Tai phân biệt cường độ ko tốt như tần số và hài âm. Tất cả đều phụ thuộc: Trời phú Tuổi tác Ráy tai Học (Trình độ nghe)
Bây giờ, từ 1 người nghe âm nhạc của 1 thời đơn giản, em bị "tẩu nặng" sang chơi âm thanh. Cụ thể là nghe hài âm phân rã nhiều hay ít, nhất là dải mid low; tiếp đến là tốc độ giữa SE và PP. Cứ đi tìm mãi 1 màu âm thanh sang trọng, tốc độ vừa phải nhưng dứt khoát, hài âm phân rã li ti.
bác còn thiếu yêu cầu "liền lạc" (coherent) nữa nghen bác! Nếu chi tiết hơn còn phải lan tỏa, thoát tiếng... đó là mới nói tới nốt nhạc. Kỹ thuật hơn thì độ full body, độ cao rộng sâu của trường âm. Bệnh hoạn hơn thì phải yêu cầu đến cái gọi là âm sắc (mà em chịu chả mấy khi nhận ra), ví dụ tiếng violon phải có độ mượt của thùng gỗ, phải có độ dính của cái vĩ miết lên sợi dây, nốt piano phải mọng mà đầm nhưng phải vang và thoát, nốt nhạc phải đủ độ cao độ tới...vv. và v.. Mấy thứ đó để cho các cây đa cây đề chém, em không đủ trình. Trình em chỉ là làm sao nghe thấy vừa ý là ổn.
Do hiệu ứng bề mặt cái này là bản chất nó thế, khi dẫn điện ở tần số cao thì có hiện tượng là dạt ra biên mà chạy (bề mặt), chắc vậy nên trong bóng đá mấy ông bắt chước dắt bóng từ 2 cánh, phất lên và tăng tốc. Có nhiều dây truyền tín hiệu người ta không nhất thiết chế tạo đồng nhất vật liệu, rỗng ruột. Chả sao. Đó nên mới có dây mạ bạc. Bạc dẫn tốt hơn đồng, có thể dây dài quá nên mấy ổng nhận ra. Tôi chơi dây bạc nhưng toàn ngắn. Chi tiết bác cứ seach vì đó là khoa học đã thừa nhận rồi. Đừng nghĩ nó cơ bản rồi không chịu. Chịu cái gì mà Cao Siêu hoặc tìm cái mơ hồ để bám víu. Hic. Nói chung cái gì cũng giải thích khoa hết, quan trọng mình có chịu hay thôi hay cứ lý do, thuyết âm mưu là khoa học không chứng minh được rồi tin ba cái thuyết xàm, bị lợi dụng. Cám cảnh vụ cứ tưởng tai mình thính, chẳng qua người ta biết nhưng họ không nâng cao quan điểm thôi. Hôm qua có bác kết câu này, Hải tôi xin copy lại để đây. ...Món chơi này tự sướng, tự kỷ hơn cả uýnh golf ...
E sẽ cố gắng trình bày những gì mình biết nhằm phần nào sáng tỏ khu vực tâm linh. Đúng sai các cụ nhẹ tay.
Bề mặt phải đến 1 tần số rất cao. Tần số radio. Audio thì ko. Các cụ cầm cái khăn ướt vung vẩy trên tay. Ko phải cứ vung là nước tóe ra. Phải đến ngưỡng gia tốc nào đó nó mới tóe loe nước ra.
Mình đọc cái này lâu rồi, giờ ngồi nhớ ra mới viết. Tần số cao là tới bao nhiêu là!? Cái này là để chuyên gia họ chia sẻ. Tôi nhớ vẫn dưới 20khz là bắt đầu dạt biên rồi.
Hiệu ứng bề mặt kim loại có tác dụng trong khoảng tần số từ vài KHz đến 1Mhz. Âm thanh nghe được trong khoảng 20Hz-20KHz nên hiệu ứng này chỉ có tác dụng đối với dải treble trở lên. Người ta kết hợp hiệu ứng bề mặt với đặc tính dẫn điện tốt nhất của bạc để mạ bạc lên bề mặt dây đồng rồi làm ra dây tín hiệu thiên treble (vì dải tín hiệu thiên treble chịu ành hưởng của hiệu ứng bề mặt nên chỉ chạy trong khu vực dây dẫn được mạ bạc). Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng điện nhà chạy trong khoảng tần số 50/60 Hz nên ở tần số này thì dây nguồn được mạ bạc sẽ không có tác dụng nhiều lắm (do hiệu ứng bề mặt dây kim loại không xảy ra vì không nằm trong dải tần số như đã nói ở trên). Do đó, các hãng thường sẽ không làm dây nguồn mạ bạc mà chỉ làm dây tín hiệu hoặc dây loa để ứng dụng hiệu ứng bề mặt kim loại vào 2 loại dây này.
Đề cập đến tính chất vật lý này có chăng đã tìm được câu trả lời: Dây tín hiệu là dây ảnh hưởng nhiều nhất đến hệ thống vì điện chạy trong đó điện áp nhỏ trở kháng lớn (dòng nhỏ) - (mình bỏ chữ dòng nhỏ vì có bạn sẽ khó hiểu và giải thích thì dài), tấn số rộng; với ht bán dẫn ít ảnh hưởng hơn ht tube. Tất nhiên mỗi ht cũng chỉ cần 1 con đường vừa đủ, đường rộng cũng không tốt lên đc, muốn tốt lên Bắt buộc nâng cấp thiết bị để có cái đi, đường mới ra đường (đường mở to không có người đi có khi lại có “ma” không chừng)
e chưa rõ lắm, bác giải thích kỹ hơn chút dc o? Trở kháng ảnh hưởng đến dòng (e công nhận vì e học qua lớp 12), nhưng dòng lớn dòng bé thì ảnh hưởng gì đến âm thanh (thấy các bác hay đề cập đến tần số ý)? tks
Cái này e cũng… hiểu. Vậy các dây tín hiệu, dây loa khác nhau có khác nhau về âm thanh không bác? Hay là nó giống y chang nhau mà chỉ “ăn” volume khác nhau thôi bác? Tks
Em đọc và hiểu thế này các bác xem có đúng không nhé. Mỗi một nhạc cụ, giọng nói phát ra âm thanh thì ngoài tần số cơ bản còn có các bội âm ( hài âm, hoạ âm..) kèm theo, tổ hợp này tạo lên âm sắc của nhạc cụ hay giọng ca đó đủ để ta phân biệt nhạc cụ gì, giọng của ai. Về tần số, các bội âm lớn hơn tần số cơ bản là bội của tần số cơ bản. Nếu trong truyền dẫn, dây dẫn không đảm bảo bảo toàn một hoặc nhiều tần số bội âm này thì âm sắc của nhạc cụ hay giọng ca bị ảnh hưởng. Note: em đang đề cập dây tín hiệu, dây loa.
Trong tự nhiên thì có bội âm ko phải nguyên cụ ạ. Ko phải chỉ là 2x, 3x... Mà có cả 1.5x, 2.5x... vv..
Dạ em biết, em viết chung chung là bội số của tần số cơ bản ( có thể nguyên hay lẻ lần). Ý em muốn diễn đạt là trong dải tần âm thanh nghe thấy có tần số chưa đạt nhưng các bội âm của nó thì đạt được hiệu ứng bề mặt khi truyền dẫn.
Đúng thật, khi nghe một setup nó không ra được hài âm thì thấy cộc lốc, khô khan, buồn tẻ abcd ... nói chung là rất thiếu nhạc tính, khó nghe, không lôi cuốn Còn nó là do đâu thì em chịu, tất cả các khâu tham gia vào việc tái tạo âm thanh đều có thể ảnh hưởng
Cộc lốc ko ngân nga là bị mất hài âm. Thêm nhiều hài âm vào thì giọng địa phương. Na ná như nhau. Mất thì nguy hiểm hơn.
e chưa nghe "cộc lốc, không hài âm" bao giờ, kể cả nghe radio cổ. Bác nào có ví dụ thực tế thiết bị hay ht nào cho ra kiểu đó không bác? Thanks
Điều đáng nói dây này nổi như cồn thời đó. Giờ rất nhiều người còn giữ và đang nghe...khen hay. Kkk