Dây nguồn có vẻ ko ảnh hưởng gì đến chất lượng âm thanh

Discussion in 'Phụ kiện' started by Chim Sâu, 4/7/22.

  1. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.016
    Bên forum otosaigon, chuyên mục CNL có thể nói là độc nhất vô nhị trong các forum mình biết ! Khi cần xả xì-trét cứ vào đó, cũng rất nhiều topic hay trong đó, từ nấu bia lậu, chơi audio, cà phê ... cho tới.. Gái !!!
     
    Langtu1983 and Wildbird like this.
  2. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    He, he, vừa đọc lại thấy bên đó có nhiều tin hay hay, em quay trở lại đó chơi thui.
     
    Langtu1983, Nagra and Haolq like this.
  3. Tuilaai

    Tuilaai Advanced Member

    Joined:
    25/1/15
    Messages:
    87
    Likes Received:
    75
    Location:
    SG
    Mục “bưởi” em đã gim từ lâu [emoji12][emoji12][emoji12]
     
    Langtu1983 likes this.
  4. music2015

    music2015 Advanced Member

    Joined:
    10/12/15
    Messages:
    346
    Likes Received:
    93
    CNL la gi vay bac ? EM cha thấy đâu cả ?!111
     
  5. Langtu1983

    Langtu1983 Advanced Member

    Joined:
    19/11/22
    Messages:
    195
    Likes Received:
    90
    Bác phải tạo acc. Có acc rồi mới vào diễn đàn con CNL được. CNL là diễn đàn con nằm ẩn trong diễn đàn otosaigon. CNL là Chuyện Ngoài Lề. :D
     
    music2015 and Haolq like this.
  6. hoang964

    hoang964 Advanced Member

    Joined:
    1/5/14
    Messages:
    373
    Likes Received:
    152
    Location:
    Bình Dương
    Đồng ý với anh là món này phải cứ từ từ trãi nghiệm.Riêng cái vụ dây nguồn mà làm cho dàn nghe hay hơn thì (Ở thời điểm này em không tin,vì đã thử cắm rút vài loại).
    Em có đôi loa mà ghép hơn 80 cái amplifer và 80 bộ phân tần vẫn chưa vừa tai.Thay đổi vài cộng dây nguồn không có cải thiện được gì.
    Theo em,AE nào còn đang trong quá trình trãi nghiệm thì nên giành nguồn lực đầu tư vào dây tín hiệu hay dây loa,hiệu quả hơn dây nguồn.
    10a0d4826167b839e176.jpg
     
    Last edited: 6/12/22
  7. November_Rain

    November_Rain Advanced Member

    Joined:
    17/1/11
    Messages:
    1.879
    Likes Received:
    593
    E thấy mấy bác chơi altec, có bác nào cầu kỳ về dây rợ mấy đâu?



     
  8. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.016
    Loa to như thế này phải ngồi xa tầm 15-20m mới đánh giá được . Vừa rồi đi AV Show nghe cặp Klipsch Cinema mới thấy kinh hoàng . Ông nào thấp bé nhẹ cân, bass nó đánh chắc lộn nhào qua hàng ghế sau !!!
     
  9. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    373
    Likes Received:
    662
    Location:
    Hà Nội
    Trình nghe và sự am hiểu về âm nhạc sẽ giải quyết được việc “Liệu dây nguồn có làm thay đổi chất lượng âm thanh ko ?”

    Em copy bài bình luận hệ thống của anh @PDAlove trên Facebook, để mọi người tham khảo và trải nghiệm:


    HỆ THỐNG 5 ĐƯỜNG TIẾNG CỦA BÁC SĨ PHƯƠNG: TIỂU THƯ ĐÀI CÁC HOÁ THÂN HOA HẬU TOÀN NĂNG

    Tôi vừa ở nhà bác sĩ Phương về. Ở đó, tôi được bác sĩ cho nghe lại Hệ thống 5 đường tiếng mà tôi đã giới thiệu lần đầu nửa năm về trước. Lúc đó, với tôi, và, với nhiều người yêu nhạc khác, chúng tôi đã cho rằng hệ thống của bác sĩ Phương là tuyệt diệu, cho nghe tốt mọi thứ nhạc… Vậy mà, lần này, khi mời tôi ghé chơi nghe lại hệ thống, bác sĩ khẳng định nó đã tốt lên nhiều lắm. Chính trong quá trình giới thiệu lại bộ dàn mà tôi đã từng giới thiệu với mọi người, bác sĩ Phương cũng nói: “Nhiều khi, tôi cũng nghĩ hệ thống hát hay đến thế là cùng, không thể hay hơn được. Nhưng rồi, tự nhiên có một hôm nào đó, tôi đọc tài liệu và phát hiện ra có thể làm cho hệ thống hay hơn nữa… Thế là, tôi lại chạy đua với thời gian, làm cho bằng được như tài liệu mách bảo” – bác sĩ kể về quá trình nâng cấp bộ dàn. Bác sĩ nói: “So với hệ thống của nửa năm về trước, hệ thống này đã được nâng cấp đến 5 – 6 bậc”.

    Tôi đến lúc bác sĩ mới xong việc nhà. Bác sĩ mở phòng nghe với máy đã bật sẵn, điều hoà nhiệt độ cũng đã đủ lạnh, “nhạc kêu liu riu”. Tôi set up máy ảnh, chụp một loạt rồi cất máy, lấy sổ tay ra… Tôi chơi mà làm, làm mà chơi vậy đó. Bác sĩ mời tôi thứ trà tôi vẫn uống ở nhà nhưng vì mải việc, đến gần cuối buổi tôi mới kịp uống. Rất ngon, đúng gu của tôi. Bác sĩ cũng biết tôi chơi thì chơi nhưng để phục vụ bạn nhạc không có điều kiện vào phòng nghe của bác sĩ thì tôi tính là làm và đã làm thì làm nghiêm túc nhất có thể. Mở đầu, bác sĩ Phương mời tôi nghe Chương I Beethoven Triple Concerto. Đây là tiết mục chúng tôi hay dùng kiểm thử hệ thống và phụ kiện. Thoạt đầu, đó là bản do EMI phát hành, với Oistrakh (violin), Rostropovich (cello), Richter (piano) và Karajan (chỉ huy) chơi cùng Dàn nhạc Giao hưởng Berlin (Berliner Philharmoniker). Nhạc lên dày đặc, tự nhiên, trong sáng, ấm áp, đầy - vang - rung - ngân với độ động và âm sắc cực tốt. Tôi nhận ra ngay là hệ thống 5 đường tiếng tuyệt diệu hồi trước không còn nữa mà thay vào đó là một hệ thống hơn hẳn với tất cả các thuộc tính trong và ngoài âm nhạc. Cứ như là một tiểu thư đài các chơi violin và piano rất giỏi hiếm ai bì kịp nay đã hoá thân thành một hoa hậu toàn năng biết chơi tất cả nhạc cụ, biết hát tất cả giọng ca và đã được thừa nhận, vinh danh…

    Cụ thể thì, bác sĩ Phương muốn dẫn dắt tôi theo mạch nghĩ và giới thiệu của bác sĩ. Bác sĩ đề nghị nghe cả 2 phương án ghi âm Chương I Beethoven Tripple Concerto. Phương án đầu là của nhãn băng đĩa EMI, bản 16bit. Nghe trên hệ thống mới, cello, violin, piano bắt vào chủ đề tuyệt vời, hơn hẳn trên giải pháp cũ ở độ tự nhiên, độ phân giải, độ động, sắc thái và cả âm sắc, nhạc cụ nào ra nhạc cụ đó… ‘Rostropovich của ngày hôm nay’ khác xa ‘Rostropovich của ngày hôm trước’ (cách nay nửa năm) – ông ‘chơi cello’ đằm thắm hơn rất nhiều. Cả Oistrakh và Richter cũng vậy. Còn, Karajan như một nhạc trưởng thì dường như đã hoàn toàn ‘tàng hình’ – dàn nhạc và các soloists chơi hoàn toàn tự nhiên, không theo một sự ‘chỉ dẫn, bắt buộc’ nào. Phương án tiếp theo là Triple Concerto này với bản thu 24bit của Warner Classics. Ở cùng volume, bản 24bit này hơn hẳn bản 16bit kia với ‘nhạc nổi cục từng cụm’ và còn trung thực, tự nhiên hơn nữa. Âm sắc của từng nhạc cụ rất rõ ràng, mạch lạc và âm lượng của chúng còn mạnh mẽ hơn với những tiếng gõ của piano tròn, giòn, mạnh mẽ, lảnh lót như tiếng hát thiên thần. Động năng của bản ghi 24bit mới thật mạnh mẽ. Các bè nhạc cụ nghe rõ, không lẫn vào nhau dù chúng đang được chơi cùng nhau khiến tưởng chừng như có thể nghe thấy hết các bè của dàn nhạc.

    Còn nữa, khi lắng nghe, tôi thấy những chùm âm thanh như “từng mảng nhạc khum tròn hình cầu” rất rõ. Nó không còn như gió thổi, suối chảy mà như những cuộn sóng xô từng đợt, từng đợt mang theo những thông điệp âm nhạc rõ rệt. Có những đoạn nhạc chạy rất nhanh nhưng tôi vẫn thấy chúng được kiểm soát rất tốt, không hề có chuyện ríu, rối. Càng nghe, tôi càng không thể tưởng tượng được nếu có thì giờ và có đủ nguồn nhạc của cũng một bản hoà tấu 3 đàn này do các đội hình danh tiếng khác nhau chơi và do các nhãn băng đĩa danh tiếng phát hành để so sánh tài nghệ và quan điểm âm nhạc của các nhóm đại thụ thì sẽ hay đến thế nào (đây chính là thế mạnh hơn hẳn của nghe nhạc tái tạo so với nghe nhạc live). Những tiếng piano khum tròn như tiếng chuông mê li và về cuối, dàn nhạc và các soloists chơi tutti rồi cùng đi đến kết rất đẹp.

    Sau hoà tấu 3 đàn, bác sĩ Phương chọn “Bản danh sách Schindler (Theme From Schindler’s List)” của John Williams do Saint Michael Trio chơi, CD Debut của Trio gồm Daniel Cher (violin), Michel Flexer (cello), Russell Hancock (piano). Cây cello rung mới khủng (nghe như contrabass – đây là nói khen, cello xuống rất sâu, tiếng rất trầm và cực dày); violin da diết, ở âm trầm nghe sâu như cello, ở âm cao như tiếng than khóc trên trời cao vậy; piano thì nâng đỡ cello và violin, rất vững vàng, chắc chắn. Cả 3 đàn không chỉ có than khóc mà có cả ca hát gửi đến niềm tin và sự ấm áp át đi cái bi và sự chết. Muốn nghe các cây đàn chính (piano, violin, cello) hát trong đời thực thế nào thì chỉ cần nghe bản nhạc do 3 đàn cùng diễn tấu này.

    Như muốn thay đổi không khí, bác sĩ Phương mở một bản vocal “I Don’t Hurt Anymore” do Tennessee Ernie Ford thể hiện (trong album dành cho những người sưu tầm ‘The Best Of Tennessee Ernie Ford’). Giọng người đàn ông tuyệt diệu nổi như thật hiện lên ngay trước mặt. Cả cây guitar thùng cũng kêu cùng tiếng hát của ông ở ngay đó luôn. Mới thấy, hệ thống của bác sĩ Phương xử lý mấy bản nhạc như này quá dễ dàng và quá tuyệt diệu.

    Bác sĩ Phương nói với tôi, bác sĩ muốn tôi nghe một bản nhạc nhanh mà bác sĩ Phương cùng bạn nhạc ruột của mình là bác sĩ Trần Hiệp Trí hay dùng để kiểm tra hệ thống. Đó là Carmen Fantaisie Op.25 của Sarasate do Ruggiero Ricci chơi violin cùng LSO (Dàn nhạc Giao hưởng London). Tôi nghe thấy hay, các âm bồi rất ok, các kỹ thuật lấy tiếng khác cũng vậy, không có điều gì đáng lưu ý đặc biệt cho dù mọi người cho là nghệ sĩ chơi vậy là nhanh và điều đó có thể khiến cho bộ dàn… ‘lúng túng’. Sau đó, chúng tôi chuyển sang nghe (bác sĩ Phương chỉ sử dụng một nguồn phát là Music Server) Carmen Suite d’Orchestre No.1 Les Toreadors, Orchestra of Royal Opera House, Covent Garden & Sir Alexander Gibson. Sau một khúc khải hoàn là một khung cảnh mới đầy yêu thương pha chút bi ai. Rồi là một vũ khúc nổi tiếng nổi lên. Những tiếng gõ nhẹ của chổi sắt (và quả lắc) làm cho dải treble trở nên quá tuyệt kéo theo lộ diện thêm các dải dưới cũng quá tuyệt vời.

    Từng chi tiết trong Carmen Suite đang nói ở đây đều đã được thu thanh và biên tập rất kỹ, xử lý thấu đáo. Từng phân đoạn tác phẩm là các sắc thái âm nhạc khác nhau có sự tham gia của các nhạc cụ khác nhau. Các nghệ sĩ biểu diễn cũng đã xử lý ổn thoả và người thu thanh, biên tập cũng đã làm tròn bổn phận với bản thu. Cuối cùng, là công việc của người chế tạo thiết bị tái tạo âm thanh – bác sĩ Phương và nhóm bạn nhạc Ante-acoustics của bác sĩ đã làm tròn bổn phận của mình và giờ là bộ dàn – hệ thống 5 đường tiếng nâng cấp và cải tiến đã có thể trình bày đâu vào đấy một trong những bản thu lộng lẫy nhất của dòng nhạc cổ điển. Ở đây, không thể không nhắc đến mức độ đam mê vô bờ bến của bác sĩ Phương. Anh kể, khi thi công trang âm phòng nghe, anh từng đã bị ngã từ thang xuống sàn 2 lần, trong đó có 1 lần bác sĩ phải chạy vào bệnh viện Chợ Rẫy của mình nhờ đồng nghiệp khâu nhiều mũi.

    Cũng không còn mấy loại nhạc khó chơi hơn những gì đã nghe qua, chúng tôi thấy rằng, với hệ thống này, quan trọng là có bản thu tốt mà nghe là xong. Bác sĩ Phương nói rằng hệ thống chơi hay quá thì mình khó phân tâm, tức là khó vừa nghe vừa làm việc khác. Tôi nói bác sĩ nghe riết rồi sẽ quen thôi, với lại cũng không nên bật to đến mức để nghe chăm chú là được. Bác sĩ Phương cho tôi nghe Handel Harp Concerto in B-flat major do Marisa Robles chơi Harp cùng Dàn nhạc Academy of St Martin in the Fields do Iona Brown chỉ huy. Tiếng đàn Harp luôn luôn nằm trong những tiếng đàn đẹp nhất thế giới nhạc cụ. Từng tiếng, từng tiếng như từ trên trời rơi xuống mới đẹp nhường nào. Trong các hợp âm, hợp âm của Harp cũng rất đẹp, giàu hài âm và kêu… lung linh.

    Đổi không khí, bác sĩ Phương cho nghe bản When Things Go Wrong – Archie Shepp & Horace Parlan (Saxo & Piano). Tiếng cây Tenor Saxophone nghe thật não ruột. Hay như, bác sĩ còn cho tôi nghe cả nhạc phim. Đó là The theme From “The Good, The Bad And The Ugly” do Erich Kunzel, Cicinati Pops Orchestra & Male Chorus of the United States Air Force Singing Segeants trình bày. Chúng tôi như đang ngồi xem phim thật. Hệ thống tái tạo rất thật. Bác sĩ bảo bác sĩ thích nghe violin nên bật cho tôi nghe thêm Sonata in G-dur cho Dàn dây của Boccherini. Tác phẩm này khiến tôi nghĩ lại về cách giới thiệu hệ thống 5 đường tiếng mới của bác sĩ Phương. Vâng, đúng rồi, nó cho nhạc mềm mại, mịn mượt nhưng không có nghĩa là không ‘dám’ gầm rú, bứt phá nếu cần. Nó không có chỗ nào chói gắt hay vỡ tiếng nhưng không có nghĩa là bộ dàn không dám đẩy đến biên, thách thức các giới hạn… Có hệ thống này, bạn như được ngồi nghe nhạc ở những khán thính phòng hạng nhất nghe đội nghệ sĩ hạng nhất. Dù tác phẩm đơn giản hay phức tạp, hệ thống vẫn cần mẫn thể hiện hết ý.

    Tôi gấp sổ tay lại, nói với bác sĩ Phương: ‘Đủ rồi. Bây giờ em hãy cho anh nghe Chương IV Bản giao hưởng số 9 của Beethoven’. Chúng tôi chọn một chương IV bất kỳ trong một loạt kết quả trỏ đến Chương IV Giao hưởng số 9 của Beethoven. Đó là phần kết của Bản giao hưởng lớn nhất của Beethoven và có đại hợp xướng hát khúc “Hướng tới niềm vui” (Ode hoan ca) trên thơ của Schiller. Và, chúng tôi nghe. Mục đích là xong việc rồi thì nghe hưởng thụ. Cơ mà, cái cách hưởng thụ này cũng rất đáng sợ. Bác sĩ Phương hỏi có cho to lên thêm không?? Tôi bảo, ‘không cần đâu, tý nữa nó còn gầm mà’. Nhưng rồi, tôi đồng ý phải cho to hơn xíu. Đến khi nghe tốp nam hát chưa thấy đã, tôi đề nghị bác sĩ tăng volume nữa xem hệ thống có diễn đạt thoát tiếng của dàn hợp xướng hay không. Kết quả đúng như mong đợi: Rất thoát tiếng! Khi chương IV kết thúc, tôi vui sướng nói với bác sĩ Phương: ‘Được rồi! Rất tốt!! Đấy, nếu muốn khẳng định một dàn nào đó đã hay hay còn dở, em cứ cho nó hát hết chương này là đủ!!!'. Phương cười: “Đâu phải ai cũng nghe được bài này! Cơ mà, càng lúc càng nghe chương này càng thấy hay anh ha!!”.

    CHI TIẾT HỆ THỐNG CẢI TIẾN VÀ NÂNG CẤP:

    • Hệ thống cấp nguồn: Bộ tái tạo dòng điện AC-DC-AC của hãng PurePower,
    • Dây nguồn: 1 sợi MIT Oracle 1 và 1 sợi MIT Magnum 2, toàn bộ dây nguồn còn lại là của Ante-acoustics,
    • Hệ thống dây ground của Ante-acoustics
    • Dây loa thế hệ 2 của Ante-acoustics,
    • Dây tín hiệu digital và analog của MIT thuộc dòng Oracle và Magnum
    • Ổ chia - xử lý điện: Ansuz dòng D đời đầu
    • Nguồn nhạc Music Server Melco N1A đời đầu
    • Active crossover của Analog precision
    • DA của NAD (cho đường tiếng thứ 5)
    • 5 cặp power amp mono block class D của Ante-acoustics cho tổng công suất 4800w cho 1 channel (4Ohm)
    • Hệ thống loa active Monitor 5 đường tiếng của Ante-acoustics: model AMS – 1 REFERNCE MONITOR thiết kế gồm từng khoanh gỗ ghép lại nhằm tạo buồng xử lý âm (với cấu trúc ma trận) chống cộng hưởng đồng thời tạo độ vững chắc tuyệt đối khử hoàn toàn các rung động trong quá trình driver hoạt động. Drivers gồm 1 treble AMT của Mundorf, các driver còn lại đều là dòng cao của Scanspeak, JL.
    • Toàn bộ hệ chống rung của Ante-acoustics thiết kế gồm Vibratone 1 cho máy, Vibratone 2 cho phần điện
    • Chống rung cho loa gồm chống rung thiết kế riêng cho liên kết giữa 2 loa và chống rung giữa loa-sàn Vibratone HD I và II.
    • So với hệ thống lần trước, lần này, hệ thống có một số thay đổi: Nâng cấp toàn bộ dây loa thế hệ mới nhất của Ante-acoustics, loại bỏ dây LAN của Ansuz dòng A, dây USB Nordost Valhalla 2 và DDC converter (USB converter của Berkeley alpha) thay thế bằng dây LAN và dây I2S của Ante-acoustics với bộ DDC do Trần Hiệp Trí thiết kế.

    KÍCH THƯỚC PHÒNG: Ngang 3,8m; Cao 3,6m; Dài 8,3m.”
     
    Last edited: 6/12/22
    caobobin, hhiepbi and Langtu1983 like this.
  10. Thanh Tam

    Thanh Tam Advanced Member

    Joined:
    23/10/07
    Messages:
    573
    Likes Received:
    274
    Em có đôi tai nghe dàn nào cũng tìm được điểm hay của nó hihi.... Hôm nào bác @PDAlove cho em qua nghe hoa hậu toàn năng nhé
     
  11. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.906
    Likes Received:
    2.580
    Khi không cần quan tâm đến “tinh tế” của âm thanh thì mọi thứ không cần “đụng chạm” gì nhiều. Còn nếu chú ý tới nó thì sẽ thấy quá nhiều việc để làm từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Đây là khác biệt giữa chúng ta với nhau.
    Ref: e cũng có thấy có người, loa mua tiền trăm nhưng dây dợ tiền ngàn.
     
    Last edited: 6/12/22
    Thanh Tam, anhhdung and kenzoman like this.
  12. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.016
    Bác sĩ Phương đúng là giỏi ! Dàn loa này bác ấy tự dựng, thương hiệu Ante-acoustics cũng của bác ấy, dàn máy nghe hay - Đặc biệt phần Subwoofer rất tốt . Anh em ở SG có thể liên hệ bác Phương qua nghe .
     
    Langtu1983 likes this.
  13. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    Tiên, là bác loại vụ dây nhợ ra, nó không tác dụng gì ngoài công năng chính kể cả tín hiệu hay dây loa, trừ khi quá 3 m vì lúc này có suy hao dải tần. Tất nhiên dây nhợ cứ phải hàng chuẩn đã.
    Cứ càng nhắc tới nó là rối loạn. Hic.

    Tôi không biết "không vừa tai" là ntn nên không dám chỉ trỏ.
    Tôi chỉ nói cái sự chơi của mình đã từng chơi và cho rằng hiện nay nó là chóp nhưng rõ ràng chưa phải chóp của đỉnh.

    Đó là bác chơi nhiều đường tiếng, tôi đã từng viết đâu đó rồi. Khi chơi kiểu này thì nét chi tiết rất rõ. Tất nhiên phải tùy bản gốc. Lấy pre75 mà chơi phân tầng chủ động thì không cải thiện thêm.
    Phân tầng thụ động ở trước loa nên gắn con trở xem như loa giả. Tránh trường hợp tầng số không mong muốn lọt qua.

    Hiện nay âm thanh được ghi lên đĩa hay file, thật chất nó là tổng hợp vừa ca vừa hát vừa đàn. Đến lúc nào đó kỹ thuật sẽ tới độ nhiều file cho một lần nghe. Khi đó mới gọi là sân khấu trước mặt.

    Bác cứ thử nghe file nào đó cho thấm rồi chuyển thử cách này xem có cải thiện ko he.
    Ah phân tầng chủ động cũng khá tiền đó, gần 20 củ thì phải.

    Tôi có đọc bài trên và mấu chốt ở chỗ này
    . Active crossover của Analog precision
    • DA của NAD (cho đường tiếng thứ 5)
    • 5 cặp power amp mono bloc


    Là can thiệp và sự chơi rõ ràng chứng không mông lung, trông chờ vào phụ kiện.

    Nó đã là Phụ rồi đừng bắt nó đóng vai Chính.

     

    Attached Files:

    Langtu1983 likes this.
  14. vuanui

    vuanui Advanced Member

    Joined:
    10/2/12
    Messages:
    278
    Likes Received:
    211
    Chủ đề này dài quá các bác nhẩy ! :D
    Em làm cục đá to rồi em lại té như mọi khi :D
    Em khẳng định dây nguồn có ảnh hưởng đến âm thanh nhưng điều kiện vừa và đủ để phân biệt được là :
    - Phải có dây tiếp địa đạt chuẩn
    - Phải có dây nguồn đạt chuẩn kéo từ cột đến hệ thống audio
    - Đặc biệt là phải có hệ thống audio tốt
    Ko có 3 cái này thì dây nguồn xịn giời cũng ko giải quyết vấn đề gì
    Còn các bác đang dùng dây điện trong nhà loại thường hay cáp Trần Phú như nhà em thì đừng có phí tiền vào dây nguồn làm gì, đừng nghe mấy Thánh nổ như bom rồi hao tiền tốn của
    Mấy Thánh mở mồm là giọng trên tiền, khinh người thì hôm nào gặp riêng em tặng cho mấy chai Dạ Hương về súc miệng cho thơm mồm rồi lên đây hót tiếp nha ;D
    [​IMG]
    Em lại đi test BÓNG đây ... nhà bao việc :p
     
    QuyHuyen, TuanAnh68, drhuy81 and 2 others like this.
  15. huyhoang

    huyhoang Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    1.021
    Likes Received:
    288
    Location:
    Tp Hồ Chí Minh
    Em khác bác một tí , em đồng ý mục 1 và 3 , còn mục 2 thì ở TPHCM không dễ thay dây nguồn từ cột điện đến CB tổng , còn từ CB tổng đến dàn Audio thì dễ rồi . Riêng Em bổ sung thêm một mục là :Có một phòng nghe riêng biệt và có xử lý âm học để nghe ra được sự thay đổi ,dù thay đổi bất cứ thành phần nào của bộ dàn audio chứ không riêng gì dây nguồn , chứ một số bác không có phòng nghe riêng , mà để bộ dàn ở phòng khách , không gian mở xuống tận nhà bếp , thì khó nhận ra
     
    Last edited: 6/12/22
    vuanui likes this.
  16. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.094
    Likes Received:
    1.077
    Cặp bóng 300b ngon vãi bác
    E thấy chả cần 3 điều kiện trên, cứ đổi dây nguồn là nhận thấy khác biệt, dây càng cao tiền thì có xu hướng càng hay. Cái cần là chọn dây cho vừa ngân sách, phù hợp chất âm tổng thể dàn máy aahhhh
    Dàn nhà e k đạt cả 3 đk của bác . Kaka
     
    Last edited: 6/12/22
    Thanh Tam likes this.
  17. gamut

    gamut Advanced Member

    Joined:
    9/9/12
    Messages:
    337
    Likes Received:
    801
    Location:
    Saigon
    Cũng là chủ đề dây nguồn, em thấy có một vấn đề khá hay nhưng chưa thấy các bác thảo luận :
    Tiết diện dây nguồn bao nhiêu là vừa & đủ với dây cấp nguồn tổng cho hệ thống Audio trung bình tại gia?
    Em nêu vđ trên hoàn toàn có cơ sở từ thực tế gặp phải:Cách đây nhiều năm, Anh bạn em, một thương nhân đam mê Audio sau khi nghe tại Shop mr... Analog ...full hệ thống The Gryphon 250/Mojo đã quyết định thay đổi dàn Plinnius /Vienna bằng seri sư tử bay, vốn có điều kiện, anh ấy chọn luôn Diablo 300 cho khỏi lăn tăn
    Thời gian chờ đợi rồi cũng qua,em cũng có mặt để cùng unbox, thùng gỗ hẳn hoi, khi những âm thanh đầu tiên cất lên từ bài nhạc quen thuộc Hotel California của nhóm Eagles , tất cả đều im lặng trong thất vọng : chả lẽ huyền thoại The Gryphon chỉ là như vậy thôi sao???
    Sẵn chủ nhà nhờ thay dùm ổ cắm nguồn thường bằng ổ for audio Furutech, em xắn áo cúp cb tổng làm luôn, mở nắp hộp nhựa cb, em phát hiện dây cấp nguồn chỉ 1.5mm2 nhưng nhỏ hơn bất thường,có lẽ do dây tổ hợp, vd có thể là đây chăng.??
    Qua trao đổi sơ bộ với gia chủ, một đơn đặt hàng gấp 15m dây nguồn 4.0 mm2 chuyên dụng sẽ được giao sau 30 phút để câu trực tiếp từ CB tổng đến ổ cắm nguồn Furutech Etp 80, rồi mọi thứ cũng xong và hồi hộp bật máy, lúc những âm thanh mới lại cất lên , tất cả đều vỡ oà khi cảm nhận...
    Vì những cảm nhận từ thực tế trên, em nghĩ tiết diện cho dây nguồn tổng cho hệ thống audio cũng nên được thảo luận một cách cụ thể & sâu hơn, do cũng ko nhỏ AE đang nghe trong phòng ngủ, nơi mà dây ổ nguồn thường không lớn
     
    Last edited: 6/12/22
    Thanh Tam, nkdang and Wilson Fans like this.
  18. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.906
    Likes Received:
    2.580
    Sư tử nay mà dùng fu eTP-80 thì không ổn! Nếu không nói là phí ht
     
  19. gamut

    gamut Advanced Member

    Joined:
    9/9/12
    Messages:
    337
    Likes Received:
    801
    Location:
    Saigon
    Em chỉ phản ánh những gì được chứng kiến cách đây mấy năm thôi, lúc đó thậm chí hệ thống cũ anh ấy cắm bằng ổ nối dài kiểu con vịt xoay của Cholon gì đó, tầm 30k /ổ, nên thay bằng Furutech Etp 80 đã là cuộc cách mạng ghê gớm rồi
     
    hhiepbi likes this.
  20. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.906
    Likes Received:
    2.580
    E cũng biết vậy! Nút thắt ở nguồn, nếu cởi bỏ dc nó thì ht mới phát huy được sức mạnh của ht. Dây nguồn từ đồng hồ vào tới ổ tưởng chỉ cần chất lượng đủ tốt (dây xịn nước ngoài sx). Còn từ “cái ổ tưởng “ thì mới lắm chuyện để bàn. Và vì nó phong cách chơi lúc này mới thể hiện rõ và xung đột cá nhân. :)
     
  21. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Em xin phép ngứa lưỡi một chút. Các bản nhạc khác em chưa dám bàn tới vì chưa rõ nhưng dùng Triple Concerto của Beethoven để test hệ thống mà dùng bản ghi âm từ những năm 1960s thì em e là không ổn. Cá nhân em cũng là fan của nhạc trưởng Karajan, nếu để thưởng thức 3 cây đại thụ làng classic tụ họp thì ko sao. Khi đó, dùng hệ thống âm thanh tốt nhất để thể hiện rõ nhất trong khả năng có thể. Nói như trong lĩnh vực điện/hình ảnh, hệ thống được đánh giá bởi những bản ghi 4k DV hay HDR10 chứ ko ai đi đánh giá bằng cách xem những bản ghi DVD mờ tịt, phân giải 480p...cả, cho dù nó có được remastered thành 4K.

    Tránh lẫn lộn giữa bình luận âm nhạc và bình luận hệ thống phát nhạc
     
    Last edited: 6/12/22
    ntvdeneb, drhuy81 and Haolq like this.
  22. thinhgia

    thinhgia Advanced Member

    Joined:
    18/1/08
    Messages:
    5.000
    Likes Received:
    526
    Location:
    Còn Lâu Mới Khoái Nhá
    Kích thước dây bác có thể kiếm Tannoy Canterbury manual của hãng đọc chơi xem hướng dẫn kích thước dây của họ
    Dây nguồn thì em nghĩ cứ x 3 theo cách tính dùng thiết bị với biến áp hệ thống
    Muốn test hiệu quả kích thước dây, nhìn thấy bằng mắt luôn
    Bác kiếm cái xe Taxi cùi nào bình điện tậm tịt chút
    Bác kiếm sợi dây Trần phú 2,5mm câu bình coi thử xem khoảng bao lâu sau Taxi đề được máy nổ?
    Và bác kiếm sợi dây thứ 2 là dây câu bình tử tế chút khoảng 5~600A

    [​IMG]
    Cùng điều kiện giống nhau bác thử làm test và sẽ tự hình dung được kích thước lõi dây quan trong ra sao trong một số tình huống
     
    Last edited: 6/12/22
  23. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.094
    Likes Received:
    1.077
    Tiết diện dây nguồn chính e thấy 3.0mm2 là đủ dư, nếu sd điện 110v thì chắc tầm 4.0 là dư dả. Thực tế các hãng cũng làm dây nguồn loanh quanh từ 2 _3 mm2.
    Như hệ thống ở trên bác Gamut nêu dây tổng mà 1.5 mm2 thì hơi nhỏ, chưa kể các điểm kết nối làm ẩu thì hụt hơi, ồn ào thì cũng k có gì bất ngờ khi khi đôi lúc hụt dòng peak
     
    Last edited: 6/12/22
    Wilson Fans, gamut and Langtu1983 like this.
  24. gamut

    gamut Advanced Member

    Joined:
    9/9/12
    Messages:
    337
    Likes Received:
    801
    Location:
    Saigon
    Nhiều AE do hạn chế về không gian nên thường nghe nhạc trong phòng ngủ, do khu vực này thường không được thiết kế dây điện đủ lớn để cung cấp dòng thoải mái cho dàn máy, vì vậy nên đã xảy ra câu chuyện như e đã kể bên trên...
    Vì vậy, do chỉ quan tâm đến đoạn dây vài met từ ổ cắm tường đến ổ nguồn (cb) chính cho dàn máy sao cho pro, cao cấp mà quên bẵng đoạn dây dài âm tường từ phòng ngủ >>> CB tổng chính của ngôi nhà, đoạn này vô cùng khó đoán với những hạn chế do chất lượng dây điện, kỹ thuật thi công kéo dây, kỹ thuật đấu nối , thậm chí nhiều thợ dạng dân dã chỉ đấu bằng cách tuốt dây, xoắn bằng kềm + băng keo bịt là xong, kỹ thuật nối dây kiểu này tai hại vô cùng, khi em sửa nhà, mặc dù mua đủ các loại cos & terminal giao cho thợ nhưng sau này khi mở hộp nối dây ktra đều thấy thợ ko hề sd bấm cos mà chỉ xoắn dây mà thôi....
    Dây nguồn loại phổ thông trên thị trường (như dây cuộn) thì thấy các hãng đa số chọn tiết diện là 3 x 2.5mm2 , riêng các loại dây chuyên dụng cho Pow thì sẽ lớn hơn nhiều, tiết diện khoảng 3 x 5.5mm2 như Fu/S55 , Dhlab/red wave, Oyaide / Tsunami.....vv
     
    Langtu1983, drhuy81 and Thanh Tam like this.
  25. thai64

    thai64 Advanced Member

    Joined:
    10/12/10
    Messages:
    3.661
    Likes Received:
    1.354
    @ Chọn thiết diện dây điện cấp nguồn cho phụ tải điện cần căn cứ theo đặc tính làm việc của phụ tải. Điều quan trọng nhất trong bài viết của bạn mà người đọc chưa rõ là: Công suất điện tổng của các thiết bị dùng điện là bao nhiêu oát ( W ) ? phụ tải dùng điện áp bao nhiêu vôn ( VAC ). Nếu hai yếu tố cơ bản là công suất điện, điện áp...chưa rõ thì việc chọn thiết diện dây dẫn sẽ thiếu cơ sở kỹ thuật.
     
    Langtu1983 likes this.

Share This Page

Loading...