Hiu hiu. Đề nghị quay về dây nguồn trở lại. Đèn đóm phải có sập gụ riêng mới vui Mà sau này DIY bị chìm quá sâu rồi. Thật uổng.
Cũng k hẵn phô diễn hết mọi dải tần thật tốt thì gọi dàn đó là hiend. Nói thế các cụ chơi toàn dải, búc seo là chơi mid end
Bài viết của bạn TrueHD rất đúng và hay. Cảm ơn bạn đã chia sẻ với mình qua 4 câu thơ mình cảm nhận được khi nghe âm thanh thành cảm xúc âm nhạc: Âm hình... từ đâu đến ? Có phải từ đôi loa Âm hình như quả bóng Đứa nào đá trong phòng .
Theo mình , thơ bác nó tương đương dây dẫn nồi cơm điện . Cần trau truốt hơn để lên Level Ansuz, Nordost ...
Cám ơn bác ! Em cũng thất học lâu rồi, đây là mớ vật lý từ cấp 3 rơi rớt lại. Mà sóng ngang hay dọc gì vẫn là sóng cơ học chứ ko phải sóng điện từ - hoàn toàn có thể quan sát được chứ ko phải dựa vào những từ ngữ siêu hình, cảm tính.
Anh Lenamvl thân mến. Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh). @ Âm thanh là sóng cơ học và theo lưỡng tính sóng hạt của vật chất, sóng này cũng có thể coi là dòng lan truyền của các hạt phonon, các hạt lượng tử của âm thanh. @ Sóng ᴄơ ( ᴄả ѕóng dọᴄ ᴠà ѕóng ngang ) không truуền đượᴄ trong ᴄhân không. @ Sóng Dọᴄ: Là loại ѕóng trong đó ᴄáᴄ phần tử ᴄủa môi trường dao động theo phương trùng ᴠới phương truуền ѕóng. Sóng dọᴄ ѕẽ truуền đượᴄ ᴄả trong ᴄhất khí, ᴄhất lỏng ᴠà ᴄhất rắn. @ Sóng Ngang. Sóng ngang là loại ѕóng trong đó ᴄáᴄ phần tử ᴄủa môi trường dao động theo phương ᴠuông góᴄ ᴠới phương truуền ѕóng. Sóng ngang ᴄhỉ truуền đượᴄ trên mặt nướᴄ ᴠà trong ᴄhất rắn. Em trích dẫn những khái niệm để cùng nhau nhìn nhận cho rõ hơn...có gì chưa đúng anh bổ sung thêm nhé.
Nghe các anh nói về sóng, làm mình liên lưởng tới "Sầm Sơn sóng vỗ dập dồn Chị em ta lại ..................... " Nếu nói về sóng do loa phát ra, thì nó đa phương chứ ko phải chỉ ngang và dọc, quan sát mặt cone loa, diaphram driver, hình dạng kèn , cấu tạo loa treble ... số lượng và cách bố trí các Driver trên loa ... ta sẽ thấy vấn đề này . Rồi sóng phản hồi từ các mặt phẳng tường phòng, trần, đồ vật ...
Âm hình ?!! Các bác cho em ngứa lưỡi tiếp một tí . Âm trường, âm hình và âm sắc là thành phần định tính của âm nhạc, một trong các yếu tố cơ bản để phân biệt âm nhạc với âm thanh (tiếng ồn). Em ko rõ các audiophile định nghĩa âm hình là thế nào nhưng nếu giống như một số bác nói ở đây - vị trí chính xác của từng nhạc cụ, ca sỹ - thì em cho rằng đó là sự cực đoan/ quá đà của dân chơi rồi. Hơn nữa, điều đó chỉ làm được khi ghi âm trực tiếp (live) bằng hệ thống 2 micro nên muốn thoả mãn cái sở thích oái oăn đó cũng chỉ dùng bản thu âm live và với vài ba nghệ sỹ/nhạc cụ chứ gặp dàn nhạc trên 100 chú thì khóc. Thông thường, các bản ghi âm nghiêm chỉnh đều dùng vài chục cái mic, cho ra vài chục đoạn âm thanh khác nhau và việc của kỹ sư âm thanh là mix (trộn vào nhau) cho hợp lý. Về cơ bản, mix là xử lý cân bằng giữa 2 kênh (với bản stereo). Muốn ca sỹ đứng giữa sân khấu (ảo) thì cho âm lượng 2 vế bằng nhau, muốn tiếng mõ ở bên trái thì đưa volume bên trái lên và giảm volume vế phải xuống mức 0; muốn piano hơi lệch trái thì cho vol vế trái to hơn về phải...còn to hơn thế nào/ tỷ lệ ra sao thì tuỳ vào ý chí chủ quan của tên kỹ sư âm thanh đó muốn đặt cái piano ở đâu và phần mềm cũng như trình độ cảm âm của hẳn có đủ hay ko.! Với một bản ghi âm tốt và hệ thống phát thanh tốt cho ra âm trường rộng/sâu thì tên kỹ sư đó có nhiều "đất" để sắp xếp. Bản ghi âm tốt nhưng hệ thống phát thanh TỒI thì mọi cố gằng của kỹ sư âm thanh cũng vô ích vì ko có âm trường thì âm hình chỉ là một bản vẽ 2D của trẻ con...hay như một số bản ghi âm mono cổ của ca sỹ trước 1975 như Thái Thanh được remaster lại thành stereo, tên kỹ sư âm thanh còn làm ẩu đến độ Thái Thanh còn chạy quanh khắp sân khấu cơ. Khi đó, dù hệ thống có hi-end đến đâu cũng bó tay thôi....Và rất rất nhiều vấn đề khác nữa. Mà tóm lại, âm hình có chính xác hay không thì phải hỏi tên kỹ sư âm thanh trước tiên chứ ko phải chỉ ngồi tranh luận với nhau trước cặp loa. Dĩ nhiên, những hệ thống tệ quá thì cũng có cách nhận ra âm hình có vấn đề - chính là sự cân bằng của âm thanh 2 vế. Ví dụ, để "đỡ" giọng cho ca sỹ (theo kiểu làm "dày" tiếng), Cello được ưu tiên kéo nhẹ nhẹ những đoạn chuyển tone hoặc piano đệm tay trái nhẹ nhẹ và cũng thường lệch nhẹ về bên phải (tại sao bố trí như vậy thì lại là câu chuyện dài liên quan tới đặc tính tai trái và phải). Để đối ứng, các nhạc cụ bên trái sẽ được đẩy cường độ lên chút. Vấn đề ở chỗ tiếng Cello hay các phím piano tay trái đều thuộc dải tần 100Hz-200Hz, vùng khó nhằn nhất của Amly và các loa nhiều diver nên thường sẽ bị mất tiêu luôn. Hệ thống tồi sẽ khuyến mại thêm nhiễu ồn, những âm thanh đệm này sẽ chìm nghỉ trong mớ nhiễu ồn và người nghe tinh ý cho thể nhận ra qua sự mất cân bằng giữa 2 vế. Không chỉ trong playback/ âm nhạc tái tạo mới gặp vấn đề đau đầu với âm hình, chúng ta có Nhà hát Lớn Hà Nội là một ví dụ trực quan nhất. Thông thường, sân khấu đủ rộng thì Contrabass sẽ ở bên phải nhạc trưởng, sau Cello và sau Viola (vâng, lại bên phải) nhưng sâu khấu của NHL HN quá nhỏ, Contrabass toàn phải xếp bên trái, sau bè Violin 1, bè Violin 2 lại chuyển sang tay phải. Do đó, nhạc trưởng trình diễn ở NHL HN cũng phải là người "khác thường" mới có thể cân bằng được dàn nhạc. Khi trình diễn các bản giao hưởng lớn kiểu như Symphony số 9 của Beethoven lại càng là một thử thách kinh người cho nhạc trưởng. Sân khấu dã nhỏ lại phải bê nguyên dàn hợp xướng (Choral) mấy chục mạng, bộ trống (bass drum) to đùng vốn phải để chính giữa và sau cùng thì nay phải vác về bên phải, đứng ở góc ngoài cùng luôn ... . Nếu ghi âm live ở đây, đảm bảo các hệ thống xịn xò thể hiện tiếng bass drum ở chính giữa và xa nhất đều bố nháo Các bác thích kiểm tra âm hình, em xin đề xuất album vừa xuất bản luôn. Mỗi tác phẩm trong album đều có nét đặc dị của 3D riêng. Ví dụ Danse Macabre của Saint-Saens, 12 tiếng búng đàn Harp (hạc cầm) đại diện cho chuông đồng hồ điểm 12 tiếng nửa đêm và đám xương bắt đầu chui ra khỏi mồ. Thường thì đàn Harp được đặt lệch về bên trái của dàn nhạc (sau nhóm Violin) nhưng vì được mix với các phần mềm hỗ trợ nên 12 tiếng chuông được đẩy ra giữa và chếch lên cao, sau đó lan truyền xuống dưới đất qua bè contrabass búng dây cho đúng với khung cảnh điện ảnh hơn Spatial Audio - The 3D Orchestral Collection https://www.prestomusic.com/classical/products/9255853--spatial-audio-the-3d-orchestral-collection
Em chỉ có vài đĩa mono nên xin chia sẻ cảm nhận cá nhân, tiếng thì chỉ phát ra từ giữa, nhưng trái phải 2 bên lại khác nhau, dù vậy k thể như stereo tiếng guitar chạy từ trái qua phải được. Vị trí nhạc công thì vẫn chính xác mà cảm giác là mấy ông đứng ở giữa rất gần nhau xong tiếng ra trái ra phải. Đang chuẩn bị lắp thêm cây kim mono rồi báo cáo bác sau
Âm hình khủng nhất mà mình dc nghe là dàn loa, pre, power đều của Cello Audio , dàn của anh D. ở Phú Nhuận- Cặp loa này chẳng cần kê kích tam giác đều gì cả, mặt phẳng loa gần như song song với mặt người ngồi nghe, âm thanh 3D lên rõ như dàn Dollby Atmots, thậm chí còn hơn. Đĩa test là đĩa này
Vâng bác !! Ở đây em thấy nhiều bác bảo âm hình với âm trường là thứ mơ hồ nên em mưới ngứa lưỡi chút thôi. Âm hình và âm trường hoàn toàn có thể "đo dạc" được cụ thể nếu người nghe hiểu rõ về bản nhạc/ bản thu và ý đồ của kỹ sư thu âm, master, remaster. Hay như cụ gì ở Đồng Nai khoe dây xịn, "nghe thấy những âm thanh trước nay chưa thấy" thì có khi nhà hàng xóm mới lắp xưởng cưa gỗ
Vị trí nhạc công, ngay từ thủa sơ khai đã được sắp xếp 1 cách có ý đồ rõ ràng, chứ không chỉ bạ đâu ngồi đó. Bach là 1 thiên tài về việc đó (tất nhiên ông cũng là thiên tài của âm nhạc), bởi Bach là, nói nôm na, thành viên hoàng gia (tuy sự thật không phải thế). Ông không những hiểu rõ vai trò của từng nhạc công, mà còn hiểu rất rõ cái gọi là sự cộng hưởng, giao thoa của âm thanh. Cho tới bây giờ, mô hình, vị trí, cách bố trí, … của 1 dàn nhạc, cũng dựa hầu hết vào kiến thức các cụ tổ ngày xưa hết. Chính những việc đó tạo ra âm hình, không gian mà mấy bộ dàn cố gắng tới hụt hơi cũng chưa thể tái tạo thật được (mà nói luôn là không thể, lý do thì như bác TrueHD đã post ở trên). Đoạn xưởng gỗ, cụ làm e tí sặc Bẩm, thế các cụ đã thấy cơm nấu bằng zensati, purist, aszun, nọc đọc, … ngon hơn chửa? Chắc chắn phải ngon chứ nị, hạt gạo nó cũng có những vị khác mà giờ mới “cảm thấy” Sent from VNAV Community mobile app
At33mono thôi bác ơi. Nói chung là nó khác nhau hoàn toàn bác ạ, đĩa mono rãnh lớn hơn nên tiếng cũng rất hay. Thử đến đồ sơn 1 lần cho biết chứ cứ check hàng online trên thiendia thì……
À quên là em chưa lên con at33mono đâu, chưa về bác ơi, cảm nhận là trên kim stereo ấy . Đĩa stereo thì 2 rãnh khác nhau, mono thì giống nhau, vậy lỡ đĩa xước hay thay đổi vật lý mà 2 rãnh khác nhau thì sao, rồi xử lý trên phono như nào…..ôi mấy cái khoa học này chả ai giải thích cho buồn quá bác ạ chả có cơ sở khoa học gì, thôi đành bung ví đóng học phí vậy, may mà con ath33mono có 7-8chai chứ mà tiền tỷ thì các cụ lại bắt sắm vào loa vào các thứ khác
Riêng khái niệm hạt. Phonon các nhà vật lý hay dùng trong vật lý chất rắn. Khi nghiên cứu sóng âm trong không khí ít ai dùng khái niệm Phonon
Sẵn bàn về âm hình. Các cụ tìm hiểu về Binaural hehe Em tưởng đĩa mono phải chạy trên hệ thống toàn mono??? ...sẵn bàn về âm hình các cụ tìm hiểu về Binaural nhé - Công nghệ có từ... thế kỷ 19
Lâu rồi lại thấy bình về tiếng bass. Thế mới nói cái power bao nhiêu W hay đo được mấy Vrms ở 1khz trên cái tải giả chỉ chắc được cái mồm to, chưa nói lên cái amply ấy cho ra tiếng bass thế nào. Bác nào mê bass coi qua links dưới https://lapdatamthanh.com/tin-tuc/damping-factor-la-gi-tim-hieu-chi-tiet-thong-so-df-cua-amplifier.html#:~:text=“Damping Factor” là hệ số,trầm của màng loa bass.
Ở SG có bác Nguyễn Tuấn, làm cùng với bác Hải Hà ở Nguyễn Hữu Cảnh- Bình Thạnh, ráp amp 300B đánh cặp Rey Audio- 1 loa gồm 2 Bass TAD1601 và kèn TAD 4001 rất hay, mình có nói chuyện, bác ấy cũng giải thích về cái 300B này, bác ấy ráp có DF rất cao so với các Amp 300B khác trên thị trường . Anh em ở SG có thể qua uống cafe nghe thử . Face của bác ấy https://www.facebook.com/minhtuan.haugiang?mibextid=LQQJ4d