gian burn cũng khoảng 200h. - Về cầu chì , ngoài câu chuyện của bạn , chiều của cầu chì còn có nhiều tranh luận. Một số cho rằng, cứ lắp cầu chì một thời gian tự nhiên sẽ có chiều như cầu chì có ghi chiều thôi. Còn bạn, bạn nghĩ thế nào?
Bác @quocdat giống e, chỉ cần thay đổi 1 hộp CD xoay đi, dây dợ chạm vào nhau là e cảm nhận được, bó chặt hay nới lỏng dây loa, dây tín hiệu e cũng cảm nhận được nó thay đổi âm thanh. Nói thì các bác bảo chém nhưng tại ht nhà e nó quen rồi nên 1 sự thay đổi nhỏ là nhận ra ngay, còn sang ht nhà khác e chịu.
Từ đây mới thấy test mù rất không đúng. Trong bài viết “ dây nguồn hifi không ảnh hưởng đến âm thanh “ tác giả đưa ra nhận định: khả năng nhớ nốt âm của con người rất ngắn, thời gian này không đủ để thay dây , nên việc nhận ra sự khác biệt khi thay dây nguồn là ngộ nhận …” , điều này có thể đúng với người mới nghe lần đầu , chứ những người nghe quen trên dàn máy của người ta thì người ta nhớ lâu lắm. Bởi vì nhớ lâu nên mới thấy được những thay đổi nhỏ mà người mới nghe không thấy. Khi test mù, hỏi có mấy người trong số đó đã làm quen với hệ thống đó, hay có mỗi chủ nhà.
Vâng bác. Về độ “lưu âm thanh” của e với ht nhà mình cả tháng cũng vẫn còn. Nhiều bác đều thế cả (chỉ vì không nhận ra hoặc phủ nhận), nên lý giải vì sao cùng 1 Album, 1 bài hát khi sang nghe ht của bạn bè ae thấy nó khác nhà mình. Đến ông bạn e có nhận xét vui “ô cô ca sĩ này sáng hát 1 kiểu, trưa hát 1 kiểu, tối lại hát 1 kiểu “ Chả là nguyên ngày bọn em hú hí nhà nhau nên….
Hell yeah. Tối qua em đi nghe Backtrack Vocals hát accapella. Band có hát mấy bài bỏ mic. Trời ơi giọng đẹp. Cuối cùng thấy dàn có tune cỡ nào cũng còn khoảng cách rất xa với âm thanh thực trong một không gian acoustic tốt.
Adu. Dây điện, cầu chì... mà cũng chạy rà, gắn vô không ra gì thì nói chưa hết giờ chạy rà, chưa gặp duyên ...lạy í, nhảm nhí nhất, vô bổ nhất, hi-end của sự lừa dối. Lừa thế kỷ. Các thành viên mới chơi hãy tránh xa. Nhảm nhí nhưng tôi vẫn "hung hăng" viết, viết ra để biết đó là nhảm nhí. Chứng Minh, đã có nhiều người viết ra rồi, giờ chẳng còn mấy ai, đa phần không thấy xuất hiện và phần không giữ được đầu lạnh, bị đạo đức giả kích mấy câu, thế là bay Màu. Tiếc thay, sân chơi giờ còn lại mấy ông,. Mấy ông biến diễn đàn này kỹ thuật, audio là sản phẩm của kỹ thuật, là ứng dụng của khoa học...thành nơi nói về những điều không có và mang hơi hướng huyền bí. Cúng dường là hết nghèo - lộng giả thành chân. Ah. Dây nguồn, cầu chì là vật dẫn điện ở tần số 5-60hz với áp 100-220vac. Nó mang các hạt electron để đi làm nhiệm vụ. Nó chả có đi mài mòn hay định hướng gì ở đâu đó cả mà cần phải chạy rà. Nó là dòng điện chứ không phải là chuyện động cơ khí mà lôi vụ chạy rô đa. Vớ vẩn. Thế mà cũng nói được. Vô tư nếu là chuyện ở nhà. Lên đây lại là chuyện khác nhé. Hy vọng ai đó cho mình xem, dòng nào nsx nói về vấn đề này cho thiết bị của họ về dây nguồn. Trừ mấy hàng của hãng Lừa. Tôi không khe. Tụi nó viết láo vậy là ít đó.
Các hãng họ khôn lắm. Họ có chính sách cho trả hàng nếu mua về cắm vào ko thấy sự cải thiện. Và để khách cắm vào không trả hàng liền, họ khuyến khích khách nên chạy rà 200 giờ. 200 giờ là bao nhiêu ngày chạy. Nếu nghe nhạc thường xuyên, mỗi ngày 5 giờ. Thì mất 40 ngày. Sau 40 ngày có được đổi trả hàng lấy lại tiền hay ko thì các bác tham khảo chính sách của nhà bán lẻ cho bác. Và trí nhớ con người có nhớ được chính xác cảm nhận âm thanh của 40 ngày trước hay ko là cả vấn đề. Ở góc độ kinh doanh, đây là một sáng kiến rất hay để tăng doanh số. Mình chỉ nói về kỹ thuật kinh doanh thôi, vì hãng nào mà dở món kinh doanh thì sẽ phá sản thôi. Nói về yếu tố công nghệ nếu hãng có thể xử lý sản phẩm bằng các kỹ thuật như làm lạnh sâu để đạt được hiệu quả .... này nọ (mỗi hãng sẽ có cách nói khác nhau, mình ko đi trích dẫn và cũng ko bàn hiệu quả thực sự của nó làm gì) Thì việc họ xử lý kỹ thuật trước khi bán ra để mang lại kết quả như chạy rà, họ hoàn toàn làm đc. Để khách hàng cắm phát nghe ra ngay. Việc làm này ko hề làm mòn cọng dây, hay gỉam giá trị của nó như việc chạy rà động cơ xe cộ.
Này nghe quen tai bộ dàn nhà bác, nghe đi nghe lại một số album đó, khi sang nghe chỗ khác, nó khác hoàn toàn nên nhận ra khác biệt là đúng rồi, có gì đâu. Còn dây tín hiệu 2 dây mà chạm vào nhau như dây left right( dây ở trạng thái tốt bình thường ) , hộp đĩa cd xoay đi, bó lỏng bó chặt, mà bác xoay lưng lại bộ dàn mà nghe ra thì, bác xứng đáng được công nhận ,,,,, tai bác không phải tai người, chắc bác comment vui vẻ thôi
Vâng, cảm ơn câu trả lời của bác. Về 'chiều của cầu chì' thì tôi xin kiếu, không bàn, không thắc mắc... Còn về việc chạy rà cầu chì, theo thiển nghĩ của tôi thì vật liệu dẫn trong cầu chì là kim loại thể rắn, sẽ rất khó để thay đổi tính chất vật lý chỉ với việc chạy rà (burn) ở điều kiện nhiệt độ thông thường. Còn nếu nó có thể thay đổi tính chất vật lý (chất lượng truyền dẫn) theo hướng tăng lên và đạt đỉnh ở khoảng 200h, thì nó cũng sẽ suy giảm sau khi "đạt đỉnh"(???)
Bác hơi nhầm lẫn vấn đề chạy rà. Đối với dây nguồn thường em cắm vào thiết bị gia dụng để burn in để đỡ hao thiết bị. Dây digital, dây loa khó hơn thì phải chấp nhận gắn dàn. Và bật dàn play liên tục ở volume nhỏ đến đủ số giờ mới nghe thử. Không có chuyện nghe từ từ cho đủ 200h đâu. Nghe sao vô nổi, vì cộng dây chưa burn in nghe nó dở rất nhiều so với sau khi đã burn in. Thường nâng cấp từ dây này lên dây khác thì lúc mới thay vào có khi dây mới còn dở hơn dây cũ.
Quên nói điểm này, đó là khôn và là khôn vặt. Khôn láo. Xem mấy thằng sale bán audio thì rõ, kiểu gì nói cũng được. Trebl cao thì nói để bay lên trời, lan toả. Gặp loa trebl gắn dưới thì nói để lan toả từ dưới lên. Có mấy câu quần tới quần lui. Mà mình vẫn Tôn trọng vì đó nhiệm vụ, ăn cây nào rào cây í. Mấy ông thật sự giàu có, ra mua dây, Hải đảm bảo 10 ông, 9 ông không trả. Ông ít tiền thì có thể vì lý do nào đó. Ông ít tiền nhưng như nhiều Sỹ diện... Không trả. Ông ráng bòn tiền của vợ của con... Mình không dám nghĩ. Nhưng đó là chuyện cá nhân, mình chỉ dừng lại ở phần nhận xét để có thêm dữ liệu người đời Tham khảo. Và Tuy có trả nhưng vẫn nằm trong "kế hoạch" của người bán. Kinh doanh là thế. Bán cho niềm tin. @Hoang_Anh Đúng rồi, ông Chốt.
Khi nói đến chất lượng của một thiết bị hay phụ kiện nào đó, cách chính xác nhất là dựa trên chính cấu trúc và vật liệu làm ra để lý giải. Điều này bạn nên tham khảo tài liệu từ nhà sản xuất sẽ đầy đủ hơn. Tôi nghĩ, trước đây cầu chì chỉ có chức năng bảo vệ máy. Sau này, khi công nghệ chế tạo vật liệu phát triển, thì cầu chì không chỉ có chức năng bảo vệ máy tốt hơn mà còn đáp ứng được nhiều chức năng khác, giống như ổ cắm điện- dây nguồn vậy.
Thanks! Thế có phải dễ không: “âm thanh mà mình muốn, mình cho là trung thực” là trung thực. Nhẹ đầu…tự mình thích thì làm việc gì phải rụt đầu rụt cổ
Nói về dây loa, tín hiệu chứ nói về dây nguồn cầu chì thì hết rồi, cứ dây theo máy hoặc mua dây xịn, dây xịn cũng không hề rẻ đâu, bạc triệu í, dây nồi cơm điện Nhật, thiết bị y tế đâu có rẻ. Công năng chỉ là dẫn điện... Và đảm bảo tiếp xúc. Nhiều ông trong hệ thống vẫn dùng cây sắt để dẫn đó, có mấy ông biết đâu. Nghe cứ khen hay. Chấm hết. Về dây tín hiệu và dây loa... Thì sau nó toàn thứ nhạy. Ampli nó là khuếch đại tín hiệu nên dây sẽ là anten, phụ thuộc vào độ dài và độ tin cậy khi sử dụng nghĩa là tiếp xúc. Từ amply đến loa cần phải có năng lượng chỉ có vài oát nên có chuyện suy hao khi 2 các cọng dây khác nhau. Dẫn dòng ở tần số thấp và cao nên cách chế tạo dây cùng vật liệu có sự khác nhau nghĩa là có dây đắt tiền, dây rẻ tiền. Dây đồng mạ bạc hay mạ nike, bọc giáp và không bọc đều quyết định giá thành. Không có vật liệu nào cao siêu cả, siêu dẫn hay nano ngâm lạnh chỉ là Giả Dược mà thôi. Câu trên thuở tôi còn nhỏ đã có tài liệu, tạp chí nói tới đó là siêu dẫn, là động cơ bằng Sứ, cuối Trang có nói tới tàu du hành vũ trụ do Việt Nam phóng Lên sau khi đáp xuống mặt trăng nhà du hành tên Nổ cùng ông Ảo, ông Tưởng, Bốc, Phét ...xuống cắm cờ. Cắm ⛳ . Tôi đã tin, tự hào... Vui Sao nước mắt lại trào... Nếu nói thay dây khác vô nói là thay đổi là hay hon thì đó là nó đã làm đúng nhiệm vụ. Ở đây được hiểu là truyền tải đúng và đủ. Không có một dây nào bạc tỷ mà thêm nhiệm vụ cả. Truyền hết cái gốc mà ra thế là đủ. Nói giữa các dây có màu âm khác nhau. Vậy là có dây không "trung thực" đơn giản bên trong nó họ nhét thêm cái tụ, cuộn cảm...ít thôi đủ để nhận biết... Kiểu đè bass thì trebl nổi hoặc ngược lại. Chứ nó không thêm mắm muối vô được. Nói được là phản khoa học. Nhưng ở khoảng cách ngắn quá ngắn tai người khó nhận ra. Sự tìm tòi thay đổi mà phụ thuộc dây nhợ là giải pháp đắt tiền, mất thời gian nhưng lại không thay đổi nhiều. Không có tỷ lệ gì cả. Dàn tỷ dùng dây tốt là đủ. Chất âm rõ nét nhất là ở cái Loa.