ủa, alo. Em chưa hiểu chuẩn mực amply đèn anh đang nói là gì anh. Opt mà không góp phần tạo ra chất âm thì em cũng bó tay. Cùng cấu hình thay opt khác nhau nó ra chất âm khác nhau anh.
Không biết bác nào xuất qua Nhật? Có biết bác Phương đồng nát (tên cũ, bác Phương có xem cho mình xin lỗi gọi tên huý của bác) nay làm opt với thương hiệu tên “Tây” (quên mất là gì), đã từng xuất opt qua Pháp. Nhưng bụt chùa nhà không thiêng và Pháp hay Nhật mua biết đâu chỉ để lắp amply cấp chưa cao
Còn mấy loại dây này (dây tín hiệu, dây loa) dễ thay hơn dây nguồn này Bác, mà thay vào áp phê liền ah.
Ý của bác Chim là : - Khi bắt đầu định làm amply đèn, thì kỹ sư (hoặc người thiết kế, hoặc dân DIY) sẽ suy tư: Làm amply đèn sử dụng bóng gì: EL34, KTxxx, 300B, 245, 845, ... - Do đặc tính của mỗi chủng loại đèn là khác nhau, dẫn tới câu chuyện người kỹ sư sẽ lựa chọn loại mạch nào để xài cho loại đèn làm amply đó. - Dựa vào loại mạch được lựa chọn, ví dụ SE, người đó sẽ bắt tay vào lựa chọn tiếp OPT, BAXL, BA nguồn, Choke (nếu có) - Và các loại tụ, trở, dây, ... Ý là làm amply đèn, thì việc đầu tiên nghĩ tới, đấy là làm amply chủng loại đèn nào (34, 84, 150, 845, 300B, ...vv), lúc ấy, cái amply đèn được định hình đó sẽ là yếu tố tiên quyết cho ra chất âm thế nào. Các linh kiện, mạch mủng, đều sau nó cả. Ý là vậy, cụ @Wildbird xêm diễn giải thế có đúng chưa?
Dạ thường “chuẩn mực” được hiểu là một bộ tiêu chí chuẩn để so sánh hoặc đối chiếu. Còn anh Tháng mười một đang nói về trình tự tham khảo. Thêm mấy cái quy trình chi tiết, bản vẽ tiêu chuẩn, hướng dẫn, BOM… đồ là thành bộ thủ tục vận hành tiêu chuẩn luôn Khi làm amp mà nghĩ tới đèn gì đầu tiên thì chắc là thích đèn. Còn dùng, em không nghĩ cái đèn nên là đầu tiên, mà coi cần oánh loa gì, cần công suất bao nhiêu và chất âm là gì, rồi mới lựa đèn và mạch chớ ta. Vậy nên em mới ủa alo là đang dùng khái niệm nào để giải quyết vấn đề gì á mà.
Chính xác! Cầm trên tay bộ bóng công suất, xem data nó như thế nào sau đó thiết kế cái mạch cho nó chạy, từ đó mới chọn hoặc t kế bộ nguồn, OPT ... ngoài ra tinh tế hơn chút là tính luôn nguồn phát nào nữa
Có gì sai sai! Ý này: “em không nghĩ cái đèn nên là đầu tiên, mà coi cần oánh loa gì, cần công suất bao nhiêu và chất âm là gì (chỗ này có thể sửa mầu âm đèn kiểu gì cho hợp người dùng - chất âm thì làm cái nào cũng phải đảm bảo tiệm cận với tái hiện trung thực, thứ mà saler gọi là chuẩn 2end = chuẩn mà o có chuẩn) rồi mới lựa đèn và mạch” sao bác. (Tất nhiên sau đó là thiết kế, chọn linh kiện trong đó có opt)
Âm hình này hoàn toàn do chất lượng loa và cách kê loa quyết định . Loa ngon thì có lấy ampli Karaoke 1 củ đánh cũng ra âm hình . Âm hình này chỉ làm khó mấy bác DIY loa nhiều đường tiếng và đặc biệt DIY loa có Horn .
Chất lượng Loa và nhất là vị trí đặt Loa ảnh hưởng tới âm hình,âm trường,nhưng đề cao nó quá mức khi nói “ Âm hình này hoàn toàn do chất lượng loa và cách kê loa quyết định .“ thì lại k đúng. Tất cả các thiết bị trong dàn máy,chất lượng băng đĩa,xử lý phòng ốc đều ảnh hưởng tới âm hình Sound Stage bằng cách này hay cái khác. Dàn máy nào cũng cho âm hình,âm trường nhưng quan trọng là chất lượng âm hình,âm trường ra sao, vì thế K thể nói cứ loa ngon thì “Amply 1 củ” cũng cho ra âm hình tốt như Amply cao cấp được !
Là do góc nhìn khác nhau thôi bác. Đứng trên góc độ người sử dụng (tức người dùng, người sở hữu bộ dàn á), và là người thích đèn, đã có loa hoặc đang suy tư loa XYZ nào đó, thì đúng là cần ngẫm nghĩ coi xài đèn gì. Rồi từ đó mới ngó tới các linh kiện, mạch, ...vv. Ở góc độ khác, người làm amply đèn họ lại có suy nghĩ trong đầu sẵn rồi, là đèn này, đèn kia (chủng loại đèn) thường sẽ match với loa kiểu nào, độ nhạy ra sao, ...vv P/S: Cái BOM đó xài cho dân làm contract á, dạng PM, AM, chứ a/e đang cãi nhau gãy lưỡi dây nguồn có tiết diện bao nhiêu, độ tinh khiết, gia vị, chống nhiễu, #$!%@% đủ cả, thì có làm cơm ngon hơn không (trong điều kiện cùng 1 loại nồi cơm điện)
E hỏi ngoài lề chút, ông chủ tít Lê Sơn Hà đó, có phải là nhà văn viễn tưởng nổi tiếng có các tác phẩm cũng nổi tiếng không kém không ạ?
Cũng phải thông cảm với anh em review Audio, giờ mà miêu tả cái sự "Hay" ko biết tả thế nào cho đúng+hay, mà lại ko trùng lặp với các các bác khác đã review , chỉ có viết thế này mới ko ông nào hoạnh hoẹ được . Trước có bác KT nói "Bass tròn như trái banh" mà anh em cãi nhau mười mấy năm nay ko ngã ngũ ...
Có ai mô tả được chính xác, đồng điệu đươc đại đa số đâu. Âm hình, trường âm, tinh tế, bass tròn như trái banh, ... có Chuẩn mực nào, đo đạc ntn? K nên quá xét nét những câu chữ như thế vì nó cũng chỉ lá cảm nhận chủ quan từng người
Phải nói là có bạn trẻ gì đó SN 1983 nói bạn nhây. Phải công nhận là bạn ấy trẻ nhưng nói chính xác. Bạn nhây thật. Quá nhây.... Bạn muốn thể hiện mình đọc nhiều hiểu rộng, đọc sách thánh hiền ..... Nhưng đọc mà chỉ để rêu rao mọi nơi mọi chỗ, trích dẫn búa xua.... Vậy thì đọc nhiều phỏng có ích gì??? Bạn càng viết thì càng chứng tỏ bạn là người HỦ NHO chứ không có chút gì của con người tiến bộ.[/QUOTE] @Nagra Em nghĩ chúng ta có nên mất thời gian cho một gã nhầy nhụa như vậy không nhỉ? Trong một bài phần trước , bác Thai64 có ví von về hiện tượng như là chó điên, em vẫn nghi ngờ vì cho rằng hơi phóng đại, nhưng những gì diễn ra lại cho chúng ta thấy rằng nhận định đó hoàn toàn có cơ sở Hồi còn nhỏ, ở quê em cũng bùng phát căn bệnh này, và phương pháp đơn giản & hiệu quả nhất khi ứng phó với chó điên là dùng đòn gánh quật vỡ mõm nó là xong...
Khái niệm chuẩn mực như bác viết là chuẩn rồi. Từ khái niệm này, ta có biết được tại sao người ta nói về ampli nói riêng và thiết bị audio nói chung như: 1. Ampli sử dụng transitor (dân gian hay gọi là sò hay sò công suất) có hay không có opt đều là ampli bán dẫn. 2. Ampli đèn có hay không có opt đều là ampli đèn mà không quan tâm nó có opt hay không. 3. Ampli cũng dùng đèn nhưng không gọi ampli đèn mà lại gọi là ampli hybrid. 4. Ampli đèn SE. 5. Ampli đèn PP. 6. Ampli đèn PPP. 7. Và còn nhiều lắm chưa kể hết chỉ riêng trong audio. Và cũng còn hàng ngàn, hàng triệu cái sự vật, hiện tượng chung quanh ta có "chuẩn mực" chứ không phải chỉ riêng trong audio
Mấy vấn đề bác nêu lên (âm hình, trường âm, tinh tế, bass tròn như trái banh,...) không phải là chuẩn mực nên .... ai muốn nói sao cũng được.
Bài viết này theo em là OK. Họ phân biệt giữa Âm hình(image hoặc imaging) - Âm trường (soundstage) rất hợp lý . https://tapchihifi.com/am-truong-va-am-hinh-la-gi/
Bản thu live mic thõng xuống sân khấu mới có chứ giờ mỗi ông 1 mic, thu riêng rồi ghép lại thì image ra sao? E chịu
Em cũng không muốn sa đà vào ba cái chuyện tào lao của @tvt61 Nhưng làm lơ luôn cũng không xong được. Vậy nên cứ phải miễn cưỡng tham gia vào mấy cái chuyện tào lao này. Bản thân bạn @tvt61 có lẽ luôn cố gắng để cho bằng ...... người xưa. Vậy nên với bạn ấy, cái càng xưa thì càng mẫu mực. Điều này nó thể hiện con người hủ nho, bi tư tưởng hủ nho nó dẫn dắt. Trong khi với văn hóa hiện đại thì cái ra đời sau sẽ hoàn thiện hơn, hoàn hảo hơn cái ra đời trước. Vì vậy nó tạo ra lối nghĩ hướng tới tương lai, hướng tới cái cao đẹp hơn.....
Có thể mô tả được nhưng rất dài dòng nên chắc các bác ấy lười thôi. Ví dụ như "trái banh" (trái bóng). Âm trầm (aka bass) được tạo ra tốn nhiều năng lượng (lực tác động từ tay của nhạc công) hơn các dải âm khác. Để tái tạo được âm trầm tốt cũng cần năng lượng lớn, khả năng điều khiển màng loa trước biên độ dao động lớn mà ko bị biến dạng (aka Dumping factor...) và rất nhiều yếu tố khác cần có của các hệ thống âm thanh hi-end trở lên. Tiếng "bass" cần năng lượng lớn, bước sóng dài nên ít suy hao trong khi lan truyền. Do đó, người nghe thường hay bị tiếng bass tác động mạnh nhất. Một số người còn cho rằng đặc tính giàu năng lượng và truyền xa của tiếng bass được ví như "quân tiên phong". Tiếng bass đi tới đâu là lãnh thổ (âm trường) được mở rộng tới đó. Sóng âm thanh là sóng cơ học nên có thể cảm nhận, "quan sát" được nó. Dựa vào cách truyền sóng, ta chia sóng cơ học ra làm hai loại là sóng ngang và sóng dọc. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với tia sóng. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử của môi trường trùng với tia sóng. Sóng âm thanh là sóng ngang và do đó cảm nhận lại càng dễ dàng. Quỹ tích những điểm trong môi trường sóng mà ở đó các dao động có cùng giá trị pha được gọi là mặt sóng. Ứng với những giá trị pha khác nhau, ta có họ các mặt sóng khác nhau. Giới hạn giữa phần môi trường mà sóng đã truyền qua nhưng các phân tử môi trường chưa dao động gọi là mặt đầu sóng. Dựa vào hình dạng mặt đầu sóng người ta chia các sóng ra thành sóng cầu và sóng phẳng. Đối với môi trường đồng chất và đẳng hướng, mặt đầu sóng là mặt cầu có tâm ở nguồn sóng, tia sóng vuông góc với mặt đầu sóng, nghĩa là trùng phương với bán kính của mặt cầu. Nếu nguồn sóng ở rát xa phần môi trường mà ta khảo sát thì mặt sóng là những mặt phẳng song song. Trong trường hợp này, các tia sóng là những đường thẳng song song và thẳng góc với các mặt sóng - tức sóng phẳng. Trở lại âm nhạc, trống (kick drum) hay contrabass - những nhạc cụ tạo tiếng "bass" chủ yếu - đều được tác động tại một điểm nên là các nguồn tạo sóng có mặt cầu. Hệ thống âm thanh tốt, có đủ năng lượng và điều khiển chính xác màng loa thì các giá trị pha của sóng được bảo toàn và khi truyền đến vị trí người nghe, họ cũng nghe được chính xác từng "lớp mặt cầu". Do đó, nếu nói tiếng bass tròn như trái bóng là một hình ảnh khá đúng. Nhưng tiếng bass như trái banh ko phải đều khó nhất. Kick drum cũng chỉ xuống tới tầm 80Hz. Trong âm nhạc, đặc biệt là classic, có nhiều cách để tạo ra sóng phẳng. Ví dụ như bộ kèn brass (nhất là Tuba) hay Đại phong cầm (Pipe Organ)... có thể xuống tới 5Hz (cực giàu năng lượng), làn hơi được cộng hưởng, khuyech đại trong họng kèn đấy qua mệng kèn rất rộng hay cả hệ thông vài nghìn ống gió ... gần như là sóng phẳng. Lúc này, tiếng bass không phải là trái banh/bóng nữa rồi. Nó "lừng lững" như nhưng đợt sóng ập đến người nghe cơ. Hay như trường hợp giàn nhạc với hơn 100 nhạc cụ chơi cùng một note (cao độ) với cườn độ lớn tại cùng thời điểm cũng tạo thành sóng phẳng. Hệ thống âm thanh tái tạo được nó mới xứng danh hi-end. Dĩ nhiên, câu chyện từ sóng mặt cầu đến sóng mặt phẳng cũng khá dài và có thể dùng nó làm tiêu chí để phân loại "đẳng cấp" của hệ thống hi-end